intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để quản lý cơn tức giận?

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật quản lý giận giữ có thể giúp tháo ngòi nổ tức giận đang sẵn sàng bùng phát, có thể làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ, nghề nghiệp và cả lòng tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để quản lý cơn tức giận?

  1. Làm sao để quản lý cơn tức giận? Kỹ thuật quản lý giận giữ có thể giúp tháo ngòi nổ tức giận đang sẵn sàng bùng phát, có thể làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ, nghề nghiệp và cả lòng tốt. Có một số cách để quản lý tức giận, đó là nhận ra các tác nhân kích thích sự giận dữ, học cách làm thế nào để cảm nhận được rằng giận dữ đang đến gần và tìm kiếm các công cụ mạnh để dập tắt hoặc bày tỏ sự tức giận
  2. Nếu bạn có những cảm xúc giận dữ căng thẳng mãn tính, hãy thử các cách sau: Tránh sự bùng phát Bình tĩnh và thể hiện rõ sự tức giận cho mục tiêu cụ thể, đó là cho phép mình phản ứng và làm việc nào đó hướng tới giải pháp hay sự hiểu biết mới. Xem xét kỹ thuật thả lỏng cảm xúc (EFT) EFT là dạng tâm lý trị liệu thay thế với phương pháp chính là châm cứu. Phương pháp này áp dụng sau một chấn thương tâm lý cụ thể. Hỏi ý kiến
  3. Việc hỏi ý kiến có thể giúp phân tích các yếu tố gây kích thích sự giận dữ, chỉ ra các dấu hiệu cho thấy bạn đang giận dữ và chỉ cho bạn cách phản ứng đối với những sự thất vọng một cách lành mạnh. Tư vấn này cũng cung cấp một cơ hội để khám phá những cảm xúc khác mà có thể đã xảy ra, chẳng hạn như nỗi buồn vì trầm cảm. Người được hỏi phải là nhân viên tư vấn sức khỏe tâm thần hoặc tâm lý học được cấp phép. Học lớp học quản lý tức giận Các lớp học cũng cung cấp các kỹ thuật cơ bản, từ việc kiểm soát đến thúc đẩy sự đồng cảm và hiểu biết sâu sắc với những người khác. Mẹo hay quản lý sự tức giận
  4. Làm ngược lại: Thay vì đối đầu, hãy thử làm ngược lại. Đừng rút lui mà hãy phát huy khả năng thấu cảm. Đó là hãy cố gắng nghĩ về những gì người khác cảm nhận, suy nghĩ bởi những gì diễn ra trong cuộc sống của họ sẽ góp phần tạo ra hành vi của họ. Từ đó bạn sẽ có thể khuếch tán các cơn giận dữ, làm giảm mức độ “bốc hỏa”. Tìm mô hình cơn giận của bản thân: Theo dõi những cảm xúc và suy nghĩ trong cả ngày để chỉ ra mô hình cốt lõi gây ra sự tức giận. Giải phóng nó dưới dạng khác: Tức giận tạo ra dạng sinh lý như phản ứng tâm lý. Thay vì cho nó vào trong chai và “cố” giữ bình tĩnh hãy thể hiện cảm xúc qua hành động... tập thể dục. Chọn từ ngữ thông minh: Tránh những cụm từ mang tính tuyệt đối như “không bao giờ” hoặc “luôn luôn”. Chúng sẽ gây ra sự xa lánh và làm tổn thương những người mà mong có được 1 giải pháp nào đó với bạn. Tránh tự đổ lỗi với những từ ngữ mà sẽ tạo ra sự kỳ vọng không thực tế.
  5. Tránh nói các từ “sẽ”, “nên”. Học cách làm thế nào để kiểm soát cơn giận triền miên và thể hiện cảm xúc một cách có tính xây dựng sẽ không chỉ làm cho cuộc sống này tốt hơn, giúp hàn gắn các mối quan hệ và làm sáng tỏ những hiểu lầm. Việc quản lý được các cơn giận dữ còn tác động đáng kể đến sức khỏe lâu dài và tuổi thọ của bạn. (Theo SK)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2