Làng Yên và di sản văn hóa
lượt xem 35
download
Tài liệu Di sản văn hóa làng Yên do Khương Duy Anh biên soạn, nhằm giới thiệu đến bạn đọc hệ thống những tư liệu sưu tầm được về các di sản văn hóa chủ yếu của làng như Đình, Chùa, Đền, Miếu, Văn chỉ, Nhà thờ cổ... Hi vọng, cuốn Tài liệu này là nguồn Tài liệu tham khảo cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu về các di tích văn hóa của làng Yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Làng Yên và di sản văn hóa
- DI SẢN VĂN HÓA LÀNG YÊN
- Di sản văn hóa làng Yên Chú thích bìa: - Ảnh bìa trước: Chùa Tây Phương - Ảnh bìa sau: Đền rước hát 2
- LIÊN CHI HỘI NGƯỜI CAO TUỔI LÀNG YÊN DI SẢN VĂN HÓA LÀNG YÊN Biên soạn: Khương Duy Anh Lời tựa: GS sử học Lê Văn Lan Tái bản có sửa chữa bổ sung NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN Năm 2014 3
- Di sản văn hóa làng Yên LỜI GIỚI THIỆU Làng Yên, còn gọi là Yên Thôn, thôn Yên, làng Yên Thôn, là một làng nhỏ, n gười xưa để lại nhiều di tích văn hóa có giá trị như đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ… là những di sản văn hóa tiêu biểu ở làng quê đồng bằng sông Hồng. Trong đó, bảy di tích có từ thời Hậu Lê trở về trước. Có những di tích có giá trị lớn về kiến trúc và điêu khắc, như chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc điêu khắc cổ nổi tiếng trong và ngoài nước; đình Yên thôn, đặc trưng, tiêu biểu cho kiến trúc đình thời Lê Trung Hưng; đền Đỗng Hoa, kiến trúc độc đáo và hiếm lạ v.v... Những đặc sắc của các di tích là tinh hoa của những bàn tay khéo léo của biết bao thế hệ thợ làng. Ngày nay hậu duệ của họ vẫn đang phát huy tinh hoa của cha ông truyền lại, làm đẹp cho đời. Trong các di tích, còn lưu giữ được gần trăm đôi câu đối cổ, 25 tấm bia đá cổ, 4 quả chuông đồng niên đại thời Lê, Nguyễn. Các di vật cổ là 1
- Di sản văn hóa làng Yên những tư liệu rất có giá trị về nghiên cứu lịch sử và văn hóa. Ngoài chùa là nơi thờ Phật các di tích khác thờ những vị Thánh, vị Thần là những người có công với dân với nước như Thánh Tản, Trần Hưng Đạo, Đào Khang, Trầm Đỗng, kết hợp với tín ngưỡng dân gian, đa thần giáo, phản ánh đời sống tâm linh đa dạng và phong phú của dân làng. Các di tích văn hóa ở làng Yên phong phú và độc đáo, có nhiều giá trị về nghiên cứu khoa học, giáo dục truyền thống và còn là địa điểm du lịch sinh thái tâm linh và tìm hiểu về truyền thống lịch sử. Nhằm góp phần giúp cho người làng có thêm hiểu biết về các di sản văn hóa của quê hương mình, liên chi hội người cao tuổi làng Yên Thôn xuất bản cuốn sách “Di sản Văn hóa làng Yên”, do ông Khương Duy Anh biên soạn cùng một số nhà giáo nghỉ hưu tham gia. Tập sách giới thiệu: Hệ thống những tư liệu sưu tầm được về các di sản văn hóa chủ yếu của làng như Đình, Chùa, Đền, Miếu, Văn chỉ, Nhà thờ cổ... Hi vọng, cuốn tài liệu này là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu về các di tích văn hóa của làng Yên. Trong quá trình sưu tầm biên soạn tác giả đã nhận được sự chỉ đạo của Đảng ủy, ủy ban 2
- Khương Duy Anh nhân dân xã, được sự giúp đỡ của ban khánh tiết, các vị trụ trì các chùa, đền, miếu…của các cụ cao tuổi trong làng. Đặc biệt là các cụ Nguyễn Văn Thế, Vũ Thuân, Nguyễn Kiến, nhà giáo Nguyễn Huy Lung đã cung cấp nhiều tư liệu và giúp dịch thuật các văn bản Hán Nôm ở các di tích. Giáo s ư sử học Lê Văn Lan và ông Đặng Bằng nguyên trưởng ban quản lý di tích Hà Tây và phó ban quản lý di tích – danh thắng Hà Nội đã góp ý nhuận sắc hiệu đính và giới thiệu cuốn sách. Di sản văn hóa làng Yên còn tiềm ẩn nhiều điều chưa hé lộ. Cuốn sách này chỉ nên coi là một bước tiếp cận ban đầu. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn cuốn sách còn nhiều thiếu sót. Rất mong bà con dân làng và bạn đọc góp ý chỉ giáo thêm. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Di sản văn hóa làng Yên” với đông đảo bạn đọc. Liên chi hội người cao tuổi Làng Yên 3
- Di sản văn hóa làng Yên LỜI TỰA Đình, chùa, đền, miếu … là những nơi linh thiêng tinh kết nhiều giá trị truyền thống của làng quê ta. Chắt chiu từng nắm gạo, đồng tiền, năm này qua năm khác, đời trước đến đời sau, các thế hệ cư dân thôn xã của đất nước ta, cũng đồng thời dồn vào đây biết bao là tâm hồn và tài trí, đ ể làm nên và gìn giữ những công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng này. Định kì hoặc thường xuyên lui tới những nơi này để tụ họp xã hội và cộng đồng, để sống cuộc sống tâm linh và thực hành các nghi thức tôn giáo – tín ngưỡng, nhiều đời người xưa, trong và sau các lũy tre làng, có khi cũng còn vài điều thái quá hoặc bất cập đấy, nhưng, tảng nền và xuyên suốt, thì đích th ực là đã tạo ra được một chất keo quí hóa để gắn kết lại sự bền vững và trường tồn của các làng quê và cả đất nước Việt Nam. Mặt khác, các cụ cũng – hình thức hoặc vô thức – để lại những thông điệp cho đời sau, rất có giá trị, từ trong những động thái mà là niềm tha thiết vô cùng của chính thế hệ các cụ, khi lui tới những nơi này. Những thông điệp ấy, trải quá nhiều năm tháng, có khi may mắn mà còn vẹn nguyên, nhưng đa phần thì đã trở thành ảo mờ, bí ẩn hoặc thậm chí bị sao nhãng, lãng quên. 4
- Khương Duy Anh Với tinh thần trách nhiệm cùng người xưa, và những giá trị do các cụ để lại, nhiều nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng đã đến những nơi đình, chùa, đền, miếu… trong các làng thôn xưa để tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu … làm nên nhiều tác phẩm, công trình đáng kể. Nhưng tốt hơn, thì đây vẫn là và chính là việc của những “người trong cuộc”, những hậu duệ và đồng hương bây giờ, của các thế hệ người xưa đã tạo dựng, bảo trì và đặc biệt là đã sống thiết tha cùng và ở các đình, chùa, đền, miếu … ấy. Công việc này, có thể và cần phải vượt qua một số khó khăn, chủ yếu là về năng lực chuyên môn, nhưng đổi lại, những “tác giả tại chỗ” này, lại sẵn ngay trong mình những thực tế trực tiếp, thậm chí, đã ngấm vào máu thịt rồi, mà những người từ ngoài, từ xa đến, khó mà có được. Sách “Di sản văn hóa làng Yên” của tác giả Khương Duy Anh là một ví dụ, thậm chí là tiêu biểu, của sự thể này. Đây là sách của những người làng Yên thôn, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, tự nói về những đình, chùa, đền, miếu … trong khối di sản văn hóa đồ sộ của quê hương mình. Chắc chắn cuốn sách này là một đóng góp đáng kể vào công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị quí báu và quan trọng trong những di sản văn hóa của quê hương và của đất nước. Hà Nội, đầu xuân Qúy Tỵ 2013 5
- Di sản văn hóa làng Yên Giáo sư sử học Lê Văn Lan 6
- Khương Duy Anh VÀI NÉT VỀ LÀNG YÊN Làng Yên nằm ở phía nam huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, cách huyện lị Thạch Thất 4 km, cách trung tâm Hà Nội theo đại lộ Thăng Long trên 20km. Yên thôn giáp với các xã Chàng Sơn ở phía Bắc, Bình Phú ở phía nam; Cần Kiệm ở phía tây và làng Thạch cùng xã ở phía đông. Trước thế kỉ 19 làng Yên Thôn là 1 trong 3 làng của xã Nguyễn Xá – còn gọi là Nguyễn Xá tam thôn. Từ đầu thế kỉ 19 là 1 trong 3 làng của xã Thạch Xá. Từ năm 1955 là 1 trong 2 làng của xã Thạch Xá đến nay. Làng Yên xưa có tên là làng Triền. Tên này thấy ghi trong các bia đá, các bài minh chuông ở các chùa Bảo Quang, Tây Phương, Am Thanh, Quan Âm có niên đại từ thế kỉ 18 trở về trước. Thời vua Minh Mệnh thứ 18 - 1838 còn thấy ghi tên Triền Thôn trong giấy văn bằng trúng cách kì thi khảo hạch của cụ Nguyễn Thế Phúc. Đến thời vua Thiệu Trị thứ 6 – 1846, xuất hiện tên An Thôn (đọc là Yên Thôn cũng thế) trong sắc phong thần ở quán làng Yên. Như vậy địa danh Yên Thôn có từ cuối thời Minh Mệnh hoặc thời vua 7
- Di sản văn hóa làng Yên Thiệu Trị, trong khoảng 8 năm từ 1838 đến 1846. Có lẽ nằm trong lần đổi tên 300 làng xã ở 13 trấn Bắc Thành và phủ Hoài Đức “dùng tên đẹp để lưu lại cho muôn đời sau” 1. Làng Yên là dải đất kéo dài từ triền phía nam gò Nủ Rùa lên phía tây là núi Câu Lậu – Tây Phương. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên địa hình làng Yên, cả trong làng và đồng điền không bằng phẳng, có nhiều ao, đầm, gò đống xen kẽ, ngòi nước uốn lượn. Làng Yên có đường tỉnh lộ và đường liên xã ch ạy qua, giúp cho giao lưu với các nơi khác khá thuận lợi. Dân cư làng Yên quần tụ theo từng ngõ xóm, “trong xóm ngoài làng”. Làng có trên 10 xóm, 7 xóm ở khu làng Yên và 3 xóm lẻ Cầu Liêu, Đồng Sống, Tây Phương. Ngày nay làng chia làm 6 thôn mới: 3 thôn ở làng Yên và 3 thôn lẻ. Dân cư làng Yên, tuy có mặt ở đây từ thời xa xưa nhưng phát triển chậm. Theo thống kê, năm 1928 chỉ có 1634 người, và nay có 4000 người quy tụ trong 12 dòng họ. Trong đó có một số họ được biết từ Thanh Hoá ra định cư ở đây từ khoảng 500 năm nay. Hầu hết các họ có nhà thờ 1 Theo sách Làng mĩ tục Hà Tây của TS. Nguyễn Tá Nhi 8
- Khương Duy Anh tổ, trong đó có một số nhà thờ họ có từ 100 đến 200 năm tuổi. Từ bao đời nay, người dân Yên Thôn đã thích nghi với môi trường tự nhiên không mấy ưu đãi. Làng đất chật người đông, bình quân ruộng đất thời cải cách ruộng đất chưa được 1 sào Bắc Bộ. Ruộng đất không mấy phì nhiêu, nhưng bằng trí tuệ và sự cần cù, năng suất cây trồng luôn ở mức cao của huyện. Từ xưa, ngoài nghề làm ruộng, bà con còn tìm tòi nhiều ngành nghề khác để mưu sinh, góp cùng với các làng Tổng Nủa thành vùng đất trăm nghề. Có những nghề sản phẩm trở thành đặc sản như bánh tẻ Cầu Liêu được đúc kết thành tục ngữ: “Ổi Lại Khánh, bánh tẻ Cầu Liêu, sáo diều Kẻ Nủa”. Và nghề thợ ngõa Yên thôn thì nổi tiếng. Phần lớn nam giới trong làng làm thợ, quy tụ trong các “xã” th ợ. Th ợ ngõa Yên thôn nổi tiếng với xây tường đá ong ghép mạch kẻ chì, soi bói, đắp vẽ, trang trí các công trình từ nhà cửa đến đình chùa đền miếu. Hầu hết các công trình ở làng và phần lớn các công trình trong vùng là sản phẩm của những tay nghề thợ ngõa làng Yên. Có những tên tuổi để lại những dấu ấn đặc sắc về đắp vẽ trang trí ở chùa Tây Phương, đền Đỗng Hoa, tháp Bình Sơn v.v… như các cụ Hai Nông, cụ Ba Canh v.v… Ngày 9
- Di sản văn hóa làng Yên nay, nghề truyền thống này tiếp tục phát triển, làng có hàng chục tổ thợ, trong đó có số phát triển thành doanh nghiệp; có hàng chục tay thợ chuyên đắp vẽ hoa văn theo tích cổ, có người được nhà nước phong danh hiệu nghệ nhân như Nguyễn Văn Tuấn (được vinh danh năm 2011). Đặc sản Yên Thôn còn phải kể đến hồng Yên Thôn, có quả đỏ đẹp, không có hạt, ăn rất ngọt, được tham gia vào quần thể những cây đặc sản của mọi miền đất nước trồng trong vườn Bác ở sau lăng. Cà trắng Cửa Núi, cùi dày, ăn dòn vị ngọt, khác hẳn cà trắng nơi khác. Tuy đến nay đã thành dĩ vãng, nhưng dư âm cà Cửa Núi còn mãi : “Nhớ ngày mùng 6 tháng 3. Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây”. Làng Yên có phường rối nước cổ truyền, 1 loại hình nghệ thuật dân gian có từ rất xưa, từng diễn trò trong các đình đám, hội hè ở làng và đi lưu diễn ở các nơi; có phường hát chèo cũng có tiếng trong vùng; có phường vật, là 1 trong 4 lò vật ở Tổng Nủa, có những đô nổi tiếng ở xứ Đoài còn được nhắc đến như đô Ái, đô Đồng, đô Phong… Trong đó đô Ái vật đổ cả đô vật Bắc Kỳ. 10
- Khương Duy Anh Tuy là một làng nhỏ nhưng người xưa để lại nhiều di sản văn hoá, tín ngưỡng tâm linh cổ kính với mật độ khá dày như đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ, văn chỉ; có đến 7 di tích có từ th ời Lê. Trong đó chùa Tây Phương là di tích kiến trúc điêu khắc cổ độc đáo nổi tiếng trong và ngoài nước, với những pho tượng La Hán, Kim Cương được ghi sách kỷ lục Việt Nam. Đình Yên Thôn có kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc đình thời Lê Trung Hưng. Đền Đỗng Hoa di tích kiến trúc độc đáo và hiếm lạ,... Trong các di tích còn lưu giữ được nhiều cổ vật như chuông đồng, bia đá và có nhiều hoành phi câu đối cổ; có giá trị l ớn về nghiên cứu khoa học. Các nhà nghiên cứu cho biết: hiếm có làng nhỏ nào mà có nhiều di sản văn hoá cổ đến như thế. (đây là nội dung chính đề cập đến trong cuốn sách này) Làng Yên xưa cũng là làng Khoa bảng, về đại khoa có cụ Phùng Đốc1 đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ thời Lê Hiển Tông làm quan đến giám sát ngự sử 1 Văn chỉ Yên Thôn ghi: Phùng Đốc ... “tại bản thôn”, tức là ở thôn này. Hiện nay làng Yên không có ai mang danh họ Phùng. Có thể hậu duệ của Cụ đã phát tán đi nơi khác hoặc không còn ai. Thời gian đã dăm trăm năm nay, mọi biến đổi rất có thể xảy ra 11
- Di sản văn hóa làng Yên (theo văn chỉ Yên Thôn). Về trung khoa, có 7 vị đỗ hương cống, cử nhân là các cụ: -Nguyễn Trang Kiên hương cống khoa Canh Tý - 1720 -Nguyễn Đăng Tam hương cống khoa Quý Mão - 1723 - Khương Xuân Hồng hương cống khoa Canh Ngọ 1750 - Khương Trọng Tuân hương cống khoa Đinh Sửu 1757, thi hội đỗ tam trường - Nguyễn Huy Hoa hương cống năm Tân Tỵ 1821 - Nguyễn Kỳ Điển cử nhân khoa Qúy Mão 1843 - Khương Bá Khanh cử nhân khoa Đinh Mùi 1847. Và nhiều cụ đỗ sinh đồ, tú tài nho học. Nối dòng khoa bảng, ngày nay làng Yên cũng có không ít người cố gắng học hành, thành đạt, góp vào phong trào hiếu học chung của Thạch Xá. Đến nay làng đã có 5 tiến sĩ1; và có vài trăm người có bằng thạc sĩ, cử nhân. Từ con đường dày công học hành phấn đấu, có người trở thành tướng lĩnh, đại tá quân đội công an2..., là 1 Là Phạm Kim Thoa, Khương Xuân Minh, Khương Văn Thắng, Khương Thu Hương, Nguyễn Thị Hòa 2 Là thiếu tướng an ninh Đỗ Hữu Thành. Là các đại tá: Lê Văn Lan, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Văn Thịnh, Khương Xuân Quế, Khương Xuân Minh. 12
- Khương Duy Anh giảng viên, giáo viên, kỹ sư, bác sỹ,.. đang cống hiến trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Từ mảnh đất thiên nhiên không mấy ưu đãi, các thế hệ dân làng Triền trước đây và sau là làng Yên đã dày công khai phá ruộng đồng, khắc phục khó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên, bảo vệ xóm làng, từng bước xây dựng đời sống có thuần phong mỹ tục, có đời sống văn hóa vật chất, tinh thần đa dạng và phong phú. Chiều sâu về truyền thống văn hóa đa dạng và phong phú là nền tảng và điểm tựa để dân làng Yên khai thác, phát huy, tạo ra sức bật mới, trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới, nông thôn mới, trên đường tiến tới xã hội văn minh hiện đại. 13
- Di sản văn hóa làng Yên ĐÌNH YÊN THÔN ĐẶC TRƯNG TIÊU BIỂU KIẾN TRÚC ĐÌNH THỜI LÊ 1. Vài nét khái quát về đình Yên thôn1 Làng Yên có ngôi đình cổ, là một trong những ngôi đình cổ tiêu biểu ở huyện Thạch Thất được bảo tồn khá nguyên vẹn. Các nhà bảo tồn, bảo tàng văn hóa đã khảo sát nghiên cứu về đình Yên thôn, viết trong sách Di tích Hà Tây, do Sở VHTT Hà Tây xuất bản năm 1999 như sau: “Nhìn tổng thể, ngôi đình có ngôi đại bái, nhà hậu cung, nhà Tả vu, Hữu vu và cổng đình với tường xây bao quanh. Hiện diện kiến trúc cả hai thời Lê và Nguyễn được kế nhau kết hợp hài 1 Theo GS Trần Ngọc Thêm trong Cơ sở văn hóa Vi ệt Nam: Đình là tên gọi mới chỉ một khái niệm cũ, một kiến trúc truyền thống lâu đời mà cho đến nay vẫn còn tồn t ại v ới tên g ọi nhà rông. Nhà rông và đình làng chỉ là những tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm, chúng có cùng chức năng và ki ểu ki ến trúc, là hậu thân của những ngôi nhà làng thời Hùng Vương với sàn cao và mái cong hình thuyền mà ta thấy khắc trên tr ống đồng. Có người cho rằng đình có nguồn gốc Trung Hoa? Thực ra, Trung Quốc không có đình làng. Đình trong tiếng Hán là từ chỉ những ngôi nhà nhỏ, đơn giản, dựng lên để che mưa nắng khi thưởng ngoạn như kiểu phụng nghi đình nơi Lã Bố hí Điêu Thuyền trong Tam quốc chí. 14
- Khương Duy Anh hòa thành tổng thể khu di tích. Thời Lê xây dựng ngôi nhà Đại bái và Hậu cung. Cấu trúc mặt bằng kiểu chữ đinh (J). Đây là hạng mục công trình được xây dựng sớm nhất vào thời Lê, đến thời Nguyễn làm thêm ngôi nhà Tả vu và Hữu vu, nằm song song nhau ở phía trước đầu hồi của ngôi Đại bái. Khu di tích nằm trên thửa đất ở giữa làng, phía trước là khoảng không gian thoáng đãng và đường trục chính. Xa xa là dãy núi Câu Lậu phủ kín màu xanh của cây rừng, có ngôi chùa Tây Phương cổ kính là danh lam đệ nhị trời Nam. Vào đình Yên Thôn là cổng đình, xây kiểu hệ thống tứ đại trụ. Bốn cột cao to đồ sộ, đắp hoa văn theo tích cổ. Hai cột trụ chính cao chừng 5m, chia làm ba phần: đỉnh, thân, đế. Đỉnh đắp bốn chim phượng cách điệu hoa dành, tiếp là ô đèn lồng trang trí tứ linh (long, ly, quy, phượng) và tứ quý (thông, trúc, cúc, mai). Thân trụ hình hộp 50cm x 50cm trong lòng viết nhiều câu đối có ý nghĩa bằng chữ Hán…. Qua cổng vào sân đình chiều dài 29m, chiều rộng 16cm, nền sân lát gạch vuông sạch sẽ. Giữa sân có hai ông voi chiến đứng chầu và một số cây hoa cảnh đẹp. Hai phía bên sân là ngôi nhà Tả vu, Hữu vu chiều dài 13.70 m, chiều rộng 5.25 m. Ngôi nhà 5 gian, hai mái chảy, lợp ngói ri, đầu hồi xây bít đốc. Kiến trúc vì 15
- Di sản văn hóa làng Yên quá giang trụ trốn cột. Đây là công trình kiến trúc được làm vào thời Nguyễn muộn, chức năng của ngôi nhà này là nơi nghỉ ngơi, sắm lễ trước khi vào đình lễ Thánh. Ngôi Đại bái là hạng mục công trình kiến trúc thời Lê, nhà có chiều dài 19.7 m, chiều rộng 10.85 m được chia làm 3 gian 2 dĩ, bốn mái đao cong, lợp ngói ri cổ (kiểu mũi hài). Bờ nóc, bờ guột chữ đinh, cổ rỗng hoa chanh và những con giống bằng đất nung ở nhiệt độ cao sành sẫm nâu đen, nghệ thuật thời Lê. Trong ngôi nhà Đại bái là hệ thống khung nhà, vì, kèo, hệ thống cột cái và cột quân đều cao đồ sộ, cột cái cao 4.5m, chu vi 1.7m, đường kính 0.55m, cột quân cao 3.4m, chu vi 1.55m, đường kính 0.50m, cột hiên cao 2.8m, chu vi 1.20m, đường kính 0.4m. Hàng cột chính có đấu vuông thót đáy trên đỉnh để khớp câu đầu tạo nên kiến trúc vì của khung nhà, trên thân cột có lỗ đục để lắp giá đỡ sàn. Đó là những đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc khung nhà Đại bái đình Yên Thôn được xây dựng thời Lê Trung Hưng. Kiến trúc của ngôi nhà Đại bái làm kiểu giá chiêng kẻ bẩy. Ở các khung rường cụt, đầu dư, thân kẻ, cột đội, kẻ góc, bẩy hiên…đều chạm khắc mây rồng, lá lật rất tinh sảo. Mỗi bộ vì có 6 hàng chân cột, trong 4 bộ vì chính có 8 đầu dư được chạm kênh bong hình một con rồng (độc 16
- Khương Duy Anh long) rất công phu. Mỗi con rồng mang dấu nét nghệ thuật của từng thời kỳ. Cổ xưa là con rồng trên đầu dư vì thứ tư, nét nghệ thuật gần phong độ thời Mạc được gặp rất ít nguyên bản như ở Đình Đồng Trúc (Thạch Thất), chùa Cả xã An Khánh (Hoài Đức). Còn phần lớn, rồng được chạm bong kênh mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18 – 19, có nhiều lớp trang trí là do những lần tu sửa. Hậu cung là công trình kiến trúc cổ kính cùng thời với ngôi Đại bái. Đặc biệt việc bài trí khám thờ trang nghiêm, bộ khám to đồ sộ nhiều lớp, nhiều tầng được trang trí hoa văn tứ linh bong kênh sơn son thếp vàng. Ba cỗ ngai thời Lê đặt trang trọng ở chính giữa. Đây là những cỗ ngai cổ ít thấy ở huyện Thạch Thất. Ngoài ra còn nhiều đồ thờ có niên đại sớm như: hạc, bình hương, chóe, kiệu…bài trí khoa học tạo nên thế uy nghiêm. Đình Yên thôn thờ tam vị Thánh Tản là những người có công với nước, có nghĩa với dân là biểu tượng người anh hùng văn hóa, là công thần bậc nhất thời đại Hùng Vương… Đình Yên Thôn là công trình văn hóa có đầy đủ những tính chất đích thực cả nội dung và hình thức. Nó là một bảo tàng kiến trúc cổ thu nhỏ mang tính chất nghiên cứu giáo dục cao có ý nghĩa du lịch văn hóa…..” 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí ẩn về hệ thống di sản bị lãng quên trên non thiêng Yên Tử
9 p | 163 | 29
-
BÌNH ĐỊNH - Những trò chơi trẻ em bị lãng quên Trần Xuân Toàn
10 p | 133 | 8
-
Qua mấy ngôi đình làng ven sông Đuống, trên đất Long Biên
6 p | 60 | 2
-
Hát trống quân làng Xuân cầu (Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)
10 p | 5 | 1
-
Thực trạng sinh hoạt văn hóa quan họ ở hai làng quan họ cổ của Bắc Giang
13 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn