intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ xảo trong “Death Race”

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

112
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ phim hành động, giả tưởng đặc sắc “Cuộc đua tử thần” do ngôi sao quyền lực của Hollywood Tom Cruise, kết hợp với hai hãng phim đình đám Universal Pictures và Wagner Productions phối hợp sản xuất, được dự đoán sẽ là bộ phim ăn khách nhất của màn ảnh rộng tháng 9 này. Kỹ xảo hấp dẫn Mấu chốt cho thành công của bộ phim là yếu tố kỹ xảo. Các nhà làm phim Mỹ đã rất thành công trong việc thiết kế bối cảnh tương lai. Để tạo dựng hình ảnh một thế giới suy tàn trong tương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ xảo trong “Death Race”

  1. Kỹ xảo trong “Death Race” Bộ phim hành động, giả tưởng đặc sắc “Cuộc đua tử thần” do ngôi sao quyền lực của Hollywood Tom Cruise, kết hợp với hai hãng phim đình đám Universal Pictures và Wagner Productions phối hợp sản xuất, được dự đoán sẽ là bộ phim ăn khách nhất của màn ảnh rộng tháng 9 này. Kỹ xảo hấp dẫn Mấu chốt cho thành công của bộ phim là yếu tố kỹ xảo. Các nhà làm phim Mỹ đã rất thành công trong việc thiết kế bối cảnh tương lai. Để tạo dựng hình ảnh một thế giới suy tàn trong tương lai, đoàn làm phim đã chọn địa điểm là thành phố Montreal, nơi có xưởng sửa chữa tàu hỏa Alstom đã bỏ hoang, rất phù hợp để hình thành bối cảnh đảo Terminal. Xưởng này được dùng để quay những cảnh ngoài trời quan trọngNơi đây còn có một nhà kho để phục vụ cho việc dựng các ngôi nhà và đầy đủ các phòng để thiết kế bối cảnh bên trong. Theo đạo diễn Anderson thì địa điểm này dường như đã được xây dựng dành riêng cho bộ phim này, mặc dù ông cũng phải chỉnh sửa kịch bản đôi chút cho phù hợp với điều kiện thực tế.
  2. Tưởng như việc tái hiện những đường đua lớn trong phim là một khó khăn, nhưng đoàn làm phim đã nhanh chóng tìm ra giải pháp hoàn hảo: sử dụng chính những con đường trong khu xưởng này, với các giàn cẩu ở hai bên đường. Chỉ cần bổ sung thêm một chút là đoàn làm phim đã có một trường đua thực sự hoàn chỉnh. Khung cảnh hoang tàn của đảo Terminal được hình thành theo phương pháp ghép hình. Ban đầu, đoàn là phim quay các cảnh ở những khu vực khác nhau ở khu xưởng Alstom. Sau đó, họ ghép các cảnh quay này với nhau để tạo ra những góc quay khác nhau của trường đua. Tiếp đó, họ tới thu hình tại khu vực Old Port ở Montreal, nơi có kiểu kiến trúc công nghiệp rất đẹp, các xilo (tháp công nghiệp) cao và có nước bao phủ xung quanh. Để tăng thêm chiều sâu cho Death Race, đoàn làm phim tới Bleeker Tunnel, một không gian rộng, để thu hình. Khi ghép các hình ảnh đó lại, đạo diễn Anderson đã có một trường đua lớn mà ông mong muốn. Đối với khung cảnh nhà tù, chẳng nơi nào thích hợp hơn là tới thu hình một nhà tù thực sự. Nơi được chọn là nhà tù St. Vincent de Paul đã bị bỏ hoang. Mặc dù đã bị đóng cửa hơn 10 năm, nhưng với phần ngoại cảnh to lớn và những sân tù bên trong chính là nơi lí tưởng để tạo nên hình ảnh nhà tù trong phim, thậm chí các diễn viên còn có cảm giác như họ đang ở trong tù thực sự. Tuy nhiên, do phần
  3. bên trong của nhà tù St. Vincent đã quá cũ kĩ, mục nát và nguy hiểm cho việc quay phim nên những cảnh quay ở phía trong nhà tù được thực hiện ở những kho hàng tại Pointe St. Charles. Một yếu tố khác để tạo nên thành công cho bộ phim là việc tạo hình những chiếc xe đua. Những chiếc xe trong phim không chỉ là phương tiện để tham gia cuộc đua mà chính bản thân chúng cũng là những nhân vật trong phim. Việc thiết kế chúng cũng khó khăn không kém gì việc xây dựng hình tượng các nhân vật. Phải mất 8 tuần để nhóm thiết kế đưa ra ý tưởng về từng chiếc xe trước khi chúng được chế tạo và lắp ráp tại một xưởng ở Montreal. Tiếp theo, những chiếc xe thật được tháo rời các bộ phận nội thất, chỉ còn lại phần khung và vỏ. Sau đó, toàn bộ chiếc xe sẽ được quét bằng một máy scan 3-D cầm tay có tên AndiScan. Tất cả những hình ảnh 3-D thu được và ý tưởng về từng chiếc xe được đưa vào máy tính để thiết kế và tính toán những phần sẽ được lắp thêm vào xe. Công đoạn cuối cùng là đưa chúng tới xưởng để lắp ráp. Ở công đoạn lắp ráp, phải cần thêm 6-7 tuần để hoàn thành từng chiếc xe. Để người xem có thể dễ dàng nhận ra từng chiếc xe trong cuộc đua, nhóm thiết kế đã xác định hình dáng cụ thể, đặc điểm của từng chiếc. Chúng cũng phải mang vẻ cứng cỏi, xù xì và phù hợp với tính cách, địa vị của từng nhân vật. Ví dụ,
  4. xe của nhân vật Neo-Nazi Pachenko là một chiếc Buick Raviera có màu sơn sáng của thập kỉ 60 ở hai bên sườn, màu xám than ở trên nóc, mui thấp, phía trước và sau có mũi nhọn và kính chắn gió hẹp. Tổng số có 34 chiếc xe được sử dụng để tạo nên 11 chiếc xe chính tham gia cuộc đua trong phim và một vài chiếc xe phụ khác. Một số chiếc được đặt mua chính hãng, số khác được mua trực tuyến hoặc mua qua các tạp chí mua bán ô tô. Ngoài những pha rượt đuổi tốc độ, những cảnh chiến đấu bằng vũ khí gắn trên xe là một trong những điểm hấp dẫn của Death Race. Ban đầu, đoàn làm phim dự định làm kĩ xảo những ánh lửa của vũ khí khi bắn, nhưng sau đó họ chuyển sang sử dụng một hệ thống cơ khí hoặc điện tử để tạo cảm giác thật hơn cho mỗi loại vũ khí khi bắn. Mỗi chiếc xe được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Chiếc Mustang của Jensen Ames được bọc thép dày ¾ inch, hay súng máy nhỏ với tốc độ 3.000 vòng/phút. Chiếc xe bọc thép của Machine Gun Joe được trang bị súng máy Vulcan lấy từ máy bay trực thăng khiến nó có tốc độ chậm hơn những chiếc xe khác nhưng hỏa lực mạnh hơn. Chiếc xe của nữ cai ngục Hennessey lại thể hiện rõ vị thế của chủ nhân nó. Đây là chiếc xe mạnh nhất trong tất cả. Ngoài súng
  5. phun lửa, nó còn có 6 tên lửa tầm nhiệt, súng máy PKM và lốp chống đạn Dayton Kevlar. Việc ghi hình các cảnh đua xe cũng rất phức tạp. Với nhiều chiếc xe tham gia cuộc đua với tốc độ cao nhất, nhóm quay phim đối mặt với nhiều thử thách trong quá trình quay. Một số cảnh rượt đuổi đẹp mắt chỉ có thể thực hiện được một lần, vì thế nhóm quay phim phải ghi hình được càng nhiều càng tốt. Có 8 máy quay được đặt ở những góc quay khác nhau: cả ở dưới đất và trên không trung. Một số máy được gắn trong xe để tạo cho khán giả cảm giác như đang ở trong cuộc đua thực sự trong khi một số máy khác được gắn ở cửa sổ để thu hình từ ngoài vào. Kỹ xảo điện ảnh trong "Death Race" Trong tương lai, sự quá tải của hệ thống nhà tù của nước Mỹ đã ở mức cực điểm. Tất cả các nhà tù đều được chuyển giao cho Weyland Corporation, một tổ chức coi những nhà giam đầy chặt tù nhân là cơ hội cho một sự kiện thể thao được phát sóng trên truyền hình. Những tù nhân đầy kích động, sự thèm khát bạo lực và một đấu trường hoành tráng, khép kín của khán giả trên toàn cầu đã hình thành nên 'Death Race', sự kiện thể thao tàn bạo và lớn nhất thế giới. Thiết kế bối cảnh tương lai Để tạo dựng hình ảnh một thế giới suy tàn trong tương lai, đoàn làm phim đã chọn địa điểm là thành phố Montreal, nơi có xưởng sửa chữa tàu hỏa Alstom đã bỏ hoang, rất phù hợp để hình thành bối cảnh đảo Terminal. Xưởng này được dùng để quay những cảnh ngoài trời quan trọng Nơi đây còn có một nhà kho để
  6. phục vụ cho việc dựng các ngôi nhà và đầy đủ các phòng để thiết kế bối cảnh bên trong. Theo đạo diễn Anderson thì địa điểm này dường như đã được xây dựng dành riêng cho bộ phim này, mặc dù ông cũng phải chỉnh sửa kịch bản đôi chút cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tưởng như việc tái hiện những đường đua lớn trong phim là một khó khăn, nhưng đoàn làm phim đã nhanh chóng tìm ra giải pháp hoàn hảo: sử dụng chính những con đường trong khu xưởng này, với các giàn cẩu ở hai bên đường. Chỉ cần bổ sung thêm một chút là đoàn làm phim đã có một trường đua thực sự hoàn chỉnh. Khung cảnh hoang tàn của đảo Terminal được hình thành theo phương pháp ghép hình. Ban đầu, đoàn là phim quay các cảnh ở những khu vực khác nhau ở khu xưởng Alstom. Sau đó, họ ghép các cảnh quay này với nhau để tạo ra những góc quay khác nhau của trường đua. Tiếp đó, họ tới thu hình tại khu vực Old Port ở Montreal, nơi có kiểu kiến trúc công nghiệp rất đẹp, các xilo (tháp công nghiệp) cao và có nước bao phủ xung quanh. Để tăng thêm chiều sâu cho Death Race, đoàn làm phim tới Bleeker Tunnel, một không gian rộng, để thu hình. Khi ghép các hình ảnh đó lại, đạo diễn Anderson đã có một trường đua lớn mà ông mong muốn. Đối với khung cảnh nhà tù, chẳng nơi nào thích hợp hơn là tới thu hình một nhà tù thực sự. Nơi được chọn là nhà tù St. Vincent de Paul đã bị bỏ hoang. Mặc dù đã bị đóng cửa hơn 10 năm, nhưng với phần ngoại cảnh to lớn và những sân tù bên trong chính là nơi lí tưởng để tạo nên hình ảnh nhà tù trong phim, thậm chí các diễn viên còn có cảm giác như họ đang ở trong tù thực sự. Tuy nhiên, do phần bên trong của nhà tù St. Vincent đã quá cũ kĩ, mục nát và nguy hiểm cho việc quay phim nên những cảnh quay ở phía trong nhà tù được thực hiện ở những kho hàng tại Pointe St. Charles. Tạo hình những chiếc xe đua
  7. Những chiếc xe trong phim không chỉ là phương tiện để tham gia cuộc đua mà chính bản thân chúng cũng là những nhân vật trong phim. Việc thiết kế chúng cũng khó khăn không kém gì việc xây dựng hình tượng các nhân vật. Phải mất 8 tuần để nhóm thiết kế đưa ra ý tưởng về từng chiếc xe trước khi chúng được chế tạo và lắp ráp tại một xưởng ở Montreal. Tiếp theo, những chiếc xe thật được tháo rời các bộ phận nội thất, chỉ còn lại phần khung và vỏ. Sau đó, toàn bộ chiếc xe sẽ được quét bằng một máy scan 3-D cầm tay có tên AndiScan. Tất cả những hình ảnh 3-D thu được và ý tưởng về từng chiếc xe được đưa vào máy tính để thiết kế và tính toán những phần sẽ được lắp thêm vào xe. Công đoạn cuối cùng là đưa chúng tới xưởng để lắp ráp. Ở công đoạn lắp ráp, phải cần thêm 6-7 tuần để hoàn thành từng chiếc xe. Để người xem có thể dễ dàng nhận ra từng chiếc xe trong cuộc đua, nhóm thiết kế đã xác định hình dáng cụ thể, đặc điểm của từng chiếc. Chúng cũng phải mang vẻ cứng cỏi, xù xì và phù hợp với tính cách, địa vị của từng nhân vật. Ví dụ, xe của nhân vật Neo-Nazi Pachenko là một chiếc Buick Raviera có màu sơn sáng của thập kỉ 60 ở hai bên sườn, màu xám than ở trên nóc, mui thấp, phía trước và sau có mũi nhọn và kính chắn gió hẹp. Tổng số có 34 chiếc xe được sử dụng để tạo nên 11 chiếc xe chính tham gia cuộc đua trong phim và một vài chiếc xe phụ khác. Một số chiếc được đặt mua chính hãng, số khác được mua trực tuyến hoặc mua qua các tạp chí mua bán ô tô. Trang bị vũ khí cho xe Ngoài những pha rượt đuổi tốc độ, những cảnh chiến đấu bằng vũ khí gắn trên xe là một trong những điểm hấp dẫn của Death Race. Ban đầu, đoàn làm phim dự định làm kĩ xảo những ánh lửa của vũ khí khi bắn, nhưng sau đó họ chuyển sang sử dụng một hệ thống cơ khí hoặc điện tử để tạo cảm giác thật hơn cho mỗi loại vũ khí khi bắn. Mỗi chiếc xe được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Chiếc
  8. Mustang của Jensen Ames được bọc thép dày ¾ inch, hay súng máy nhỏ với tốc độ 3.000 vòng/phút. Chiếc xe bọc thép của Machine Gun Joe được trang bị súng máy Vulcan lấy từ máy bay trực thăng khiến nó có tốc độ chậm hơn những chiếc xe khác nhưng hỏa lực mạnh hơn. Chiếc xe của nữ cai ngục Hennessey lại thể hiện rõ vị thế của chủ nhân nó. Đây là chiếc xe mạnh nhất trong tất cả. Ngoài súng phun lửa, nó còn có 6 tên lửa tầm nhiệt, súng máy PKM và lốp chống đạn Dayton Kevlar. Ghi hình các cảnh đua xe Với nhiều chiếc xe tham gia cuộc đua với tốc độ cao nhất, nhóm quay phim đối mặt với nhiều thử thách trong quá trình quay. Một số cảnh rượt đuổi đẹp mắt chỉ có thể thực hiện được một lần, vì thế nhóm quay phim phải ghi hình được càng nhiều càng tốt. Có 8 máy quay được đặt ở những góc quay khác nhau: cả ở dưới đất và trên không trung. Một số máy được gắn trong xe để tạo cho khán giả cảm giác như đang ở trong cuộc đua thực sự trong khi một số máy khác được gắn ở cửa sổ để thu hình từ ngoài vào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2