intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để khẳng định mình trên "sân khấu" lớp học?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

95
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'làm thế nào để khẳng định mình trên "sân khấu" lớp học?', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để khẳng định mình trên "sân khấu" lớp học?

  1. Làm thế nào để khẳng định mình trên "sân khấu" lớp học? Các cuộc thảo luận mở và nghiêm túc có thể giúp định hình và chắt lọc những ý kiến, lập luận, quá trình tư duy, khả năng giao tiếp và các kĩ năng giao lưu tìm hiểu mọi người. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận kiểu này không tự nhiên mà có được, chúng ta phải cố gắng tạo dựng, luyện tập và khuyến khích mọi người, mọi người cũng phải nhất trí với nhau về một số quy tắc nhất định, ít ra là ngầm hiểu những quy tắc ấy. Nếu không như vậy, cuộc thảo luận có thể sẽ bị mất phương hướng, hời hợt hoặc thậm chí căng thẳng. Thông thường, chúng ta gặp phải rào cản tâm lí ngại phát biểu trong lớp. Muốn được thưởng hay sợ phạt do đánh giá tham gia bài học không phải là một giải pháp thích hợp. Bản thân tôi xin đưa ra bốn giải pháp chung sau cho việc vượt qua rào cản tâm lí này. 1. Hãy nhớ rằng có nhiều cách để tham gia bài học: Đặt câu hỏi Tham gia bài học không chỉ có nghĩa là trả lời đúng các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Bạn cũng không cần thiết phải đợi đến lúc suy nghĩ trọn vẹn đầy đủ thì mới phát biểu – nếu như vậy, thường là bạn sẽ để vuột mất các cơ hội để phát biểu ý kiến. Thông thường, các ý tưởng mới hình thành một nửa hoặc hơi kì quặc một chút sẽ là điểm khởi đầu hứa hẹn cho một lời phát biểu chất lượng. Bạn cũng có thể tham gia bài học bằng cách đặt các câu hỏi để làm rõ ý hỏi, lập luận hay tranh luận. Khi bạn đọc tài liệu chuẩn bị cho bài học, hãy nhớ
  2. ghi chú lại những điểm mà bạn chưa hiểu rõ. Soạn ra các câu hỏi và mang đến lớp để có thể hỏi xem các học viên khác có ý kiến như thế nào. Các học viên thường có chung thắc mắc. Các câu hỏi của bạn sẽ giúp cho giáo viên hiểu được những vấn đề cụ thể mà học viên gặp phải. Nếu bạn không theo kịp cuộc tranh luận diễn ra trên lớp, hãy yêu cầu người nói làm rõ ý của họ. Làm như vậy không chỉ vì quyền lợi của cá nhân bạn, mà còn giúp cho chính bản thân người nói khi ban đầu họ chưa trình bày được rõ ràng và hiệu quả lý lẽ của họ. Thực tế, yêu cầu người nói khớp nối các quan điểm của họ lại một lần nữa có thể tạo cho họ một cơ hội quan trọng để kiểm tra lại xem họ có nhẫm lẫn gì không. Một cách đặt câu hỏi nữa là đưa ra các câu hỏi để mọi người nhìn nhận vấn đề theo một cách khác. Bạn nhìn nhận vấn đề khác mọi người không có nghĩa là bạn sai. Sự đóng góp ý kiến của bạn sẽ giúp cuộc thảo luận phong phú và thú vị hơn. Trình bày những kinh nghiệm bản thân cũng là một cách để thúc đẩy thảo luận. Bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra những gì có thể học được khi so sánh lí thuyết với kinh nghiệm thực tế, cho dù những kinh nghiệm đó ban đầu có vẻ rất tầm thường. 2. Chú ý rằng những đóng góp của bạn có ích cho việc học của cả lớp Về cơ bản, các học viên khác cũng sẽ học hỏi được từ những gì bạn học được cho dù là về quan điểm, lập luận, lí luận trái ngược hay các câu hỏi. Đừng bao giờ cho rằng những gì bạn nói là không đáng nói. C ũng đừng bao giờ coi những ý kiến phê bình mang tính xây dựng là trả thù cá nhân. Mục tiêu của chúng ta là cùng học – tức là thảo luận và tranh luận. Điều quan
  3. trọng trong một cuộc thảo luận là tiếp cận với những quan điểm khác nhau, những quan điểm đã được đánh giá nghiêm túc và cẩn thận. 3. Hãy coi những học viên khác như những người bạn Hãy kết bạn với mọi người trong khóa học càng sớm càng tốt. Sẽ dễ dàng cho việc thảo luận các vấn đề, nhất là những vấn đề nhạy cảm với những người bạn hơn với những người lạ - một thái độ cẩn trọng quá đáng do lo lắng gây động chạm hoặc hiểu nhầm có thể làm hỏng cuộc thảo luận. Giữa những người bạn, sự hài hước không chỉ là chất xúc tác dễ chịu có tác dụng mà còn là phương tiện đưa cuộc thảo luận đến một cấp độ sâu sắc và tinh tế hơn. Khi đó, mọi người có thể sẽ rất thích thảo luận. Cho d ù thế nào, đừng đợi đến thật lâu mới dám phát biểu trong lớp học khi mà bạn thấy rằng bạn sẽ thoải mái hơn khi hòa nhập với mọi người. Càng im lặng lâu, bạn sẽ càng ngại phát biểu. 4. Thư giãn Cuối cùng, bạn nên thư giãn và đừng lo lắng về những gì mọi người nghĩ về bạn. Bạn hãy hòa đồng với các học viên khác và có thể bạn sẽ tìm được những người bạn thực sự trong cuộc đời qua những cuộc thảo luận này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0