intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật xử lý ao trước khi nuôi

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

232
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau một vụ nuôi khi nuôi lại cần phải cải tạo ao nuôi nhằm diệt hết các các mầm bệnh có trong ao nuôi của vụ trước quá trình cải tạo ao nuôi gồm các bước:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật xử lý ao trước khi nuôi

  1. Kỹ thuật xử lý ao trước khi nuôi Sau một vụ nuôi khi nuôi lại cần phải cải tạo ao nuôi nhằm diệt hết các các mầm bệnh có trong ao nuôi của vụ trước quá trình cải tạo ao nuôi gồm các bước: Sau khi thu hoạch tát cạn ao sau đó rải vôi bột với liều lượng 7 – 10 kg/100m 2 đối với ao nuôi không bị nhiễm phèn nếu ao nuôi bị nhiễm phèn rải 15 – 20 kg/100m2. Nếu có điều kiện nên cày đáy ao để hiệu quả diệt khuẩn cao hơn và giải phóng các khí độc còn tích tụ trong đáy ao, sau đó tiến hành phơi đáy ao 2 – 3 ngày tránh phơi đáy ao đến nức nẻ sẽ bị xì phèn khi cho nước vào ao. Đáy ao đã phơi xong tiến hành cho nước vào thông qua lưới lọc (a=0.3mm) đến mức nước từ 0.3 – 0.5 m, xử lý nước bằng các hóa chất: chlorine, thuốc tím hoặc các hoạt chất xử lý nước có bán trên thị trường. Tiến hành bón phân để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá con khi mới thả vào: nếu bón bằng phân hữu cơ liều lượng 7 – 10 kg/100m2, nếu bón phân vô cơ (DAP) liều lượng 100 – 150 g/100m2. Lưu ý khi bón phân hữu cơ thì màu nước sẽ lên chậm hơn khi bón phân vô cơ nhưng sẽ giữ được màu nước lâu hơn. Cho nước vào đến mức nước cần thiết đợi đến khi nước có màu xanh đọt chuối non hoặc màu xanh vỏ đậu tiến hành đo pH nước và thả giống Đối với ao nuôi cá tra hiện nay người nuôi cải tạo không cần phải phơi đáy ao (cải tạo ướt) nguyên nhân do ao nuôi cá tra đào sâu hơn ao nuôi các loại cá khác (3 – 3.5 m) và thường nằm cạnh sông lớn nếu tháo cạn hết nước ra khỏi ao nguy cơ vỡ bờ rất cao do khi đó áp lực nước ngoài sông tác động vào bờ rất lớn. Cải tạo ướt theo các bước sau: + Sau khi thu hoach tiến hành bơm sình ở dưới đáy ao sau đó cho nước ra vô 1 – 2 ngày cho sạch rồi tiến hành xử lý nước. + Bón vôi 15 - 20kg/100m2 + Dùng chlorine để diệt mầm bệnh 2-3kg/100m3 nước + Dùng thuốc tím 3 - 5kg/100m3 nước + Sau đó đưa chế phẩm sinh học xuống ao để tạo nguồn vi sinh vật có lợi trong ao nuôi nhằm ổn định môi trường để cá không bị sốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0