intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lễ hội cúng biển Mỹ Long

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

158
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lễ hội cúng biển Mỹ Long Địa điểm: Miếu bà Chúa Xứ thị trấn Mỹ Long Huyện Cầu Ngang, Trà Vinh Miếu cổ - Nơi thờ Tổ nghiệp Đáy Hàng khơi và cũng là nơi hàng năm diễn ra lễ hội Cúng biển Mỹ Long. Ở Trà Vinh khá nhiều người biết câu ca dao: Dù chưa đến biển bao giờ Hẹn đi Cúng biển, em cứ đợi chờ nôn nao ... Tại ngôi làng cổ vùng ven biển Mỹ Long - cầu Ngang Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh chừng 30km, vào những ngày thượng tuần tháng 5 âm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lễ hội cúng biển Mỹ Long

  1. Lễ hội cúng biển Mỹ Long Địa điểm: Miếu bà Chúa Xứ thị trấn Mỹ Long Huyện Cầu Ngang, Trà Vinh Miếu cổ - Nơi thờ Tổ nghiệp Đáy Hàng khơi và cũng là nơi hàng năm diễn ra lễ hội Cúng biển Mỹ Long. Ở Trà Vinh khá nhiều người biết câu ca dao: Dù chưa đến biển bao giờ Hẹn đi Cúng biển, em cứ đợi chờ nôn nao ... Tại ngôi làng cổ vùng ven biển Mỹ Long - cầu Ngang Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh chừng 30km, vào những ngày thượng tuần tháng 5 âm lịch hằng năm, lễ hội Cúng biển - nay gọi là Lễ hội Nghinh Ông diễn ra sôi động. Lễ hội này là nét đẹp tâm linh đặc trưng của ngư dân miền duyên hải, tỉnh Trà Vinh. Hằng năm, Trà Vinh có 3 lễ hội Cúng biển diễn ra ở ba địa điểm và thời điểm khác nhau đó là: Cúng biển Mỹ Long - huyện Cầu Ngang; Cúng biển Hiệp Thạnh; Cúng biển Động Cao -huyện Duyên Hải. Cúng biển Mỹ Long diễn ra 3 ngày 10, 11 và 12 tháng 5 âm lịch hàng năm. Ấn tượng khó phai mờ trong tâm linh của du khách khi có dịp đến với lễ hội Cúng biển Mỹ Long hàng năm là biết về truyền thống chống ngoại xâm giữ nước của người dân làng ven biển này. Truyền thống chống ngoại xâm của ngôi làng ven biển Mỹ Long tính từ các cuộc dấy binh khởi nghĩa chống thực dân Pháp giai đoạn
  2. 1862 - 1868 dưới sự chỉ huy của đốc binh Đề Triệu. Đầu năm 1868, đốc binh Đề Triệu bị thực dân Pháp vây bắt tại căn cứ nghĩa quân rừng Mương Khai, đem về Cầu Ngang xử chém. Người dân làng Long Hậu lúc đó cảm thương chủ tướng của mình bằng những lời thơ sáng ngời nghĩa tiết: Đề binh xung trận diệt sài lang Binh bại sa cơ, Triệu bất hàng Thọ tử anh hùng lưu huyết hận Thiên thu tàn cốt ký long giang Hiện nay ở Mỹ Long, có bia Đồng Khởi nói lên niềm tự hào của người dân làng ven biển Mỹ Long trong kháng chiến chống Mỹ. Bến cá Mỹ Long là bến cá do nhân dân tự lập, hoạt động từ năm 1925 với cái tên gắn liền với làng nghề lúc bấy giờ, gọi mãi thành danh là Bến Đáy. Bến đáy nằm trước cửa Cung hầu, dài khoảng 1.000 mét, rộng chừng 500 mét và sâu độ 1,5 mét. Hàng năm có khoảng 6.240 lượt chiếc tàu cập Bến Đáy lên tôm cá. Số tàu cập Bến Đáy Mỹ Long có lúc lên đến 70 chiếc cùng một lúc. Lượng hàng thủy sản cất lên Bến Đáy Mỹ Long đến 10.200 tấn/năm. Tuy nhiên, do sự bồi lắng của tự nhiên, ngày nay, du khách đến Mỹ Long không còn nhìn thấy hình dáng của một Bến Đáy tấp nập ghe thuyền như ngày xưa nữa. Tuy người làm nghề khai thác biển chiếm chưa tới 4% số hộ dân của Mỹ Long, nhưng dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá như sản xuất nước đá, vật tư thiết bị kỹ thuật phục vụ nghề cá, xăng, dầu, lưới, chỉ, nghề đan lưới, dịch vụ bốc dỡ, vận chuyển, đi rỗi, chế biến thủy sản... phục vụ nhu cầu đi biển đã kéo theo một lực lượng lớn lao động ven biển. Đối với nghề đi biển, rủi ro là chuyện phải chấp nhận. Mỗi bận có người cởi sóng ra khơi, sau lưng họ có biết bao người thân từng giờ mong đợi. Do vậy, đối với ngư dân Mỹ Long, bến tàu, bến ghe không chỉ là bến đậu mà còn là bến đợi người thân từ mênh mông giữa chốn muôn trùng ấy, trở về. Đóng đáy Hàng khơi - nghề đầy sóng gió của ngư dân Mỹ Long. Làm nghề đi biển, bà con ngư dân chẳng những nặng tình nghĩa mà còn rất xem trọng tâm linh. Ở các Làng ven biển Nam bộ, nơi nào cũng có ngôi miếu thờ Cá Voi mà bà con ngư dân gọi là Cá Ông - tôn sùng là Đức Ông Nam Hải hoặc Nam Hải Đại tướng quân như là Tổ nghiệp. Tục truyền rằng, những người đi biển lúc
  3. gặp lâm nguy, chỉ cần van vái Ông thì sẽ được cá Voi nổi lên sát mặt nước, phù hộ độ trì cho thuyền bè vượt qua cơn sóng gió. Rước Ông Nam Hải về trong ngày cúng biển là để cho người đi biển và người thân của mình được dịp trả ơn Cá Voi cứu mạng. Hàng năm ngư dân mỗi Làng ven biển tùy theo mùa gió của từng vùng, chọn cho mình ngày lễ hội Nghinh Ông để tạ ơn biển khơi đã cho gia đình họ sự trù phú, ấm no và cầu cho “dân an quốc thới”. Đây cũng đúng vào thời điểm bà con chuẩn bị vào mùa Nam chính vụ đáy hàng khơi. Cúng biển Mỹ Long nằm trong phong tục tâm linh đó của người đi biển. Sau Tết Nguyên đán là những dân bạn biển bắt đầu vào nghề. Họ đã chuẩn bị đồ nghề của họ một cách kỹ càng. Vá lưới, lấp vò ghe, xem lại dàn câu, tay lưới, miệng đáy v.v.. Ăn Tết xong, mọi ngư dân đều mong đến ngày cúng biển. Lễ hội này thường được ngư dân tổ chức rình rang hơn Tết. Người ta gọi là lễ cúng Ông, hay nôm na hơn là lễ hát bội trên sân đình thờ Ông. Lăng của Ông thường là ba gian. Giữa thờ Ông, bên trái thờ Thiên Y Thánh Mẫu, bên phải thờ bà Vạn Lạch... Phía sau lăng là nơi mộ táng xương Ông. Lễ hội Cúng biển Mỹ Long diễn ra trong ba ngày. Ngày mùng 10 tháng 5 âm lịch được xem như ngày đầu tiên của Hội. Trong ngày đầu tiên này, những người trong Ban Hội Miếu Bà Chúa Xứ hay còn gọi là Ban Hương chức tất bật chuẩn bị cho lễ: Nào là quét dọn, trang trí đường sá, cổng chào, chuẩn bị nấu nướng thế nào để ngày mai có bữa cơm tươm tất đãi hàng chục ngàn khách thập phương. Nhưng lo
  4. lắng nhất vẫn là việc tập hợp đoàn ghe để sáng sớm ngày mai ra biển làm lễ Nghinh Ông.Tất cả những người phục vụ cho lễ hội đều là thành viên tự nguyện. Chi phí cho lễ hội cũng từ nguồn đóng góp hảo tâm của bá tánh. Buổi chiều ngày Hội đầu tiên này cũng là buổi chiều khách thập phương từ các nơi trong và ngoài tỉnh nườm nượp đổ về bãi biển Mỹ Long. Trong ba ngày lễ hội, người ta ước tính có từ 25 đến 30.000 người từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau về dự Cúng biển Mỹ Long, mà trong số họ đa phần lại là những người không liên quan gì đến biển hay nghề đi biển. Sau ngày mùng 10 tháng 5 âm lịch được xem như ngày nhóm hội, buổi lễ Nghinh Ông chính thức bắt đầu từ tờ mờ sáng ngày 11 tháng 5 âm lịch. Sáng sớm, có một đoàn thuyền được tập hợp từ chiều bữa trước, kéo còi rời bến đi rước “Ông”. Trên thuyền chính trang bị dàn nhạc ngũ âm, múa lân. Thuyền treo cờ kết hoa, dừng lại ở nơi cửa sông và biển giáp nhau, có ba hồi tù và vang lên, sau đó đoàn tàu nhất loạt phụt khói đen, lướt sóng tiến ra biển. Kèn và trống nổi lên không dứt, tạo nên một âm thanh sôi động trên cả một vùng biển. Cái nghĩa ở đời của con người có thủy có chung là như vậy. Có lẽ do có sự trùng hợp nào đó của tự nhiên mà có năm khi đoàn thuyền ra biển rước Ông, gặp ông lên Vọi. Bà con ngư dân nói, năm ấy được mùa. Sau đó đoàn thuyền quay trở về. Chiếc thuyền đi đầu được coi như anh hùng của vạn lạch. Sau khi đoàn ghe Nghinh Ông từ biển trở về là Ban Hội Miếu tổ chức phần cúng lễ tại làng. Các chủ thuyền cúng ngay tại thuyền mình. Riêng phần lễ cúng của làng là cúng tiền hiền, hậu hiền. Việc tiếp và đãi khách thập phương ăn uống là niềm vui với người đi biển. Họ chia sẻ với nhau ly rượu chung trà, chén cơm trắng, cá tươi và cả những lời yêu thương trìu mến. Có thể nói, ngày cúng biển là ngày vui hơn tết của ngư dân. Đến chiều, khi mặt trời lặn là bắt đầu vào lễ tế Chúa Xứ Nguyên Nhung. Tại buổi lễ này, một vị trong Ban hương chức đọc văn tế và lễ xướng. Dịp này, có nhiều tiết mục văn nghệ theo thể loại hát bội rất là sôi động, đặc biệt là màn các cô bóng múa bông rất sôi động và hấp dẫn. Những năm gần đây, mỗi năm cúng biển, ngành Văn hóa địa phương tổ chức các chương trình văn nghệ lành mạnh, góp phần đẩy lùi các trò chơi mê tín. Đảm bảo an toàn trật tự xã hội cho khách thập phương. Phần cuối cùng của lễ là lễ cúng chánh tế, bắt đầu 12 giờ khuya cùng ngày. Lễ cúng là một con heo, hai mâm xôi, rượu và trà. Điều khiển buổi lễ cúng là một ngư dân cao tuổi, có uy tín trong làng. Học trò lễ và dàn nhạc ngũ âm là những người đàn ông được chọn trong số ngư dân địa phương.
  5. Ngày thứ ba tức là đến sáng ngày 12 tháng 5 âm lịch là lễ nghinh Ngũ phương. Lần này thì người ta khiêng kiệu đi đường bộ, vừa đi vừa đánh trống vòng theo 5 hướng qua chợ Mỹ Long và các ấp lân cận. Đúng Ngọ, ban tổ chức đặt heo quay lên chiếc tàu, có đáy kết bằng chuối cây, vỏ tàu bằng nan tre, được dán giấy vẽ màu giống như tàu thật, trong tàu có đủ tài công, thủy thủ và các vật dụng đi biển làm bằng giấy. Khi tàu chở đầy đủ lễ vật: heo cúng, gạo, muối; lúc đó vị pháp sư “điều binh khiển tướng” xuống tàu chở “chư vị” để tống ra khơi. Tàu dần trôi theo dòng nước mang theo lời nguyện cầu gởi gắm của dân làng ven biển một năm mưa thuận gió hòa. Đến khi mọi người dự lễ trên bờ không còn nhìn thấy chiếc tàu vừa thả nữa thì một hồi trống bãi chầu vang lên, kết thúc lễ. Lễ hội Cúng biển Mỹ Long kết thúc trong sự lưu luyến của khách thập phương. Ngàn lời cầu chúc tốt lành sẽ như những luồng gió mới thổi căng những cánh buồm đang khao khát ra khơi của ngư dân Mỹ Long trong mùa biển mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2