Thông thường, chức vụ càng cao thu nhập càng nhiều. Tuy nhiên, có những trường hợp vị trí cao không hề tỉ lệ thuận với mức lương, đơn giản vì làm sếp ở công ty nhỏ lương thưởng chưa chắc đã bằng một “chú lính” ở công ty lớn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Làm “sếp” ở công ty nhỏ hay làm “lính” ở công ty lớn
- Làm “sếp” ở công ty nhỏ hay làm
“lính” ở công ty lớn
Định nghĩa sự vĩ đại của lãnh đạo
- Thông thường, chức vụ càng cao thu nhập càng nhiều. Tuy nhiên, có những
trường hợp vị trí cao không hề tỉ lệ thuận với mức lương, đơn giản vì làm sếp
ở công ty nhỏ lương thưởng chưa chắc đã bằng một “chú lính” ở công ty lớn.
Bạn sẽ chọn gì giữa quyền lực và thu nhập?
Hẳn không ít người đã hơn một lần băn khoăn lựa chọn việc làm sếp ở công ty nhỏ
hay làm “lính” ở công ty lớn. Bên cạnh quyền lực hay thu nhập, sự lựa chọn của
bạn sẽ còn mang lại những giá trị thực tế khác.
“Sếp” của “Người tí hon”
Dù là sếp, lương cũng như các khoản trợ cấp khác của bạn ở công ty “tí hon” có
thể sẽ thấp hơn nhân viên các công ty lớn do doanh thu và lợi nhuận thấp. Hơn
nữa, một số doanh nghiệp nhỏ thường thiếu bề dày kinh nghiệm và cơ cấu chặt
chẽ, điều này khó đảm bảo cho bạn một công việc ổn định. Cũng phải chấp nhận
khả năng bạn có thể bị “kém thế” hơn sếp hoặc thậm chí, nhân viên ở những công
ty lớn.
- Tuy nhiên, theo một góc nhìn khác, khi làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ
đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau, có cơ hội chứng tỏ năng lực bản thân. Khi
làm sếp, bạn sẽ được chủ động giải quyết vấn đề lớn nhỏ của công ty và nắm trong
tay quyền điều hành cả đội ngũ nhân viên (dù ít). Ngoài ra, bạn sẽ tích lũy được
nhiều kỹ năng mới trong công việc, cũng như có môi trường phù hợp để rèn luyện
phương pháp quản lý và khả năng lãnh đạo.
“Lính” của “Gã khổng lồ”
Tính ổn định, các khoản thu nhập tương đối tốt, cùng rất nhiều cơ hội để bạn
chứng tỏ khả năng, phát triển sự nghiệp của mình – đấy là những ưu điểm khi bạn
“đầu quân” cho một “gã khổng lồ” nào đấy. Bạn cũng sẽ học hỏi được rất nhiều về
sự chuyên nghiệp trong cách tổ chức công việc ở một công ty lớn. Ngoài ra, là
nhân viên của một công ty “hàng hiệu” kể cũng “oai”!
- Tuy nhiên, mặt trái của sự “oai phong” chính là mức độ áp lực công việc khá cao.
Quỹ thời gian nghỉ ngơi quý báu của bạn sẽ nhanh chóng bị rút gọn khi bạn “tối
mắt tối mũi” quay vòng với lịch làm việc dày đặc, đó là chưa kể việc đôi lúc bạn
còn phải đương đầu với sự cạnh tranh khá gay gắt từ đồng nghiệp.
Bạn sẽ chọn làm gì?
“Sếp” ở công ty nhỏ và “lính” ở công ty lớn, vị trí nào nào phù hợp với bạn
nhất? Điều đó phụ thuộc vào tính cách, khả năng, sở thích và kinh nghiệm của
bạn.
Nếu làm sếp, bạn sẽ có uy quyền hơn, nhưng đồng thời trách nhiệm cũng sẽ nặng
nề hơn. “Làm sếp khó đấy, phải đâu chuyện đùa”, bởi những quyết định bạn đưa ra
ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của công ty. Do đó, để trở thành người sếp
giỏi, bạn cần phải có thực lực, kiến thức rộng, khả năng phân tích, đánh giá sắc bén
và tầm nhìn xa.
Ngược lại, có thể hiện tại bạn chọn cách “ẩn mình” trong công ty lớn để thu thập
kinh nghiệm cho nấc thang mới – trở thành sếp cho công ty của riêng bạn, hoặc
củng cố khả năng lãnh đạo ở công ty nhỏ, rồi bất ngờ một ngày đẹp trời, bạn đứng
vào vị trí chủ chốt tại một “gã khổng lồ” danh tiếng. Những bước đệm ấy là một
phần rất quan trọng trong tiến trình sự nghiệp của bạn.
- Điều quan trọng hơn cả không phải là chuyện làm sếp hay “lính” mà là chọn công
việc phù hợp nhất và bạn thật sự đam mê để qua đó, bạn có thể phát huy hết “nội
lực”. Một khi đã xác định rõ con đường của mình, bạn hẳn sẽ không còn vướng
bận bởi nỗi băn khoăn chọn lựa giữa “lính” và sếp.
Định nghĩa sự vĩ đại của lãnh đạo
Sự vĩ đại không được định nghĩa trong khoảnh khắc chiến thắng, nó được định
nghĩa trong khoảnh khắc sau một thất bại.
Những lãnh đạo vĩ đại, không phải lúc nào họ cũng vạch đúng đường, đi đúng
hướng, hay luôn luôn dẫn dắt đội ngũ của họ đến thành công ngay trong lần đầu
tiên. Họ cũng có những lúc lạc đường, sai lối, và không tránh khỏi thất bại.
Nhưng khác biệt giữa một lãnh đạo vĩ đại và một lãnh đạo tầm thường, là sau
khoảnh khắc thành công, nhà lãnh đạo vĩ đại nhìn thấy: tầm vóc họ vẫn còn nhỏ bé
so với những hoài bão và ước mơ của họ, họ vẫn còn có thể phát triển nhiều hơn
nữa, họ vẫn còn có thể nâng bản thân lên tầm cao hơn, và còn rất nhiều đỉnh cao
khác mà họ phải không ngừng hoàn thiện mình mới chinh phục được.
Nếu vấp phải thất bại, nhà lãnh đạo vĩ đại nhận thấy mình đã bước gần hơn đến
thành công. Họ tin chắc rằng nhất định họ sẽ chinh phục được khó khăn để đạt tới
- thành tựu. Họ không để thất bại vùi lấp hay làm họ nản lòng. Ngược lại, họ càng có
thêm động lực và sự sáng suốt để tiếp tục hành trình của mình.
Với những nhà lãnh đạo xoàng xĩnh, trong khoảnh khắc thành công, ngay lập tức
họ thấy mình đã là người vĩ đại, thấy mình đã đứng trên đỉnh cao, và nghĩ rằng
mình là nhà vô địch. Nhưng đến khi gặp phải thất bại, họ thấy mọi thứ sụp đổ, mất
niềm tin vào chính bản thân mình, cảm thấy cạn kiệt năng lượng, hoài nghi với
con đường mình đã vạch ra… Lúc này, con người vĩ đại ở khoảnh khắc chiến
thắng trong họ bỗng chốc tan biến.
Là một nhà lãnh đạo, bạn hãy dành thời gian để nhìn lại xem sự vĩ đại của mình
được đặt ở đâu:
Đâu là thất bại cuối cùng của bạn cho tới lúc này?
Và thành công nào mà bạn mới gặt hái gần đây nhất?
- Nghĩ lại xem, trong khoảnh khắc chiến thắng hân hoan ấy, hay trong thời
khắc ê chề với thất bại ấy, bạn đã nghĩ gì? Bạn đã có những cảm nhận gì về
bản thân?
Tiếp tục nhớ lại những bước đi tiếp theo của bạn sau những lần đó như thế
nào – kiên cường hơn hay trở nên dè dặt?
Rồi bạn thấy mình mạnh mẽ lên hay yếu đuối đi sau đó?…
Thành công hay thất bại không đủ để đánh giá tầm vóc của nhà lãnh đạo, mà là
đằng sau mỗi thành công hay thất bại ấy, nhà lãnh đạo có nâng tầm mình lên hay
không.