YOMEDIA
ADSENSE
Lễ hội miền Bắc 10
111
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hội nhồi với tục rước Bà Đống (Bắc Ninh) Làng Hòa Đình xưa tên chữ là Lồi Đình, tên nôm làng Nhồi, nay thuộc xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Từ lâu, làng Nhồi đã là trung tâm giao lưu kinh tế-văn hóa và nổi tiếng “Hội Nhồi” vào mồng 7 tháng Giêng (âm lịch) với tục rước “Bà Đống”. Làng Nhồi có quần thể di tích đình, đền, chùa cổ kính nằm ở phía Tây làng, n_ sát quốc lộ 1A. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lễ hội miền Bắc 10
- Hội nhồi với tục rước Bà Đống (Bắc Ninh) Làng Hòa Đình xưa tên chữ là Lồi Đình, tên nôm làng Nhồi, nay thuộc xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Từ lâu, làng Nhồi đã là trung tâm giao lưu kinh tế-văn hóa và nổi tiếng “Hội Nhồi” vào mồng 7 tháng Giêng (âm lịch) với tục rước “Bà Đống”. Làng Nhồi có quần thể di tích đình, đền, chùa cổ kính nằm ở phía Tây làng, n_ sát quốc lộ 1A. Tương truyền, xưa kia Thành hoàng làng Nhồi là “Bà Đống”, ngự tại một gò đất ngoài đồng (Đống Cả) thuộc làng Đống Cao. Mỗi khi vào hội làng, dân làng tổ chức rước Thành hoàng về đình và chùa. Lễ rước được tiến hành như sau: Tối ngày mồng 6, đám con gái làng Nhồi gồm 12 cô chưa chồng, xinh đẹp, nết na tụ tập “ngủ bọn” tại một nhà. Đến quá nửa đêm, khi chuông chùa làng thỉnh, các cô gái lập tức cùng ông Tiên Chỉ rước kiệu Bà Đống đến gò Đống Cả làng Đống Cao, rước Thành Hoàng làng về. Sau khi ông Tiên Chỉ đốt hương khấn vái xin rước Bà Đống, các cô gái ngả kiệu kính cẩn rước Bà Đống về làng. Kiệu rước làm bằng tre tươi, trang trí bằng lá cây tươi và các loại hoa thơm. Đòn khiêng kiệu dán giấy ngũ sắc. Đi đầu đám rước là hai cô gái khiêng một trống cái, một cô đi bên vừa đi vừa đánh nhịp ba. Theo sau trống là hai cô gái khiêng chiêng đánh phối với nhịp trống. Kế đến là các cô gái rước kiệu Thành hoàng. Khi chiêng trống nổi lên thì đám trai làng Đống Cao cũng 12 người chạy ra giằng kiệu. Bên đó đã chuẩn bị sẵn một số đòn lao nhỏ, nhẹ, dán giấy ngũ sắc. Trong khi hai bên giằng co ra vẻ quyết liệt, thì đám trai làng Đống Cao dùng đòn lao dí vào rốn các cô gái làng Nhồi. Cuộc “giao tranh” chỉ kết thúc khi đám con gái làng Nhồi ra khỏi địa phận làng Đống Cao. Đám rước Bà Đống về đến làng Nhồi cũng là lúc trời tảng sáng, người ta rước Bà Đống vào trong đình và sang chùa. Bên trong đình, chùa quan Đám làm lễ thờ Thành hoàng làng. Bên ngoài các “bọn” Quan họ cất tiếng hát ca ngợi công đức của Thần, Phật. Khách thập phương kéo đến dự hội rất đông. Để đón khách, các bọn Quan họ của làng ra tận cổng đón bằng những câu ca Quan họ ngọt ngào, niềm nở. Bên khách tay bưng cơi trầu vào lễ Phật cũng đáp lại chủ bằng những câu ca Quan họ mượt mà, tinh tế. Các bọn Quan họ chủ và khách cùng nhau vào đình, chùa lễ Thần, Phật, rồi
- quay ra hát Quan họ đối đáp giao lưu. Các Liền anh, Liền chị vừa hát vừa têm trầu, mời nước, hỏi thăm nhau... cứ như thế cuộc vui kéo dài suốt ngày hội. Tín ngưỡng thờ Bà Đống của hội làng Nhồi có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp của người Việt cổ trồng lúa nước vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung, của xứ Kinh Bắc nói riêng và làng Nhồi là một điển hình. Thần nữ nông nghiệp được người Việt cổ tôn thờ chính là các lực lượng tự nhiên gắn với nông nghiệp: đất, đá, gò, đống, cây cối, mây, mưa, sấm, chớp. Những yếu tố tự nhiên này được thần thánh hóa và bảo lưu đến ngày nay trong văn hóa lễ hội, trong đó có lễ hội làng Nhồi. Rước Chúa gái - Phong tục hôn lễ thời Hùng Vương Trong kho tàng những huyền thoại Việt Nam, câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hay chuyện tình Ngọc hao đã trở thành quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ. Ở đó chẳng những phần nào thấy được thiên nhiên, buổi hồng hoang trong lịch sử dân tộc với lụt lội, ác thú, núi cao rừng rậm, chiến tranh, giặc dã…và sức mạnh phi thường của nhân dân chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, trị thuỷ bảo vệ mùa màng, cuộc sống; mà ở đó ta còn thấy được cả tục lệ hôn lễ trong thời đại Hùng Vương. Trải qua bao đời nay, hình ảnh đám cưới của Sơn tinh và Công chúa Ngọc Hoa vẫn còn giữ được trong ký ức của nhân dân. Qua thế hệ này đến thế hệ khác, dưới hình thức hội làng và cúng tế thần linh người ta đã truyền tục và phản ánh hình ảnh của ký ức đó. Trước khi làm lễ cầu hôn, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh phải làm lễ ra mắt, rồi trổ hết tài năng của mình cho Vua Hùng với tư cách là cha của Ngọc hoa cùng dân làng xem xét. Sơn Tinh khi thắng cuộc thì được đón Ngọc Hoa về làm vợ, Thuỷ Tinh thua cuộc thì uất hận đến ngàn đời quyết tâm dâng cao nước gây lụt lội, nhưng có tài rồi vẫn chưa đủ mà Sơn Tinh và Thuỷ Tinh còn phải có đủ đồ thách cưới như: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, 100 bánh chưng, 100 bánh
- dầy”…”Ai đem đến trước mới được mời vào trao duyên cùng công chúa”, khi được chấp nhận rồi đám cưới mới được tổ chức. Cũng đón dâu và múa hát cùng nhiều trò vui nhộn. Khảo sát thực tế lễ hội mùa xuân của một số vùng xung quanh Đền Hùng, chúng ta sẽ có dịp được thấy một số diễn xướng dân gian khá sinh động. Đó là lễ hội làng He với trọng tâm là lễ hội rước Chúa Gái. Đó còn là trò diễn bách nghệ khôi hài của dân làng Vi - Trẹo. Chuyện xưa kể rằng hàng năm vào tháng Chạp, các cụ già của 2 làng Vi - Trẹo tụ họp tại đình Cả để bàn việc tổ chớc lễ hội mùa xuân và bàn việc rước Chúa Gái. Chúa Gái được chọn lựa kỹ càng trong đám thanh nữ vừa độ tuổi trăng tròn (15 – 16 tuổi). Đó là một cô gái chưa chồng xinh đẹp, thuỳ mị, nết na, nghĩa là nếu theo quan niệm phong kiến phải có đủ cả công, dung, ngôn, hạnh. Con nhà phong quang không có tang chế, bố là người có chức sắc, dẫu không là quan trong làng thì cũng phải là người sang trong họ. Trước ngày rước một tuần dân làng phải đến trang trí nhà Chúa Gái cho thật đẹp đẽ, sang trọng, chăng đèn, kết hoa trong nhà ngoài sân lộng lẫy. Mọi sinh hoạt của Chúa Gái được khép kín trong phòng. Tất cả các cô gái khác cùng trong độ tuổi phải phục vụ. Ngày rước Chúa Gái cũng chính là ngày lễ hội làng He (làng He ngày xưa gồm 2 thôn Vi - trẹo, 2 thôn này thuộc 2 xã Chu Hoá và Hy Cương và hội làng He chính là hội Đền Hùng ngày nay). Ngày xưa đã có câu: “Sơn Tây vui nhất hội chùa Thầy Vui thì vui thật chẳng tày hội He” Vì vậy, trong ngày hội rước Chúa Gái, dân làng tổ chức nhiều trò vui như: Săn lơn, chạy địch, chạy Tùng dí và diễn trò bách nghệ khôi hài… Hội làng He được được tổ chức thành 2 phần riêng biệt, phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành trọng thể tại ngôi đình làng. Đó là sự biểu đạt phần đời thường của con dân trước các thiên thần và các nhân thần đã có công dựng
- nước và bảo vệ xã tắc. Phần hội được tổ chức vui tươi lành mạnh đó là sự biểu đạt nhu cẩu thưởng ngoạn của cuộc đời mỗi con người. Tất cả các trò vui được diễn trong hội làng He chỉ nhằm mục đích sao cho Chúa Gái vui tươi. Vì theo quan niệm của dân làng nếu Chúa Gái vui cười thật nhiều thì năm ấy cả làng sẽ làm ăn thuận lợi hơn. Theo các cụ già trong làng kể lại thì, thực chất cuộc rước Chúa Gái trong hội làng He được mô phỏng theo tích Tản Viên đón vợ. Vì sau khi Ngọc Hoa đã kết hôn cùng Sơn Tinh, nàng đã trở về với bố đẻ mà không về ở với chồng, nên Sơn Tinh dã phải đem lễ lại mặt đến đón vợ về. Vì thương cha nhớ mẹ nên sắp ra khỏi cổng làng, Công chúa Ngọc Hoa không đi nữa, dân làng phải làm đủ mọi trò vui, trò bách nghệ khôi hài để nàng vui lòng lên kiệu về với chồng bên quê hương Núi Tản – sông Đà (Ba Vì – Hà Tây). Ngày nay, khi tìm hiểu toàn bộ diễn trình của các lễ hội dân gian trong làng xã quanh đất cổ Phong Châu, khảo sát câu chuyện tình sử giữa công chúa Ngọc Hoa và Tản Viên Sơn Thánh, ta sẽ ghi nhận được dung diên phong tục hôn nhân thời cổ đại khi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Đó là tục hôn nhân một vợ một chồng, và việc kén chọn để “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ..”, đó cũng là tục thách cưới, tục cưới xin có tổ chức trò vui và tục đón dâu, lại mặt… Qua tất cả các phong tục hôn nhân thời ấy đã phản ánh rõ nét đời sống, xã hội thời Hùng Vương là một xã hội phát triển khá cao. Chuyện tình công chúa Ngọc Hoa đã phản ánh chế độ hôn nhân trong xã hội có gia đình ở giai đoạn phụ quyền, nghĩa là “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Sự lựa chọn chàng rể và tục thách cưới dường như là phong túc được bảo lưu ở rất nhiều địa phương thuộc tỉnh Phú Thọ cho đến ngày nay. Độc đáo Rước Kẻ Giá Dân gian có câu “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy”. Rước Giá là để chỉ một trò diễn nổi tiếng của lễ hội làng Giá, được tổ chức từ
- ngày 10 đến 26/3 âm lịch hàng năm. Làng Giá, thuở trước có tên là Kẻ Sở, sau đó đổi là Cổ Sở và nay là đất thuộc hai xã Đắc Sở và Yên Sở (Hoài Đức, Hà Tây). Sáng 10/3, các giáp của Yên Sở, Đắc Sở và hai thôn Diễn Xá, Đại Đồng, Yên Thái mang lễ vật đến đình Yên Sở để xin phép thành hoàng làng cho trang trí lại ngôi đình. Nhân vật trung tâm tại lễ hội làng Giá tức Thành hoàng làng là tướng quân Lý Phục Man, người có công giúp vua Lý Nam Đế dẹp giặc vào thế kỷ 14. Cỗ kiệu lớn của Thành hoàng làng được lắp ráp lại trong ngày hội, con ngựa bằng đồng hun được kéo vào sân. Hai làng Yên Sở và Đắc Sở tiến hành hai đám rước khác nhau. Làng Yên Sở rước vào ngày chẵn và người tham gia đám rước này nhất thiết phải là người làng Yên Sở. Những người mang vác đồ tế khí mặc áo đỏ, cổ cao, ống tay dài. Ngoài ra, còn có 48 em thiếu niên được chọn từ những gia đình không có tang, cơ thể lành lặn để cầm cờ mà dân làng gọi là đội tổng cờ. Trang phục của đội tổng cờ mặc áo dài thâm, khăn thâm, quần trắng, đi chân đất, ngoài áo dài có cài một thắt lưng đỏ. Bắt đầu vào rước, các cụ già trong làng giữ vai trò quan hầu của thần. Mười cụ chia thành hai hàng đi trước hương án và mười cụ khác chia thành hai hàng đi trước kiệu văn. Trang phục của các cụ bằng áo đỏ rộng, tay chùng xuống đầu gối, ngang lưng thắt đai màu lục; quần màu trắng và trên đầu đội mũ rơm vành rộng. Trên tay mỗi cụ cầm một chiếc roi dài đầu sơn son thếp vàng. Chỉ huy đám rước là một cụ ông có uy tín trong làng, cầm chiêng chỉ đạo đội tổng cờ, gọi là thủ hiệu. Mỗi khi cụ ông đánh chiêng, đội tổng cờ đồng thanh la lên 4 tiếng: Lai ré hè ré. Đám rước đi theo hàng lối qui củ: Dẫn đầu là người múa sư tử tiếp đến là tuần đinh mang roi, giáo, tù và, 20 lá cờ thần, trống cái có lọng che, dùi đồng, hương án, tàn, phường bát âm, một cỗ kiệu, các tổng cờ và đi sau cùng là bốn lá cờ vuông. Khi rước đến văn chỉ, chỉ có các tổng cờ, các quan hầu của thần và cỗ kiệu được phép vào sân, số còn lại phải đứng bên ngoài. Sau khi hoàn thành xong các nghi thức, đoàn rước lại trật tự rước trở về con đường cũ với đội hình ban đầu. Tại lễ hội Yên Sở có trò diễn “nghiềm quân” độc đáo. Tất cả đội hình được sắp xếp, múa cờ theo hình xoáy trôn ốc, người tướng cầm lá cờ đại phá vòng vây rất tài tình. Đây là trò diễn thể hiện cuộc phá vây của người tướng, cũng như sự luyện quân. Đám rước của làng Đắc Sở được tiến hành vào ngày lẻ. Xuất phát
- từ đình, theo con đê, đi đầu là người vác giáo và người cầm tù và. Kế tiếp là 20 lá cờ vuông, cờ ngũ hành, lọng vàng. Tiếp sau có 4 người khiêng bàn, trên có để các tế khí, lư trầm, nến, đèn, hai con hạc. Sau đội khênh bàn là 8 người mang bộ bát bửu đi thành hai hàng. Đi cùng đám rước là kiệu văn, đèn lồng, nhạc cụ như sáo, nhị, phủ việt, dùi đồng. Đi sau cỗ kiệu là hai cụ cao tuổi mặc áo thụng xanh và thụng thâm, đi hia, đội mũ cánh chuồn. Tổng cờ của đám rước làng Đắc Sở chỉ có 36 em thiếu niên ăn mặc giống như bên Yên Sở, đặt dưới sự chỉ huy của một thủ hiệu điều hành bằng chiêng. Khi thủ hiệu đánh chiêng, đội tổng cờ đồng thanh hô: Lai ré hè ré. Sau khi rước được văn tế, đoàn rước quay trở lại quán và chỉ có ông thủ hiệu và các tổng cờ được quyền vào sân tế. Nét độc đáo của rước Giá sở dĩ trở thành một nét văn hóa khó lẫn so với lễ hội ở các làng quê khác, theo GS Nguyễn Chí Bền và GS Nguyễn Văn Huyên chính là trò “nghiềm quân” hoành tráng. Theo GS Nguyễn Chí Bền, trò “nghiềm quân” chính là sự đan xen các lớp văn hóa tín ngưỡng trong lễ hội thờ cúng vị thành hoàng của người dân Kẻ Giá, gắn với khát vọng cầu mưa của cư dân nông nghiệp và tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Lễ rước nước trên sông Hồng Hằng năm, từ ngày 10 đến 12-2 âm lịch, nhiều xã ven sông Hồng thuộc huyện Châu Giang (Hưng Yên) đều tổ chức lễ rước nước, trong đó lớn nhất phải kể đến lễ rước nước của xã Dạ Trạch và Bình Minh với hàng nghìn người tham dự. Từng đoàn thuyền bơi từ xã sang bãi Tự Nhiên, nơi xưa kia chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung lần đầu gặp gỡ, rồi quây thành vòng tròn ở giữa sông để lấy nước đổ vào chóe, dùng làm nước thờ cả năm. Cứ vào dịp từ ngày 10 đến 12-2 âm lịch hàng năm, nhân dân các xã Bình Minh, Mễ Sở, Dạ Trạch thuộc huyện Châu Giang (Hưng Yên) thường tổ chức lễ hội tưởng nhớ đức Thánh Chử Đồng Tử. Cũng có năm không mở hội lớn nhưng lễ rước nước rất đặc sắc thì năm nào cũng được tiến hành trên một dải sông Hồng, theo truyền thuyết là nơi diễn ra cuộc hội ngộ có một không hai giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
- Dọc theo hai bên tả hữu sông Hồng nhiều nơi có đền thờ Chử Đồng Tử nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là các đền Dạ Trạch (thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch), n_ bên đầm Dạ Trạch (tương truyền là nơi Chử Đồng Tử hóa) và đền Đa Hòa (thôn Đa Hòa, xã Bình Minh) n_ trên bờ sông đối diện bãi Tự Nhiên là nơi xưa kia Chử Đồng Tử và Tiên Dung lần đầu gặp gỡ. Cả hai đền này đều có tổ chức lễ rước nước với nghi thức gần giống nhau trong cùng một ngày mồng 10-2 âm lịch. Theo tục lệ, nước dùng để cúng bái trong cả năm phải là nước được lấy ở giữa sông Hồng. Mỗi đám rước thường rất đông, có đến cả vạn người tham dự. Những người trực tiếp tham gia vào công việc của lễ như đội tế, đội múa sênh tiền, đội múa rồng, đội khiêng kiệu, v.v. được gọi là các giai đồ. So về quy mô thì đám rước nước từ đền Dạ Trạch có lẽ lớn hơn vì có sự tham gia đông đảo của các xã khác như Đông Tảo, Yên Phú, Liên Nghĩa, v.v. đặc biệt các xã thuộc tỉnh Hà Tây có thờ Thánh Chử Đồng Tử cũng tham dự lễ rước nước cùng với Dạ Trạch như xã Tự Nhiên (Thường Tín), xã Vĩnh Khang (Phú Xuyên). Còn đám rước nước từ đền Đa Hòa tuy cũng có rất đông khách thập phương nhưng về quy mô thì chỉ có chín làng (xưa kia thuộc tổng Mễ Sở) trực tiếp tham gia, gọi là lễ hàng tổng. Đi đầu các đám rước là một hoặc hai con rồng vàng lộng lẫy uy nghi uốn lượn theo nhịp trống phách. Tiếp đó đến đội tế nữ của các bà, các cô trong làng ăn mặc xiêm áo rực rỡ, thứ đến bát bửu chấp kích, đội múa bồng vừa đi vừa đánh trống vừa múa thật rộn rã, rồi đến kiệu thánh và kiệu rước chóe để lấy nước sông Hồng. Đám của Dạ Trạch rước đến bảy kiệu, bao gồm: kiệu Long Đình, kiệu Thánh Chử Đồng Tử, kiệu bà cả Tiên Dung, kiệu Hồng Vân, đặc biệt có kiệu gậy - nón và kiệu Ông Bế, sau cùng là kiệu rước chóe. Gậy - nón và Ông Bế là những vật thờ độc đáo của đền Dạ Trạch. Trong đền, gậy và nón (theo truyền thuyết là những vật dụng Chử Đồng Tử dùng để hóa phép ra lâu đài, thành quách) được thờ ở ban phía bên hữu và Ông Bế, hay còn gọi là Bế Ngư được thờ ở ban bên tả. "Bế Ngư thần quan" là tượng một con cá hóa rồng bằng gỗ dài hơn 1m sơn son thếp vàng rực rỡ, biểu hiện niềm mong mỏi chế ngự sông nước của những ngư dân vùng đầm lầy Dạ Trạch. Dân làng kể rằng thuở xưa trong đầm có những con cá chép lớn đến nỗi trẻ chăn trâu bơi lội còn cưỡi được cả cá, sau 18 năm liền vỡ đê Văn Giang không còn thấy được những con cá lớn ấy nữa. Đám rước nước vừa đi vừa múa trong nhịp trống phách, khi ra
- đến bờ sông, tất cả các kiệu được chuyển lên đoàn thuyền trang trí cờ xí đèn hoa lộng lẫy đã chờ sẵn. Cả hai làng đều có làm một thuyền rồng lớn có một lầu ở giữa, gọi là du thuyền, để diễn lại cảnh nàng Tiên Dung thuở nào đi du ngoạn trên sông. Chiếc du thuyền uy nghi chèo ở giữa, các thuyền khác diễu chung quanh, sắc màu rực rỡ, âm nhạc vang lừng. Đoàn thuyền của Đa Hòa bơi sang bãi Tự Nhiên, rồi quây thành một vòng tròn ở giữa sông để một cụ già đức độ (được làng chỉ định từ trước) cầm gáo dừa sơn đỏ múc từng gáo nước đổ vào chóe. Còn đoàn thuyền của Dạ Trạch sau khi gặp với đoàn thuyền của xã Tự Nhiên bên kia sông cùng nhau diễn cảnh Tiên Dung du ngoạn xuống đến tận Hàm Tử rồi mới quay về lấy nước ở giữa dòng sông đoạn ngang làng Vĩnh. Chóe nước sông Hồng đầy ắp được các đoàn rước đưa trở về đền để dùng làm nước thờ cúng quanh năm. Lễ rước nước là một nghi thức tâm linh rất đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân sống với nền văn minh lúa nước ven sông Hồng. Hầu như mọi thủ tục, mọi hoạt động trong lễ rước này như múa rồng, rước cá, chèo thuyền, rước nước, v.v. đều có liên quan nước - một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua nghi thức này, nhân dân muốn cầu cho mưa thuận gió hòa để cấy cày thuận lợi, đặng "lấy đầy bát cơm". Lễ hội đền Chử Đồng Tử thôn Đa Hòa và đền Dạ Trạch năm nay nằm trong chương trình du lịch quốc gia "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới". Lễ rước nước trong hội Chử Đồng Tử sẽ cùng diễn ra ở cả hai xã Bình Minh và Dạ Trạch vào ngày 15-3 (tức ngày 10-2 âm lịch).
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn