intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm Sao Băng Dính Có Thể Làm Tiêu Mụn Cóc?

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

139
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mụn cóc là một bệnh ngoài da gây ra do một loại virus có tên Papovavirus. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc trung gian của dụng cụ có chứa virus này. Tùy theo cơ địa mà có người bị và có người không lây bệnh. Mụn cóc có thể mọc ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Nếu để lâu, mụn cóc thường bị to thêm hoặc lây sang chỗ khác. Nói đến điều trị mụn cóc, chắc hẳn ai cũng nghĩ tới những liệu pháp như đốt nóng, đốt lạnh, dùng kim điện,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm Sao Băng Dính Có Thể Làm Tiêu Mụn Cóc?

  1. Làm Sao Băng Dính Có Thể Làm Tiêu Mụn Cóc? Mụn cóc là một bệnh ngoài da gây ra do một loại virus có tên Papovavirus. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc trung gian của dụng cụ có chứa virus này. Tùy theo cơ địa mà có người bị và có người không lây bệnh. Mụn cóc có thể mọc ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Nếu để lâu, mụn cóc thường bị to thêm hoặc lây sang chỗ khác. Nói đến điều trị mụn cóc, chắc hẳn ai cũng nghĩ tới những liệu pháp như đốt nóng, đốt lạnh, dùng
  2. kim điện, dùng hóa chất, … Tuy nhiên vẫn có những liệu pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả mà người ta ít biết đến. 1. Dùng băng dính 2. Một số nghiên cứu đã khẳng định, băng dín thậm chí còn có tác dụng tốt hơn liệu pháp đốt lạnh. Hãy dùng một mẩu băng dín dán đè lên mụn cóc, kích thước mẫu băng dín chỉ vừa che hết chỗ mụn cóc, không được quá lớn. Sau khi dán, cứ để như vậy trong khoảng 1 tuần. Khi bạn gỡ miếng băng dín ra, ngâm chỗ mụn cóc trong nước vài phút. Sau đó dùng giấy nhám hay đá mài để giũa cho bong ra các lớp tế bào dày cộm đã chết. Đến khi không còn giũa được nữa, rửa lại bằng nước sạch và cứ để như thế cho đến ngày mai mà không cần băng chỗ mụn cóc lại. Sáng hôm sau lại băng một miếng băng dín lên chỗ mụn cóc như tuần trước. Lặp lại chu trình cho đến khi mụn cóc không còn nữa. 3. Dùng trái cây 4. Đắp vỏ chuối lên mụn cóc, hướng mặt trong của vỏ chuối vào da. Có một loại hóa chất trong vỏ trái chuối có thể làm mụn cóc tiêu đi từ từ. Bạn có thể dùng chanh để thay thế cho chuối. Các bước thực hiện hoàn toàn tương tự. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trái đu đủ để làm tiêu mụn cóc. Trong đu đủ có một chất enzym có tác dụng tiêu hủy các tế bào chết. Cắt những vết cắt cạn trên vỏ một trái đu đủ xanh, chất nhựa trắng sẽ chảy ra từ
  3. vỏ trái đu đủ. Pha một chút nước với chất nhựa này và bôi lên mụn cóc hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. 5. Dùng nước nóng 6. Mụn cóc rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Mỗi ngày dành 15 phút để ngâm mụn cóc trong nước nóng (nên chọn nhiệt độ nóng nhất mà bạn có thể chịu đựng). Để tăng thêm hiệu quả, pha thêm một phần giấm ăn vào 4 phần nước nóng. 7. Dùng cây nha đam 8. Bẻ một lá cây nha đam, nặn vài giọt chất nhựa trong suốt từ lá cây nha đam, bôi lên chỗ mụn cóc. Làm thường xuyên mỗi ngày. Chất axit malic có trong nhựa cây nha đam có tác dụng làm “mài mòn” mụn cóc. 9. Dùng cây húng quế 10. Đâm nhuyễn lá cây húng quế, pha thêm ít nước đắp lên mụn cóc. Trong lá cây húng quế chứa những hợp chất diệt virus. Thay mới khi chỗ lá cây húng quế khô, thực hiện liên tục trong vòng một tuần.
  4. Giúp Bạn Ra Nắng Mà Không Bị Nám Da Thật vui khi có dịp tham gia một buổi cắm trại ngoài trời hay một chuyến du lịch biển với bạn bè! Nhưng nếu không cẩn thận thì làn da của bạn sẽ bị bỏng nắng và nám đen, một số chỗ còn phồng giộp và bắt đầu bong tróc ra từng mảng. Đó là một dạng bỏng da nhẹ do tia cực tím mặt trời gây ra. Những bí quyết sau đây sẽ rất hữu ích giúp bạn hạn chế những tác hại do bỏng nắng gây ra:
  5. 1. Chườm lạnh 2. Hãy chườm lạnh nơi bị bỏng bằng khăn lạnh trong thời gian 15 phút. Nhiệt độ lạnh giúp giảm sưng tấy và làm bạn cảm thấy dễ chịu, không còn thấy nóng rang ở chỗ bỏng nắng nữa. Lưu ý chỉ nên dùng khăn lạnh, không nên dùng đá lạnh. 3. Đắp dưa chuột và khoai tây 4. Cắt từng lát dưa chuột hay khoai tây mỏng đắp lên chỗ bị bỏng. Trong dưa chuột và khoai tây chứa những hợp chất làm mát vết bỏng và giảm sưng tấy. 5. Dùng giấm ăn 6. Giấm ăn có tên khoa học axit axetic, một trong những thành phần của aspirin. Nó có thể làm vết bỏng dễ chịu hơn, tránh bị ngứa ngáy và viêm nhiễm vết thương. Ngâm một vài mảnh khăn giấy vào giấm ăn rồi đắp lên những chỗ bị bỏng. Để yên cho đến khi những mảnh giấy này khô đi. Có thể thay tiếp những tấm khăn khác nếu thấy cần. Nếu vết bỏng trải rộng, hãy tắm với nước lạnh pha giấm. Tốt nhất là tắm trong bồn, pha thêm 1/2 chén giấm ăn vào nước trước khi tắm. 7. Bảo vệ da khi ra nắng
  6. 8. Luôn nhớ thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài, hãy khuyên người thân của bạn cũng làm thế nhé! Hạn chế ra nắng trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Đây là thời gian mà ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, dễ dàng làm bỏng da bạn. Nếu da bạn nhạy cảm, dễ ăn nắng hay được chẩn đoán có khả năng bị ung thư da thì bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải che kín tối đa khi ra ngoài. Nghĩa là lúc nào ra đường cũng phải mặc quần dài, áo tay dài, đội nón rộng vành và mang kính mát. 9. Trị bỏng bằng trà, bạc hà và nha đam 10. Ngâm một chiếc khăn sạch vào nước trà xanh để nguội, đắp khăn này lên da. Trong trà có chứa những thành phần giúp bảo vệ da tránh khỏi ảnh hưởng của tia cực tím mặt trời đồng thời giảm sự phồng giộp khi bị cháy nắng. 11. Pha một thau trà từ lá cây bạc hà cay; nếu không có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước âm ấm. Nhẹ nhàng dùng khăn thấm ướt lau lên những chỗ bỏng nắng. Mùi thơm và tính mát lạnh của bạc hà cay làm vết thương không còn rát bỏng và mau lành. Bôi chất keo từ lá cây nha đam lên chỗ bỏng giúp mau lành và tránh nhiễm trùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2