intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật - Cơ Điện Tử - Chương 2

Chia sẻ: Trương Đăng Khoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

546
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HÀM ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ TRUNG TÂM CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH C++/CLI. VỀ CƠ BẢN, HÀM LÀ MỘT KHỐI LỆNH VÀ CÓ THỂ ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI ĐƯỢC GỌI RA TỪ BẤT CỨ VỊ TRÍ NÀO TRONG CHƯƠNG TRÌNH. CÓ HAI KIỂU HÀM CƠ BẢN: HÀM TRẢ VỀ KIỂU DỮ LIỆU VÀ HÀM KHÔNG TRẢ VỀ KIỂU DỮ LIỆU

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật - Cơ Điện Tử - Chương 2

  1. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 : C++/CLI CĂN BẢN. 1) Tạo và biên dịch một chƣơng trình C++/CLI : a) Dùng phần mềm Visual Studio : Mở chương trình VS 2008. Trong màn hình khởi động, chọn File - > New -> Project Trong cửa sổ New Project : Chọn kiểu project là CLR, trong cửa sổ Templates chọn CLR Console Application. Nhập tên của project vào ô Name và chọn thư mục chứa project trong ô Location. Nhấp OK. Bộ môn Cơ điện tử Trang 1
  2. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 Xuất hiện cửa sổ Project, chúng ta có thể bắt đầu viết chương trình trong vùng soạn thảo. Sau khi hoàn tất chương trình, nhấn vào biểu tượng Debug để chạy chương trình (hoặc nhấn F5). Khi Debug, nếu chương trình co lỗi về mặt cú pháp, VS sẽ thông báo các lỗi này trong cửa sổ Error, nhấp kép chuột vào dòng thông báo lỗi để biết vị trí lỗi. Nếu không thấy cửa sổ Error, trên thanh công cụ chọn View -> Other Windows -> Error List. (Hoặc nhấn Ctrl+F5). b) Dùng Notepad : Mở Notepad và bắt đầu viết chương trình trong cửa sổ soạn thảo của Notepad. Bộ môn Cơ điện tử Trang 2
  3. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 Sau khi hoàn tất, lưu lại với đuôi .cpp. (Ví dụ muốn lưu lại với tên là Vidu thì trong ô File name nhập Vidu.cpp, trong ô Save as type chọn All Files. Để biên dịch chương trình, mở VS Command Prompt. Trong màn hình Command Prompt, chuyển đến thư mục đang chứa tập tin muốn biên dịch bằng lệnh cd. Ví dụ nếu tập tin Vidu.cpp được lưu trong thư mục CLI trong ổ E thì nhập cd E:\CLI. Bộ môn Cơ điện tử Trang 3
  4. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 Sau khi chuyển đến thư mục, tiến hành biên dịch bằng lệnh : cl name /clr:safe . Trong đó, name là tên tập tin muốn biên dịch bao gồm cả đuôi mở rộng (Ví dụ : Vidu.cpp). Sau khi biên dịch thành công, hai tập tin Vidu.exe và Vidu.obj sẽ được tạo ra. Ta có thể chạy chương trình bằng cách nhấp kép vào Vidu.exe trong thư mục chứa tập tin lập trình hoặc chạy trực tiếp trên Command Prompt bằng cách nhập vào tên của tập tin tại dấu nhắc (không bao gồm đuôi mở rộng). Lưu ý : Nếu chương trình có lỗi về mặt cú pháp, quá trình biên dịch sẽ thất bại. 2) Class CONSOLE : Bộ môn Cơ điện tử Trang 4
  5. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 Class quản lí việc tương tác với màn hình Console. Các phương thức (hàm) cơ bản của lớp: Write(a) : Hàm một đối số. Xuất ra màn hình Console giá trị của a (a có thể là biến hoặc hằng số). VD : Console::Write (10); -> 10 Console::Write(“Hello”); -> Hello WriteLine(a) : Hàm một đối số. Tương tự như Write() nhưng sau khi xuất giá trị ra màn hình sẽ xuống dòng. VD : Console::WriteLine(10); -> 10 Console::WriteLine(“Hello”); -> Hello Read() : Hàm không có đối số. Kiểu dữ liệu trả về là interger. Nhận một kí tự được nhập từ bàn phím. VD : int a = Console::Read (); 5 :a=5 A : a = 65 (số thập phân tương ứng mã ASCII của kí tự A ) AB : a = 65 (khi nhập vào một chuỗi kí tự thì chỉ nhận kí tự đầu tiên). ReadLine() : Hàm không có đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Nhận một chuỗi kí tự được nhập từ bàn phím. VD : String^ b = Console::ReadLine (); Hello : b = “Hello”. ReadKey() : Hàm không có đối số. Kiểu dữ liệu trả về là ConsoleKeyInfo. Nhận phím được nhấn từ bàn phím (trừ các phím đặc biệt Ctrl, Shift, Alt). VD : ConsoleKeyInfo b = Console::ReadKey (); Console::Write(b.Key); (Nhấn phím) Esc -> Escape  Kiểm tra xem có phải phím x đã được nhấn : b.Key == ConsoleKey::x ; if (b.Key ==ConsoleKey::Escape) Console::Write(L “Phím ESC”); VD : else Console::Write(L “Không phải phím ESC”); Clear() : Hàm không có đối số.Xóa toàn bộ màn hình Console. VD : Console::Clear (); Bộ môn Cơ điện tử Trang 5
  6. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 3) Biến và Con trỏ : a) Biến: Các biến chúng ta đã biết và sử dụng trước đây đều là biến có kích thước và kiểu dữ liệu xác định. Người ta gọi các biến kiểu này là biến tĩnh. Khi chúng ta khai báo biến, phần mềm lập trình sẽ tự động tìm một vùng nhớ còn trống trong bộ nhớ để lưu trữ giá trị của biến, kích thước của vùng nhớ tùy thuộc vào kiểu dữ liệu của biến. Bất cứ một biến nào cũng có một địa chỉ trong bộ nhớ của máy tính (địa chỉ này được lưu trữ trong các thanh ghi (register) đặc biệt của CPU). Khi khai báo biến tĩnh, một lượng ô nhớ cho các biến này sẽ được cấp phát mà không cần biết trong quá trình thực thi chương trình có sử dụng hết lượng ô nhớ này hay không. Mặt khác, các biến tĩnh dạng này sẽ tồn tại trong suốt thời gian thực thi chương trình dù có những biến mà chương trình chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ. Các kiểu biến tĩnh : các biến kiểu giá trị như interger, float, decimal, boolean và character. Một số hạn chế có thể gặp phải khi sử dụng các biến tĩnh:  Cấp phát ô nhớ dư, gây ra lãng phí ô nhớ.  Cấp phát ô nhớ thiếu, chương trình thực thi bị lỗi. Để tránh những hạn chế trên, ngôn ngữ C++ cung cấp cho ta một loại biến đặc biệt gọi là biến động với các đặc điểm sau:  Chỉ phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình chứ không phát sinh lúc bắt đầu chương trình.  Khi chạy chương trình, kích thước của biến, vùng nhớ và địa chỉ vùng nhớ được cấp phát cho biến có thể thay đổi.  Sau khi sử dụng xong có thể giải phóng để tiết kiệm chỗ trong bộ nhớ. Các kiểu biến động : String, Object, array, interface, delegate … Tuy nhiên các biến động không có địa chỉ nhất định nên ta không thể truy cập đến chúng được. Vì thế, ngôn ngữ C lại cung cấp cho ta một loại biến đặc biệt nữa để khắc phục tình trạng này, đó là biến con trỏ (pointer) với các đặc điểm: Biến con trỏ không chứa dữ liệu mà chỉ chứa địa chỉ của dữ liệu hay chứa địa chỉ của ô nhớ chứa dữ liệu. Kích thước của biến con trỏ không phụ thuộc vào kiểu dữ liệu, luôn có kích thước cố định là 2 byte. Tất cả các biến động đều phải khai báo thông qua con trỏ. b) Pointer : (*) Muốn truy xuất giá trị của một biến, thì có thể gọi tên biến trong chương trình hoặc truy xuất trực tiếp đến vùng nhớ thông qua địa chỉ của biến. Để truy xuất trực tiếp đến vùng nhớ của biến, ta dùng biến con trỏ (pointer). Nói đơn giản, con trỏ là một biến chứa địa chỉ của biến khác. Kích thước của biến con trỏ không phụ thuộc vào kiểu dữ liệu, luôn có kích thước cố định là 2 byte. Cú pháp khai báo : type* name; Bộ môn Cơ điện tử Trang 6
  7. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2  Trong đó type là kiểu dữ liệu của biến mà con trỏ chứa địa chỉ và name là tên của biến con trỏ. //Khai báo biến con trỏ a để chứa địa chỉ của một biến có kiểu VD : int* a; int. Khi mới khai báo, biến con trỏ sẽ có giá trị ngẫu nhiên. Nghĩa là nó đang chỉ tới một vị trí bất kì nào đó trong bộ nhớ. Để gán địa chỉ của một biến cho con trỏ, ta dùng toán tử địa chỉ & VD : int k = 10; int* a = &k; //Con trỏ a đang chứa địa chỉ của biến k. Để truy cập nội dung của ô nhớ mà con trỏ đang chỉ tới, ta sử dụng toán tử gián tiếp *. //Biến y sẽ được gán giá trị của ô nhớ mà con trỏ a đang chỉ VD : int y =*a; tới. Ta có thể cộng (+), trừ (-) 1 con trỏ với 1 số nguyên N nào đó; kết quả trả về là 1 con trỏ. Con trỏ này chỉ đến vùng nhớ cách vùng nhớ của con trỏ hiện tại N phần tử (vùng nhớ) . Kích thước của vùng nhớ phụ thuộc vào kiểu dữ liệu của biến mà con trỏ chỉ tới (mỗi ô nhớ có kích thước 1 byte). VD : int k = 10; int* a = &k; int* b = a + 3; // Nếu a đang chỉ tới ô nhớ 1000 thì b sẽ chỉ tới ô nhớ có địa chỉ 1012 (kiểu int có kích thước 32-bit (4 byte), do đó mỗi vùng nhớ của biến kiểu int là 4 ô nhớ; địa chỉ của con trỏ b cách con trỏ a 4 phần tử tương ứng với 12 ô nhớ ). Ta không thể công hai biến con trỏ với nhau nhưng có thể trừ hai biến con trỏ (kết quả là một số nguyên cho biết khoảng cách giữa hai ô nhớ mà hai con trỏ đang trỏ tới). VD : int k1=10, k2=20; int *a =&k1, *b =&k2; int y = a – b; // Nếu a đang chỉ tới ô nhớ 1000 và b chỉ tới ô nhớ 1012 thì y = 12. Do con trỏ cũng là một biến nên cũng được lưu trữ trong bộ nhớ, nên ta có thể dùng một con trỏ khác để chỉ tới địa chỉ này. VD: int*a = &k1; int**b = &a; c) Handle : (^) Handle cũng có chức năng tương tự như pointer. Chỉ khác là nó không phản ánh được địa chỉ thật của đối tượng nằm ở đâu trên bộ nhớ mà nó phản ánh được 1 giá trị 32 bit do CLR quản Bộ môn Cơ điện tử Trang 7
  8. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 lý. Do đó handle còn có thể được xem là một con trỏ ảo cho phép tương tác với bộ nhớ thông qua CLR. Do không phản ánh địa chỉ thật của đối tượng trên bộ nhớ nên ta không thể thực hiện các phép toán công trừ với số nguyên như pointer. Cơ chế quản lý bộ nhớ của một số ngôn ngữ : 4) String (Kiểu chuỗi kí tự) : String là kiểu dữ liệu cho phép lưu trữ giá trị dưới dạng một dãy các kí tự. Để dễ hình dung, ta có xem String như là một vectơ gồm nhiều phần tử liên tiếp nhau, mỗi phần tử là một kí tự . //name là tên biến. Cú pháp khai báo : String^ name; Để gán giá trị cho biến kiểu String, ta đặt chuỗi kí tự trong cặp dấu “”. String^ a = “Xinchao”; VD : Do kích thước của kiểu String là không xác định (vì không biết chính xác chiều dài của chuỗi kí tự). Nên String thuộc kiểu dữ liệu tham chiếu (reference type) và khi khai báo cần có ^ (handle). Ta có thể truy xuất đến bất kì một phần tử nào trong chuỗi nếu biết vị trí của phần tử đó. String^ a = “Xinchao”; VD : // b = „c‟ (a[3] có nghĩa là phần tử thứ 4, Char b = a [3]; phần tử đầu tiên là a[0]). Trong C++/CLI, có riêng một Class quản lí kiểu chuỗi là Class String. Các biến (variable) và phương thức (method) cơ bản của Class String : Bộ môn Cơ điện tử Trang 8
  9. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 Length : biến có kiểu interger. Trả về chiều dài của chuỗi (số lượng các kí tự của chuỗi). String^ a = “Xinchao” ; VD : // x sẽ có giá trị = 7. int x = a->Length; Concat() : Hàm nhiều đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Thực hiện chức năng nối các chuỗi lại với nhau. String ^ a = “Welcome”, ^b = “ To ”, ^c = “Viet Nam”; VD : // d = “Welcome to Viet Nam” String ^ d = String::Concat(a,b,c); Substring(int n) : Hàm một đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Tạo một chuỗi mới từ chuỗi ban đầu bằng cách loại đi n phần tử đầu tiên . VD : String^ a = “Hello”; // b = “llo” String^ b = a->Substring(2); ToUpper() : Hàm không đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Thực hiện chức năng chuyển tất cả các kí tự của chuỗi thành chữ HOA VD : String ^ a = “Welcome”; // b= “WELCOME” String ^ b = a->ToUpper(); ToLower() : Hàm không đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Thực hiện chức năng chuyển tất cả các kí tự của chuỗi thành chữ thường. VD : String ^ a = “Welcome”; // b= “welcome” String ^ b = a->ToLower(); Remove(int n, int m) : Hàm hai đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Tạo một chuỗi mới từ chuỗi ban đầu bằng cách loại đi m các phần tử từ vị trí n . VD : String^ a = “Hello Viet Nam”; // b = “Heiet Nam” String^ b = a->Remove(2,5); Replace(String^ n, String^ m) : Hàm hai đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Tạo một chuỗi mới từ chuỗi ban đầu bằng cách thay thế chuỗi n bằng chuỗi m. VD : String^ a = “Hello Hell”; String^ b = a->Replace(“ell”, “i”); // b = “Hio Hi” Insert(int n, String^ m) : Hàm hai đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Tạo một chuỗi mới từ chuỗi ban đầu bằng cách chèn thêm vào chuỗi m tại vị trí thứ n . VD : String^ a = “Hello”; Bộ môn Cơ điện tử Trang 9
  10. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 String^ b = a->Insert(2, “hi”); // b = “Hehillo” Trim() : Hàm không đối số. Kiểu dữ liệu trả về là String. Loại bỏ các kí tự khoảng trắng (spacebar) ở đầu và cuối chuỗi. String^ a = “ Hello VN ”; VD : // b = “Hello VN” String^ b = a->Trim() ; 5) Array (Kiểu mảng) : array là kiểu dữ liệu dạng tập hợp (collection) cho phép lưu trữ giá trị dưới dạng một mảng các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Để dễ hình dung, ta có xem array như là một ma trận nhiều chiều gồm nhiều phần tử, kiểu dữ liệu của mỗi phần tử là bất kì. Với phiên bản VS 2005 (.Net Framework 1.1), muốn sử dụng kiểu mảng cần khai báo namespace stdcli::language. Tuy nhiên từ phiên bản VS 2008 (.Net Framework 2.0) thì không cần khai báo. Cú pháp khai báo :  Mảng 1 chiều : array ^ name; //name là tên biến, type là kiểu dữ liệu của biến.  Mảng n chiều : array ^ name; //n là số chiều của mảng. //mảng 1 chiều, phần tử có kiểu interger. VD : array ^ a; //mảng 2 chiều, kiểu dữ liệu là String. array ^ b; //mảng 2 chiều, mỗi phần tử lại là 1 array 2 array ^ b; chiều. Số chiều tối đa của mảng là 32. Trước khi sử dụng mảng, ta phải thực hiện việc cấp phát bộ nhớ cho mảng. Việc cấp phát bộ nhớ được thực hiện bằng lệnh gcnew(). Cú pháp : name = gcnew array(k1,k2,…,kn); // k1,k2,…,kn là số phần tử ứng với chiều thứ 1,2,…,n của mảng. VD : array^ M; //mảng 2 chiều 5x3 (5 hàng, 3 cột). M = gcnew array(5,3); Muốn gán giá trị cho mảng, ta phải gán giá trị cho từng phần tử một. Để truy xuất đến từng phần tử của mảng, ta dùng cú pháp : name[i1,i2,…,in] //name là tên mảng, i1,i2,…,in là vị trí của phần tử trong mảng VD : array^ M = gcnew array(5,3); Bộ môn Cơ điện tử Trang 10
  11. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 //gán giá trị 10 cho phần tử ở hàng thứ 4, cột 3 (phần tử M[3,2] = 10; ở hàng 1 cột 1 là M[0,0]). Ngoài ra, nếu giá trị tất cả các phần tử của mảng đã biết. Ta có dùng cách gán trực tiếp như sau : //mảng 3x3 VD : array^ M = { {1,2,3},{2,3,0},{1,2,3} }; Lưu ý : khi dùng cách gán giá trị trực tiếp, ta phải gán ngay khi khai báo và không cần dùng lệnh gcnew() (phần mềm sẽ tự động cấp phát bộ nhớ). VD : array^ M; // báo lỗi. M = { {1,2,3},{2,3,0},{1,2,3} }; Trong C++/CLI, có riêng một Class quản lí kiểu mảng là Class Array. Các biến (variable) và phương thức (method) cơ bản của Class Array : Rank : biến có kiểu interger. Trả về số chiều của mảng. VD : array^ M = gcnew array(5,3,2); // x sẽ có giá trị = 3. int x = M->Rank; GetLength (int i) : hàm 1 đối số. Kiểu dữ liệu trả về là interger. Trả về số phần tử (kích thước) chiều thứ i của mảng. VD : array^ M = gcnew array(5,3); int x = M->GetLength(0); // x = 5. int y = M->GetLength(1); // y = 3. Reverse(array^ x) : Hàm một đối số. Không trả về dữ liệu. Thực hiện chức năng đảo ngược thứ tự của mảng 1 chiều. VD : array^ M = { 1,2,3,4,5 }; Array::Reverse(M); // M = {5,4,3,2,1}. Sort(array^ x) : Hàm một đối số. Không trả về dữ liệu. Thực hiện chức năng sắp xếp thứ tự của mảng 1 chiều. VD : array^ M = { 5,1,3,3,2 }; Array::Sort(M); // M = {1,2,3,3,5}. Sort(array^ x, array^ y) : Hàm hai đối số. Không trả về dữ liệu. Thực hiện chức năng sắp xếp thứ tự của 2 mảng 1 chiều dựa vào mảng thứ nhất. VD : array^ M = { 5,1,3,3,2 }; array^ C = {„A‟, „D‟, „K‟, „E‟, „F”}; Bộ môn Cơ điện tử Trang 11
  12. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 C = {„D‟, „F‟, „K‟, „E‟, „A‟} Array::Sort(M,C); // M = {1,2,3,3,5} 6) Toán tử (Operator) : a) Toán tử số học : Thực hiện các tính toán số học trên số nguyên, số thực và số thập phân. Bao gồm các toán tử sau : - : Phép trừ hay phép lấy phần âm. + : Phép cộng. * : Phép nhân. / : Phép chia. % : Phép chia lấy dư. ++ : Tăng đơn vị. -- : Giảm đơn vị. Lưu ý : Phép chia lấy dư (%) chỉ thực hiện trên số nguyên (interger). ++/-- đặt trước toán hạng : thực hiện tăng giảm trên toán hạng rồi sau đó mới thực hiện phép tính. ++/-- đặt sau toán hạng : thực hiện phép tính trước rồi sau đó mới thực hiện tăng giảm trên toán hạng. VD : int x = 5, y = 3; // z = 2 (5 chia 3 dư 2). int z = x%y; // k = 2 , x = 6 ( thực hiện x% y trước rồi mới tăng x). int k = x++%y; // t = 0 , z = 3 (tăng z rồi mới thực hiện z%y) int t = ++z%y; b) Toán tử so sánh và logic : Toán tử so sánh thực hiện so sánh hai biểu thức và trả về một giá trị bool dựa vào kết quả của việc so sánh. Bao gồm các toán tử sau : So sánh lớn hơn. >: So sánh nhỏ hơn. = : So sánh nhỏ hơn hoặc bằng.
  13. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 ! : Phép NOT. && : Phép AND. || : Phép OR. VD : int x = 5, y = 3; // z = 2 (5 chia 3 dư 2). int z = x%y; // k = 2 , x = 6 ( thực hiện x% y trước rồi mới tăng x). int k = x++%y; // t = 0 , z = 3 (tăng z rồi mới thực hiện z%y) int t = ++z%y; c) Toán tử thao tác bit (bitwise) : Thực hiện các phép tính trên từng bit của một số nguyên (chuyển số nguyên sang số nhị phân rồi thực hiện phép toán, kết quả sau đó được chuyển ngược lại số nguyên). & : Phép AND. | : Phép OR. ^ : Phép XOR. ~ : Phép bù -1. >> : Phép dịch phải. >2; // k = 0000 0001 = 1. Byte t = y y) ? (x+y) : (x-y); int k = (x < y) ? (x+y) : (x-y); // z = 2 : x < y sai nên z = x - y e) Toán tử gán : Thực hiện việc gán giá trị cho các biến. Bao gồm 11 toán tử gán. Bộ môn Cơ điện tử Trang 13
  14. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 = : Gán trực tiếp. += : Thực hiện công rồi mới gán ( x += a  x = x + a). -= : Thực hiện trừ rồi mới gán ( x -= a  x = x - a). *= : Thực hiện nhân rồi mới gán ( x *= a  x = x * a). /= : Thực hiện chia rồi mới gán ( x /= a  x = x / a). %= : Thực hiện chia lấy dư rồi mới gán ( x %= a  x = x % a). &= : Thực hiện AND rồi mới gán ( x &= a  x = x & a). ^= : Thực hiện XOR rồi mới gán ( x ^= a  x = x ^ a). |= : Thực hiện OR rồi mới gán ( x |= a  x = x|a). >>=: Thực hiện dịch phải rồi mới gán ( x >>= a  x = x >> a).
  15. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 // x = 10, y =10 : vì y tham chiếu đến x nên khi x thay x = 10; đổi giá trị thì y cũng thay đổi giá tri. int z = y; // z = 10. // x = 20, y =20 : khi y thay đổi giá trị thì x cũng thay y = 20; đổi giá trị. h) Thứ tự ƣu tiên của các toán tử : (Tham khảo trong tài liệu). 7) Cấu trúc điều khiển (Control Construct) : a) Cấu trúc điều kiện (Condition Construct) : Các cấu trúc điều kiện là một đoạn mã lệnh, chương trình chỉ thực hiện đoạn mã lệnh nếu điều kiện của cấu trúc là đúng (true). C++/CLI cung cấp 2 loại cấu trúc điều kiện : if và switch  Cấu trúc “if” : Cú pháp : //Nếu điều kiện đúng thì thực hiện đoạn mã lệnh. if (conditon) { Statement; } Hoặc : //Nếu điều kiện đúng thì thực hiện đoạn mã lệnh 1. if (conditon) { Statement 1; } // Nếu điều kiện sai thì thực hiện đoạn mã lệnh 2. else { Statement 2; } Nếu có nhiều vòng if lồng nhau (nhiều điều kiện) thì có thể dùng cấu trúc sau : //Nếu điều kiện 1 đúng thì thực hiện đoạn mã lệnh 1. if (conditon 1) { Statement 1; } // Nếu điều kiện 2 đúng thì thực hiện đoạn mã lệnh 2. else if (condition 2) { Statement 2; Bộ môn Cơ điện tử Trang 15
  16. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 } // Nếu tất cả đều sai thì thực hiện đoạn mã lệnh 3. else { Statement 3; } VD : int x = 5, y = 10; if (x>y) { //Điều kiện sai không thực hiện. Console::WriteLine(x); } else { //Xuất ra màn hình console giá trị biến y. Console::WriteLine(y); }  Cấu trúc “switch” : Cấu trúc “switch” là cấu trúc điều kiện nhiều lựa chọn. Cú pháp : // expression là một biểu thức. switch (expression) { // Nếu kết quả biểu thức = constant1 thì thực hiện case constant1: đoạn mã lệnh Statement1. Statement1; // Sau khi kết thúc Statement1 thì thoát khỏi. break; // Nếu kết quả biểu thức = constant2 thì thực hiện case constant2: đoạn mã lệnh Statement2. Statement2; // Sau khi kết thúc Statement2 thì thoát khỏi. break; // Đoạn lệnh mặc định default: Statement3; } VD : int x = 4,y; switch (x%3) { case 0: Console::WriteLine(“x chia het cho 3”); break; Bộ môn Cơ điện tử Trang 16
  17. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 case 1: Console::WriteLine(“x la so chan”); break; default : Console::WriteLine(“x la so le”); } Kết quả xuất ra màn hình của đoạn mã trên : x la so chan. Lưu ý :  Lệnh break có tác dụng thoát khỏi điều kiện. Nếu không có lệnh break sau mỗi đoạn lệnh case, chương trình sẽ thực thi đến đoạn lệnh case tiếp theo (nếu thỏa điều kiện).  Cấu trúc switch-case có thể được thay thế bởi cấu trúc if , trong đó, condition trong cấu trúc if sẽ là (expression == constant). if (expression == constant 1) { Statement 1; } else if (expression == constant 2) { Statement 2; } else { Statement 3; } b) Cấu trúc lặp (Looping Construct) : Các cấu trúc lặp là một đoạn mã lệnh được lặp lại nhiều. C++/CLI cung cấp 2 loại cấu trúc lặp : lặp có giới hạn (bao gồm cấu trúc for và for each) và lặp không giới hạn (bao gồm cấu trúc while và do-while).  Cấu trúc “while” : Cấu trúc “while” thực hiện lặp lại một đoạn mã lệnh nếu như điều kiện lặp vẫn còn thỏa mãn. Cú pháp : while (condition) { Statements; // Thực hiện lại đoạn lệnh khi condition vẫn còn đúng. } Bộ môn Cơ điện tử Trang 17
  18. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 VD : int x = 0; while (x < 3) { Console::Write(“{0}\t”,x++); } Kết quả in ra màn hình : 0 1 2  Cấu trúc “do-while” : Cấu trúc do-while cũng tương tự như cấu trúc while; khác biệt duy nhất là cấu trú do-while sẽ thực hiện đoạn lệnh trƣớc rồi mới kiểm tra điều kiện trong khi cấu trúc while thì kiểm tra điều kiện trước rồi mới thực hiện đoạn lệnh. Cú pháp : do { Statements; // Thực hiện lại đoạn lệnh khi condition vẫn còn đúng. } while (condition); VD : int x = 0; do { Console::Write(“{0}\t”,x++); } while (x < 3); Kết quả in ra màn hình : 0 1 2 3 Lưu ý :  Cấu trúc while và do-while là các cấu trúc lặp vô hạn, do đó trong đoạn mã lệnh phải có đoạn lệnh thoát khỏi vòng lặp.  Cấu trúc “for” : Cấu trúc “for” thực hiện lặp lại có giới hạn một đoạn mã lệnh . Cú pháp : for (initialization ; condition ; increment) { Statements; // Thực hiện lại đoạn lệnh khi condition vẫn còn đúng. } Bộ môn Cơ điện tử Trang 18
  19. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 initialization : Phát biểu khởi tạo, có thể có nhiều phát biểu, các phát biểu cách nhàu bằng dấu “,” . : Điều kiện, chỉ có duy nhất một điều kiện. condition : tăng hoặc giảm dần giá trị biến khởi tạo. Có thể có nhiều. increment VD : for (int i = 0 ; i < 3 ; i++) { Console::Write(“{0}\t”, i); } Kết quả in ra màn hình : 0 1 2 Trường hợp có nhiều phát biểu khởi tạo : VD : for (int i= 0, j = 0, z = 0 ; (i+j+z) < 10 ; i++, j++, z++) { Console::WriteLine(“{0}\t”, (i+j)); } Kết quả in ra màn hình : 0 2 4 6  Cấu trúc “for each” : Cấu trúc “for each” có chức năng tương tự như cấu trúc “for” và thường được dùng với các biến kiểu tập hợp (collection). Tại mỗi vòng lặp, biến sẽ có giá trị bằng giá trị một phần tử của tập hợp. Cú pháp : for each (type name in collection) //name là tên biến, collection là tập hợp. { Statements; // Thực hiện lại đoạn lệnh. } array ^ M = {„A‟ , „B‟ , „C‟, „D‟}; VD : for each(Char x in M) { Console::Write(“{0}\t”, x); } Kết quả in ra màn hình : A B C D Bộ môn Cơ điện tử Trang 19
  20. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật Chương 2 8) Hàm (Function) : Hàm được xem như là trung tâm của các chương trình C++/CLI. Về cơ bản, hàm là một khối lệnh và có thể được thực thi khi được gọi ra từ bất cứ vị trí nào trong chương trình. Có hai kiểu hàm cơ bản : hàm trả về kiểu dữ liệu và hàm không trả về kiểu dữ liệu. a) Hàm trả về kiểu dữ liệu : Hàm trả về kiểu dữ liệu là hàm sau khi kết thúc sẽ trả về một giá trị, ta có giữ lấy giá trị này bằng cách gán cho một biến. Cú pháp : type function-name (argument 1, argument 2, …) { // Đoạn mã lệnh của hàm. Statements; // Giá trị muốn trả về. return x; } Trong đó, type là kiểu dữ liệu của giá trị hàm trả về, function-name là tên của hàm, argument là tham số của hàm (bao gồm kiểu dữ liệu và tên của tham số). Số lượng tham số của hàm là không giới hạn. Khi kết thúc đoãn mã lệnh của hàm phải có lệnh return, giá trị được dùng với lệnh return chính là giá trị trả về của hàm. Hàm được khai báo bên ngoài hàm main().Trong hàm main(), khi muốn sử dụng hàm, ta có thể gọi hàm thông qua tên của hàm và các tham số được truyền vào. Sau đây là một ví dụ về hàm giải phương trình bậc 1. VD : using namespace Sytem; // Hàm giải pt bậc 1 ax + b = 0. int Solve (int a, int b) { int x = -b/a; // Trả về giá trị nghiệm x. return x; } void main() { int x = 5, y =10; // Gọi hàm và truyền tham số cho hàm . int z = Solve (x,y); Console::WriteLine(z); // z = -2. } Lưu ý :  Tất cả các biến được khai báo bên trong hàm đều là biến tạm, các biến này sẽ bị xóa sau khi hàm kết thúc. Do đó, các biến bên trong hàm và biến trong chương trình chính có thể trùng tên nhau.  Hàm có thể được gọi nhiều lần trong chương trình chính. Bộ môn Cơ điện tử Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2