intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lạng sơn – mảnh đất biên cương giàu hương sắc

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

88
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu ca dao lưu truyền từ bao đời ấy cất lên như mời gọi du khách hãy một lần lên thăm xứ Lạng – mảnh đất địa đầu của Tổ quốc để cùng khám phá vẻ đẹp hòa quyện của núi và mây, của hang và động, của phố và chợ – một vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng mà tạo hoá đã ban tặng cho cảnh quan thiên nhiên xứ Lạng, để rồi đắm mình trong những làn điệu Then, Sli, lượn Tày, Nùng ngọt ngào đằm thắm, để cùng khám phá những nét văn hoá độc đáo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lạng sơn – mảnh đất biên cương giàu hương sắc

  1. Lạng sơn – mảnh đất biên cương giàu hương sắc Câu ca dao lưu truyền từ bao đời ấy cất lên như mời gọi du khách hãy một lần lên thăm xứ Lạng – mảnh đất địa đầu của Tổ quốc để cùng khám phá vẻ đẹp hòa quyện của núi và mây, của hang và động, của phố và chợ – một vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng mà tạo hoá đã ban tặng cho cảnh quan thiên nhiên xứ Lạng, để rồi đắm mình trong những làn điệu Then, Sli, lượn Tày, Nùng ngọt ngào đằm thắm, để cùng khám phá những nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây hay để nghiêng ngả say trong men rượu trên đỉnh Mẫu Sơn hùng vĩ… “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…” Lạng Sơn – vùng đất “sơn thuỷ hữu tình” Một lần đặt chân đến với Lạng Sơn, hẳn bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp nên thơ “sơn thuỷ hữu tình” của cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Cùng với dòng sông Kỳ Cùng chảy ngược về phương Bắc nằm giữa lòng thành phố như một điểm nhấn ấn tượng là quần thể di tích Nhị – Tam Thanh – “Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng” và nổi tiếng hơn với biểu tượng về lòng chung thuỷ sắt son của người phụ nữ Việt Nam – nàng Tô Thị bồng con đứng ngóng chồng nơi ải Bắc…
  2. Chợ Kỳ lừa Phố chợ Kỳ lừa Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn là nơi mua bán t Sơn. Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh . Người đến chợ có khi không cốt để mua bán mà chỉ để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn, Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp ban thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn, tìm đến những niềm đồng cảm bao quanh. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng. Mỗi năm Lạng Sơn có Hội chợ Kỳ lừa, kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sác dân tộc. Chợ Kỳ lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở cửa cả ngày và đêm. Với không khí trong lành của núi rừng miền biên cương, cùng với cảnh và người đi chợ đêm gây được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với khách đến Lạng Sơn
  3. Nàng Tô Thị Nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Nhị, Tam Thanh, truyền thuyết về Nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam thiên nhiên đã tạo ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao như một biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Chùa Tam Thanh Chùa Tam Thanh Có từ thời Lê, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rằng “Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng nay là phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, lịch sử chùa Tam thanh vẫn giữ được nhiều vẻ đẹp ban đầu hấp dẫn du khách gần xa bằng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích. Trong động có tượng phật A Di Đà lớn tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV là tác phẩm nghệ thuật giá trị cao,hồ Âm Ti nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn, với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa tạo nên những hình thù sinh động, hấp dẫn .
  4. Động Nhị Thanh Là Chùa Tam Giáo, trong Động có nhiều tượng thánh bày thờ theo nhiều hình thức – Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ khi Ông được cử lên làm quan đốc trấn Lạng Sơn từ năm 1777 – 1780. Trong khoảng thời gian ngắn, ông đã làm cho bộ mặt Lạng Sơn thay đổi phát triển đi lên về các mặt Chính trị – Kinh tế, bảo vệ đất nước Đặc biệt về văn hoá, ông đã có công phát hiện ra 8 cảnh đẹp Xứ Lạng ( Trấn doanh bát cảnh ) trong đó có động Nhị Thanh. Tháng 5 năm 1779 ông đã thuê thợ khởi công xây dựng tôn tạo khu động. Động bên trái cao, thế đất tốt hơn làm chùa Tam Giáo thờ 3 vị thánh là Khổng Tử – Lão Tử – Phật Thích Ca. Động Nhị Thanh ở bên dưới chùa Tam Giáo, là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp tự hiên kỳ vĩ. Ngày nay, tại di tích này có hệ thống văn bia tạc trên vách đá của các danh nhân thi sĩ qua lại các thời kỳ lưu lại. Đây là nguồn sử liệu, những tác phẩm văn học hết sức quí giá, thông tin về lịch sử và di tích Lạng Sơn, nơi đây còn có tượng truyền thần của Ngô Thì Sĩ tạc cùng năm 1779 rất đẹp và có giá trị mỹ thuật cao. Lạng Sơn – vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới có 253 km đường biên, có cửa khẩu quốc tế và quốc gia, cửa ngõ giao lưu kinh tế và văn hóa với nước láng giềng Trung Quốc. Đây là những nền tảng cơ bản tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá của tỉnh Lạng Sơn. Từ hàng nghìn năm, bằng ý chí độc lập tự cường dân tộc, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những di sản văn hóa truyền thốngLạng Sơn đã trở thành nét tiêu biểu của nền văn hóa Việt Nam. Với những lợi thế về địa lý và truyền thống văn hóa sẵn có, văn hoá Lạng Sơn đã tạo được nét chấm phá riêng, độc đáo và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách mỗi khi đến với Lạng Sơn. Di tích lịch sử – dấu ấn văn hoá xứ Lạng Thành Nhà Mạc Lạng Sơn còn có một hệ thống DSVH vô cùng phong phú và đa dạng với các loại hình như: Di tích ghi dấu chiến công chống giặc ngoại xâm: Ải Chi Lăng, Đường số 4, khu di
  5. tích Khởi nghĩa Bắc Sơn, khu du kích Chi Lăng, khu du kích Ba Sơn; Di tích ghi dấu sự kiện lịch sử: Sân vận động Đông Kinh (TP Lạng Sơn) – nơi Bác Hồ nói chuyện với đồng bào các dân tộc Lạng Sơn, Di tích Trạm khí tượng thuỷ văn Tràng Định – nơi Bác Hồ đến thăm năm 1961; Di tích lưu niệm các nhân vật lịch sử: di tích lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ (Văn Lãng), Nhà số 8 phố Chính Cai (TP Lạng Sơn), di tích lưu niệm đồng chí Lương Văn Tri ( Văn Quan). Rồi các di tích khảo cổ học như: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Mai Pha, Phai Vệ, Phia Điểm, Ba Xã, Lũng Yêm… Cho đến các di tích văn hoá – nghệ thuật: Đình Bắc Sơn, Nông Lục (Bắc Sơn); chùa Tam Giáo, chùa Tam Thanh, chùa Thành, chùa Tiên (TP Lạng Sơn), chùa Bắc Nga (Cao Lộc), chùa Trung Thiên (Lộc Bình); đền Kỳ Cùng, đền Cửa Tây, đền Tả Phủ, đền Vua Lê; di tích Đoàn Thành Lạng Sơn, Thành Nhà Mạc… Lễ hội truyền thống Lạng Sơn – miền địa đầu của Tổ quốc, nơi sinh tụ của các dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán chay,… cũng là quê hương của biết bao lễ hội truyền thống hấp dẫn, thú vị. Trải qua hàng nghìn năm dựng làng, giữ nước, đồng bào các dân tộc Lạng Sơn đã sáng tạo nên truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng. Từ chiếc nôi văn hóa dân tộc ấy, lễ hội Lạng Sơn luôn được nhìn nhận như một thành tố quan trọng với những nét riêng và độc đáo. Lễ hội Lạng Sơn nhiều về số lượng, phong phú về nội dung, loại hình. Đặc biệt, lễ hội Lạng Sơn vừa mang những đặc trưng của lễ hội cổ truyền Việt Nam và vùng Việt Bắc vừa mang sắc thái riêng của vùng văn hóa Xứ Lạng. Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân, từ tháng riêng đến tháng tư âm lịch hàng năm. Các lễ hội đều mang nội dung xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài các giá trị về tinh thần, văn hóa, lịch sử, các lễ hội Lạng Sơn còn chứa đựng giá trị văn hóa – du lịch sâu sắc.
  6. Lễ hội Lồng Tồng Lễ hội được tổ chức vào ngày 4 tháng giêng âm lịch hàng năm, một trong những lễ hội lớn nhất vùng với nghi lễ tín ngưỡng cầu thành hoàng và thần nông. Qua khảo sát sơ bộ của ngành văn hoá – thông tin Lạng Sơn, toàn tỉnh có khoảng hơn 200 lễ hội Lồng Tồng với quy mô tổ chức theo một thôn, bản, một xã, một khu vực hay vài xã. Chẳng hạn, huyện Tràng Định có những lễ hội nổi tiếng là Thổng Bủng Kham ở xã Đại Đồng, Thổng Nà Mòn ở xã Chi Lăng, huyện Bắc Sơn có hội Long Đống,… Mở đầu cho phần hội là nghi lễ cúng thần nông, khởi thủy từ tín ngưỡng coi thần nông là vị thần cai quản ruộng vườn, đất đai, có thể hô gió, gọi mưa cho mùa màng, cây cối tươi tốt, cho cuộc sống dân bản một năm mới bình an, vụ mùa bội thu. Từ đó, bà con các dân tộc có tục cúng thần Nông vào đâu xuân năm mới để cầu thần phù hộ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mở đầu hội, Pú Mo làm lễ cúng thần linh, thành hoàng ở ngoài đình làng hoặc miếu, thần nông được cúng ở khu ruộng rộng hoặc trên một ngọn đồi cao. Đồ lễ cúng, bao gồm: gà thiến luộc, các loại bánh trái, hoa quả, rượu trắng. Sau lễ cúng, mọi người cùng ăn cỗ, uống rượu tại lễ hội. Tiếp theo, nghi lễ cầu cúng là các trò chơi dân gian như đánh đu, bắn nỏ, tung còn. Thậm chí, dân làng còn mời đội múa sư tử ở làng bên về tham gia lễ hội với quan niệm ngày Tết có sư tử đến chúc mừng là dịp may mắn cho gia đình, báo hiệu một năm mới làm ăn phát đạt, sức khoẻ dồi dào.
  7. Lễ hội Bủng Kham Thường được tổ chức vào mùng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được hình thành bởi quan niệm Bủng Kham (thôn Nà Phái, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định). Tương truyền, Bủng Kham là nơi vui chơi giải trí của thần tiên. Người dân địa phương và du khách thập phương thường đến đây thắp hương cầu mong được các nàng tiên phù hộ làm ăn phát đạt, cuộc sống bình yên, gia đình ấm no hành phúc. Lễ hội Bủng Kham được tổ chức tại hai khu vực gần nhau, bên gò đá phía tây Bùng Kham và miếng đất thoai thoải trước mặt là nơi tổ chức hành lễ và hát dân ca. Nơi thờ các thiên thần chia làm 3 bậc. Bậc trên cùng là nơi để ba bàn thờ và đồ tế thiên thần, bậc thứ hai đựng mâm lễ của 24 thôn, bậc thứ 3 phần bên trái là lán của thầy mo, phần bên phải là nơi 5 già làng và các đoàn đến làm lễ. Sau khi dâng rượu trà, thầy mo khấn xin phép mở hội bằng cách thả xuống đất đồng xu hoặc hai mẩu gỗ để xin âm dương. Sau khi các chàng trai, cô gái đại diện cho 24 thôn xã lần lượt bưng lễ đến và hát giới thiệu về mâm cỗ của làng mình, thầy mo sẽ tiến hành khấn. Nội dung của bài khấn xoay quanh mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, chăn nuôi phát đạt, làng bản yên vui, mọi nhà đều ấm no hạnh phúc. Tiếp đến, các cụ già đến thắp hương ở 3 bàn thờ thần tiên: thần nông, thần hoàng trùng (Vua sâu bọ) và nàng tiên cá với nội dung như thầy mo đã khấn. Trọng tâm của lễ hội Bùng Kham là trò gieo lộc và thụ lộc rất độc đáo. Trò chơi diễn ra vào buổi chiều, biểu tượng của thần lộc ở đây là bỏng thóc nếp. Đến giờ đã định, thầy mo đóng vai thần nông sẽ đem thúng lộc ra chòi, từ trên cao, cầm từng nắm bỏng xung tay vãi đều trong tiếng trống thanh la, não bạt giục liên hồi cùng tiếng reo hò náo nhiệt của người dân tham gia lễ hội. Lộc vãi xuống, bà con và du khách trẩy hội thi nhau nhặt vì họ cho rằng ai nhặt được nhiều lộc thánh thì năm đó làm ăn sẽ phát đạt, gia đình ấm no, hạnh phúc. Chiều tối, mọi người tập trung tại nơi hành lễ để thắp hương và làm thủ tục cuối cùng, kết thúc lễ hội, mọi người ra về. Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa
  8. Tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng riêng âm lịch tại đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa, xã Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Trong lễ hội này, một dây pháo dài khoảng 8 tấc, to 1,5 phân, đầu pháo có vòng đồng đính, sẽ được làm lễ đốt sau ngày khai hạ. Người nào cướp được vòng đồng ở đầu pháo sẽ được thưởng một con gà, một cân xôi, một cân rượu và quan trọng hơn cả là năm ấy, họ sẽ được mạnh khỏe, phát tài. Lễ hội đầu pháo chợ Kỳ Lừa được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng. Nhưng thực ra, không khí ngày hội đã có thể nhận thấy ngay từ sau rằm tháng giêng. Từ ngày 16 trở đi, trong đền Tả Phủ, đèn nến được thắp sáng trưng, khói hương nghi ngút suốt ngày đêm. Trong những ngày này, người dân nơi đây tổ chức đón rước thổ công, thần thánh ở các đền miếu lân cận về dự hội. Từ ngày 16 đến ngày 21, các gia đình có “đầu pháo” lấy được từ năm trước trả lại đền, kèm theo món lễ tạ và những tràng pháo để thông báo cho hàng phố biết. Sáng ngày 22, sau khi khai mạc lễ hội, một đoàn kiệu rước trang hoàng lộng lẫy, có thanh niên trai tráng, trang phục chỉnh tề gọi là “đồng nam” khiêng kiệu và một tốp thiếu niên gọi là “đồng tử” khiêng đình hoàng trầm cùng với đội sư tử Kỳ Lừa múa một vòng quanh sân đền rồi hướng thẳng xuống đền Kỳ Cùng để rước thần sông Kỳ Cùng về dự hội. Sau khi làm lễ đón rước, đúng giờ Ngọ, đoàn kiệu rước thần sông Kỳ Cùng quay về đền Tả Phủ. Trên quãng đường đoàn kiệu rước qua, các gia đình bày biện mâm lễ, cúng xôi, gà, hoa quả để cầu may, cầu tào lộc và đốt pháo chào mừng. Ngày 23, 24, tổ chức lễ tế và chuẩn bị đầu pháo. Ngày 25, 26 tổ chức đốt đầu pháo, đây là đỉnh điểm của lễ hội, lôi cuốn mọi người tham gia. Quyền châm lửa đốt pháo thuộc về người năm trước đoạt giải, giây phút quyết định sẽ đến khi quả pháo đại nổ hất tung vòng thép đỏ (đầu pháo) lên không trung, rơi xuống và mọi người sẽ vào nhặt lấy. Ngày 27, đúng giờ ngọ đoàn kiệu lại rước, trả thần sông về đền Kỳ Cùng và đưa thổ công, thần thánh về các miếu lân cận, lễ hội kết thúc. Từ khi Chính phủ cấm đốt pháo nổ, tên gọi “Hội đầu pháo” được đổi thành “Lễ hội xuân đền tả Phủ”. Hiện nay, còn có một lễ hội gắn liền với lễ hội đền Tả Phủ, đó là lễ hội đền Kỳ Cùng. Lễ hội chùa Tam Thanh Chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh – di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ
  9. Lạng. Theo như các nhà nghiên cứu khoa học, di tích này nguyên là nơi thờ tự của Đạo giáo. Tên gọi Tam Thanh tức Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh, là 3 cung thanh cao nhất được coi là 3 nơi tiên cảnh, mỗi cung do một vị thần cai quản. Sau này, do ảnh hưởng nhiều yếu tố, Đạo giáo mờ nhạt trong tâm thức nhân dân địa phương. Người dân địa phương đã đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo vào di tích này để thờ tự. Theo thông lệ hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng riêng, người dân Lạng Sơn lại mở hội chùa Tam Thanh. Vào buổi sáng, các cụ già tập hợp trước Tam bảo tụng kinh, gõ mõ, cầu đức Phật phù hộ cho dân chúng một năm mới bình an, mạnh khỏe,… Lúc này, các đội sư tử lên chùa múa lễ, mọi người dân đi theo sau thắp hương lễ Phật, thánh, Mẫu trong chùa. Quy trình tế lễ gồm các tuần hương, hoa, trà, tửu, đọc chúc văn, hóa vàng,… trình tự tế giống như tế ở các đình đền chùa khác. Về phần hội, bao gồm: những hoạt động phong phú như đấu cờ người, thi múa võ, ném còn,… và các làn điệu sli, then, lượn, quan họ, chèo hòa theo cùng tiếng đàn then, đàn nhị,… tạo nên không khí ngày hội sôi động, hào hứng. Ngoài ra, chùa Tam Thanh còn gắn liền với danh thắng tượng đá nàng Tô Thị đã đi vào ca dao của dân tộc. Tượng đá nàng Tô Thị đứng chếch trên sườn núi trước mặt chùa như một biểu tượng của lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ. Lễ hội Chùa Tiên Lễ hội Chùa Tiên xuất phát từ tín ngưỡng thờ đá và thờ nguồn nước của cư dân nông nghiệp. Đây là một trong những mô típ hình thành lễ hội rất phổ biến ở Việt Nam. Trong dịp đầu năm mới, lễ hội Chùa Tiên là ngày hội văn hóa truyền thống đặc sắc được tổ chức đông vui, nhộn nhịp và điển hình nhất ở Lạng Sơn. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến nguồn gốc của lễ hội Chùa Tiên, song phổ biển nhất là truyền thuyết Giếng Tiên. Chuyện kể rằng: “Ngày xưa, vào năm trời hạn hán đến nỗi sông Kỳ Cùng cũng cạn nước, đất đai nứt nẻ, cỏ cây héo khô, ruộng đồng xơ xác, dân làng Phia Luông không có nước dùng. Bữa nọ, một bầy trẻ chăn trâu trong làng gặp một cụ già ăn mặc xềnh xoàng, dáng thiểu não đến gặp chúng xin ăn, lũ trẻ vui vẻ chia phần
  10. cơm của chúng cho ông cụ và thành thực nói rằng: chúng cháu chỉ có cơm cho cụ ăn nhưng chẳng biết lấy gì mời cụ uống vì lâu nay làng đã không có nước. Cảm kích trước tấm lòng hiếu thảo của lũ trẻ, vừa nhận cơm xong, cụ già liền lấy gót chân giẫm xuống tảng đá, lập tức một dòng nước ngọt trong vắt phun lên. Từ đó, dân làng Phia Luông có đủ nước dùng. Sau này, người dân địa phương cho rằng: cụ già đó chính là ông Tiên đã ra tay cứu giúp làng qua cơn hoạn nạn, nên gọi nguồn nước đó là Giếng Tiên. Sau này, người dân địa phương đã lập miếu thờ Tiên ngay cạnh giếng bên sườn đồi Đèo Giang – Văn Vỉ. Lễ hội được diễn ra trong ngày 18 tháng giêng. Phần lễ, bao gồm: các lễ hội thờ Phật, với nghi thức khai hội và phần nghi lễ tế. Điều đặc biệt ở lễ hội Chùa Tiên, các đồ lễ vật đặt lên các bàn thờ không được dâng lợn quay – vật lễ thường được dâng cúng ở các lễ hội khác. Trong cuộc sống hiện đại đầy những lo toan, bộn bề, trở về không khí lễ hội, du khách như bỏ lại đằng sau những tháng ngày mệt mỏi, cùng hoà mình vào không khí tưng bừng của lễ hội, sôi nổi, tham gia vào những trò chơi dân gian giản dị và thú vị hay trở lại những quan niệm tâm linh thời xưa. Tất cả những cảm giác đó như mãi là lời mời gọi du khách đến với Lạng Sơn để cùng tham dự một lễ hội truyền thống đầy chất huyền thoại. Văn hoá Ẩm thực Xứ Lạng mang trong mình một dòng văn hoá ẩm thực đặc biệt với những món ăn hấp dẫn, những món ăn dân dã nhưng lại mang đầy phong vị độc đáo, rất Lạng Sơn. Một lần đến với Lạng Sơn và thưởng thức những món ăn của miền đất này hẳn sẽ khiến bạn nhớ mãi bởi sự độc đáo, tinh túy và mang đậm bản sắc quê hương của ẩm thực nơi đây. Phở chua xứ Lạng: Đây là đặc sản của xứ Lạng, được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó. Phở chua gồm hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phần khô trước hết phải kể đến bánh phở. Cũng vẫn là thứ bánh phở quen thuộc nhưng cái khác ở đây là bánh phở được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai. Tiếp đó là món khoai tây thái chỉ và miếng doang được thoa qua mỡ sao cho thật giòn và vàng rộm lên. Gan lợn thái mỏng
  11. bằng nửa lòng bàn tay rán cháy cạnh. Thịt lợn ba chỉ loại ngon và dạ dày lợn đem quay trong chảo mỡ. Phần nước phở gồm: nước báng tỏi, dấm, đường, mì chính… Chính thứ nước hỗn hợp này làm cho người ăn không không cảm thấy ngấy. Còn nước lèo chính là thứ nước múc từ bụng con vịt quay, vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp trước khi quay. Phở chua là món ăn hàn thực nên nó được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Phở chua được coi là món ăn đặc sản đáng tự hào của người Lạng Sơn, bởi vậy nó là món không thể thiếu trong các dịp đón khách quý tới nhà. Thịt lợn quay: Đây là món ăn đặc sản không thể thiếu trong các bàn ở Lạng Sơn và không chỉ ngon mà còn chế biến cầu kì và mang hương vị riêng của xứ Lạng. Món ăn lợn quay không chỉ ngon mà còn được chế biến cầu kỳ, có hương vị rất riêng. Lợn quay phải chọn những con khoảng 20-35kg, vừa quay lợn trên đống than đang cháy hồng, vừa bôi mật ong pha dấm để bì lợn khi chín có màu vàng sậm, giòn và không bị nứt. Lợn quay có vị ngọt béo ngậy của thịt vừa chín tới, vị thơm của lá mác mật, ăn một lần là nhớ mãi. Món khâu nhục: Đây cũng là món ăn chế biến cầu kì từ thịt lợn, món ăn này được tiếp nhận kỹ thuật của người Hoa ở Lạng Sơn và từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản, thường được dùng trong cỗ bàn sang trọng hoặc để tiếp khách phương xa. Muốn có món khâu nhục ngon phải công phu từ khâu chọn thịt. Thịt ba chỉ của con lợn 70-80kg là vừa không bị béo quá, phải là thịt ba chỉ ngon (không lấy thịt ba chỉ bị long), ước lượng mỗi bát khâu nhục là 8 miếng, mỗi bát khoảng 0,5kg thịt, làm bao nhiêu bát thì cứ thế nhân lên. Thịt ba chỉ cạo sạch lông, rửa sạch để ráo nước, cắt miếng to khoảng 0,5kg cho vào nồi luộc chín tới. Vớt thịt ra để nguội rồi dùng que nhọn đâm chi chít nhiều lần liên tục lên bì lợn, châm thịt kỹ để bì có khả năng hấp thụ nước cho thật mềm, càng châm kỹ miếng thịt sẽ càng ngon mềm hơn. Cho thịt vào chậu giấm ngâm, sau đó vớt ra tẩm tiếp húng lìu, xì dầu và bỏ vào chảo mỡ chao vàng miếng thịt; lấy ra để ráo mỡ và nguội. Khoai môn hoặc khoai lang gọt vỏ, thái miếng cho vào mỡ chao giòn, vớt ra để nguội. Gia vị của món khâu nhục rất cầu lì. Lá tàu soi (một loại rau muối mặn dùng để làm thức ăn mặn của người Hoa, Tày, Nùng ở Lạng Sơn), đem rửa cho hết sạn và độ mặn, băm nhỏ rồi trộn
  12. đều với tương tàu choong, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ xếp xuống dưới đĩa, trên là khoai môn hoặc khoai lang. Thái thịt thành từng miếng độ dày mỗi miếng khoảng 1,5cm (mỗi bát 8 miếng) xếp thịt lên trên đĩa thành hình tròn, úp bát to vào lật lại để nguyên đĩa, xếp từng bát thịt vào nồi hấp cách thủy độ 3-4 giờ cho thịt chín và mềm nhừ; khi xếp cỗ hoặc bày mâm bê bát khâu nhục ra ăn nóng. Mùi vị thật thơm ngon. Món vịt quay: Thịt vịt quay cũng là món ăn chế biến công phu và có hương vị riêng của xứ này, muốn làm thịt vịt quay ngon phải chọn giống vịt bầu Bắc Kinh, mỡ ít, thịt dày. Thất Khê, một thị trấn của huyện Tràng Định đã lai tạo được giống vịt này, dùng để quay hay luộc đều ngon. Vịt làm sạch lông, chú ý không để rách da vịt, mổ vịt lấy bộ lòng ra để làm món xào hoặc canh gừng. Dùng ống đu đủ hoặc ống nhựa thổi cho phồng da con vịt lên, đem nhúng qua nước sôi rồi treo từng con vịt lên để ráo nước (cũng có nơi không nhúng qua nước sôi). Trước khi đem quay, người ta dùng mật ong pha chút giấm và nước sôi bôi đều lên mình vịt. Quạt than cho hồng, bắc dàn sắt lên đặt con vịt vào sấy đến độ da bên ngoài se lại, sau đó tẩm ướp vịt bằng các loại lá mác mật, lá gừng băm nhỏ trộn đều với xì dầu và tương tàu choong chưng lên múc vào trong lòng vịt (độ 1 muôi), khâu kín bụng vịt rồi thả vào chảo mỡ đang sôi để quay. Khi quay đảo thật đều đến khi nào vịt chín ngả màu vàng sẫm thì vớt ra, chặt miếng xếp vào đĩa, dưới nước lủ lên ăn nóng càng ngon. Món vịt quay Lạng Sơn rất nổi tiếng, khách xa gần đến Lạng Sơn đều muốn tìm ăn để thưởng thức hương vị thật độc đáo. Rượu Mẫu Sơn: Rượu mẫu sơn: nổi tiếng thơm ngon, không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt. Rượu Mẫu Sơn mang cái ấm nóng xua tan bầu không khí giá lạnh, mang cái vị man mát của núi rừng Mẫu Sơn. Rượu được lên men từ lá cây rừng (men lá) và nguồn nước mạch tinh khiết trên đỉnh núi cao. Sau khi quá trình ủ rượu đã hoàn thành sẽ được chưng cất ở nhiệt độ cao trên đỉnh Mẫu Sơn trong lành quanh năm mây mù phủ kín. Vẻ đẹp của thiên nhiên, tấm lòng của những con người hiền hoà, chân thật và hết lòng mến khách cùng những nét văn hoá đặc trưng, những lớp lang văn hoá – lịch sử được kế
  13. thừa, bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ các dân tộc anh em sống chung trên mảnh đất Lạng Sơn như đang mời gọi bạn hãy một lần đến với Lạng Sơn để cùng cảm nhận và khám phá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2