intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để giảm rụng hoa và trái ở xoài

Chia sẻ: Lotus_9 Lotus_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'làm sao để giảm rụng hoa và trái ở xoài', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để giảm rụng hoa và trái ở xoài

  1. Làm sao để giảm rụng hoa và trái ở xoài Chúng tôi xin giới thiệu với bà con nông dân cách làm giảm hiện tượng rụng hoa và trái ở xoài. Nguyên nhân rụng hoa và trái xoài Do số hoa đực nhiều, số hoa lưỡng tính có thể đậu quả lại ít. Việc thụ phấn của hoa xảy ra không tốt do hạt phấn có hiện tượng tự bất dục, khả năng tự thụ phấn trong cùng giống kém. Điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương sớm tạo độ ẩm cao cũng ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và đậu trái. Tác động của một số sâu bệnh hại như rầy bông xoài, rệp, sâu đục trái non, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng... Do đặc tính giống (yếu tố di truyền): giống có cuống trái to, chắc mập thường rụng ít. Thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, nhất là phân kali, calci... Hạn chế sự rụng hoa, trái Chế độ dinh dưỡng
  2. Bón phân gốc đầy đủ vào hai giai đoạn chính: giai đoạn 1 ngay sau thu hoạch. Để bù lại phần dinh dưỡng đã bị trái lấy đi ở mùa trước, cần bón nhiều phân N, P vừa phải, còn K thì bón ít hơn, liều lượng tuỳ độ tuổi cây. Có điều kiện bón phân hữu cơ sẽ rất tốt. Giai đoạn 2 khi đợt đọt cuối vừa nhú hết, cây ra bông tự nhiên hay trước khi xử lý ra bông khoảng 15 ngày: khi cơi lá cuối chuyển màu xanh đậm, phiến lá dày, bìa lá gợn sóng thì bón phân lần 2 (tăng thêm P và K, giảm N so với lần 1). Vào giai đoạn 4 và 8 tuần sau khi hoa nở, bón thêm 0,4- 0,6kg/lần phân NPK loạ i 20- 20- 15 cho mỗi gốc. Chế độ nước Khi hoa nhú mầm, hoa cần đủ ẩm. Nếu không mưa cần tưới nước đẫm gốc. Từ khi nở hoa đến lúc có trái non cỡ hạt đậu phộng cần duy trì lượng nước tưới còn khoảng 2/3 thời kỳ đầu. Khi trái cỡ hạt đậu phộng đến trước khi thu hoạch 2 tuần là giai đoạn trái rụng nhiều nhất, đảm bảo lượng nước khoảng 1/2 thời kỳ nhú mầm hoa. Chú ý giữ ẩ m điều hoà không để đất quá khô rồi tưới dễ gây sốc làm rụng hoa, trái non. Phòng trừ sâu bệnh
  3. Phòng trừ sâu bệnh hại bông và trái (nhất là rầy bông xoài, thán thư, phấn trắng- là những tác nhân gây rụng bông và trái mạnh nhất) bằng các loại thuốc thích hợp. Đối với rầy bông xoài có thể dùng các loại thuốc đặc trị như: Applaud, Mospilan, Sumi alpha, Sherpa, Bassa, Trebon, Admire...; bệnh thán thư dùng thuốc Carbenda, Dithane M- 45, Antracol... để trị; bệnh phấn trắng dùng Sumi 8, Manozeb, Score, Anvil... riêng thuốc Sumi 8 ngoài khả năng phòng chống bệnh còn có tác dụng làm cho cuống trái to mập ra, hạn chế rụng trái. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng và phân bón lá Nên phun các chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá để hạn chế rụng hoa, gia tăng tỉ lệ đậu trái và rụng trái non, có thể phun 2- 3 lần: lần đầu khi chồi hoa khoảng 7- 10cm; lần hai khi hoa đã thụ phấn xong 2- 3 tuần sau khi hoa nở rộ, phun phân bón lá kết hợp các chế phẩm kích thích sinh trưởng (nhóm auxin hay NAA); lần 3 phun cách lần 2 từ 15- 20 ngày, lần này có thể sử dụng thêm các chế phẩ m GA 3, Progibb, Gibgro... Lưu ý Trên diện tích lớn, ngoài giống chính nên trồng thêm một số giống khác để tăng khả năng thụ phấn.
  4. Trong thời kỳ ra hoa, đậu trái non mà gặp mưa, sương sớm cần chú ý cân nhắc khả năng phun thuốc phòng chống bệnh. Đêm có nhiều sương hay mưa thì sáng sớ m nên rung cây cho rụng bớt nước đọng và hoa tàn trước khi phun thuốc. Bổ sung một số biện pháp: tỉa bớt chồi hoa ở cây ra nhiều vào lúc chồi hoa mớ i nhú khoảng 10cm. Tỉa những trái méo mó, bị nhiễ m bệnh... khi trái cỡ trứng gà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2