intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãnh đạo phụng sự trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Lãnh đạo phụng sự trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông" chia sẻ một số vấn đề lý luận cơ bản, trình bày thực trạng công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, phân tích lãnh đạo phụng sự trong công tác hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãnh đạo phụng sự trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Lê Khánh Vân LÃNH ĐẠO PHỤNG SỰ TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Lê Khánh Vân(*) Tóm tắt Bối cảnh hiện nay đang đặt ra yêu cầu mới đối với lãnh đạo nhà trường, đòi hỏi ở người lãnh đạo phương thức lãnh đạo phù hợp. Phụng sự để dẫn đầu đang là mô hình lãnh đạo được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Mô hình này phản ánh phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo với cách tiếp cận ở góc độ cấp dưới, phụ huynh và những người liên quan. Lãnh đạo phụng sự là lý thuyết mới, hiện đại. Người lãnh đạo nghiên cứu và thực hành lý thuyết này sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói riêng. Bài viết chia sẻ một số vấn đề lý luận cơ bản, trình bày thực trạng công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, phân tích lãnh đạo phụng sự trong công tác hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông Từ khóa: Lãnh đạo phụng sự, giáo dục hướng nghiệp, trường phổ thông. SERVANT LEADERSHIP IN VOCATIONAL EDUCATION IN SCHOOLS Abstract: The current context is posing new demands for school leaders, requiring leaders to adopt appropriate leadership styles. Servant leadership has recently become a prominent leadership model. This model reflects a leader’s quality and competence from the perspectives of subordinates, parents, and stakeholders. Servant leadership is a modern theory. Leaders who study and put this theory into practice will enhance the effectiveness of school operations in general and career guidance activities in particular. The article discusses some fundamental theoretical issues, presents the current situation of career guidance in schools, and analyzes servant leadership in career guidance in schools. Keywords: Servant leadership, vocational education, schools. (*) ThS., Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 582
  2. LÊ KHÁNH VÂN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI cuộc cách mạng số đã biến đổi thế giới từ thế giới dựa trên giao dịch sang thế giới dựa trên quan hệ. Khả năng lãnh đạo là một lợi thế cạnh tranh và cũng là điều tất yếu đối với cá nhân và tổ chức. Suốt thế kỷ XX chúng ta chấp nhận giao tiếp một chiều từ người nắm quyền. Mô hình lãnh đạo phân cấp này có xu hướng suy giảm ở thế kỷ XX. Vai trò nguồn lực con người ngày càng được đề cao, các nhà nghiên cứu quan tâm và nhấn mạnh “phụng sự” để dẫn đầu. “Lãnh đạo phải gắn với phụng sự, từ góc độ người được phụng sự, điều này vô cùng ý nghĩa; từ góc độ người đang đấu tranh để trở thành lãnh đạo, điều này thể hiện sự thay đổi đáng kể. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mới, những quy tắc, luật lệ mới, những cách thức mới để phục vụ và với trách nhiệm lớn hơn nhiều” (Strock, 2020). Tác giả Wong (1997) khẳng định: “Xã hội ngày nay đang thay đổi nhanh chóng, sự phát triển kinh tế đòi hỏi một kiểu lãnh đạo mới, mà ông cảm thấy sẽ có khả năng tối đa hóa cơ hội và tối ưu hóa tài nguyên”. Lãnh đạo phụng sự là một trong những mô hình lãnh đạo hiệu quả các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó có giáo dục hướng nghiệp. Nó rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản Lãnh đạo phụng sự được đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách lãnh đạo phụng sự của tác giả Greenleaf khi ông đọc tác phẩm hành trình tới phương Đông của tác giả Herman Hesse. Trong khoảng 10 năm gần đây lý thuyết lãnh đạo phụng sự được tập trung nghiên cứu rất nhiều. Lãnh đạo phụng sự phù hợp trong nhà trường vì nhấn mạnh hành vi vượt lên tư lợi cá nhân để phục vụ lợi ích tập thể, các bên có liên quan giúp cho các thành viên trong tập thể khỏe mạnh hơn, thái độ tích cực và có định hướng phục vụ. Điều này, được sự đồng thuận nhiều hơn của xã hội về sự thay đổi mối quan hệ của nhà lãnh đạo và tổ chức hướng tới phục vụ thay vì theo đuổi động cơ tư lợi bản thân. Lãnh đạo phụng sự có cấu trúc đa chiều gồm đạo đức, tâm linh, tính xác thực, tính toàn vẹn. Những chiều kích này thường có một phần, nhưng không đầy đủ trong các cách tiếp cận khác. Mô hình lãnh đạo phụng sự được thực hành trong các tổ chức để tập trung vào nguồn lực con người tạo nên sự hài lòng, cam kết, hành vi đổi mới... của nhân viên hợp tác cùng nhau xây dựng môi trường làm việc thông minh, hiệu quả. Tác giả Page và Wong (2003) cho rằng: Nhà lãnh đạo phụng sự có thể được định nghĩa là một nhà lãnh đạo có mục đích chính là phục vụ người khác bằng cách 583
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM đầu tư vào sự phát triển và hạnh phúc của họ để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu vì lợi ích chung. Tác giả đã biểu diễn mô hình lãnh đạo phụng sự bằng vòng tròn đồng tâm mở rộng dần. Các vòng tròn này thể hiện trình tự trong quá trình phát triển, thực hành và ảnh hưởng của lãnh đạo phụng sự, bao gồm: (1) Định hướng nhân cách - thành phần liên quan đến tính cách của nhà lãnh đạo như tính chính trực và khiêm tốn với một trái tim và cam kết phục vụ người khác. (2) Định hướng con người - thành phần liên quan đến mối quan hệ của người lãnh đạo với người khác. (3) Định hướng nhiệm vụ - thành phần liên quan đến cách một nhà lãnh đạo thực hiện công việc của mình. (4) Định hướng quy trình - thành phần liên quan đến cách người lãnh đạo tác động đến các quy trình của tổ chức. Nó được cụ thể bằng 7 thành tố của mô hình lãnh đạo phụng sự: trao quyền và phát triển con người; thể hiện quyền lực vị trí trong lãnh đạo; phục vụ; tạo điều kiện cho người khác tham gia ra quyết định; truyền cảm hứng; xây dựng và truyền đạt tầm nhìn; thể hiện sự dũng cảm. Giáo dục hướng nghiệp là những tác động định hướng nghề nghiệp cho học sinh nhằm giúp các em lựa chọn một nghề phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của cá nhân và phù hợp với yêu cầu về nhân lực của thị trường lao động (Phạm Viết Vượng, 2014). Giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Tác giả Phạm Thị Hồng Hạnh (2019) và cộng sự cho rằng: Giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác động nhiều mặt nhằm chuẩn bị cho học sinh chọn nghề nghiệp tương lai hợp lí để đi vào cuộc sống cho phù hợp với năng lực của bản thân và sự phân công lao động và nhu cầu nhân lực của xã hội. Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục hướng nghiệp nhưng nhìn chung các tác giả đều nhấn mạnh giáo dục hướng nghiệp là quá trình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản. Thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn được dành mọi sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động, tương lai của nghề. Giáo dục hướng nghiệp vừa là hoạt động của giáo viên, nhà trường vừa là hoạt động của học sinh, kết quả cuối cùng của giáo dục hướng nghiệp là khả năng định hướng nghề của học sinh một cách phù hợp. 584
  4. LÊ KHÁNH VÂN Có thể nói, lãnh đạo phụng sự là phương thức hiệu quả để tác động đến đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp. Nhà lãnh đạo phụng sự dẫn dắt các thành viên bằng khả năng, sự hỗ trợ, đề cao tinh thần tập thể, động viên, tin tưởng và hành vi đạo đức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp hướng tới mục đích tự định hướng nghề nghiệp của người học. 2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông Công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông trong nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng, là một hoạt động không thể thiếu được ở các trường phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và chính bản thân học sinh để có thể định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề nghiệp phù hợp. Trong những năm qua, công tác giáo dục hướng nghiệp đã được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục đã đạt được những kết quả tích cực, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế: Công tác hướng nghiệp trong nhà trường THPT do giáo viên kiêm nhiệm, chuyên viên tâm lý - hướng nghiệp phụ trách. Trên thực tế, giáo viên kiêm nhiệm chưa hiểu sâu về thế giới nghề nghiệp vốn dĩ vô cùng đa dạng và phức tạp. Môn học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở nhiều trường chưa được chú trọng. Nhà tư vấn hướng nghiệp năng lực còn hạn chế. Theo tác giả Giang Thiên Vũ (2018): nhận thức về công cụ hướng nghiệp của đội ngũ làm công tác hướng nghiệp ở mức chưa cao, chỉ biết một ít, chưa hiểu rõ về công cụ này, dẫn đến nhận thức về việc sử dụng công cụ không tốt nên không được sử dụng khi tư vấn hướng nghiệp. Họ thiếu kĩ năng liên kết, xâu chuỗi các nội dung thường sử dụng trong tư vấn hướng nghiệp thành một mô hình chung, một mô hình tổng quát về nghề nghiệp. Hầu hết các trường trung học không sử dụng một vài công cụ trong công tác hướng nghiệp, lí do là mất thời gian chuẩn bị, yêu cầu năng lực chuyên môn của nhà tư vấn cao khi sử dụng. Hình thức tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú. Tác giả Nguyễn Hữu Long, Phạm Thị Lệ Chi (2020): “phương pháp và hình thức tư vấn hướng nghiệp chưa thống nhất, chưa khoa học, chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân và chưa theo quy trình nhất định”. Nguồn học liệu, thông tin về về nghề nghiệp dành cho học sinh, các ngành nghề mới chưa cập nhật kịp thời. Tác giả Phạm Danh Nha và cộng sự (2020): “các tài liệu giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa đề cập đa dạng các ngành nghề, thị trường lao động kinh tế. Điều này ảnh hướng rất nhiều đến định hướng cho học sinh”. Thời gian dành cho hoạt động hướng nghiệp chưa nhiều, tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn rời 585
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM rạc, chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung vào ngày hội hướng nghiệp khi phối hợp với các trường đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ), Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) gần ngày học sinh chuẩn bị tuyển sinh vào ĐH, CĐ, TCCN. Nội dung hướng nghiệp chủ yếu mang tính chất giới thiệu về trường, ngành nghề hơn là hướng nghiệp một cách khoa học. Điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường nhiều khó khăn nên việc thực hành còn ở mức độ khiêm tốn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện thiết bị hiện đại vào công tác giáo dục hướng nghiệp hạn chế, phương tiện kỹ thuật, đồ dùng dạy học hỗ trợ của các trường còn nghèo nàn. Vì vậy, việc tổ chức các giờ hướng nghiệp của giáo viên không lôi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh và hiệu quả chưa cao. Nhiều trường phổ thông chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp, có những trường sử dụng phòng tư vấn tâm lý giáo dục học đường và chuyên viên của phòng này hướng nghiệp cho học sinh. Một số trường phòng phục vụ cho tham vấn nghề nghiệp thiếu trang thiết bị, các phương tiện nghe nhìn, công cụ, những nguồn tài liệu, bàn ghế phù hợp cho làm việc nhóm, làm việc cá nhân. Sự phối hợp giữa gia đình và giáo viên, chuyên viên hướng nghiệp chưa tốt. Hình thức phối hợp chưa đa dạng và phong phú, chủ yếu vẫn là trao đổi qua thư từ, điện thoại. Một số phụ huynh mong muốn con thi đỗ vào một trường đại học, bắt ép con cái theo ý của mình gây khó khăn trong quá trình hướng nghiệp, còn một số phụ huynh khác thì lại tỏ ra không mấy quan tâm đến nghề nghiệp tương lai của con, để mặc con mình tự đăng kí thi vào trường nào cũng được. Khi cha mẹ học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp, sẵn sàng hợp tác với giáo viên, chuyên viên thì việc lựa chọn nghề của các em sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp các em sự tự tin trong việc ra quyết định nghề nghiệp của bản thân. Tại phiên họp Tiểu ban Giáo dục phổ thông, TS. Lê Phương Đông đưa ra nhận định về bất cập trong công tác hướng nghiệp: “thiếu giáo viên hướng nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; hầu hết đều kiêm nhiệm, chưa có định danh cho vị trí giáo viên phụ trách hướng nghiệp, cách thức tổ chức hoạt động chưa hiệu quả. Đó là những điểm hạn chế khiến hướng nghiệp ở trường phổ thông không thiết thực. Hơn nữa, việc lựa chọn nghề nghiệp, hướng đi trong tương lai không suất phát từ nhu cầu, sự hiểu biết cá nhân người học nên mục tiêu phân luồng khó đạt được” (dẫn theo Anh, 2021). Có thể nói công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông đạt hiệu quả chưa cao, không tạo ra sự khác biệt rõ ràng về sự hiểu biết và thái độ nghề nghiệp, đặc biệt là chưa phát triển được kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh dựa trên nhận thức về năng lực bản thân và những yêu cầu của nghề mà người học định chọn. 586
  6. LÊ KHÁNH VÂN 2.3. Lãnh đạo phụng sự trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông Lý thuyết lãnh đạo phụng sự nhấn mạnh hành vi đạo đức của người lãnh đạo, đây cũng là lý do mà các học giả ngày càng quan tâm tới mô hình này khi “những vụ bê bối xung quanh hành vi phi đạo đức của người quản lý của các tổ chức trong thập kỷ qua” (Hoch, Bommer, Dulebohm & Wu, 2018). Taylor và cộng sự (2007) cho rằng: “Lãnh đạo phụng sự đặc trưng bởi việc sử dụng trong các cơ sở giáo dục có chức năng chính là phát triển con người”. Lãnh đạo phụng sự phù hợp trong nhà trường bởi sự tương đồng với triết lý, giá trị cốt lõi và sứ mệnh của môi trường giáo dục. Tác động của lãnh đạo phụng sự trong công tác hướng nghiệp thể hiện cụ thể: Nhà lãnh đạo thực hành lý thuyết phụng sự trong công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông thì trước tiên cần thể hiện được khía cạnh phục vụ, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, tận tâm, tận lực trong công việc. Chính động cơ này thúc đẩy họ nỗ lực lãnh đạo mọi hoạt động của nhà trường, trong có có công tác giáo dục hướng nghiệp. Hành vi phục vụ của người lãnh đạo lan tỏa đến mọi thành viên nhà trường, khắc phục khó khăn trong công tác hướng nghiệp, nâng cao sự hiểu biết đa dạng về các ngành nghề, kỹ năng hướng nghiệp trong thời đại số bằng con đường học tập, tự học, tự rèn luyện. Văn hóa phục vụ được phát triển trong nhà trường đem lại sự hài lòng cho phụ huynh, hiệu quả giáo dục học sinh. Điều này cũng sẽ thuận lợi hơn trong phối hợp giữa gia đình với nhà trường, khuyến khích cha, mẹ học sinh đóng góp vật chất, tinh thần vì mục đích chung, vì chính con em họ. Khi người lãnh đạo thấm nhuần tư tưởng phụng sự sẽ tập trung vào việc phát triển phẩm chất và năng lực của người dưới quyền. Đây là điểm khác biệt của mô hình lãnh đạo này so với các lý thuyết lãnh đạo khác. “các mô hình lãnh đạo truyền thống thường dựa trên cấu trúc phân cấp, chủ yếu hướng tới mức độ hiệu quả công việc” (Greenleaf, 1977). “điều này đã dẫn đến sự suy giảm đạo đức trong các mối quan hệ” (dẫn theo Jeyaraj & Gandolfi, 2020). Tác giả Page và Wong (2003) khẳng định: “Nhà lãnh đạo phụng sự đóng góp vào sự phát triển và quan tâm người khác để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức”. Lãnh đạo hiệu quả trong bối cảnh hiện nay phải dựa trên nhận thức về vai trò nổi trội của nguồn lực con người trong tổ chức. Nhà lãnh đạo phụng sự quan tâm đến nhu cầu, khó khăn của người dưới quyền, tạo điều kiện phát triển năng lực, phẩm chất cá nhân của người làm công tác hướng nghiệp. Người lãnh đạo phụng sự xây dựng môi trường tổ chức thuận lợi để làm việc, hợp tác cùng nhau, giúp đỡ cấp dưới phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. 587
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Nhà lãnh đạo phụng sự tăng cường sự sáng tạo của người dưới quyền. Tác giả Page và Wong (2003) nhấn mạnh: “Nhà lãnh đạo trong tổ chức phụng sự những người đi theo bằng cách cho phép họ phát huy hết khả năng của mình để hoàn thành sứ mệnh của tổ chức. Nhà lãnh đạo trở thành người cổ vũ, hỗ trợ và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu thông qua nỗ lực của những người khác”. Nhà lãnh đạo phụng sự cho phép giáo viên, nhân viên làm việc thoải mái và linh hoạt hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Đồng thời, họ cũng có nhiều quyền hơn trong việc ra quyết định. Tác giả Bachelder (2020) cho rằng: “Người lãnh đạo phụng sự xây dựng môi trường làm việc tạo cảm hứng để cấp dưới sáng tạo và làm việc xuất sắc”. Lãnh đạo phụng sự tạo điều kiện cho việc đổi mới và thực hiện các ý tưởng trong nhà trường, họ san sẻ thông tin và trao quyền nhiều hơn cho giáo viên, nhân viên để phát huy tính sáng tạo. Đổi mới, sáng tạo thể hiện ở sự đa dạng phương pháp giảng dạy qua các môn học và hình thức tổ chức hướng nghiệp trong nhà trường, sự khéo léo lồng ghép nội dung giáo dục hướng nghiệp để vừa đảm bảo yêu cầu chung vừa mang tính sáng tạo, linh hoạt do tính “mở” trong việc xây dựng nội dung các môn học THPT. Điều này cần sự tác động của người lãnh đạo phụng sự nhằm phát huy năng lực sáng tạo và truyền cảm hứng để người dưới quyền sáng tạo. Nhà lãnh đạo phụng sự thể hiện sự dũng cảm trong công tác lãnh đạo. Tác giả Page và Wong (2003): “Nhà lãnh đạo phụng sự không phải là người yếu kém. Khi mọi việc trở nên khó khăn hoặc khi phải đưa ra những quyết định khó khăn thì người lãnh đạo phụng sự phải có tư duy cứng rắn và kiên cường”. Đổi mới giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh mới có những khó khăn nhất định. Người lãnh đạo phụng sự nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp đối với tương lai của học sinh thì họ sẽ kiên trì, dũng cảm vượt qua rào cản, khó khăn để đạt được mục tiêu đặt ra. Khó khăn về con người, cơ sở vật chất sẽ được khắc phục dần trong công tác hướng nghiệp. Taylor, Martin và Johnson (2003) cho rằng: “không có lãnh đạo phụng sự sẽ khó khăn trong đổi mới hệ thống giáo dục”. Năng lực, phẩm chất của nhà lãnh đạo phụng sự xây dựng uy tín, quyền lực đạo đức. Quyền lực mềm này ảnh hưởng một cách tự nguyện tới người dưới quyền. Điều này phát huy sức mạnh của sự hợp tác, tối đa hóa điểm mạnh của từng thành viên trong tổ chức, nỗ lực cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, tầm nhìn chung của nhà trường. Lãnh đạo phụng sự nâng cao bầu không khí tâm lý tích cực, sự đoàn kết trong nhà trường. Thái độ hướng về người đi theo của nhà lãnh đạo phụng sự tạo tiền đề cho các mối quan hệ an toàn và bền chặt trong tổ chức. Taylor, Martin và Johnson (2003) cho rằng: “các đặc điểm của lãnh đạo phụng sự đã được công nhận vì tác động tích cực 588
  8. LÊ KHÁNH VÂN tới mối quan hệ, tạo ra môi trường hợp tác và thành công cao”. Page và Wong (2003) “Người lãnh đạo phụng sự trở thành chất keo mềm gắn kết tổ chức với nhau. Điều quan trọng đối với sự thành công của họ là tạo ra các mối quan hệ lành mạnh và hiệu quả giữa lãnh đạo và người dưới quyền”. Tác giả Dixon (2013) nhận định: “Khi mức độ phụng sự của người lãnh đạo tăng lên thì môi trường nhà trường cũng được cải thiện, xây dựng bầu không khí cởi mở và hỗ trợ”. Người lãnh đạo phụng sự tạo sự gắn kết giữa các thành viên, xây dựng mối quan hệ tích cực, lành mạnh trong và ngoài nhà trường. Mối quan hệ hợp tác thúc đẩy hiệu quả công tác hướng nghiệp, trước hết là đội ngũ cán bộ, giáo viên làm hướng nghiệp trong nhà trường, gắn kết với cơ sở sản xuất, trường ĐH, CĐ, TCCN và phụ huynh trong việc hướng nghiệp cho học sinh. 3. KẾT LUẬN Công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông rất quan trọng. Để khắc phục những khó khăn trong giáo dục hướng nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, hình thức hướng nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất... Điều này cần sự nỗ lực của người lãnh đạo thay đổi phương thức lãnh đạo theo hướng “phục vụ” trong nhà trường. Bởi lẽ, mô hình này phát huy tối đa nội lực cá nhân và sự hợp tác giữa các thành viên vì mục tiêu chung, ảnh hưởng từ người lãnh đạo phục vụ khơi gợi tinh thần tự nguyện, sáng tạo, nhiệt tình... của giáo viên, chuyên viên hướng nghiệp. Chỉ khi nội lực con người được chú trọng theo góc nhìn từ chính họ sẽ tạo nên sự thành công của đổi mới trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ GD&ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Bachelder,C. (Thiên Khôi, dịch). (2020). Nhà lãnh đạo dám phục vụ. Hà Nội: NXB. Trẻ. Dixon, D. L. (2013). Relationships among servant leadership, organizational citizenship behavior, and school climate in Alabama high schools (Doctoral dissertation). Retrieved from ProQuest (UMI No. 3612079). Taylor, T., B.N. Martin, S. Hutchinson, and M. Jinks. (2007). “Examination of leadership practices of principals identified as servant leaders”. International Journal of Leadership in Education 10, no. 4: 401-19. Triệu Anh. (2021). Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông: Thực tế vẫn nằm trên... 589
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM giấyhttp://baovanhoa.vn/muc-cu/giao-duc-loi-song-ban-tre/artmid/427/articleid /48887/huong-nghiep-cho-hoc-sinh-pho-thong-thuc-te-van-nam-tren-giay Giang Thiên Vũ. (2018). Nhận thức về việc sử dụng đồ họa nghề nghiệp trong hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Greenleaf, K.R. (Lê Xuân Hy, dịch). (2018). Lãnh đạo phục vụ. NXB. Đồng Nai. Hoch, J. E., Bommer, W. H., Dulebohn, J. H. & Wu, D. (2018). Do Ethical, Authentic,and Servant Leadership Explain Variance Above and Beyond Transformational Leadership? A Meta-Analysis. Journal of Management, 44 (2):501-29. Jeyaraj, J.J., & Gandolfi, F. (2020): Empowering students for social justice through a critical pedagogy inspired framework of servant leadership, Pedagogy, Culture & Society, DOI: 10.1080/14681366.2020.1793216 Nguyễn Hữu Long, Phạm Thị Lệ Chi. (2020). Thực trạng một số vấn đề liên quan đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phổ Hồ Chí Minh. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, NXB. Đại học Huế. ISBN:978-604-974-712-0, tr. 355-360 Phạm Thị Hồng Hạnh, Đinh Tiến Công, Nguyễn Phương Thảo. (2019). “Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề “thống kê” cho học sinh lớp 10 THPT”. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr. 221-226. Phạm Danh Nha, Hà Ngọc Phi, Đinh Thị Thanh Tuyền (2020). Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng trong công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. NXB. Đại học Huế. ISBN:978-604-974-712-0 Phạm Viết Vượng. (2014). Giáo dục học. NXB. Đại học Sư phạm, tr. 515-420. Page D. & Wong T.P. (2003), Servant Leadership: An Opponent-Process Model and the Revised Servant Leadership Profile, Servant Leadership Research Roundtable. Strock, J. (2020). Phụng sự để dẫn đầu. tái bản lần 7. Dịch giả Thu Huyền. NXB. Lao động. Taylor, T., Martin, B.N., Hutchinson, S., & Jinks, M. (2007). “Examination of leadership practices of principals identified as servant leaders”. International Journal of Leadership in Education, 10, no. 4: 401-19. Wong, P. T. (1997). The challenge of open leadership, position paper for the Graduate Program in Counseling Psychology, Trinity Western University. Available onlineat:www.twu.ca/cpsy/Faculty/wong/Leadership/openleader.html (accessed 7 April 2000). 590
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2