intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lão tử và Nhiếp ảnh

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

149
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SỰ HIỂU BIẾT CÂU THÚC Theo Lão Tử, có hai cái Trí: Đại Trí là biết cái tổng thể, và Tiểu trí là biết cái chi tiết. Người quân tử hiền nhân phải biết dung hòa cả hai. Chúng ta cũng thấy hai cái "Trí" của Lão Tử trong nhiếp ảnh. Những nhiếp ảnh gia có cái Tiểu Trí là những người quan tâm thật nhiều đến kỹ thuật nhiếp ảnh, sử dụng những luật lệ căn bản, chụp đúng theo kế hoạch dự tính và chủ động trong tất cả mọi việc. Ngược lại, những nhiếp ảnh gia có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lão tử và Nhiếp ảnh

  1. Lão tử và Nhiếp ảnh SỰ HIỂU BIẾT CÂU THÚC Theo Lão Tử, có hai cái Trí: Đại Trí là biết cái tổng thể, và Tiểu trí là biết cái chi tiết. Người quân tử hiền nhân phải biết dung hòa cả hai. Chúng ta cũng thấy hai cái "Trí" của Lão Tử trong nhiếp ảnh. Những nhiếp ảnh gia có cái Tiểu Trí là những người quan tâm thật nhiều đến kỹ thuật nhiếp ảnh, sử dụng những luật lệ căn bản, chụp đúng theo kế hoạch dự tính và chủ động trong tất cả mọi việc. Ngược lại, những nhiếp ảnh gia có cái Đại Trí phản ứng theo sự rung cảm của mình trước thiên nhiên, ngắm nhìn cảnh vật và với một cái nhìn nghệ thuật và tận hưởng vẻ đẹp một cách ung dung nhàn nhã. Nhiếp ảnh gia giỏi cũng giống như người quân tử, là biết dung hòa cả hai cái Đại Trí và Tiểu Trí... HỘI NHẬP Trong Tề Vật Luận, kinh Nam Hoa, có kể chuyện Trang Tử (là người đã đưa học thuyết Lão tử lên đến đỉnh cao) thường ngủ ngày, mơ thấy mình hóa thành bướm, bay nhởn nhơ trong vườn hoa thơm cỏ lạ, lòng rất vui thích, khi tỉnh dậy lại thấy mình là Trang Tử. Và ông thắc mắc, không hiểu rằng Trang Tử nằm mơ thấy mình là bướm, hay bướm nằm ngủ mơ thấy mình là Trang Tử? (Bất tri Châu chi mộng vi hồ điệp dữ, hồ điẹp chi mộng vi Châu dữ). Câu chuyện này ngụ ý nói rằng Trang Tử và con bướm không phải là hai thực thể khác biệt, mà là hai phối cảnh luân phiên thay đổi nhau của sự chuyển hóa của vạn vật, và cũng thể hiện tư tưởng "bỏ đi giới hạn giữa vật và ta" trong Tề Vật Luận. Trong nhiếp ảnh, rất nhiều người trong chúng ta luôn nghĩ rằng công việc của một nhiếp ảnh gia là đi săn hình, tạo tác phẩm. Khi chụp hình, chúng ta luôn nhận thức rằng "TÔI" là người chụp hình và cảnh là hình mà "TÔI chụp", công việc của tôi phải là chụp hình. Chúng ta và thiên nhiên cảnh vật là hai thực thể hoàn toàn cách biệt nhau. Khi chúng ta thoát ra được lối suy nghĩ trên, khi đi chụp hình mà quên mình đi, ung dung điềm đạm vui hưởng thiên nhiên và hội nhập với thiên nhiên. Thiên nhiên đón nhận chúng ta và chúng ta đón nhận những gì thiên nhiên mang đến cho chúng ta. Quên cái TÔI đi để thiên nhiên, vũ trụ cùng với chúng ta là một. Chúng ta không "phải" cố gắng làm gì cả. Lúc đó, chung ta không còn
  2. "chụp" hình nữa, không còn săn tác phẩm nữa, mà tự nó đến với chúng ta. Một trong những nhiếp ảnh gia cảm nhận được điều này là Sebastiao Salgado; Ông nói: "There comes a moment when it is no longer you who takes the photograph, but receives the way to do it quite naturally and fully". Một nhiếp ảnh gia khác, ông Michael Smith khi được hỏi ông muốn đạt được gì khi đi chụp hình, ông trả lời: "Tôi chẳng mong muốn đạt được, hay sáng tạo gì cả. Tôi chỉ tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và đó là mục đích chính. Còn tấm hình tôi mang về chỉ là phụ thôi"... CẢM NHẬN TỰ NHIÊN Trang Tử nói rằng sự chuyển hóa của xã hội tạo nên các giá trị như tên tuổi, giàu có, kiến thức... vv... mà tạo thành những cái "TÔI" và giam giữ người ta trong cái "TÔI" này. Để đạt được đến sự giải thoát tinh thần triệt để, Trang Tử nói đến cái gọi là "làm người vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh". Làm người để sống cho đến mức tự do tuyệt đối, chúng ta phải bỏ được cái tôi (vô kỷ) ấy đi. Bên ngoài những bao bọc của các điểm tạo thành cái "TÔI" vừa kể, người ta còn bị thêm một lớp vỏ nữa là cá tính dị biệt, thích và ghét... của mình như thích sáng, ghét tối, màu sắc, âm thanh, vv... Tất cả những điểm này tạo nên một lớp "vỏ" và làm cho mỗi người cảm nhận sự việc một cách khác nhau và hành động một cách khác nhau. Trong nhiếp ảnh, khi đi chụp hình, chúng ta cũng cảm nhận và ghi lại những hình ảnh qua những lớp vỏ mà Trang Tử đề cập đến. Trí óc của chúng ta tự động "lọai bỏ" hay "cảm nhận" hình ảnh qua lớp vỏ đó mà chính chúng ta không biết, hoặc lớp vỏ này giới hạn sự phóng khoáng của chúng ta trên một vài phương diện nào đó. Những lớp vỏ này bao gồm đủ mọi thử từ huy chương, đẳng cấp, tiếng tăm, hơn người, kiếm ra tiền, thanh danh... cho tới những ý thích cá biệt, riêng tư... Nếu chúng ta giải thoát tâm hồn và trí óc chúng ta khỏi những lớp "vỏ" này, giải thóat chúng ta ra khỏi cái "TÔI" này, lúc đó chúng ta với một tâm thức tự do phóng khoáng, sẽ cảm nhận được những cái hay, mới lạ, và thật tự nhiên "thấy" được những góc cạnh mà khi nằm trong những lớp "vỏ" chúng ta không thấy... VÔ VI Trang Tử đưa ra một nhân sinh quan đặc biệt gọi là Vô Vi. Vô Vi vừa có nghĩa là không làm vừa có nghĩa là làm. Mục đích để tu thân, mong đạt tới chỗ cực kỳ trống rỗng và hồn nhiên. Vô Vi đồng nghĩa với vô dục (không ham muốn),
  3. vô tư (không có cái tôi), vô danh (không có tên), vô tranh (không tranh giành với ai). Trạng thái Vô Vi cũng có mặt trong Nhiếp ảnh. Khi một nhiếp ảnh gia bấm máy, trong một cái tích tắc tạo tác phẩm nghệ thuật đó, đầu óc họ thường trống rỗng, hồn nhiên. Tất cả mọi việc trên đời như mấy chục năm kinh nghiệm cầm máy, thành bại, hơn thua, được mất, huy chương, đẳng hiệu... đều là quá khứ và không hiện hữu. Lão Tử nói rằng "vô dục" là căn bản của "vô vi". Nếu chúng ta bỏ được lòng ham muốn mà tới được trạng thái vô vi thì tất cả sẽ ổn định. Và cơ sở của "vô dục" là "tri túc" (biết thế nào là đủ). Bấm máy không cầu mong gì khác hơn là đón nhận các vẻ đẹp của thiên nhiên đến với chúng ta. Bấm máy mà không lo âu ảnh đẹp hay xấu, ảnh sẽ trở thành tác phẩm hay không, sẽ thắng giải gì không... Bấm máy một cách vô tư, vô dục, và vô tranh. Để hiểu ý nghĩa Vô Vi một cách khác, chúng ta hãy quan sát con nhện bắt mồi. Không giống như những con thú khác như cọp, beo... nó không phải chạy đuổi theo con mồi thật mệt mỏi, hụt cả hơi, mà nhiều khi cũng chẳng bắt được. Nó chỉ nằm yên một chỗ, không làm gì cả, không cần một chút cố gắng... đợi con mồi mang thân đến để rồi dính vào mạng nhện. Như vậy, Vô Vi không đồng nghĩa với lười biếng, mà ngược lại, là một cách làm việc thông minh và hiệu quả, không thụ động, mà ung dung mẫn tiệp, lúc nào cũng biết đến tất cả những sự thay đổi luân phiên của vạn vật. Chụp hình rất thanh thản, không nhọc công, nhọc sức, như Ruth Bernard: Tôi chả bao giờ săn ảnh cả. Ảnh thấy tôi, và nói "Ở đây này". Tôi trả lời "Thấy rồi" (I never look for a photograph. The photograph finds me and says: "I'm here!" and I say, "Yes, I see you, I hear you...) TỰ NHIÊN Tư tưởng của Lão Tử có thể quy về một chữ: Tự Nhiên. Lão Tử nhận thức lối sống tự nhiên, tự do, tự tại và mong muốn mang cong người trở về với và sống với sự chuyển hoá tự nhiên của vạn vật. Con người không nên làm gì, không thêm không bớt gì mà làm hỏng sự tự nhiên của vạn vật và đời sống. Những gì đi ngược lại sự tự nhiên đều không tốt và mang đến cho con người phiền luỵ khổ đau. Theo Trang Tử, chúng ta chỉ có thể đạt được sự tự nhiên này khi chúng ta quên được cái TÔI của mình đi, bỏ được cái tính chủ động của mình đối với mọi vật xung quanh chúng ta. Trong nhiếp ảnh, chúng ta phải công nhận rằng, đại đa số những hình đẹp là hình chụp rất tự nhiên. Ellen Denuto nói:
  4. "Những tác phẩm đẹp nhất của tôi là những tấm tôi không hề chuẩn bị trước, tôi chụp một cách rất tình cờ tự nhiên theo sự rung động của tim tôi..." (My best images are those that are spontaneous. I find my best work is unplanned - it comes from the heart...) Chụp cảnh vật, đừng rải thêm lá vàng bên bờ suối, đừng bỏ thêm vịt vào mặt hồ. Thiên nhiên tự nó đã đẹp sẵn, đã tuyệt mỹ, thêm thắt vào bàn tay sửa đổi của cong người không những không làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên mà ngược lại cho thấy cái vụng về và thiếu tự nhiên... Học thuyết Lão Tử đã có hơn 2000 năm, nhưng tư tưởng của ông ngày nay vẫn còn được nhiều người từ Đông sang Tây nhắc nhở đến. Không những chúng ta tìm thấy trong tư tưởng của Lão Tử một hệ thống triết lý về nhân sinh quan rất đặc biệt, mà chúng ta còn có thể áp dụng những quan niệm đó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta ở thế kỷ 21 này. Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật chỉ mới đến với chúng ta hơn 100 năm, nhưng qua những điểm tôi vừa trình bày ở trên, cho chúng ta thấy rằng một số tư tưởng chính yếu của nhiếp ảnh có thể đi rất gần với học thuyết Lão Tử. Tuy rằng trên thực tế, những công việc của giới nhiếp ảnh có thể đi ngược lại những gì Lão Tử đã đề ra, nhất là đối với các vị nhiếp ảnh gia đánh giá sự thành công của mình bằng số tiền lương thu nhập vào hàng tháng. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng chúng ta có thể tìm thấy tư tưởng Lão Tử rất rõ ràng qua các câu nói và những việc làm của nhiều nhiếp ảnh gia tên tuổi trên thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2