intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LÀM PHIM VỀ HỒ CHÍ MINH

Chia sẻ: Ben Ben | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

128
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho đến nay, đã có nhiều bộ phim nói về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Hẹn gặp lại Sài Gòn, Hà Nội mùa đông năm 1946, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công (phim truyện), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin, Đường về tổ quốc, Hồ Chí Minh chân dung một con người… (phim tài liệu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LÀM PHIM VỀ HỒ CHÍ MINH

  1. LÀM PHIM VỀ HỒ CHÍ MINH Cho đến nay, đã có nhiều bộ phim nói về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Hẹn gặp lại Sài Gòn, Hà Nội mùa đông năm 1946, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công (phim truyện), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin, Đường về tổ quốc, Hồ Chí Minh - chân dung một con người… (phim tài liệu). Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại nhưng lại rất bình dị. Người là chủ tịch nước nhưng lại luôn gần gũi với nhân dân, luôn muốn ngang hàng với nhân dân. Làm phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng hình tượng Hồ Chí Minh không khó nhưng cũng không dễ. Điện ảnh Xô viết đã có nhiều thành công trong việc xây dựng hình tượng Lênin, Các Mác, Ăngghen và những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới có nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng, có nhiều thành công thì sự đòi hỏi của công chúng ngày càng cao hơn. Hình tượng của lãnh tụ phải được khai thác về chiều sâu của tâm lý và tính cách, ở những thời điểm có tính lịch sử, có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của đất nước, của nhân dân và cả cuộc sống đời thường của lãnh tụ với nhân dân, với người thân trong gia đình, trong cuộc sống thường nhật… Các nhà hoạt động điện ảnh Xô viết đã khái quát về việc xây dựng hình tượng người lãnh tụ trong một câu nói ngắn gọn và súc tích là “phải có trái tim nóng bỏng và cái đầu lạnh”. Và nếu như hình tượng Lênin ở thời kỳ đầu là hình ảnh về những dáng đứng uy nghi trên bục cao của các cuộc diễn thuyết người dướn về phía trước, để phanh ngực áo, với lời lẽ hùng biện, tay giơ cao chém vào
  2. không khí. Kết thúc cuộc diễn thuyết, rời khỏi bục cao, Người đi nhanh, cử chỉ dứt khoát và đi sau là đông đảo quần chúng và đoàn tùy tùng thì sau này, khi xây dựng hình tượng Lênin, các nghệ sĩ điện ảnh đã tập trung khai thác nội tâm tính cách bên trong, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề lớn có tầm chiến lược cũng như tầm ảnh hưởng đến lịch sử đất nước, lịch sử thế giới với những quyết định tỉnh táo, sáng suốt và chính xác, hạn chế những động tác hình thể có tính bề ngoài khoa trương. Về ngoại hình cũng không nhất thiết phải giống trăm phần trăm nh ư vẽ truyền thần mà cái chính là phải lột tả được cái thần thái ẩn chứa bên trong của lãnh tụ với tư duy sách lược, chiến lược. Nhiều nghệ sĩ điện ảnh Viêt Nam cũng luôn ấp ủ xây dựng hình tượng Bác Hồ nhưng làm như thế nào để hình tượng mang tính khái quát cao mà lại chân thực, sinh động, gần gũi nhân dân, có sức hấp dẫn, thu hút nh ư chính cuộc sống hàng ngày của Người. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Viêt Nam đi từ bí mật đến công khai và vô cùng khốc liệt. Do yêu cầu của công tác bảo vệ, bảo mật mà các nghệ sĩ điện ảnh ít có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ và tiếp cận lãnh tụ cũng như những tư liệu, tài liệu, quyết sách quan trọng có liên quan. Mặt khác, Bác Hồ cũng không muốn quay phim, chụp ảnh, không muốn nói nhiều về mình. Đầu năm 1960 Đảng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba và kỷ niệm 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị giao cho Xưởng phim Thời sự tài liệu Trung ương làm một bộ phim tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng phải giữ bí mật không để Bác biết. Nếu biết Bác sẽ không cho quay. Giám đốc Xưởng phim hồi đó là đạo diễn Quang Huy trực tiếp thực hiện bộ phim này. Vào một buổi sáng, ông cùng tổ làm phim vác máy quay vào Phủ Chủ tịch, lúc đó Bác đang ăn sáng ở nhà ăn tập thể trong Phủ. Quang Huy đứng nấp dưới
  3. chân cầu thang nhà sàn, cầm sẵn máy quay chờ Bác Hồ ăn sáng trở về để quay “chộp” cảnh này. Khi Bác về đến gần chân cầu thang nhà sàn, bỗng Bác dừng lại, chỉ tay vào chỗ Quang Huy Bác hỏi: Chú làm gì mà đứng lấp ló ở đây? Dạ thưa Bác! Quang Huy ấp úng, chúng cháu quay một bộ phim về Đảng để chào mừng Đại hội Đảng sắp tới. Quay phim về Đảng? Bác hỏi lại, sao các chú không đến các chi bộ đảng ở các nhà máy, công trường, xí nghiệp, các đơn vị bộ đội và công an mà quay mà các chú lại quanh quẩn ở đây? Thấy đạo diễn Quang Huy lúng túng Bác nói tiếp: Thôi, đã lỡ rồi thì thôi, các chú cứ quay tiếp đi. Nhưng chỉ một lần này thôi. Lần sau các chú không được vào đây quay phim nữa, các chú nhớ chưa? Nói rồi Bác ung dung bước lên cầu thang nhà sàn… Một thời gian sau bộ phim được hoàn thành, hôm chiếu cho Bộ Chính trị xem thì một chuyện tình cờ xảy ra. Từ Phủ Chủ tịch Bác gọi điện thoại cho đồng chí Nguyễn Lương Bằng để bàn một công việc gì đó, chị Nguyễn Lương Bằng nghe máy và trả lời: Dạ thưa Bác! Anh Bằng em đi vắng. Hình như anh Bằng em được Bộ Chính trị mời đi duyệt một bộ phim, nghe đâu l à phim quay về Bác. Bộ phim quay về tôi? Bác hỏi lại, anh Bằng được mời đi duyệt, còn tôi lại không được mời. Anh Bằng sướng thật… Biết là mình đã lỡ lời, chị Bằng chữa lại, đấy là em cũng nghe phong thanh thế thôi, chắc không phải đâu, chắc anh Bằng em đ ược mời đi dự một cuộc họp gì quan trọng… Bộ phim được Bộ Chính trị thông qua, được chiếu mời Bác xem để xin ý kiến Bác trước khi cho phổ biến rộng rãi. Đó là một đêm cuối xuân đầu hè, khí hậu mát mẻ, buổi chiếu được tổ chức ngoài trời trên khoảng sân rộng ở Phủ Chủ tịch. Bác ngồi xem ở hàng ghế đầu, đồng chí Tố Hữu khi đó là Trưởng ban Tuyên huấn, bảo đạo diễn Quang Huy lên ngồi cạnh Bác để xem xong thì xin ý kiến Bác ngay. Đạo diễn Quang Huy sợ không dám lên ngồi cạnh Bác, đồng chí Tố Hữu phải động viên, thuyết phục mãi ông mới chịu nghe, khi bộ phim kết thúc, Bác đứng dậy, đạo diễn Quang Huy cũng đứng dậy theo: Dạ thưa Bác, đạo diễn Quang Huy
  4. phân trần, cháu được đồng chí Tố Hữu giao nhiệm vụ xem xong phải xin ý kiến Bác. Đồng chí Tố Hữu bảo xin ý kiến Bác?... Vậy khi làm phim các chú có xin ý kiến Bác không? Nếu bây giờ Bác bảo không đ ược thì sao? Nói xong Bác ung dung đi về phía nhà sàn. Đạo diễn Quang Huy toát mồ hôi vội quay lại gặp đồng chí Tố Hữu tường thuật nguyên văn những lời Bác nói. Đồng chí Tố Hữu cười: Thế là ổn rồi! Bác không có ý kiến gì, nghĩa là Bác đã đồng ý. Còn nếu không thì… Hai ngày sau bộ phim được chiếu ra mắt giới thiệu cho khách quốc tế, đoàn ngoại giao và các nhà báo và trở thành bộ phim chủ lực của đợt phim chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba và mừng thọ 70 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bộ phim tài liệu chân dung đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tựa đề Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, mở đường cho thể loại phim tài liệu chân dung về Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước sau này của điện ảnh tài liệu Việt Nam. Làm phim về Bác Hồ cái khó đầu tiên là Bác không muốn làm phim về mình, Bác không thích ngợi ca và đề cao mình. Mùa hè năm 1969 Xưởng phim Thời sự tài liệu Trung ương làm một bộ phim Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, Bác Hồ của chúng em, nội dung là thầy trò trường Âm nhạc Viêt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Viêt Nam) đến Phủ Chủ tịch báo công với Bác Hồ về thành tích học tập của các em học sinh nhỏ tuổi nhân ngày 1-6 kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi. Đó cũng là bộ phim màu đầu tiên và là cuối cùng về Bác, chỉ 4 tháng sau, ngày 2-9-1969 thì Bác mất. Khán giả Viêt Nam cũng đã được xem nhiều bộ phim về các lãnh tụ và vĩ nhân của thế giới như Các Mác, Ăngghen, Lênin…nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không giống một ai trong số đó. Là một nhà chỉ huy quân sự thiên tài, là cha đẻ của quân đội nhân dân và lực lượng vũ trang Viêt Nam bách chiến bách thắng, Người đã cùng những đoàn quân tham gia chiến dịch biên giới nhưng Người chưa
  5. bao giờ nhận một quân hàm, quân hiệu hoặc một chức tước gì về quân đội. Một nhà chính trị lỗi lạc đi hết các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, Mỹ la tinh đến cả Vatican ở Ý và khu Hắc lem của Mỹ, nhưng ít ai thấy người đứng trên những bục cao diễn thuyết hoặc nói những lời hùng biện, chẳng mấy khi Người đi giày Tây, mặc complê thắt ca vát mà thường chỉ mặc bộ đồ bà ba quần nâu, áo vải. Những vấn đề quốc gia đại sự, Người cũng chỉ diễn đạt trong những câu chữ rất bình thường, những việc làm rất bình thường dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm. Năm nào Bác cũng làm thơ chúc tết, đó là nguồn cảm hứng thi ca của một lãnh tụ, một danh nhân văn hóa dành tình cảm nồng ấm đầu xuân cho nhân dân theo truyền thống Viêt Nam và Á Đông vào thời khắc giao thừa. Nhưng không đơn thuần là thơ mà chính là đường lối chiến lược cho cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Viêt Nam. Nhân dân lắng nghe lời chúc ấm áp nghĩa tình của Người và cũng để dõi theo tình hình chiến sự, đường hướng, bước đi, thế trận của cuộc chiến tranh mà phấn khởi, tin tưởng vượt lên. Những vấn đề trọng đại của đất nước được Bác diễn đạt trong mấy câu thơ giản dị, dễ hiểu. Bài thơ Xuân 1968 là một ví dụ: Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào Tiến lên chiến sĩ đồng bào Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn NSND Bùi Đình Hạc là người đã làm nhiều bộ phim tài liệu lớn về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi cũng đã ba lần trao đổi, bàn luận với ông về việc làm phim về
  6. Bác Hồ. Tôi đã tặng ông tập thơ Tên người là cả một niềm thơ do Nxb Văn học ấn hành mà tôi rất tâm đắc, tập hợp nhiều bài thơ hay của nhiều nhà thơ lớn trong nước và nước ngoài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Người mất. Cả thế giới tiếc thương Người, cả thế giới ca ngợi Người. Tôi muốn góp thêm tài liệu, tư liệu để ông làm phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi vẫn nhớ mấy câu thơ của một nhà thơ nước ngoài nói về Người trong tập thơ đó: Người đáng được ngợi ca lại không muốn ai ca ngợi Người không muốn ngồi trên đỉnh cao chót vót Để ai kia cầu nguyện phụng thờ mình Người chỉ muốn ngang hàng cao thấp với nhân dân Khi làm bộ phim Hồ Chí Minh chân dung một con người, ông muốn làm theo cách mới: hạn chế bớt tính tiểu sử, tính biên niên sử theo thời gian và sự kiện. Ông khai thác sâu hơn tính cách, cuộc sống giản dị đời thường của Bác. Vì thế ông tìm kiếm trong nguồn phim tư liệu và chọn được những cảnh phim quý giá Bác Hồ đi chiến dịch cởi trần, mặc quần đùi, xuống suối vốc nước lau người, giặt quần áo rồi phơi lên chiếc gậy vác trên vai, vừa đi vừa phơi cho chóng khô; rồi cảnh Bác đánh bóng chuyền, tập thái cực quyền, dạy võ cho anh em chiến sĩ cảnh vệ ở chiến khu Việt Bắc… rất thực. Việc đưa những cảnh này vào phim ở thời điểm đó hoàn toàn không dễ nhận được sự đồng thuận. Nhiều người cho rằng những cảnh đó trông nhếch nhác, hạ thấp hình tượng vị lãnh tụ… nhưng khi phim được công chiếu, người xem trong nước và nước ngoài lại vô cùng thích thú vì thấy được cuộc sống đời thường của Bác. Bác sống giản dị và gần gũi với mọi cán bộ, chiến sĩ ở chiến khu, lãnh tụ và
  7. nhân dân không cách xa nhau. Bây giờ thì những đoạn phim, cảnh phim đó là vô giá, mỗi lần được xem lại ta vẫn thấy vui, thấy thích, ta hiểu Bác hơn, kính trọng Bác hơn... Những cảnh phim đời thường như thế, không làm giảm đi hình ảnh Bác Hồ mà ngược lại đã nâng cao tính chân thực, tính giáo dục và thẩm mỹ của hình tượng Hồ Chí Minh. Có được những cảnh phim như thế phải kể đến công lao của nhà quay phim Nguyễn Thế Đoàn, Lê Minh Hiền và Nguyễn Văn Chính cùng tổ điện nhiếp ảnh Khu 9 vùng bưng biền Nam Bộ. Thật hiếm có một vị lãnh tụ nào được người dân gọi là bác, là cha, và dù Bác đã đi xa hơn 40 năm, nhưng hình ảnh và tình cảm của Người vẫn còn in đậm trong trái tim của 80 triệu người dân Viêt Nam. Bác đến thăm đoàn quân nhạc, chỉ huy bắt nhịp bài Kết đoàn; Bác đến thăm đơn vị pháo binh, lấy bàn tay bịt nòng khẩu pháo lại; Bác đến thăm bà con nông dân Vân Đình huyện Hoài Đức, Hà Tây cũ chống hạn, Bác bỏ dép, xắn quần ngồi lên guồng đạp nước; Bác về Sầm Sơn hội họp, nghỉ dưỡng, xắn quần đi ra bãi biển kéo lưới cùng bà con ngư dân. Khi giặc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, hòng đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá, Bác vẫn ung dung: “Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố, làng mạc khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Viêt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Bác không nói những lời đao to búa lớn, cũng ít dùng những động tác, cử chỉ ngoại hình. Phong thái của Bác là điềm tĩnh, ung dung, nói những lời giản dị, dễ hiểu, đối lập với sự ồn ào, khoa trương và kiêu ngạo. Những lời nói, việc làm của Bác vừa mang tính trực quan cụ thể, vừa mang tính biểu tượng, ẩn ý sâu xa, là sách lược, chiến lược cao siêu, tài tình.
  8. Đảng ta mở cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là để nâng cao nền tảng đạo đức cho toàn đảng, toàn dân tộc và cho cả muôn đời con cháu mai sau. Làm phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng hình tượng Hồ Chí Minh trên màn ảnh cũng chính là dịp để các nghệ sĩ và người xem tiếp cận, tìm hiểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà văn Sơn Tùng là tác giả của nhiều cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có cuốn tiểu thuyết Búp sen xanh đã được chuyển thể thành bộ phim truyện Hẹn gặp lại Sài Gòn cách đây đã 20 năm. Đó là bộ phim truyện đầu tiên xây dựng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh khá thành công. Cũng từ cuốn tiểu thuyết này và những tư liệu, tài liệu khác của nhà văn Sơn Tùng cung cấp, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã hoàn thành kịch bản phim truyện Nhìn ra biển cả nói về giai đoạn thày giáo Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) dạy học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết. Bộ phim đã được khởi quay và sẽ hoàn thành trong năm 2010 chào mừng 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm thành lập nước và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Cách đây 20 năm, khi bộ phim Hẹn gặp lại Sài Gòn được chiếu buổi đầu tiên giới thiệu cho đoàn ngoại giao, các phóng viên thông tấn báo chí trong nước và quốc tế tại Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội, nhà văn Sơn Tùng là vị khách mời đặc biệt với tư cách tác giả văn học của bộ phim. Ông xúc động và vui mừng, từ Búp sen xanh hình ảnh Bác Hồ lần đầu tiên được xuất hiện trên màn ảnh phim truyện - một loại hình nghệ thuật có sức phổ cập rộng rãi với khán giả trong nước và quốc tế. Buổi ra mắt thật trang trọng, và bộ phim đạt được sự thành công. Hình ảnh Bác Hồ chân thực, sống động và gần gũi, được báo chí và bạn bè quốc tế khen ngợi. Và năm 2010 khi ông đã ngoài 80 tuổi, một lần nữa từ tác phẩm văn học của ông, hình ảnh Bác Hồ lại được xuất hiện trên bộ phim truyện Nhìn ra biển cả. Đó là niềm vui, niềm tự hào và hạnh phúc lớn của một nhà văn mà cả cuộc đời say
  9. mê, miệt mài tìm hiểu, sưu tầm và lao động mệt nhọc để có được những trang viết thấm đẫm tính nhân văn, lòng yêu thương kính trọng Bác Hồ. Ông nghĩ viết về Bác Hồ cũng chính là để tu luyện mình, chính là để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ai đó đã một lần đến chơi, thăm nhà văn Sơn Tùng hẳn sẽ kiểm chứng được điều ông nói. Ông sống thanh bạch, giản dị, hết lòng vì bạn bè, vì chòm xóm. Nhà ông đang ở chật hẹp đơn sơ như bao nhà ở khu tập thể Văn Chương. Ngồi xếp bằng tiếp khách giữa sàn nhà - chẳng kê được bàn và ghế - vậy mà khách vẫn đông vui. Từ đây những trang sách, những bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục được ra đời, và tất yếu sẽ có những bộ phim mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên màn ảnh. Dày công, tâm huyết, mến yêu và kính trọng Bác Hồ đã giúp ông có được những trang viết về bác chân thực, sống động và thuyết phục, nhân dân mến yêu Sơn Tùng nên gọi ông là ông nhà văn viết về Bác Hồ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2