intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lá lốt tốt cho người phong thấp

Chia sẻ: Nguyễn Văn C C | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lá lốt thường dùng làm rau sống hoặc gia vị để nấu canh, khử bớt khí hàn hoặc khí thấp của thực phẩm, giảm bớt mùi tanh và chống dị ứng. Khi dùng gói thịt, cá, lươn, ốc để nướng, chiên… không chỉ bổ dưỡng mà còn phòng được nhiều bệnh. Lá lốt không chỉ là nguyên liệu để có món ăn ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh .Trong đông y, lá lốt được dùng để chữa nhiều bệnh như phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại; các khớp đau nhức; rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lá lốt tốt cho người phong thấp

  1. Lá lốt tốt cho người phong thấp Lá lốt thường dùng làm rau sống hoặc gia vị để nấu canh, khử bớt khí hàn hoặc khí thấp của thực phẩm, giảm bớt mùi tanh và chống dị ứng. Khi dùng gói thịt, cá, lươn, ốc để nướng, chiên… không chỉ bổ dưỡng mà còn phòng được nhiều bệnh. Lá lốt không chỉ là nguyên liệu để có món ăn ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh
  2. Trong đông y, lá lốt được dùng để chữa nhiều bệnh như phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại; các khớp đau nhức; rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, tiêu chảy… Ngoài ra, còn được dùng trong các trường hợp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, giúp mụn nhọt mau liền miệng. Nhiều công dụng chữa bệnh - Khi tay chân bị ra nhiều mồ hôi, có thể dùng bài thuốc sau đây để ngâm vào buổi tối trước khi đi ngủ: Lá lốt tươi và lá ngải cứu tươi, mỗi thứ 30 - 50 g rửa sạch, giã nát, cho thêm ít muối (muối hột càng tốt), nấu vừa sôi, để ấm, ngâm chân tay đến khi nước nguội mới thôi (có thể thêm ít nước sôi vừa đủ ấm để ngâm tiếp). Sau đó, lau tay chân thật khô. Thực hiện liên tục 5 - 7 ngày. Có thể dùng lá lốt khô 30 g, sao thơm. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 250 ml, chia uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn. - Chữa phong hàn thấp gây đau lưng, sưng đầu gối hoặc tê buốt bàn chân. Dùng lá lốt 12 - 16 g, rễ cây cỏ xước 12 g, quế chi 8 g, thiên niên kiện 8 g, thổ phục linh 12 g, kinh giới 8 g, tầm gửi cây dâu 12 g, rễ cỏ tranh 10g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm, trước bữa ăn. Lấy lá lốt tươi và lá ngải cứu tươi, mỗi thứ 30 - 50 g, rửa thật sạch, giã nát, chế thêm giấm, đem chưng nóng rồi chườm, đắp vào chỗ đau. - Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt. Dùng lá lốt tươi 30 - 50 g, rửa thật sạch với nước muối, nhai nát để nuốt nước. Hoặc dùng lá lốt tươi 30g, rửa sạch, nấu với 300 ml nước, sắc còn 100 ml. Uống khi thuốc còn ấm, trước bữa ăn tối. Dùng liên tục 2 - 3 ngày. - Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc. Dùng lá lốt đã rửa thật sạch với nước muối loãng, vò nát, nhét vào lỗ mũi.
  3. - Giải say nắng. Dùng lá lốt tươi, lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g, rửa thật sạch, giã nát, thêm nước sạch, lọc lấy nước cốt để uống. Nếu bị rắn độc cắn, cũng nên cho uống nước này trong khi đưa người bệnh đi cấp cứu. Giúp món ăn ngon, phòng chữa bệnh hiệu quả - Thịt bò nướng lá lốt Nguyên liệu: Thịt bò bằm, lá lốt lớn rửa sạch, đậu phộng rang giã dập, gia vị: muối, tiêu, bột nêm, củ sả bằm, bột cà ri. Rau thơm các loại, xà lách, dưa leo, thơm, chuối chát, khế chua. Mắm nêm pha hoặc nước mắm pha chua ngọt. Bún và bánh tráng để cuốn. Cách làm: - Ướp thịt bò với gia vị, củ sả bằm. Để thịt thấm đều trong 20 phút. - Cuộn thịt bò trong lá lốt thành cuốn nhỏ vừa ăn, sau đó đem nướng trên bếp than, trở đều tay cho đến khi chín đều. - Khi bò nướng lá lốt chín, bày ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên trên. Dùng cuốn bánh tráng với các loại rau quả và bún, chấm mắm nêm hoặc nước mắm pha tùy khẩu vị. Đây là món ăn kết hợp tác dụng của thịt bò với nhiều loại rau thơm và đặc biệt có lá lốt (trợ tiêu hóa và giúp làm giảm phong khí của thịt bò) nên có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, lợi tiêu hóa, nhuận trường, trừ thấp. - Canh lá lốt
  4. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào xoong cùng với nước, nấu sôi, cho các thực phẩm chính vào, nấu giống như nấu canh các loại rau khác, cho thêm ít gừng tươi giã dập. Nhắc xuống, không cho hành ngò mà cho lá rau húng quế hoặc lá ngải cứu xắt nhỏ. Canh lá lốt rất thích hợp cho người bị mắc mưa hoặc ngâm nước thời gian lâu, giúp cơ thể được ấm áp, chống tình trạng cơ thể ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động, đau nhức gân xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra. Lá lốt nấu canh với các loại nhuyễn thể như sò, nghêu, ốc, hến... hoặc cá lóc, cá trê, cá ba sa… làm chả vò viên, phòng chống phong thấp khớp, ăn uống không tiêu, rối loạn tiêu hóa. Ở vùng đồng bằng Nam Bộ, lá lốt được dùng chế biến nhiều món ăn ngon, rất tốt cho người bị phong thấp, đau nhức các khớp, tiêu hóa kém: - Lá lốt rửa thật sạch, xắt nhỏ như sợi chỉ, vắt chanh vào ăn sống. - Lá lốt luộc chấm nước mắm tỏi gừng. - Lá lốt nấu canh, dùng gói để nướng, chiên hoặc xào thịt bò, thịt heo hay các loại thủy hải sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0