intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp sợ gì?

Chia sẻ: Nguyen Triet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

71
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian qua, một số công ty niêm yết gửi báo cáo đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Điều đáng lưu ý là báo cáo quý IV và báo cáo năm có chênh lệch sau khi kiểm toán. Khi phát hiện, Sở sẽ yêu cầu công ty giải trình các nguyên nhân và công khai cho tất cả NĐT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp sợ gì?

  1. Làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp sợ gì? Thời gian qua, một số công ty niêm yết gửi báo cáo đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Điều đáng lưu ý là báo cáo quý IV và báo cáo năm có chênh lệch sau khi kiểm toán. Khi phát hiện, Sở sẽ yêu cầu công ty giải trình các nguyên nhân và công khai cho tất cả NĐT. Các nhà đầu tư coi trọng giá trị của thông tin minh bạch
  2. Nếu chênh lệch là do công ty cố tình không ghi vào sổ sách kế toán, thì Sở sẽ báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc tìm cách xử lý. Trường hợp các lý do khách quan, như tại thời điểm làm báo cáo, kế toán chưa có đủ chứng từ, chưa đủ cơ sở kế toán để ghi nhận như doanh thu hay lợi nhuận..., thì chênh lệch sẽ không bị xử lý. Điều đáng nói là có một số công ty rất thụ động trong việc xử lý các thông tin liên quan đến sự minh bạch. Chẳng hạn, có những bài báo đưa tin về công ty hoàn toàn sai, nhưng ban lãnh đạo công ty không phản ứng gì. Đến khi Sở yêu cầu giải trình thì công ty mới bắt đầu lên tiếng thanh minh. Điều này cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết còn phản ứng chậm và chưa chủ động đối phó với tin đồn xấu.
  3. Bà Trần Anh Đào, Trưởng phòng Quản lý và Thẩm định Niêm yết (sàn HoSE), cho rằng, nếu một công ty tự công bố kinh doanh lỗ thì sẽ bị đưa vào diện cảnh báo. Nếu như một năm sau, kết quả kiểm toán ghi nhận phát sinh thay đổi kết quả kinh doanh của công ty này, Sở sẽ xem xét lại để quyết định có nên đưa công ty ra khỏi diện cảnh báo hay không. Còn nếu công ty đang bị cảnh báo, lại tiếp tục bị lỗ, thì Sở nâng cấp độ xử lý lên mức cao hơn, đưa vào diện kiểm soát. Khi rơi vào trường hợp này, công ty sẽ bị giám sát chặt chẽ tất cả mọi hoạt động, và Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thanh tra công ty này. Nếu như đến năm thứ ba, công ty tiếp tục lỗ, thì cổ phiếu công ty bị hủy niêm yết theo đúng quy định.
  4. Những công ty lỗ đến năm thứ hai (khi có kết quả của kiểm toán) thì sẽ phải tạm ngừng giao dịch trong một thời gian (từ ba ngày đến một tuần) để công bố thông tin các phương án phục hồi công ty. Cổ phiếu của công ty sẽ được giao dịch trở lại sau khi có phương án kinh doanh gửi cho tất cả NĐT. Có một số công ty có ban lãnh đạo quản trị ý thức được vấn đề quan hệ cổ đông và thường có những phản ứng tốt đối với thị trường. Chẳng hạn như REE hay Vinamilk. Thông thường, hai công ty này không bao giờ đưa thông tin nào cho báo chí trước khi công bố chính thức trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Trong những trường hợp thị trường có tin đồn không đúng, thì họ lập tức phản hồi ngay. Đây là hành động tích cực thường được NĐT
  5. hoan nghênh. Ngược lại, nếu như HĐQT công ty không tốt, không đảm bảo được cơ chế hoạt động, các cổ đông có thể rời bỏ công ty bằng cách bán đi cổ phiếu. Khi quản trị không minh bạch, thì dù có kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh tốt, cũng chưa chắc được NĐT ủng hộ vì họ vẫn nghi ngờ. Và đó sẽ là cái giá mà doanh nghiệp phải trả. Thời gian qua, tất cả vấn đề quản trị công ty đều được phản ảnh rất rõ vào giá cổ phiếu trên thị trường. Tóm lại, khi công ty làm ăn thua lỗ hay không minh bạch thì sẽ bị cơ quan quản lý chế tài và NĐT phản ứng. Nếu bị cơ quan quản lý xử phạt, công ty có thể phục hồi sau một năm hoạt động. Còn như bị thị trường từ bỏ thì coi chừng: có thể phải rời sàn do giá cổ phiếu không còn giữ được bằng mệnh giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2