Làm sao để học sinh học tốt môn Lịch sử
lượt xem 2
download
Bài viết "Làm sao để học sinh học tốt môn Lịch sử" đi sâu tìm hiểu nguyên nhân vì sao... mà xuất phát từ thực tế để chúng tôi có những điều chỉnh cách dạy học cho phù hợp. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Làm sao để học sinh học tốt môn Lịch sử
- LÀM SAO ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ ? Kết quả kì thi tuyển sinh vào các trường đại học cao đẳng năm 2006, ở các môn khoa học xã hội nói chung cũng như môn Lịch sử nói riêng đã phản ánh một điều: Học sinh hiện nay ngày càng xa rời môn Lịch sử và không thực sự mặn mà với môn học này.Thời gian gần đây đã có rất nhiều ý kiến cũng như cách lý giải khác nhau về chất lượng học tập, thi tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp môn Lịch sử quá thấp. Là những người trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông chúng tôi cũng có nhiều bức xúc, trăn trở trước dư luận xã hội cũng như việc các em học sinh ngày càng “thờ ơ” với môn học này (Điều này không chỉ thể hiện qua kết quả thi tuyển sinh hàng năm, mà ngay cả ở những cuộc thi đỉnh cao khác như: Đường lên đỉnh Ôlym pia nhiều học sinh đã tỏ ra bất lực, hoặc trả lời sai trước nhiều câu hỏi của chương trình đưa ra, mặc dù đó chỉ là những thức kiến thức cơ bản đã được học trong các nhà trường phổ thông). Trong bài viết này chúng tôi không đi sâu tìm hiểu nguyên nhân vì sao...mà xuất phát từ thực tế để chúng tôi có những điều chỉnh cách dạy học cho phù hợp. Ở tại trường nơi chúng tôi đang công tác hàng năm đã tổ chức rất nhiều cuộc thi, hội thảo trao đổi, viết sáng kiến kinh nghiệm.v.v... nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Qua hơn 3 năm thực hiện thí điểm phân ban cũng như thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, mà chất lượng bộ môn đã được nâng lên rõ rệt.Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi môn Lịch sử qua các kì thi học kì là trên 50%(Đề thi do bộ Giáo dục và Sở giáo dục đào tạo ra) và điều không thể phủ nhận là: Tỷ lệ học sinh đăng kí vào học ở các lớp Ban khoa học xã hội (Ban C) hàng năm rất ổn định 5/13 lớp của toàn khối 10. Từ việc giảng dạy hướng dẫn học sinh học tập, trong quá trình này chúng tôi đã đúc rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp học sinh học và ôn luyện tốt môn Lịch sử. Xin được phép đưa ra để quí đồng nghiệp gần xa tham khảo góp ý thêm. 1.Muốn học tốt môn Lịch Sử trước hết phải thực sự tâm huyết. Do tác động của xã hội cũng như với quan niệm Lịch Sử là môn phụ và không phải là môn thường xuyên thi tốt nghiệp cũng như thi vào các trường thời thượng, yếu tố này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người học cũng như người dạy, trong nhiều trường học hiện nay số học sinh tâm huyết với môn Lịch sử so với các môn khoa học tự nhiên khác như Toán Lý Hoá có một tỷ lệ chênh lệch khá cao. Những em có thiên hướng thi vào khối C thì không nói làm gì, nhưng có một bộ phận không nhỏ không có khả năng gì nổi trội thì đa phần các em nộp đơn thi vào khối C, với suy nghĩ mười hai năm đèn sách đi thi một lần cho biết điều này đã lý giải tại sao số điểm 0(không) ở các môn khoa học xã hội (chủ yếu là Lịch sử) trong kỳ thi tuyển sinh vừa rồi là quá nhiều. Điều này đặt ra vấn đề nên chăng Bộ Giáo dục đào tạo cần có chính sách hợp lý hơn trong chính sách thi tuyển(nên sơ tuyển trước những thí sinh có điểm học lực khá trở lên ở những năm cuối cấp 1
- mới đủ điều kiện nộp đơn dự thi), điều này vừa hạn chế được số điểm 0, không đáng có vừa tiết kiệm được một khoản ngân sách phục vụ cho thi cử. Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Nếu trong mỗi chúng ta ai cũng thấm nhuần lời dạy của Người thì việc dạy- học Lịch sử chắc không phải quá khó khăn như hiện nay 2.Phải có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn. Muốn nắm vững và học tốt môn Lịch Sử cần thiết phải có sự gia công thích đáng của người học.“Khổ luyện thành tài” muốn giỏi Sử theo tôi người học phải có phương pháp, vì phương pháp là một yếu tố rất quan trọng nó quyết định đến sự thành công hay thất bại đối với người học. Đối với môn Lịch Sử nhiều người vẫn cho rằng đó chỉ là môn học thuộc, không cần đến tư duy chỉ cần học thuộc lòng là có thể làm được bài, nói như vậy là quá chủ quan và xem thường bộ môn này. Có không ít thí sinh đã thuộc nằm lòng hết cuốn Lịch Sử 12 ban C từ đầu đến cuối, nhưng khi vào phòng thi vẫn tỏ ra lúng túng thậm chí quên, vì họ chỉ mới có khả năng học thuộc nhưng theo kiểu học “vẹt”, chứ chưa “hiểu” vì thế kết quả đem lại không cao. Vậy muốn hiểu và nắm chắc Lịch Sử yêu cầu người học phải tuân thủ một số vấn đề cơ bản sau. Đối với học sinh hay các học viên ở các trung tâm trên lớp phải chú ý tập trung nghe giảng, ghi chép cẩn thận cuối mỗi bài học phải biết chốt lại các vấn đề trọng tâm. Hoàn chỉnh bài học trên cơ sở đối chiếu bài ghi ở lớp với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo để bổ sung những vấn đề cần thiết cho dễ nhớ, người học cần biết “cắt nhỏ”, “sao khô sắc đặc” nội dung theo từng chủ đề, từng giai đoạn, điều này sẽ giúp người học tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Sau mỗi bài và sau mỗi phần cần tập trả lời các câu hỏi dưới dạng đề cương chi tiết. Đây là bước tập dượt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi cụ thể. (Câu hỏi có thể lấy từ phần câu hỏi và bài tập ở cuối mỗi bài học của SGK hoặc sách tham khảo). Đề cương trả lời câu hỏi nên làm ngắn gọn và được sắp xếp hợp lý theo một cấu trúc rõ ràng có luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng... Và một yếu tố không kém phần quan trọng đó là luyện thi. Chọn trong số những câu hỏi của các bài, các phần những câu hỏi quan trọng nhất để tập viết thành một bài hoàn chỉnh. Khâu này nhằm rèn luyện cho người chuẩn bị đi thi khả năng làm chủ thời gian, khả năng diễn đạt nội dung và gọt giũa văn phong. Muốn có hiệu quả thực sự, người tập làm bài phải có ý thức tự giác cao: tự qui định, theo dõi tuân thủ thời gian 180 phút, tập đi tập lại sao cho đúng trong 3 giờ có thể viết trọn vẹn một bài lịch sử với độ dài từ 6 đến 8 trang. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công trong khi thi là khả năng phân bố và làm chủ quãng thời gian quy định(3giờ).Cách sử dụng hợp lý quỹ thời gian này có thể theo phương án sau: - Dành 10 phút để phân tích đề (xác định yêu cầu, phạm vi, và trọng tâm của các câu hỏi) - Dành 20 phút để lập đề cương chi tiết - Dành 140 phút để thể hiện đề cương thành bài viết. - Dành 10 phút để đọc lại, sữa chữa lỗi văn phạm và sai sót về nội dung. 2
- Ngoài sự chuẩn bị công phu về kiến thức, về phương pháp, muốn giành kết quả cao trong kỳ thi cần chú ý đúng mức đến việc chuẩn bị về thể lực và tâm lý để đảm bảo trạng thái thi đấu tốt. Nên có kế hoạch ôn luyện điều độ, khoa học, giải quyết hợp lý các nhu cầu học tập, nghĩ ngơi, giải trí để đảm bảo sức khỏe, tránh sự căng thẳng đầu óc, suy nhược thần kinh. Hết sức tránh kiểu “học tủ”, “học vẹt”, và khi vào phòng thi tuyệt đối không mang theo tài liệu để quay cóp. Trong phòng thi, sự thanh thản, bình tĩnh, tự tin quyết định rất lớn đến kết quả làm bài. Các hiện tượng “lệch tủ”, phạm quy... sẽ gây tác động rất lớn đến trạng thái thi đấu, tạo ra những cú sốc tâm lý rất tai hại mà hậu quả không thể lường hết được. Trên đây chỉ là một số gợi ý mà bản thân đã thực hiện trong quá trình học tập, giảng dạy của mình. Đến với khoa học thì mỗi người có một con đường riêng, tuy nhiên nếu được thực hiện nghiêm túc chắc rằng sẽ góp phần thiết thực vào kết quả học tập và thi cử./. Đặng Viết Tiến (Bài đăng báo GDTĐ tháng 8/2006) 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam -Trường Đại học Cần Thơ
120 p | 486 | 108
-
Giáo dục học - Kim chỉ nam của học sinh
228 p | 290 | 73
-
Bí quyết học và thi môn Lịch sử
6 p | 124 | 21
-
Xóa bỏ tính trạng học thụ động của sinh viên trong đào tạo hệ tín chỉ
12 p | 105 | 12
-
Làm Quen Với Phương Pháp Học Tập Khi Đi Du Học
3 p | 142 | 11
-
Con sáng tạo – Bố mẹ vui
5 p | 77 | 9
-
Dạy học phân số ở tiểu học: Một nghiên cứu khai thác các biểu diễn trực quan
13 p | 132 | 6
-
Giải pháp nâng cao chất lượng tự học học phần lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ
7 p | 12 | 5
-
Bạn đã sãn sàng để yêu - Tài liệu giáo dục giới tính dành cho học sinh trung học phổ thông (Tập 3): Phần 1
52 p | 12 | 4
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến dạy và học tiếng Việt bậc tiểu học cho học sinh Khmer trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 77 | 3
-
Bàn thêm về việc hình thành quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học
4 p | 50 | 3
-
Nhận định thực trạng công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM
6 p | 6 | 2
-
Các mô hình tự định hướng học tập
16 p | 69 | 2
-
Ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Anh lên quá trình học tiếng Pháp như là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh
11 p | 193 | 2
-
Cầu nối doanh nghiệp - sinh viên nhìn từ góc độ các hoạt động của trung tâm hỗ trợ sinh viên UEH
11 p | 29 | 1
-
Vấn đề độc lập làm việc của sinh viên đại học
4 p | 45 | 1
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Tân Trào
3 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn