intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãng đãng miền Tây Bắc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

127
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tây Bắc bao la ẩn giấu một kho tàng văn hóa đồ sộ. Không ai có thể nói rằng mình đã hiểu hết về Tây Bắc – một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc về văn hóa dân gian, canh tác, ẩm thực, ứng xử của những con người mà dường như “không biết thở dài”. Với tôi, Tây Bắc là như thế! Bức tranh thủy mặc Qua miền Tây Bắc, núi ngút ngàn trùng xa… Men theo quốc lộ 6 đến Hòa Bình, đi tiếp 60 cây số nữa là tới Mai Châu, vượt qua dốc Kun...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãng đãng miền Tây Bắc

  1. Lãng đãng miền Tây Bắc Tây Bắc bao la ẩn giấu một kho tàng văn hóa đồ sộ. Không ai có thể nói rằng mình đã hiểu hết về Tây Bắc – một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc về văn hóa dân gian, canh tác, ẩm thực, ứng xử của những con người mà dường như “không biết thở dài”. Với tôi, Tây Bắc là như thế! Bức tranh thủy mặc Qua miền Tây Bắc, núi ngút ngàn trùng xa… Men theo quốc lộ 6 đến Hòa Bình, đi tiếp 60 cây số nữa là tới Mai Châu, vượt qua dốc Kun dài 15km – dốc đầu tiên của cuộc hành trình, có lúc tưởng như đang đi vào một biển mây. Thoạt tiên mình đã thốt lên sao giống đường đi Cao Bằng quá! Chợ trên đỉnh dốc Kun. Chỉ bán rau cải Mèo, ngô nướng, gà bản, lợn cắp nách, phong lan rừng, măng rừng và mấy món đặc sản Hòa Bình. Chị bán măng bảo đoán xem đây là măng gì, măng vầu, măng nứa, măng tre, măng trúc, măng đắng hay măng ngọt. Đây là măng sặt, một loại măng non, nhỏ, cây nhỏ hơn cây nứa, thường dùng làm lạt buộc. Cũng chẳng vội vàng chúng tôi chọn nơi dừng chân. Mấy chị em chỉ mải thơ thẩn bên suối, điệu đà bên những guồng nước, tranh nhau chụp hình cùng cỏ cây hoa lá, đàn ông thì chuẩn bị một buổi party ngoài trời không thể chỉn chu, hoàn hảo và lãng mạn hơn với nồi lẩu gà đồi mà chúng tôi đã ghé mua ngay chợ dốc Kun, giữa tiết trời se lạnh và trong lành.
  2. Cầu treo miền Tây Từ xa xưa, người Thái vẫn có câu “không xòe không vui, không xòe cây lúa không trổ bông, cây ngô không ra bắp…” để nói rằng, xòe là một bản sắc, một hoạt động văn hóa truyền thống, và món ăn tinh thần không thể thiếu của họ khi ngày hội đến, khi mùa về, khi có khách… Thế nhưng, giờ đây, tới Mai Châu (Bản Lác hay Pom Coọng) muốn xem ng ười Thái múa xòe thật không dễ nếu như không bỏ tiền ra. Ở đây mọi thứ đã được khoanh trong khuôn khổ du lịch, nghĩa là mọi hoạt động đều là dịch vụ. Chập chùng núi theo vào giấc ngủ, rồi thói quen dậy muộn của người thủ đô chợt bị lãng quên vì một buổi sáng thật thanh bình, lâu lắm rồi mới được chạm vào thiên nhiên, chạm vào buổi sáng không ồn ào tiếng chuông báo thức, tiếng xe cộ và những vội vã của dòng người xuôi ngược như sợ ngày sẽ trôi nhanh. Ăn sáng là cơm lam, chấm với chút muối vừng, một chút thịt gà xé với hạt mắc khén (hạt tiêu rừng) nhai thật kỹ. Chao ôi! Ngọt đến tận cùng của lúa gạo, của tre nứa, của lửa, của lạc, của muối, của gà và của rừng hoà quyện với nhau. Thế mới biết cơm lam của người Thái ngon nổi tiếng, dân dã nhưng lại vô cùng tinh tế.
  3. Xe tiếp tục bon bon. Đường đang rộng rãi và đẹp, gặp ngay cầu treo trên đường đi từ Sơn La qua Điện Biên. Ở đây có 3 sơn nữ đang tắm nude dưới suối rất tự nhiên. Dừng lại đột ngột và một phó nháy trong đoàn mở ba lô thật nhanh để thay ống kính. Ngẩn tò te một lát. Đẹp như những tiên nữ giáng trần. Trách chi đã từng nghe chuyện các cô gái Thái ngay từ khi còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cho cách thắt khăn nơi thắt lưng gọi là “xài yêu” để có được thân hình tuyệt đẹp theo tiêu chí “eo kíu manh po”- nghĩa là thắt đáy lưng con tò vò, giống như thắt đáy lưng ong của các cô gái miền xuôi. Mái tóc của họ luôn được chăm chút gội bằng các loại lá thơm như hương nhu, sả, bồ kết và chải chuốt bằng nước vo gạo nếp, lại được tắm mình trong không khí trong lành của thiên nhiên bởi thế mà các cô gái Thái cao ráo, trắng hồng, mái tóc đen dài mềm mại. Ruộng bậc thang miền Tây Bắc Tôi đưa vội máy điều chỉnh tiêu cự, kéo hình lại gần thì cô sơn nữ đã chuyển sang công đoạn giặt đồ, cái bộ ống kính của anh bạn thể hiện sự bất lực của nó. Thôi đành tiếc nuối mà ngồi ngắm các cô hòa mình vào thiên nhiên đậm chất hoang sơ và huyền thoại như ngắm ánh bình minh trong sương sớm, ngắm hoa ban khoe sắc mùa xuân, hay thả hồn trong một tiếng chim hót lảnh lót đầu non.
  4. Chúng tôi chẳng khác nào được nồng say trong vũ điệu xòe, hay lâng lâng trong men rượu cần ngọt lịm, một điệu khắp trữ tình để rồi tự lúc nào thấy mình trong trẻo hơn, biết trân trọng và nâng niu những gì mà tạo hóa đã ban cho con người. Tiếp theo là một quãng đường đơn độc kéo dài với ánh trăng vời vợi treo lơ lửng giữa tầng không và thiên nhiên tắm trong ánh lân linh, mơ màng đến nao lòng. Trăng tròn, to, vàng ngọt, óng ánh nép sau viền núi lam thẫm. Dường như không tả hết được bằng ngôn ngữ hay hình ảnh, chỉ biết chúng tôi đã ngẩn ngơ, xao xuyến lắm vì trăng quá đẹp, và dịu dàng, thuần khiết. Tôi thầm nghĩ, hạnh phúc có khi đơn giản chỉ thế này thôi. Sa Pa mù sương Sáng khởi hành vượt cầu treo Hang Tôm (cầu treo lớn nhất Việt Nam) ở đầu nguồn sông Đà, nối liền hai vách núi dựng đứng. Cầu này nối thị xã Mường Lay (Điện Biên) với huyện Sìn Hồ (Lai Châu) – nét chấm phá ngạo nghễ, tô điểm cho phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ của Tây Bắc. Nhìn từ góc khác, theo những cung đường ngổn ngang gió bụi Lai Châu, miên man bến bờ lau sậy, sông Đà dữ dội cũng có khi lặng lẽ ít nhất là lúc này. Những thuyền độc mộc mỏng thuôn neo hờ trên bến. Xe chúng tôi chạy theo mũi tên chỉ hướng đi Sa Pa. Xe đến Cốc Lều để cùng nhau thưởng thức những món ăn dân dã. Dạo quanh những bản làng ở Cốc Lều, trời lạnh giá, chúng tôi gặp những đứa trẻ chân trần tụ tập. Chụp ảnh, tặng kẹo, một ít sách vở và bút viết chỉ thế nhưng những đôi mắt cứ mở to tròn xúc động.
  5. Tiếp tục đường lên Sa Pa, vừa đi vừa khám phá và tận hưởng. Trên đường còn gặp các chàng trai Mông dắt lợn xuống chợ, đám mục đồng với đàn trâu núi gặm cỏ phơ phất trong rét buốt hanh hao. Thấp thoáng những thửa ruộng bậc thang và những khóm lau trắng đã trổ bông. Mềm yếu, mong manh, khiêm nhường giữa ngút ngàn rừng núi trùng điệp để ủ ấm cho người xứ núi trong những ngày đông. Chỉ biết rằng, bấy lâu, cái thứ đệm giản dị từ cây rừng, đất núi n ày đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình người Tây Bắc, thân thuộc như nếp nhà sàn, như chín bậc cầu thang, ấm áp vỗ về những giấc ngủ nồng say. Con dâu về nhà chồng một trong những đồ dẫn cưới không thể thiếu là đệm bông lau. Đó là sự đảm đang, khéo léo và tinh tế của những phụ nữ Tây Bắc cất giữ trong “hồn lau bóng đệm”. Càng lên cao càng lạnh, sương như phủ kín con đường ngoằn ngoèo phía trước. Hỏi đường ở một quán nước, chợt vẳng nghe từ trong quán anh chỉ nghe em hát vang lên trong biển mây… Ôi Sa Pa thành phố trong sương. Bốn mùa hoa trái ngát hương, mây mù mưa bay gió lạnh… Cánh cửa khép hờ. Quán miền rừng lạnh, vắng khách. Chủ quán là ai dù gọi mãi cũng không thấy mặt. Chỉ văng vẳng mãi tiếng hát gọi mời.
  6. Tôi thầm nghĩ, nhạc sĩ Vĩnh Cát – tác giả của ca khúc- tài hoa và có một tình yêu mãnh liệt với mảnh đất này mới có được một ca khúc tuyệt đến thế. Tôi đã nghe bài hát rất nhiều lần nhưng nghe trong mù sương Sa Pa mới đặc biệt làm sao! Chúng tôi rót cho nhau ngụm trà nóng và rót riêng tách khác để mời nhạc sĩ Vĩnh Cát trong khung cảnh bạt ngàn sương giăng mặc dầu biết rằng ông trở thành người của cõi nhớ thương. Không quên tự giác trả tiền trà lại cho chủ quán và tiếp tục hành trình. Chợ trên đỉnh dốc Kun Dừng xe bên đường gặp gỡ hỏi han, cô gái trẻ người Mông đã chào tôi không phải bằng tiếng Kinh mà là một tràng dài tiếng Anh. Nói chung, người dân tộc ở Sa Pa nói tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hoa… còn sõi hơn cả tiếng Kinh. Cái cách mà họ gần gũi và chăm sóc du khách khiến cho ai đã đến nơi đây một lần sẽ khó mà không quay lại… Ngày đầu tiên của hành trình lên Sa Pa đứng ở ban công khách sạn nhìn ra, đất trời vẫn còn đang trong trẻo. Hôm sau sương mù đã đặc quánh. Đường từ trung tâm lên Thác Bạc chúng tôi đi xe ôm. Dòng thác cao tít tắp đổ xuống từ trời, tựa như
  7. những sợi chỉ bạc thêu vắt vẻo trên nền đá… Càng lên cao, chóp núi và đỉnh thác càng chìm lấp trong hư ảo. Đêm Sa Pa trong quán ăn Ý ở lưng chừng dốc với đèn vàng ấm áp. Phố núi làm du lịch, phong vị Tây đậm đà hơn chất Việt. Lần đầu tiên mình thấy lò sưởi rừng rực cháy với gốc củi to bốc ngọn cao như thế này. Chút vĩ thanh Cái được lớn nhất là chuyến đi đã mang lại những kỷ niệm khó quên, một kho kiến thức văn hóa vô tận và hấp dẫn của núi rừng Tây Bắc. Đứng giữa trời đất mênh mông, mây trắng bồng bềnh cộng với cảm xúc của những người sống ở miền xuôi biết Tây Bắc qua sách vở, những địa danh chúng tôi qua như tỏa sáng trong chúng tôi, một thứ ánh sáng mộc mạc và bình dị… Một bức tranh không thể diễn tả bằng lời mà chỉ cảm nhận bằng trái tim. Cũng chẳng dám mong chỉ qua một chuyến đi điền dã là tận thu trời đất, chỉ mong cuộc đời luôn đầy ắp những chuyến đi đầy ý nghĩa như thế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2