intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để biết được thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh?

Chia sẻ: Cuctrang_1 Cuctrang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

161
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ và lo lắng bởi những chuyển biến khác thường của cơ thể. Mang thai là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời đối với người phụ nữ. Sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ và lo lắng bởi những chuyển biến khác thường của cơ thể. Dưới đây là những câu trả lời giúp bà bầu giải tỏa sự hoang mang, lo lắng ấy. 1. Khi nào chấm dứt tình trạng nôn, nghén ?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để biết được thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh?

  1. Làm sao để biết được thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh? Sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ và lo lắng bởi những chuyển biến khác thường của cơ thể. Mang thai là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời đối với người phụ nữ. Sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ và lo lắng bởi những chuyển biến khác thường của cơ thể. Dưới đây là những câu trả lời giúp bà bầu giải tỏa sự hoang mang, lo lắng ấy. 1. Khi nào chấm dứt tình trạng nôn, nghén ? Hiện tượng ốm nghén thường xảy ra vào ba tháng đầu của thai kỳ, giảm dần vào tuần thứ 14 trở đi. Tuy nhiên một số người nôn trong suốt thời gian mang thai. Đây là hiện tượng bình thường. Nếu tình trạng xẩy ra nhiều lần trong ngày, thai phụ nên trình bày với bác sĩ để được tham vấn và kê toa thuốc. 2. Cần làm gì trong các lần khám thai?
  2. Trong lần khám đầu tiên (3 tuần sau khi chậm kinh), thai phụ được siêu âm lần đầu để khẳng định thai đang phát triển và xét nghiệm máu bắt buộc. Lần thứ hai sau đó khoảng 1 tháng, bác sĩ cũng siêu âm để xác định chính xác ngày thụ thai, khẳng định thai phát triển, đo chiều dày vùng gáy để tầm soát bệnh down. Các lần khám giữa thai kỳ thường chỉ theo dõi thông thường, tiêm phòng uốn ván. Khám thai, siêu âm là việc quan trọng khi mẹ bầu mang thai. (ảnh minh họa) Ở lần khám lúc 36 tuần, ngoài việc theo dõi, nên xét nghiệm dịch âm đạo tìm khuẩn strepto B, đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh. Từ tuần thứ 38, có thể phải làm thêm các xét nghiệm như siêu âm theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai...
  3. 3. Bé bắt đầu cử động trong giai đoạn nào? Sớm nhất vào khoảng tuần 16, thai phụ có thể cảm thấy bé cử động. Thế nhưng, nhiều người cũng không cảm nhận được sự thay đổi của bé ở tuần 20-22. Từ tuần 28, bạn có thể biết thai nhi cử động 10 lần trong khoảng 12 giờ. 4. Khi nào ngực bắt đầu tiết sữa? Đến khoảng tuần 16, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất sữa non. Hầu hết thai phụ đều không cảm nhận được điều này. Một số phụ nữ cảm nhận được đầu vú nhũ hoa tiết chất dịch. Đây chính là sữa non sau tuần thứ 16. Dù phát hiện hay không hiện tượng này cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ và khản năng tiết sữa của mẹ. 5. Vì sao trong thai ky thường xảy ra hiện tượng co thắt ở vùng kín? Cơn co thắt nhẹ và không thường xuyên xảy ra khi bạn bắt đầu mang thai. Không phải ai cũng nhận biết tình trạng này. Khoảng tháng thứ 7 trở đi bạn bắt đầu cảm nhận được rất rõ các cơn co thắt. Đừng có lo lắng điều này có nghĩa là bạn sắp chuyển dạ. 6. Làm sao để biết được thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh? Sức khỏe của bé là điều quan tâm lớn của người mẹ. Những triệu chứng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ thậm chí là suốt 9 tháng mang thai như mệt mỏi, buồn nôn…là những dấu hiệu tốt. Điều đó chứng tỏ rằng hormone
  4. trong cơ thể mẹ đang thay đổi để hỗ trợ cho sự phát triển của bào thai. Nếu bạn luôn chăm sóc cẩn thận cơ thể mình và đến bác sĩ khám thai định kỳ thì nên yên tâm rằng: cả mẹ và con đều khỏe mạnh. 7. Có được quan hệ tình dục khi mang thai? Quan hệ tình dục tuyệt đối an toàn và sẽ không gây ra các biến chứng như sảy thai trong thời gian mang thai thông thường. Tử cung chứa túi ối bảo vệ bé, tạo ra một tác động đĩa đệm chống va chạm. Do vậy bạn sẽ không gặp bất cứ guy cơ chấn thương nào khi làm "chuyện ấy". Thư giãn để tìm thấy sự cân bằng rất tốt cho cả mẹ và bé. (ảnh minh họa)
  5. Tuy nhiên, nếu bạn được xếp trong hàng ngũ những người có nguy cơ cao (nhau thai ở vị trí bất thường, có xu hướng sẩy thai, tiểu sử sinh non) hãy tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình hoặc chuyên viên đỡ đẻ của bạn xem liệu quan hệ có an toàn trong thời gian này. Bạn nên nói chuyện với các bác sĩ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi giao hợp, như đau đớn, chảy máu, ra khí hư, hoặc các sự co thắt có vẻ như tiếp diễn sau khi quan hệ. 8. Tại sao rốn phát triển hơn trong thai kỳ ? Tuổi thai càng lớn, vòng thai của mẹ càng tăng. Rốn sẽ giản ra. Từ tuần 20 bạn có thể thấy rốn nhô cao. Sau khi sinh nó có thể trở về vị trí cũ. 9. Thai nhi quay đầu vào lúc nào? Từ tuần 36 trở đi, thai nhi thường cuộn mình trong bụng mẹ. Vị trí của bé thay đổi liên tục : lúc ngồi đầu, ngôi mông, khi thi nằm ngang. Có bé tiếp tục thay đổi vị trí đến lúc mẹ chuyển dạ. Từ thời điểm này, vị trí của thai nhi giữ vai trò quan trọng trong việc xác định ngôi thai, chuẩn bị cho quá trình sinh. 10. Có được tắm nước nóng khi mang thai? Nếu nhiệt độ cơ thể chị em lên quá 38,9 độ C sẽ làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của bé trong 3 tháng đầu tiên và mất nước về sau trong thai kỳ. Vì thế, cố gắng hạn chế những hoạt động có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, như: tắm hơi hoặc tắm bồn, tắm vòi sen bằng nước rất nóng, ra ngoài trong thời tiết rất nóng hoặc khi tập thể dục. Tốt nhất tắm trong bồn nước mát, hoặc hơi ấm. Đừng tập luyện quá mức để cơ thể bị quá nóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2