intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm việc nhóm Cần dẹp cái tôi

Chia sẻ: Sa Sadf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

248
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số quản lý, giám đốc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thường hay so sánh: "Một người Việt Nam làm việc tốt hơn một người Nhật, nhưng ba người Việt Nam lại thua ba người Nhật". Điều này cho thấy kỹ năng làm việc nhóm của người Việt vẫn còn rất hạn chế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm việc nhóm Cần dẹp cái tôi

  1. Làm việc nhóm Cần dẹp cái tôi Một số quản lý, giám đốc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thường hay so sánh: "Một người Việt Nam làm việc tốt hơn một người Nhật, nhưng ba người Việt Nam lại thua ba người Nhật". Điều này cho thấy kỹ năng làm việc nhóm của người Việt vẫn còn rất hạn chế. "Ngậm miệng" hay thừa "dũng khí”? Suốt bốn năm đại học, Thu Hà (Khoa Xã hội học, ĐH Mở TP.HCM) luôn được bầu làm trưởng nhóm khi phân chia tổ học tập. Nhưng nhóm của Hà không bao giờ đủ người, trừ khi ban cán sự lớp phải "di dời" bớt số người "quá tải" từ các nhóm khác. Bạn bè không ai phủ nhận sự năng nổ, nhiệt tình và tư duy sáng tạo của Hà, chỉ có điều "dũng khí lãnh đạo" của Thu Hà quá lớn. Trong các cuộc họp nhóm, thay vì nghe ý kiến của từng thành viên, cô trở thành người lĩnh xướng và dẫn dắt toàn bộ kế hoạch làm việc của nhóm. Riết rồi chỉ còn những SV thụ động
  2. thích vào nhóm của Thu Hà vì yên tâm trưởng nhóm bao trọn từ A đến Z. Khi Ngọc Trinh được phân công làm trưởng nhóm dự án phát triểnthị trường tại miền Tây của Công ty thời trang Jilly Fashion, mỗi cuộc họp nhóm với cô là một cực hình. Chỉ mình cô nói, chẳng ai thèm tham gia thảo luận để tìm ra phương án tốt nhất. Gặng hỏi năm lần bảy lượt, các thành viên cứ ngồi im như tượng. Lần đó, kế hoạch thất bại, dù sếp không trách móc vì hiểu khó khăn của Trinh, nhưng cô vẫn không thôi ái ngại. "Thất bại một phần vì nhiều bạn chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến để thảo luận và cùng tìm ra một giải pháp tốt nhất. Phần khác, có lẽ cũng vì tôi chưa quen với phương pháp làm việc nhóm, chưa biết cách khơi gợi để các thành viên trong nhóm bày tỏ quan điểm, chia sẻ và hợp tác". Vì sao những bạn trẻ thụ động trong cách làm việc nhóm, trong khi cũng việc đó, nếu làm một mình lại hiệu quả? Một số bạn trẻ cho rằng sở dĩ họ phó mặc cho trưởng nhóm muốn làm gì thì làm mà không đưa ra quan điểm cá nhân vì ngại đụng chạm.
  3. Một số khác lại đặt cái tôi của mình quá cao nên luôn tìm cách lấn lướt ý kiến của các thành viên khác. Điều này đặc biệt dễ tìm thấy ở một số trưởng nhóm. Và vì thế, kỹ năng làm việc nhóm của bạn trẻ luôn bị mất điểm trong mắt bạn bè, đồng nghiệp các nước. Cần dẹp cái tôi Từ kinh nghiệm tổ chức tuyển dụng, đào tạo nhân sự, ông Bùi Thế Dũng - (GĐ Công ty Vietfone) cho biết: "Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan trọng mà đa số các nhà tuyển dụng đang đòi hỏi ở các ứng viên". Trong xã hội hiện nay, yêu cầu làm việc theo nhóm càng trở nên phổ biến và quan trọng hơn, đặc biệt ở môi trường năng động của những công ty nước ngoài. Người sử dụng lao động luôn đánh giá cao vai trò của cá nhân với thế mạnh và điểm yếu riêng, đặc biệt khi họ biết kết hợp và bổ sung cho nhau để phát huy hết ưu thế, để đạt hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa, áp lực công việc ở nhiều ngành nghề ngày càng cao, yêu cầu công việc cũng phức tạp hơn, một người khó có thể làm tốt tất cả công việc
  4. được giao. Hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào khả năng làm việc nhóm. Thảo Nguyên, sinh viên CĐ Marketing, bộc bạch: "Không chỉ giúp mỗi cá nhân phát huy hết nội lực của mình, kỹ năng làm việc nhóm còn giúp các thành viên mới dễ dàng hoà nhập với tập thể. Để thích nghi và làm việc được với nhóm, tôi phải vượt qua nhiều trở ngại từ chính bản thân mình. Tôi rèn luyện kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt suy nghĩ, học cách thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm của mình, học cách chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau... Đây là những điều SV ít có cơ hội học ở giảng đường và cũng không xem đó là những kỹ năng quan trọng như tin học, ngoại ngữ... Chỉ đến khi tôi hiểu thành công của bất kỳ ai trong nhóm cũng là thành công chung của cả tập thể và thành quả ấy được nhìn nhận là thành quả chung thì áp lực cá nhân, nỗi lo bị ghét bỏ vì thích tranh luận của tôi mới được dẹp bỏ. Tôi hào hứng với cách làm việc theo nhóm và thấy rõ mình giảm được nhiều áp lực khi làm việc".
  5. Kỹ năng làm việc nhóm của mỗi người chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi mỗi cá nhân biết dẹp bỏ cái tôi của mình. Đừng lo khả năng, sự cống hiến của mình không được ai biết đến hoặc sẽ bị "nhấn chìm" trong cái chung của tập thể. Theo phunuonline.com.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2