intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế máy phân loại ớt chuông

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Thiết kế máy phân loại ớt chuông" g được tiến hành với mục tiêu thiết kế hệ thống phân loại tích hợp với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp hiện đại, điều này khiến việc đòi hỏi một hệ thống tự động hóa sản xuất đã và đang ngày càng phổ biến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế máy phân loại ớt chuông

  1. THIẾT KẾ MÁY PHÂN LOẠI ỚT CHUÔNG Lê Hồng Phúc*, Huỳnh Đình Chiến, Nguyễn Lê Đức Thọ Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Hoài TÓM TẮT Việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp hiện đại, điều này khiến việc đòi hỏi một hệ thống tự động hóa sản xuất đã và đang ngày càng phổ biến. Vấn đề đó đã dẫn đến các thiết bị tự động và dây chuyền sản xuất có tính linh hoạt cao xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Do một số dây chuyền sản xuất tự động chỉ đáp ứng được một công việc nhất định nên việc ứng dụng robot cũng như các công nghệ khác và sản xuất đã trở nên phổ biến hiện nay. Thiết kế máy phân loại ớt chuông được tiến hành với mục tiêu thiết kế hệ thống phân loại tích hợp với công nghệ hiện đại. Từ khóa: cơ khí, phân loại, ớt chuông, thiết kế 1. GIỚI THIỆU Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của các ngành khoa học kỹ thuật, tự động hóa đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đòi sống như khoa học, quản lý, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin … giúp cho sinh hoạt cũng như sản xuất của chúng ta nhanh chóng và dễ dàng hơn trước đây rất nhiều. Với những kỹ thuật tiên tiến như vi điều khiển, PLC…được ứng dụng vào lĩnh vực điều khiển thì các hệ thống điều khiển cơ khí thô sơ với tốc độ xử lý thấp, ít chính xác được thay thế bừng các hệ thống điều khiển tự động với các lệnh chương trình đã được thiết lập trước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay sản xuất ngày càng phát triển, hàng hó làm ra ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Từ đó đã nãy sinh cần có những hệ thống phân loại mới và vận chuyển hàng mới để đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất và khắc phục được những hạn chế của các hệ thống cũ. Hiện tại, trên thế giới có nhiều hệ thống phân loại, các hệ thống này rất đa dạng, phong phú về thiết bị cũng như cách thực hiện nhưng trong số đó chủ yếu vẫn là sử dụng nhân công để bốc dỡ những hàng hóa phân loại. 2. PHƯƠNG PHÁP 2.1. Thiết kế cơ khí - Bộ phận băng tải dùng để vận chuyển ớt chuông 115
  2. Hình 1: Băng tải - Bộ phận bàn cân loadcell để cân ớt chuông Hình 2: Bàn cân Loadcell - Cánh tay robot giúp gắp ớt chuông khi đạt kết quả 116
  3. Hình 3: Cánh tay robot 2.2. Nguyên lý hoạt động Máy hoạt động như sau: Trạng thái đưa hàng vào chuẩn bị phân loại: - Khi bắt đầu, đặt hàng lên bàn cân trước khi chạy lên đoạn đầu của băng tải 1, cảm biến tiệm cận 1 nhận được tín hiệu thì băng tải 1 sẽ bắt đầu chạy - Khi hàng chạy đến cảm biến màu, cảm biến màu sẽ đọc được ớt chuông có màu đỏ, - vàng hoặc xanh - Nếu ớt chuông đạt tiêu chuẩn, cánh tay robot sẽ gắp ớt chuông bỏ vào thùng hàng - Nếu ớt chuông không đạt chuẩn, cánh tay robot sẽ gắp ớt chuông bỏ qua băng tải thứ 2, cảm biến tiệm cận 2 nhận dược tin hiệu thì băng tải 2 sẽ chạy và cho ớt chuông rớt vào thùng hàng không đạt chuẩn. 2.3. Lựa chọn bộ máy vi điều khiển Bộ xử lý Arduino Mega2560 Arduino Mega2560 khác với tất cả các bộ vi xử lý trước đó ở chỗ nó không sử dụng chip điều khiển FTDI để truyền tín hiệu từ USB đến bộ xử lý. Thay vào đó, nó sử dụng ATmega16U2 được lập trình làm bộ chuyển đổi USB. Ngoài ra, Arduino Mega2560 về cơ bản giống với Arduino Uno R3, chỉ khác về số chân và mạnh hơn, vì vậy bạn vẫn có thể lập trình vi điều khiển này bằng chương trình lập trình ArduinoUnoR3. 117
  4. Hình 4: Mạch Arduino Mega2560 Mạch Arduino Mega2560 bao gồm: - 54 chân digital (15 có thể được sử dụng như các chân PWM) - 16 đầu vào analog - 4 UARTs (cổng nối tiếp phần cứng) - 1 thạch anh 16 MHz - 1 cổng kết nối USB - 1 jack cắm điện - 1 đầu ICSP - 1 nút reset 2.4. Thiết kế hệ thống điều khiển Sơ đồ khối Hình 5: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển 3. KẾT QUẢ 118
  5. Hình 6: Thiết kế cơ khí 4. KẾT LUẬN Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, thiết kế và thi công thì nhóm chúng em đã có thêm các kiến thức mới, nâng cao được khả năng lập trình vi điều khiển và sử dụng được các phần mềm vẽ kỹ thuật và khả năng viết báo cáo. Hiểu được nguyên lí hoạt động và các thông số của mỗi linh kiện trong đề tài. Biết được các bước để thực hiện một đề tài thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Đức Hùng – Triệu Việt Linh. Giáo trình máy điện 1 và 2, nhà xuất bản Giáo Dục. 2. Nguyễn Hữu Lộc. 1997. Chi tiết máy tập 1 và tập 2, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM 3. Trần Hữu Quế. 2001. Vẽ kỹ thuật cơ khí I và II, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Trần Hữu Quế. 2005. Bản vẽ kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục. 119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2