intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:975

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu ứng xử chịu uốn của dầm sandwich sử dụng bê tông nhẹ và bê tông cốt lưới dệt; Một số kết quả nghiên cứu mới về bê tông xi măng rỗng cho giải pháp thoát nước bền vững; Nghiên cứu thực nghiệm xác định ứng xử chịu lực của tấm tường rỗng bằng bê tông cốt lưới dệt;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

  1. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải LỜI GIỚI THIỆU Hội nghị Khoa học công nghệ của Trường Đại học Giao thông vận tải được tổ chức thường xuyên nhằm thông báo, chia sẻ, thảo luận các kết quả nghiên cứu khoa học, triển khai tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, giới thiệu và trao đổi về khả năng tài trợ, hợp tác, liên kết nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất với các đơn vị nghiên cứu, sản xuất trong và ngoài Trường. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII được tổ chức vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Trường (15/11/1945-15/11/2020). Phiên tiểu ban được tổ chức ngày 5/11/2020 tại 15 tiểu ban tại Hà Nội và Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phiên toàn thể diễn ra ngày 12/11/2020 tại Hà Nội. Đặc biệt năm nay việc gọi bài Hội nghị được thực hiện theo quy trình trực tuyến tại trang web riêng gọi bài trên phạm vi toàn quốc: http://hnkh.utc.edu.vn/. Ban tổ chức đã nhận được nhiều bài báo với chất lượng cao từ các đơn vị: Trường Đại học GTVT, Trường Đại học Công nghệ-VNUHN, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Bách Khoa HN, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các CTGT Thành phố Hồ Chí Minh,…Sau khi được phản biện với quy trình chặt chẽ, 106 bài báo đã được tuyển chọn xuất bản trong Kỷ yếu thuộc các lĩnh vực: Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Điện-Điện tử, Vận tải-Kinh tế, Công nghệ thông tin, Môi trường và An toàn giao thông, Khoa học cơ bản và Khoa học giáo dục. Các kết quả nghiên cứu này gắn liền với các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học, các yêu cầu thực tiễn của xã hội và các định hướng KHCN liên quan trên thế giới. Ban tổ chức xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học và chuyên gia đã gửi bài tham dự Hội nghị. Nhân dịp này Trường Đại học GTVT xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Quỹ Nafosted, các sở Khoa học và Công nghệ, các sở Giao thông vận tải, các trường Đại học và các đối tác trong và ngoài nước khác đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nói chung và hoạt động KHCN nói riêng của Nhà trường, đóng góp lớn vào thành công của Hội nghị cũng như sự phát triển mạnh mẽ của Nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Trường Đại học GTVT trở thành Trường đại học đa ngành theo định hướng nghiên cứu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII được biên tập công phu và kỹ lưỡng, mặc dù vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót. Ban tổ chức rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để cuốn Kỷ yếu được hoàn thiện hơn nữa trong những lần xuất bản tiếp theo. Các ý kiến đóng góp xin gửi về phòng KHCN - Trường Đại học GTVT, số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, email: hnht@utc.edu.vn. BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ i
  2. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải BAN TỔ CHỨC Trưởng ban PGS. TS. Nguyễn Ngọc Long Các phó trưởng ban PGS. TS. Nguyễn Duy Việt PGS. TS. Nguyễn Thanh Chương PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng Các ủy viên PGS. TS. Nguyễn Duy Tiến PGS. TS. Lê Hải Hà TS. Đào Thanh Toản TS. Vũ Đức Sỹ PGS. TS. Bùi Ngọc Toàn TS. Nguyễn Văn Hải PGS. TS. Bùi Tiến Thành TS. Phạm Thanh Hà PGS. TS. Trần Ngọc Hiền TS. Trịnh Quang Khải PGS. TS. Vũ Trọng Tích PGS. TS. Lê Hoài Đức PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải ThS. Nguyễn Thị Mai Anh PGS. TS. Nguyễn Thị Mai ThS. Nguyễn Viết Cường TS. Hoàng Văn Thông ThS. Hồ Sỹ Diệp PGS. TS. Ngô Đăng Quang ThS. Ngô Thanh Tùng PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh ThS. Cao Thanh Nam TS. Lã Quý Đô ThS. Nguyễn Văn Khởi PGS. TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh ii
  3. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải BAN KHOA HỌC GS.TS. Trần Đức Nhiệm GS.TS. Bùi Xuân Cậy GS.TS. Lê Hùng Lân PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh PGS.TS. Lê Văn Bách PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hằng PGS.TS. Trần Ngọc Hiền PGS.TS. Đinh Thị Thanh Huyền PGS.TS. Nguyễn Thị Mai PGS.TS. Nguyễn Văn Nghĩa PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái PGS.TS. Nguyễn Viết Thanh PGS.TS. Vũ Trọng Tích PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh TS. Nguyễn Hữu Chí TS. Cao Minh Quý TS. Nguyễn Hiếu Cường TS. Nguyễn Thế Tấn TS. Phạm Phú Cường TS. Nguyễn Trung Thành TS. Bùi Ngọc Dũng TS. Trương Minh Thắng TS. Mai Vinh Dự TS. Hoàng Văn Thông TS. Lã Quý Đô TS. Trần Xuân Trường TS. Nguyễn Thị Vân Hà TS. Nguyễn Quốc Tuấn TS. Nguyễn Đình Hiển TS. Vũ Hồng Vận TS. Nguyễn Mạnh Hùng TS. Nguyễn Cao Ý TS. Nguyễn Thị Thanh Hương ThS. Ngô Thế Anh TS. Trần Thị Trúc Liểu ThS. Đoàn Danh Cường TS. Trần Văn Lợi ThS. Trần Quang Đạt TS. Mai Nam Phong ThS. Nguyễn Thị Thái Hà TS. Nguyễn Thạc Quang ThS. Nguyễn Lê Minh TS. Trần Văn Quảng ThS. Trần Phong Nhã BAN THƯ KÝ Phạm Anh Linh Vũ Việt Hưng Nguyễn Thị Mai Hương Nguyễn Thị Mai Nhung Trần Văn Giáp iii
  4. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải MỤC LỤC NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CHỊU UỐN CỦA DẦM SANDWICH SỬ DỤNG 1 1 BÊ TÔNG NHẸ VÀ BÊ TÔNG CỐT LƯỚI DỆT Vũ Văn Hiệp, Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Phạm Thị Thanh Thủy, Vũ Trọng Tiến MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI VỀ BÊ TÔNG XI MĂNG RỖNG 2 11 CHO GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG Trần Bảo Việt, Nguyễn Thị Hồng, Vũ Việt Hưng, Nguyễn Thanh Sơn NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH ỨNG XỬ CHỊU LỰC CỦA 3 20 TẤM TƯỜNG RỖNG BẰNG BÊ TÔNG CỐT LƯỚI DỆT Phạm Thị Thanh Thủy, Nguyễn Huy Cường, Ngô Đăng Quang, Đinh Hữu Tài NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH ỨNG XỬ CHỊU LỰC CỦA 4 30 CẤU KIỆN DẦM HỘP BÊ TÔNG CỐT LƯỚI DỆT SỢI CÁC BON Đỗ Văn Linh, Nguyễn Huy Cường, Ngô Đăng Quang, Đinh Hữu Tài NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH SỰ TÍCH TỤ CÂY TRÔI Ở 5 38 KHU VỰC CẦU Nguyễn Đăng Phóng, Mai Quang Huy ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ CHẤT TÁI SINH PREPHALT ĐẾN ĐỘ LÚN 6 47 VỆT HẰN BÁNH XE VÀ CHỈ SỐ KHÁNG NỨT CỦA BÊ TÔNG ASPHALT CÓ TỶ LỆ VẬT LIỆU TÁI CHẾ BẰNG 50% Nguyễn Ngọc Lân, Võ Đại Tú THUẬT TOÁN TÌM TỌA ĐỘ TÂM QUAY TỨC THỜI CỦA NHÓM BU 7 57 LÔNG CHỊU CẮT DƯỚI TÁC DỤNG CỦA LỰC LỆCH TÂM Đào Văn Dinh ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG BƠM SỬ DỤNG CỐT LIỆU ĐẶT 8 65 SẴN KẾT HỢP VỚI VẬT LIỆU FRP TRONG SỬA CHỮA MỘT SỐ KẾT CẤU CẦU CẢNG Vũ Ngọc Linh, Tạ Thị Hiền, Hà Văn Quân, Lê Thanh Tâm, Lương Xuân Bính NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM NĂNG LƯỢNG TRONG CỐNG HỘP 9 76 TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG BẰNG NHÁM GIA CƯỜNG Nguyễn Đăng Phóng, Hoàng Thị Minh Hải NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH ỨNG XỬ UỐN BẢN BÊ 10 84 TÔNG DỰ ỨNG LỰC TĂNG CƯỜNG CỐT SỢI THÉP Vũ Quang Trung , Đào Duy Lâm NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẬT LIỆU EPS TRONG THI CÔNG NỀN 11 90 ĐƯỜNG ĐẮP Ở VIỆT NAM Phạm Hoàng Kiên, Vũ Anh Tuấn, Trương Quốc Bảo PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VẾT NỨT THẲNG ĐỨNG 12 98 TRÊN TƯỜNG THÂN MỐ CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CẦU Hoàng Văn Tuấn ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT BIẾN DẠNG KHUNG GIÁ 13 108 CHUYỂN HƯỚNG LÒ XO KHÔNG KHÍ ĐANG SỬ DỤNG TRÊN TOA XE KHÁCH CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Lê Văn Học, Kiều Công Thành ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TIA NƯỚC GIA CÔNG HỢP KIM 14 117 TITAN (Ti6Al4V) Bùi Văn Hưng, Vũ Duy Đức, Nguyễn Đình Ngọc iv
  5. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN ĐƯỜNG ỐNG NẠP CHO ĐỘNG CƠ CHÁY 15 127 DO NÉN HỖN HỢP ĐỒNG NHẤT Đỗ Văn Trấn NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ KỆ LUÂN HỒI KHÍ THẢI TỚI 16 136 THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU CHÁY CỦA ĐỘNG CƠ CHÁY DO NÉN HỖN HỢP ĐỒNG NHẤT (HCCI) Khương Thị Hà NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ RAM ĐẾN ĐỘ CỨNG CỦA 17 144 THÉP SKD11 ĐÃ TÔI CHẾ TẠO TRỤC CÁN THÉP Nguyễn Thị Hiếu Thảo, Nguyễn Đức Văn XÂY DỰNG THUẬT TOÁN ĐO TỐC ĐỘ VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ 18 150 TRẠNG THÁI BẤT THƯỜNG CỦA NGƯỜI DÙNG KHI ĐIỀU KHIỂN XE ÔTÔ BẰNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Sỹ Hiệp, Nguyễn Văn Thắng, Phạm Văn Tăng, Trần Đức Tân ĐỀ XUẤT NHU CẦU DỊCH VỤ NGƯỜI DÙNG ITS CHO CÁC ĐÔ THỊ 19 160 LỚN CỦA VIỆT NAM ĐỊNH HƯỚNG THÀNH PHỐ THÔNG MINH Trịnh Quang Khải, TS. Trần Thị Lan THIẾT KẾ, ỨNG DỤNG MẠNG TRUYỀN THÔNG CHO HỆ THỐNG 20 170 CHIẾU SÁNG THÔNG MINH Nguyễn Thanh Hải NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT ĐIỆN KÉO 21 178 HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Đặng Việt Phúc, Trần Văn Khôi PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 22 185 TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH MỜ T-S TRÊN MIỀN TẦN SỐ Đặng Hà Dũng, Lê Hùng Lân, Trần Ngọc Tú GIẢI PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SỬ DỤNG MẠNG LORA TRONG HỆ 23 195 THỐNG XỬ LÝ THÔNG TIN TÍCH HỢP TRÊN NỀN TẢNG VẠN VẬT KẾT NỐI PHỤC VỤ CÔNG TÁC CẢNH BÁO SẠT LỞ TRÊN HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ngô Thanh Bình, Tống Anh Tuấn, Cồ Như Văn, Nguyễn Hải Trường PHƯƠNG PHÁP HỌC MÁY THỐNG KÊ SỬ DỤNG MẠNG TÍCH CHẬP 24 205 TRONG PHÁT HIỆN VẾT NỨT MẶT ĐƯỜNG Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phạm Hồng Quân, Nguyễn Tiến Hưng ĐIỀU KHIỂN PHI TUYẾN NHIỆT ĐỘ LÒ SẤY SỬ DỤNG MÔ HÌNH MỜ 25 212 TAKAGI-SUGENO Nguyễn Văn Tiềm, Lê Hùng Lân, Trần Ngọc Tú, Cồ Như Văn THUẬT TOÁN XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CHẠY TÀU KHU GIAN HIỆU 26 221 QUẢ NĂNG LƯỢNG TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 2A HÀ NỘI Trịnh Lương Miên XÂY DỰNG GIẢI PHÁP VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÈN CHIẾU 27 231 SÁNG CÔNG CỘNG THÔNG MINH CHO THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, HÀ NAM Lê Hùng Lân, Cồ Như Văn, Lê Hoàng Nam, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Văn Tiềm v
  6. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG IoT TRONG THU THẬP VÀ GIÁM SÁT 28 241 TRỰC TUYẾN NHIỆT ĐỘ KẾT CẤU ĐƯỜNG BỘ Phí Văn Lâm, Trần Thị Lan, Đỗ Văn Thăng NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯỚI CÂY THÔNG MINH DỰA 29 249 TRÊN NỀN TẢNG IOT Lê Hùng Lân, Nguyễn Văn Hải, Cồ Như Văn, Trần Ngọc Tú SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KỸ THUẬT GIẢI MỜ ĐỐI VỚI DỰ BÁO 30 257 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Phạm Đình Phong, Hoàng Văn Thông NGỮ NGHĨA CSP CHO CÁC MẠCH TUẦN TỰ KHÔNG ĐỒNG BỘ 31 267 Trần Văn Dũng MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TIN NHẮN DỰA TRÊN MODULE 32 276 MEI-CHAT CHO CÁC TRANG WEB CÓ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DÙNG LỚN Nguyễn Thị Nhàn, Bùi Ngọc Dũng, Hoàng Xuân Tùng MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHÂN HOẠCH MỜ DỰA TRÊN 33 281 ĐẠI SỐ GIA TỬ TIẾP CẬN NGỮ NGHĨA THẾ GIỚI THỰC Nguyễn Đức Dư THIẾT KẾ GIẢI THUẬT DI TRUYỀN GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU PHI 34 290 TUYẾN ĐA RÀNG BUỘC Phạm Thanh Hà PHÁT HIỆN VÀ PHÂN LỚP PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG DỰA TRÊN 35 298 MÔ HÌNH MẠNG NƠ-RON TÍCH CHẬP Lại Mạnh Dũng , Nguyễn Quốc Tuấn GIẤU TIN THUẬN NGHỊCH - NHỮNG BƯỚC ĐI 36 306 Nguyễn Kim Sao 37 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỌC MÁY VÀO QUẢN TRỊ MẠNG 319 Nguyễn Thanh Toàn 38 XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ PHƯƠNG TIỆN TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC DỰA 326 TRÊN THỊ GIÁC MÁY TÍNH Dinh Công Tung, Nguyễn Thị Hồng Hoa, Nhữ Văn Kiên 39 MỘT GIẢI PHÁP THÔNG MINH XỬ LÝ ĐÓNG MỞ CỔNG BẰNG NHẬN 333 DIỆN KHUÔN MẶT Nguyễn Anh Tuấn 40 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, 343 SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ Nguyễn Tuấn Anh NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI LỰA CHỌN TUYẾN ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI 41 351 LÁI TRONG ATIS Nguyễn Thị Yến, Thân Thị Hải Yến NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MẠNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG DỰ 42 358 ĐOÁN TIÊU HAO NHIÊN LIỆU CỦA XE MÁY Ở ĐIỀU KIỆN LÁI THỰC Phạm Ngọc Ninh, Trịnh T. Nghĩa, Nguyễn Đ. Khánh, Lê Anh Tuấn, N. T. Yến Liên LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO SỰ LAN TRUYỀN TIẾNG ỒN DO 43 367 CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ngô Quang Dự, Trịnh Xuân Báu, Vũ Văn Khoát vi
  7. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải ĐÁNH GIÁ GIẢM PHÁT THẢI CỦA HỆ THỐNG XE BUÝT NHANH TẠI 44 376 HÀ NỘI QUA PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG LÁI NGOÀI THỰC TẾ Nguyễn Thị Yến Liên, Thân Thị Hải Yến, Bùi Lê Hồng Minh, Cù Thị Thục Anh ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM PHÁT THẢI ĐỐI VỚI MỘT SỐ GIẢI 45 387 PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG XE BUÝT TẠI HÀ NỘI Nguyễn Thị Yến Liên, Thân Thị Hải Yến, Bùi Lê Hồng Minh 46 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẮC NGHẼN CỦA MÀNG MBR TRONG XỬ LÝ 397 NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC-SEC- FLUORESCENCE Vũ Thị Thu Nga, Chengcheng Li, Christelle Guigui 47 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG 409 DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY Lã Quý Đô 48 MỘT SỐ TRAO ĐỔI KHI TRIỂN KHAI GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ 417 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HIỆN NAY Nguyễn Thế Tấn 49 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH 424 TRỊ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC 4.0 Trần Thị Phúc An 50 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU 433 KHOA HỌC SINH VIÊN Ở KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HIỆN NAY Lê Thị Hòa 51 SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CÁC 441 MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tiêu Thị Mỹ Hồng 52 VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI - NHÌN TỪ 451 CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC Nguyễn Trung Thành 53 ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG CHO LAO ĐỘNG NGÀNH GIAO 460 THÔNG VẬN TẢI BỊ MẤT VIỆC DO ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 Nguyễn Sỹ Trung GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC TRƯỜNG 54 466 ĐẠI HỌC HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Lê Thị Thúy GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 55 473 GIAO THÔNG VẬN TẢI THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Hoa vii
  8. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG 482 56 ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÔNG QUA MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Thu Hằng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 57 489 CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI QUA GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Phan Thế Lượng NHẬN THỨC MỚI CỦA ĐẢNG TA VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ 58 495 NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Vũ Thị Thanh Phúc HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN 59 500 TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Nguyễn Ngọc Hà CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ NHẬN 60 510 THỨC ĐẾN THỰC TIỄN Phạm Thị Xuân QUÁ TRÌNH THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO 61 517 HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC Trương Văn Hiệp HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC VIỆT 62 523 NAM Hoàng Hải Yến TÌM HIỂU CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM 63 530 TRONG THỜI KỲ MỚI: GẮN KẾT VĂN HÓA VỚI CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ Nguyễn Thị Tâm DẠY VÀ HỌC THEO TIÊU CHUẨN CDIO HIỆN NAY 64 537 Bùi Quang Xuân, Vũ Trịnh Thế Quân ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH TRONG TỔ CHỨC 65 546 THI CÔNG CẦU VƯỢT 550 – BÌNH DƯƠNG Ngô Thanh Thủy, Huỳnh Xuân Tín, Đỗ M. Truyền, Nguyễn Văn Lộc, Lê Xuân Bắc NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG MỎI CỦA BÊ TÔNG 66 557 NHỰA LƯU HUỲNH Nguyễn Văn Hùng, Lê Văn Phúc NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU GÂY TẮC NGHẼN VÀ 67 564 PHƯƠNG PHÁP BẢO TRÌ ĐẾN TÍNH THẤM CỦA BÊ TÔNG XI MĂNG RỖNG THOÁT NƯỚC Nguyễn Tuấn Cường , Nguyễn Hữu Duy, Vũ Việt Hưng ỨNG DỤNG VẬT LIỆU COMPOSITE KỸ THUẬT GỐC XI MĂNG (ECC) 68 572 TRONG SẢN XUẤT CẤU KIỆN BÊ TÔNG TRANG TRÍ CHO CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hữu Duy, Vũ Việt Hưng ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI PHỤ GIA TĂNG DẺO 69 583 TRONG BÊ TÔNG DÙNG CHO MỐ TRỤ CẦU Nguyễn Thị Thu Thủy, Hồ Xuân Ba viii
  9. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP MỞ RỘNG MẶT CẦU TÔN 70 594 ĐỨC THẮNG Ở AN GIANG Ngô Châu Phương, Đỗ Thành Hiếu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA 71 603 KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Hoàng Văn Hào NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC 72 613 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0 Đặng Thị Nga, Nguyễn Văn Quảng ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU 73 621 QUYỀN VẬN HÀNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN TẢI XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Hằng NƯỚC PHÁP – DẤU ẤN ĐẶC BIỆT TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG 74 630 CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Phạm Văn Lương NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ ÁO 75 637 ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA TRÊN ĐƯỜNG Ô TÔ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI TÍCH Nguyễn Mạnh Hùng NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ÁP SUẤT NHIÊN LIỆU VÀ 76 649 THÔNG SỐ TIA PHUN TRONG HỆ THỐNG PHUN XĂNG TRỰC TIẾP VÀO BUỒNG ĐỐT Trần Văn Lợi NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỆT CỦA MÁY ĐỐT NÓNG 77 659 KHI SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA Nguyễn Văn Dũng ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢNH BÁO KẸT XE TRONG HẺM NHỎ BẰNG 78 669 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ẢNH TRÊN RASPBERRY PI 4 Võ Thiện Lĩnh, Đào Thanh Toản 79 DỰ BÁO CHUỖI THỜI GIAN DỰA TRÊN MATRIX PROFILE 680 Trần Thị Dung, Trần Phong Nhã, Bùi Ngọc Dũng 80 CONSTRUCTION AUDITING RISK DETECTION USING MACHINE 691 LEARNING APPROACHES Cao Phuong Thao PERFORMANCE OF SUPPLY CHAIN MANAGEMENT – CASE STUDY 81 700 OF CONSTRUCTION COMPANIES IN VIETNAM Thi Van Ha Nguyen CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY TO EMPLOYEES: FACTOR 82 711 AFFECTING AND THE CASE OF VIETNAM OIL AND GAS GROUP Thu Ha Tran SURVEY METHODS IN ELIMINATE THE EFFECT OF TEMPERATURE 83 723 ON THE DAMAGE DETECTION BY MACHINE LEARNING Nguyễn Trần Hiếu, Bùi Ngọc Dũng, Nguyễn Ngọc Lân, Bùi Tiến Thành ix
  10. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 84 A HOMOGENIZATION MODEL FOR CONCRETE CREEP 730 Minh-Quan Thai 85 QUALITATIVE COMPARISION - ANALYSES OF SEMI-RIGID 745 PAVEMENT DESIGN METHODS AND A PROPOSAL FOR VIETNAM’S Hoàng Thanh Thuý 86 OVERVIEW OF HEALTH MONITORING AND INSPECTION FOR 755 HIGHWAY BRIDGES IN VIETNAM Trần Việt Hùng 87 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CẢNG CONTAINER NỘI ĐỊA ĐỂ KẾT 763 NỐI VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Lâm Quốc Đạt, Huỳnh Thị Thúy Kiều 88 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐA BIÊN Ở VIỆT 778 NAM TRÊN TINH THẦN CỦA HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI VẬN CHUYỂN NGƯỜI VÀ HÀNG HÓA QUA LẠI BIÊN GIỚI CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG (GMS-CBTA) Nguyễn Thị Hồng Mai 89 PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT 789 Ở CÁC ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HÀ NỘI Từ Sỹ Sùa, Nguyễn Minh Hiếu 90 NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG XE ĐẠP CÔNG CỘNG TẠI HÀ NỘI 798 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN XE ĐẠP CÔNG CỘNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM Nguyễn Thanh Tú 91 HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÔNG MINH VÀ KHẢ 811 NĂNG ỨNG DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Nguyễn Quang Thành, Nguyễn Hữu Hà 92 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI 820 ĐẾN NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Nguyễn Quang Thành, Nguyễn Hữu Hà 93 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CƠ QUAN QUẢN LÝ GIAO THÔNG CÔNG 830 CỘNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Nguyễn Quang Thành, Nguyễn Hữu Hà 94 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ KỲ VỌNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC DN XÂY 840 DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thuỳ Dung 95 ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM BTEX TRONG KHÔNG KHÍ KHU VỰC NÚT 848 GIAO THÔNG XUÂN THỦY (QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI) Vũ Thị Xuân, Thái Hà Vinh 96 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG 855 CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT Vũ Thanh Hiền x
  11. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 97 NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG 865 PHÁP CHỮA LỖI SAI BÀI VIẾT TIẾNG ANH B1– NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Vũ Thị Minh Phương 98 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI CÓ HƯỚNG 881 DẪN TRONG CÁC GIỜ HỌC KỸ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN TRÌNH ĐỘ A1 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Đỗ Thị Phương Thúy 99 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN HỌC 892 TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Bùi Thúy Hồng 100 ĐẠI SỐ CON CÓ ĐỐI CHIỀU 1 TRÊN PHẦN DƯƠNG CỦA ĐẠI SỐ 898 VIRASORO SUY RỘNG VỚI NHÓM CHỈ SỐ HẠNG 1 Nguyễn Huy Hoàng 101 TỔNG HỢP NANO BẠC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP XANH 910 Chu Tiến Dũng 102 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN CỦA MÀNG SƠN 918 HỮU CƠ ĐỐI VỚI THÉP CACBON TRONG DUNG DỊCH NaCl 3,5% Nguyễn Thị Mai, Bùi Quang Tuấn 103 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO LƯỠNG TÍNH Fe3O4/Ag 927 BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÝ HOÁ Đoàn Thị Thuý Phượng, Vũ Văn Duy, Nguyễn Phi Hùng, Bùi Quang Tuấn, Bùi Lê Hồng Minh, Nguyễn Xuân Tuyên, Lê Thị Giang, Chu Tiến Dũng 104 ĐÁNH GIÁ GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CÔNG TRÌNH 935 TỪ GÓC ĐỘ CỦA NGƯỜI HỌC Hoàng Thị Minh Phúc 105 TỔNG HỢP, KHẢO SÁT CẤU TRÚC CỦA VẬT LIỆU LAI HÓA NANO 945 GRAPHENE /WO3 Nguyễn Tuấn Sơn, Nguyễn Văn Thái, Lưu Thị Lan Anh, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Xuân Tuyên, Nguyễn Công Tú 106 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC AWD ĐẾN 956 KẾT QUẢ ĐO MÔ MEN PHANH TRÊN BỆ THỬ CON LĂN LỰC Phạm Tất Thắng, Nguyễn Văn Bang xi
  12. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải BẢN IN CỦA KỶ YẾU ĐƯỢC CHIA THÀNH 2 PHẦN: - PHẦN I (Bài báo từ số 1 đến 46) - PHẦN II (Bài báo từ số 47 đến 106) xii
  13. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NGHIÊN CỨU ỨNG XỬ CHỊU UỐN CỦA DẦM SANDWICH SỬ DỤNG BÊ TÔNG NHẸ VÀ BÊ TÔNG CỐT LƯỚI DỆT Vũ Văn Hiệp1*, Nguyễn Thị Tuyết Trinh1, Phạm Thị Thanh Thủy1, Vũ Trọng Tiến2 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội * Tác giả liên hệ: Email: hiepvv@utc.edu.vn 2 Trường Cao đẳng Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Kết cấu sandwich là kết cấu có sự kết hợp của hai hay một số dạng vật liệu có những đặc điểm chịu lực khác nhau, đôi khi là trái ngược nhau, thành một hệ thống có khả năng chịu lực tối ưu. Trong khi, việc sử dụng các vật liệu riêng lại không mang lại tính năng khai thác cao. Kết cấu sandwich cơ bản có mặt cắt ngang gồm ba lớp: hai lớp vỏ mỏng có cường độ cao, đóng vai trò chịu lực chính, chúng được đặt cách xa nhau và liên kết với nhau bằng một lớp lõi có cường độ không cao và trọng lượng nhẹ, đóng vai trò giữ ổn định cho các lớp vỏ. Với những đặc tính vượt trội, sự kết hợp giữa bê tông cốt lưới dệt (Textile Reinforced Concrete, TRC) và bê tông nhẹ trong kết cấu sandwich sẽ trở thành một hướng phát triển mới có khả năng áp dụng cao trong công trình xây dựng dân dụng [1], [2]. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu xác định ứng xử chịu uốn của kết cấu sandwich sử dụng bê tông cốt lưới dệt và bê tông nhẹ. Từ khóa: Dầm sandwich, bê tông cốt lưới dệt, TRC... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các vấn đề về môi trường đã thúc đẩy cách tiếp cận phát triển bền vững vào trong ngành xây dựng nói chung. Những vật liệu truyền thống như bê tông, thép mặc dù đang được sử dụng rất có hiệu quả trong các kết cấu nhưng chúng vẫn tồn tại những hạn chế như trọng lượng lớn, khả năng chịu lực khai thác chưa cao và dễ bị xâm thực bởi môi trường. Do đó, một trong các hướng nghiên cứu mới đảm bảo phát triển bền vững là tìm ra các loại cốt chịu lực phi kim loại có cường độ cao và đặc biệt không bị ăn mòn có khả năng thay thế cho cốt thép. Nhiều loại vật liệu mới đã được nghiên cứu và chế tạo thành công, trong đó có bê tông cốt lưới dệt (TRC – Textile Reinforced Concrete) là một loại bê tông xi măng chất lượng cao sử dụng cốt là lưới được dệt từ sợi carbon, sợi thuỷ tinh theo các cấu trúc đặc biệt. Do cốt lưới dệt được xem là loại vật liệu bền vững với môi trường xâm thực nên chỉ cần một lớp bê tông bảo vệ rất mỏng, vì vậy cho phép tạo ra các kết cấu có ưu điểm vượt trội như khả năng chịu lực và độ bền cao nhưng trọng lượng lại thấp. -1-
  14. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Bê tông cốt lưới dệt là một vật liệu mới trong lĩnh vực kết cấu bê tông, được phát triển đầu tiên tại Đức bởi hai trung tâm nghiên cứu tại trường Đại học Kỹ thuật RWTH Aachen và trường Đại học Kỹ thuật Tổng hợp Dresden từ những năm 1990 [3] [4]. Các nghiên cứu ban đầu đã cho thấy TRC đặc biệt phù hợp các công trình yêu cầu về khả năng chống ăn mòn cao, hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt [3]. Bên cạnh đó, TRC cũng được xem là loại vật liệu phù hợp với các kết cấu nhẹ, bằng cách sử dụng TRC làm lớp vỏ chịu lực chính kết hợp với các vật liệu lõi truyền thống để tạo ra kết cấu sandwich có khả năng chịu tải và vượt nhịp lớn. Các lớp lõi của kết cấu sandwich được đề xuất sử dụng bê tông nhẹ có độ cứng tương đối lớn trong khi trọng lượng nhẹ sẽ làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân của kết cấu mà vẫn đảm bảo tính ổn định cho lớp vỏ. Ở Việt Nam, kết cấu sandwich sử dụng TRC và bê tông nhẹ là một dạng kết cấu mới đang bước đầu được nghiên cứu. Để đánh giá được các tính năng cũng như khả năng khai thác của dạng kết cấu này đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu về quá trình thiết kế, chế tạo và ứng dụng trong công trình xây dựng dân dụng nói chung. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu uốn bốn điểm với các dầm sandwich để đánh giá ứng xử chịu uốn của dạng dầm sandwich này. 2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ỨNG XỬ CHỊU UỐN CỦA DẦM SANDWICH 2.1. Vật liệu Bê tông hạt mịn Bê tông hạt mịn sử dụng trong nghiên cứu được chế tạo từ hỗn hợp xi măng, cát quartz, bột quartz, muội silic, tro bay, phụ gia siêu dẻo và nước. Cốt liệu lớn được dùng là cát quartz có cỡ hạt lớn nhất là 0,6 mm. Điều này không chỉ đảm bảo khả năng dính bám tốt với lưới sợi dệt mà còn có thể tạo ra các lớp bê tông có kích thước nhỏ và chiều dày mỏng. Việc xác định các đặc trưng cơ học của bê tông hạt mịn được thực hiện theo tiêu chuẩn DIN EN 1015-11:2007-05 và tiêu chuẩn ASTM C469. Qua thực nghiệm, đánh giá kết quả dựa trên các chỉ dẫn của các tài liệu ACI 363R-10, các thông số cơ học của bê tông hạt mịn thu được như sau: cường độ chịu nén đặc trưng f’c = 64 MPa, cường độ chịu kéo khi uốn đặc trưng fr = 4,15MPa, mô đun đàn hồi Ec = 32 GPa. Lưới sợi dệt Lưới sợi dệt loại các bon sử dụng trong nghiên cứu này được sản xuất bởi hãng V.FRAAS (Đức), có mã SITgrid004KB, với kích thước mỗi tấm là 2 m × 1,25 m. -2-
  15. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Lưới sợi có trọng lượng riêng là 1,82 g/cm3 , độ mịn 1600tex (1 tex = 1g / 1000 m). Các bó sợi được phủ lớp bọc polymer có nguồn gốc từ styrene butadine với hàm lượng phủ 15%. Cấu trúc lưới được dệt với các bó sợi theo phương 0°/90°, có kích thước hình học như trên Hình 1. Hình 1. Kích thước lưới sợi carbon Bê tông nhẹ Bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu nhẹ keramzit có thành phần chủ yếu là sỏi keramzit, cát, xi măng, phụ gia siêu dẻo và nước. Bê tông nhẹ có khối lượng thể tích 1300 kg/m3. Các đặc trưng cơ học của bê tông nhẹ được thực hiện theo tiêu chuẩn ASTM C39-01 và tiêu chuẩn ASTM C496-04. Sau khi phân tích và đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn ACI 318-14, thu được các thông số cơ học của bê tông nhẹ như sau: cường độ chịu nén đặc trưng f’c = 18,5 MPa, cường độ ép chẻ fsp = 1,35 MPa, mô đun đàn hồi Ec = 6,8 GPa. 2.2. Chế tạo mẫu thí nghiệm Trong nghiên cứu này, các dầm sandwich được ký hiệu là SW5 có 3 lớp vật liệu (Hình 2), gồm lớp vỏ chịu nén ở thớ trên bằng bê tông hạt mịn, kết hợp với lớp lõi bằng bê tông nhẹ và lớp vỏ chịu kéo thớ dưới bằng TRC sử dụng 3 lớp lưới sợi carbon. Với chuỗi thí nghiệm gồm 3 dầm sandwich có bề rộng dầm bằng 150 mm, chiều cao dầm bằng 100 mm được thí nghiệm uốn bốn điểm. Chiều dài dầm được chọn đảm bảo tỷ lệ chiều dài chịu cắt trên chiều cao dầm a / d = 4 , với mục tiêu dầm sẽ bị phá hoại do uốn khống chế. Hình 2. Cấu tạo dầm sandwich -3-
  16. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Bảng 1. Kích thước chi tiết của các dầm sandwich (đơn vị: mm) Chiều cao tiết diện Chiều dài dầm Bề Bê Khoảng Khoảng Số rộng Tổng tông Bê Bê tông Tổng cách cách từ Đầu lớp Mẫu dầm chiều hạt tông cốt lưới chiều giữa 2 lực đến mút lưới cao nhẹ dệt dài thừa mịn lực gối đỡ b h tt tc tb L L2 a L1 n SW5 150 100 10 74 16 1600 500 400 150 3 2.3. Thiết lập thí nghiệm Các dầm được đặt vào hệ thống thiết bị thí nghiệm uốn bốn điểm, gia tải bằng kích thủy lực 1000 kN bằng phương pháp khống chế chuyển vị, với tốc độ 1 mm/phút tại phòng thí nghiệm Vật liệu và kết cấu xây dựng của trường Đại học Giao thông vận tải. Lực và độ võng giữa nhịp được đo bằng loadcell và LVDTs gắn ngoài Hình 3. Hình 3. Thiết lập thí nghiệm uốn 4 điểm với dầm sandwich Các lá điện trở đo biến dạng (strain gage) được gắn bề mặt bê tông tại một số vị trí như: đo biến dạng nén tại thớ trên (SG1), đo biến dạng kéo ở thớ dưới (SG2), đo biến dạng và kiểm tra có xuất hiện phá hoại trượt / bong tách tại các vị trí thay đổi vật liệu (SG3, SG4, SG5) trong quá trình thí nghiệm. 2.4. Kết quả thí nghiệm Sau khi thí nghiệm, kết quả đo thu được từ các thiết bị sẽ được phân tích. Mối quan hệ giữa lực tác dụng và độ võng giữa nhịp được biểu diễn trên Hình 4, cấu trúc vết nứt cũng như dạng phá hoại của các mẫu thí nghiệm được biểu diễn trên Hình 5. Giá trị lực lớn nhất của các dầm sandwich thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2. -4-
  17. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Hình 4. Quan hệ lực và độ võng giữa nhịp của các dầm sandwich SW5 Có thể thấy trên Hình 4, tất cả các dầm sandwich đều có chung dạng ứng xử chịu lực, gồm có 3 giai đoạn làm việc chính: Ở giai đoạn đầu tiên (giai đoạn I), cấu kiện chưa bị nứt, cấu kiện làm việc gần như đàn hồi tuyến tính. Do khả năng chịu kéo của bê tông là rất nhỏ nên, khi ứng suất kéo lớn hơn cường độ chịu kéo, vết nứt đầu tiên xuất hiện và lực kéo trong dầm tại vị trí vết nứt sẽ do cốt lưới dệt chịu. Quan sát trên mẫu thấy vết nứt đầu tiên xuất hiện khi lực nén đạt giá trị từ 7 đến 8 kN. Cùng với sự gia tăng của lực kéo, các vết nứt khác liên tục xuất hiện, độ cứng của kết cấu giảm mạnh (giai đoạn II). Sự phân bố vết nứt, bao gồm khoảng cách giữa các vết nứt và bề rộng vết nứt, được quyết định định bởi cốt lưới dệt, tính chất dính bám giữa cốt chịu lực và bê tông, và biến dạng phá hoại khi chịu kéo của bê tông nền. Đường cong lực và độ võng cho thấy, lực tác dụng chỉ tăng nhẹ từ 8 đến 12 kN trong giai đoạn hình thành nhiều vết nứt này. Trong giai đoạn vết nứt ổn định (giai đoạn III), hầu như không có vết nứt xuất hiện thêm. Khả năng chịu lực tăng nhanh cho đến khi ứng suất trong bó sợi đạt đến cường độ chịu kéo. Bảng 2. Lực lớn nhất của các dầm sandwich thí nghiệm (đơn vị kN) Lực gia tải khi phá Dầm SW Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 hoại trung bình SW5 21,8 18,5 20,1 20,1 Dạng phá hoại cũng như cấu trúc vết nứt của các mẫu thí nghiệm được biểu diễn trên Hình 5. Các vết nứt thẳng góc xuất hiện đầu tiên ở phía dưới dầm, sau đó phát triển dần lên phía trên theo sự tăng của tải trọng tác dụng. Một trong số các vết nứt này sẽ phát triển nhanh về phía bê tông chịu nén và trở thành vết nứt chính gây phá hoại cho dầm. Tất cả các dầm đều xảy ra phá hoại do lưới sợi bị kéo đứt, trong khi bê tông -5-
  18. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải vùng nén không có dấu hiệu bị ép vỡ. Do đó, cấu kiện bị phá hoại theo mô hình phá hoại giòn, khi đạt đến biến dạng chịu kéo cực hạn của lưới sợi dệt. Hình 5. Cấu trúc vết nứt khi phá hoại của mẫu SW5-1 3. NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG Phương pháp có độ tin cậy cao và hay được sử dụng hiện nay để mô phỏng ứng xử của kết cấu là phương pháp phần tử hữu hạn với các phần mềm chuyên dụng. Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu này, phần mềm được sử dụng để mô phỏng ứng xử của kết cấu sandwich bằng bê tông hạt mịn và bê tông nhẹ là phần mềm ATENA của hãng Cervenka. Dầm SW5 được hiện nghiên cứu mô phỏng với các thông số giống với mẫu thí nghiệm. Do tính chất đối xứng về kết cấu và tải trọng nên chỉ một nửa dầm được thực hiện mô phỏng. Bê tông là vật liệu phức hợp có đặc tính chịu lực phức tạp. Để phản ánh chính xác sự làm việc của kết cấu, mô hình vật liệu bê tông cần phản ánh khả năng làm việc đàn dẻo khi chịu nén và nứt khi chịu kéo của nó. Trong phần mềm Atena, bê tông được mô tả bằng các mô hình phi tuyến. Phương trình mô tả quan hệ ứng suất – biến dạng của bê tông khi chịu nén được sử dụng là phương trình Thorenfeldt với cường độ chịu nén là fc¢ và sự làm việc của bê tông khi chịu kéo được mô hình hoá theo quy luật do Hordijk đề xuất với cường độ chịu kéo được xác định từ cường độ chịu nén. Hình 6 thể hiện các thông số cần khai báo tương ứng với bê tông hạt mịn có cường độ chịu nén fc¢= 64MPa và bê tông nhẹ có cường độ chịu nén fLc¢ = 18, 5MPa . Hình 6. Khai báo vật liệu bê tông trong phần mềm ATENA Lưới sợi dệt là loại vật liệu có tính chất đàn hồi – giòn. Ứng suất kéo tăng gần như tuyến tính, sau khi đạt ứng suất kéo cực đại, lưới sợi dệt bị phá hoại ngay lập tức. Hình 7 thể hiện các thuộc tính mối quan hệ ứng suất – biến dạng của lưới sợi dệt, không có -6-
  19. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải giai đoạn biến dạng dẻo trước khi bị phá hoại. Sau khi đạt đến cường độ chịu kéo, ứng suất giảm đột ngột về không, thể hiện sự phá hoại giòn của vật liệu này. Hình 7. Mô hình hoá lưới sợi dệt Để phản ánh chi tiết sự làm việc của các cấu kiện, phần lõi bê tông nhẹ được mô hình hoá bằng các phần tử khối (solid) bậc cao có dạng tứ diện hay lục diện. Phần bê tông các lớp vỏ được mô hình hóa bằng phần tử tấm vỏ (shell). Trong khi đó, cốt lưới dệt được mô hình hoá bằng phần tử cốt thép (reinforcement). Trong mô hình này, liên kết giữa các nút của phần tử bê tông và các nút cốt sợi dệt được tạo ra tự động Hình 8. Hình 8. Mô hình rời rạc hóa Để khảo sát ứng xử của kết cấu, lực gia tải theo phương đứng tác dụng tăng dần từ nhỏ đến khi kết cấu bị phá hoại. Phương pháp phân tích lặp được lựa chọn là phương pháp Newton-Raphson cải tiến. Các kết quả mô phỏng và kết quả thí nghiệm được thể hiện -7-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2