YOMEDIA
ADSENSE
Lễ hội miền Bắc 11
126
lượt xem 24
download
lượt xem 24
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hội Sáo đền - Một lễ hội thả diều độc đáo Về Thái Bình người ta thường chỉ biết đến hội chùa Keo. Ít ai biết được trên đường đi hội chùa Keo còn có một lễ hội khá độc đáo còn tồn tại đến ngày nay đó là hội Sáo đền. Hội Sáo đền diễn ra từ ngày 20 đến 27/3 hàng năm tại xã Song An, huyện Vũ Thư. Những ngày diễn ra lễ hội bà con địa phương cùng du khách thập phương về với lễ hội trong niềm vui hân hoan. Vì về nơi đây người ta...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lễ hội miền Bắc 11
- Hội Sáo đền - Một lễ hội thả diều độc đáo Về Thái Bình người ta thường chỉ biết đến hội chùa Keo. Ít ai biết được trên đường đi hội chùa Keo còn có một lễ hội khá độc đáo còn tồn tại đến ngày nay đó là hội Sáo đền. Hội Sáo đền diễn ra từ ngày 20 đến 27/3 hàng năm tại xã Song An, huyện Vũ Thư. Những ngày diễn ra lễ hội bà con địa phương cùng du khách thập phương về với lễ hội trong niềm vui hân hoan. Vì về nơi đây người ta còn tìm về một trong những cái nôi của làn điệu chèo ngọt ngào nổi tiếng. Ngày nay Sáo đền được biết đến với trò chơi thả diều độc đáo. Cũng như mọi lễ hội khác ngoài phần lễ là phần hội. Phần hội với đủ các trò chơi như: chọi gà, cờ người, bắn cung, bắt vịt... và trò thi diều sáo. Đã từ hàng trăm năm nay như lời cụ Khiếu Văn Luyến cho biết; luật chơi không hề thay đổi. Người chủ diều chọn đúng hướng gió kéo dây. Ban tổ chức cắm hai cây sào trên đầu có buộc hai lưỡi mác rất bén cắm hai cây sào đó hai bên dây diều, khoảng cách của hai cây sào là 50cm. Việc đó được làm với tất cả cánh diều nào vào cuộc thi. Khi nghe hồi trống lệnh nổi lên, các chủ diều chỉnh chuẩn diều kéo căng dây và đâm lên. Cánh diều nào không chuẩn đảo qua đảo lại, dây diều sẽ chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào là đứt dây n_. Như vậy cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ thế diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải. Cụ Lương Thanh Được, một người cao tuổi trong làng cho biết: Theo như cụ biết từ lúc cụ còn nhỏ, mỗi năm chỉ duy nhất một người đoạt giải, có năm không có ai đoạt được giải diều, như năm 2003 là ví dụ. Tôi hỏi cụ thi diều phải nhờ ở gió trời, vậy có năm nào vào ngày hội mà không có gió trời hoặc gió không đủ mạnh để đâm diều sáo? Cụ nói : ''Trường hợp này cũng có, mấy năm gần đây có năm 1998. Hội diễn ra đến ngày 25 mà vẫn không có gió, sáng 26 là chính hội gió chỉ hiu hiu. Mọi người đến với lễ hội đã biểu hiện tâm trạng buồn vì có lẽ năm nay không được thi và xem thi thả diều. Nhưng tôi nhớ đúng 11 giờ 15 phút trưa ngày 26 năm đó bắt đầu có từng cơn gió và sang đầu chiều gió đã đủ để tổ chức
- hội thi diều''. Quả thực điều này khiến cụ và nhiều người khác phải ngạc nhiên, khó giải thích đến tận khi chúng tôi gặp cụ. Như cụ nói đó là ''gió thần'', vậy là nhờ ''gió thần'' hội Sáo đền không năm nào bị gián đoạn. Diều được giải nhất ngoài việc đậu đến hết hội ở giữa hai lưỡi mác thì sáo diều phải thật hay. Sáo hay là bộ sáo gồm 2 sáo trở lên, tiếng sáo trong trẻo âm thanh giữa các sáo trong bộ sáo phải phối hợp cho nhau hài hoà, ngọt ngào, du dương ... Nói về sáo, cụ Được kể, đời bố của cụ có người chơi diều thời đó còn buông bằng dây tre, đã làm cánh diều khung bằng 4 cây tre nối lại. Bộ sáo của chiếc diều có 2 chiếc. Chuyện còn kể lại rằng khi diều bổ xuống cánh đồng, chủ diều chưa kịp mang về, có người ăn xin đã chui được lọt vào chiếc sáo to của diều đó ngủ. Câu chuyện này được người dân nơi đây lấy làm tự hào và luôn kể cho khách thập phương về dự lễ hội. hiều nét mới trong lễ hội Suối Mỡ năm nay [23/04/2009, 16:06] (DulichNet) - Lễ hội đền Suối Mỡ có từ lâu đời, được tổ chức vào dịp cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn du khách đến dâng hương, trảy hội. Đền Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang) được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia từ năm 1988. Với tiềm năng to lớn về du lịch và giá trị văn hoá tâm linh nên nơi đây đã được quy hoạch thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Đền Suối Mỡ bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và một số đền phụ cận khác thờ công chúa Quế Mỵ Nương, con gái vua Hùng Định Vương. Theo truyền thuyết, công chúa là người có công mở suối khai nguồn nước mát, dạy dân cày ruộng cấy lúa và được suy tôn là Thánh Mẫu Thượng ngàn. Lễ hội đền Suối Mỡ có từ lâu đời, được tổ chức vào dịp cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn du khách đến dâng hương, trảy hội. Theo ban tổ chức, lễ hội năm nay sẽ mang đến cho du khách nhiều nét mới, độc đáo. Nổi bật là các trò chơi và trò diễn xướng dân gian được tổ chức với quy mô lớn, nhất là liên hoan hát văn- lên giá đồng. Đây là một trong những hoạt động thường diễn ra tại các cửa đền, song được thể hiện qua hình thức sân khấu hoá và là lần đầu tiên được đưa vào nội dung lễ hội. Tiếp đến là các canh hát quan họ trên thuyền; giao lưu, biểu diễn các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong khu vực phía bắc, như: múa xoè Thái của các đoàn văn hoá, nghệ thuật đến từ tỉnh Điện Biên, Sơn La; múa cồng chiêng của dân tộc mường,
- huyện Tân Lạc (Hoà Bình); hát then của người Nùng, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn); hát dân ca đồng bằng Bắc Bộ do các đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương biểu diễn. Lồng ghép trong các hoạt động trên, vào buổi tối của 3 ngày diễn ra lễ hội (24, 25 và 26/4) Đoàn Nghệ thuật chèo - ca múa nhạc tỉnh biểu diễn các trích đoạn chèo đặc sắc phục vụ nhân dân địa phương và du khách. Hoạt động thể thao cũng diễn ra sôi nổi qua Giải vô địch đẩy gậy toàn tỉnh nằm trong chương trình Đại hội TDTT toàn tỉnh năm 2009 do UBND huyện Lục Nam phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức. Đây là giải đấu quy tụ những VĐV xuất sắc nhất của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tranh tài ở gần 20 hạng cân. Bên cạnh đó là các giải đấu cấp huyện như bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà. Các trò chơi dân gian: đi cầu thùm, bịt mắt đập niêu và đu tiên - các trò chơi năm đầu tiên được ban tổ chức đưa vào chương trình lễ hội. Dự kiến lễ hội đền Suối Mỡ năm nay sẽ đón từ 10-15 nghìn lượt du khách đến dâng hương, trảy hội. Vì vậy, ban tổ chức lễ hội đặc biệt coi trọng công tác y tế và bảo đảm an ninh trật tự. Rút kinh nghiệm qua các lễ hội trước, năm nay huyện Lục Nam huy động lực lượng công an, quân sự huyện; trưng tập công an viên các xã Phương Sơn, Tiên Hưng, thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 31, tỉnh lộ 293 và toàn bộ khu du lịch sinh thái Suối Mỡ. Hội Xên bản, xên Mường Hội Xên bản, xên mường mở vào mùa hoa ban nở là hội cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, trai gái tìm hiểu, tâm tình qua tiếng hát, tiếng đàn. Hàng năm, cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, mùa xuân về, hoa ban nở trắng núi, trắng rừng Tây Bắc. Truyền thuyết của người Thái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu cô gái tên là Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn. Ban thì khéo tay dệt vải lại vừa có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai. Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo mường, vốn là một thanh niên lười nhác lại có tật gù lưng. Trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum để cầu cứu. Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum, thì được tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vào nơi cầu thang nhà người yêu, rồi bươm bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa nào có nghe thấy. Cuối cùng kiệt sức, nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống, sau đó mọc lên
- một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hàng năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban. Chàng Khum, khi về đến nhà, thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm. Đi mãi hết mường này, bản khác, cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống. Sau khi chết, chàng hóa thành con chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi người yêu tha thiết tự năm nào. Vào dịp hoa ban nở người Thái ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) mở hội Xên bản, xên mường có tên là hội Hoa ban, quy mô hội to hay nhỏ còn tùy thuộc vào thời. Hễ năm nào nghe tiếng sấm rền từ phía thượng nguồn sông Mã, thì năm đó ắt có đại hạn, mọi người phải lo tích nước để làm mùa cũng như cho sinh hoạt đời sống, lại phải chuẩn bị phương tiện như cuốc, thuổng, gàu... để đào mương, đào giếng chống hạn, thì Xên bản, xên mường năm ấy chỉ tổ chức nhỏ và đơn sơ. Người ta mổ ít lợn, gà làm lễ tế thần để cầu mưa, "rửa lá lúa" (xua đuổi thần trùng). Các cuộc vui chơi, đàn hát coi như bị xếp lại. Các ngã đường dẫn vào bản đều có buộc cành cây xanh-dấu hiệu "cấm người ngoài vào bản, kiêng người ngoài lên thang"- rong một số ngày "kiêng kỵ". Nhà nào nhà nấy đóng cửa im ỉm và có cài lá xanh. Không khí sinh hoạt của bản trong những ngày này chùng xuống, đượm vẻ lo âu, buồn tẻ. Ngược lại, hễ nghe tiếng sấm đầu năm rền ở phía thượng nguồn sông Đà, thì mọi người đều phấn khởi, tươi vui. Họ tin rằng năm đó sẽ mưa thuận gió hòa, triển vọng mùa màng sẽ bội thu, thóc ngô đầy bồ, đầy kho, mọi người khỏe mạnh, ít ốm đau. Trẻ già cùng rủ nhau ra suối tắm, giặt, gội đầu. Những đồ dùng nấu ăn hàng ngày như nồi, chõ đồ xôi cũng được đem ra cạo rửa. Và tất nhiên, hội Xên bản, xên mường của năm đó cũng được tổ chức lớn hơn, rộn rịp hơn. Ngày thứ nhất, hội Xên bản, xên mường mở đầu bằng đám rước, tiếp theo là lễ hiến sinh cúng thần. Đám rước diễn ra từ nhà tạo mường ra đình. Dẫn đầu đám rước là các chức sắc trong mường với trang phục đẹp may bằng the, lụa, có cờ, lọng, chiêng trống, kèn, sáo, nhị đi kèm. Tiếp đến, các cụ già đội khăn đỏ, mặc áo tơ tằm vàng, quần chàm sẫm, thắt lưng xanh. Một số cụ mang theo cả cung nỏ. Một con trâu mộng to béo, được tắm rửa sạch sẽ, da đen bóng được dắt theo, đôi sừng trâu bọc giấy màu lấp lánh, ở giữa trán và hai bên mông có dán giấy trắng cắt hình hoa ban to như miệng bát. Đi sau, cùng là những những chàng trai trong bản, mặc áo đỏ viền xanh, quần vàng, đội mũ chóp sơn dầu, chân quấn xà cạp đen đến tận đầu gối, đeo gươm hoặc giáo bên vai. Tại đình, vị "đẳm già" - thầy mo có uy tín - áo thụng xanh, mũ đuôi én đỏ, quần chàm, đi hài, bước ra trước hương án làm lễ cầu thần. Lát sau, vị "đẳm già" cầm chiếc chuông nhỏ rung lên một hồi báo hiệu là đã cầu thần xong và lệnh cho dắt con trâu mộng ra làm lễ hiến sinh. Trâu được dắt đến nơi bãi rộng cạnh đình để mổ
- thịt. Từ lúc này, các trò vui của nam nữ thanh niên bắt đầu. Họ tổ chức múa xòe quanh nơi mổ trâu theo nhịp chiêng trống, và cuộc vui chơi kéo dài cho đến khi pha xong thịt trâu mới chịu dừng. Khi những mâm cỗ được dọn lên, thì chiêng trống cùng các nhạc cụ khác lúc này cũng được chuyển về đình. Từng đôi nam nữ luân phiên hòa tấu cho tới lúc hạ cỗ. Đêm đến, nam nữ thanh niên vui chơi, ca hát cho đến khuya mới chia tay. Ngày thứ hai là ngày thi bắn súng hỏa mai và cung nỏ. Ngày thứ ba là ngày vui chơi tập thể, đó là ngày hội tự do, sôi động nhất, có người tham gia đông đảo nhất. Ai thích trò chơi gì thì hãy nhập cuộc vào các nhóm: ném còn, ca hát, thổi kèn, sáo, thi chim hót, thi trâu béo... (tục lệ ở đây kiêng thi vật và cấm trâu bò húc nhau trong những ngày này). ở những bản đông người, người ta chia cuộc vui chơi thành hai nơi: một ở đầu bản, một ở cuối bản để tránh tập trung quá đông một chỗ. Đối với nam nữ thanh niên, đêm hội cuối cùng là đêm vui nhất, để lại nhiều kỷ niệm nhất. Dưới ánh trắng, màu trắng của hoa ban ánh lên trên nền xanh thẫm của rừng, tạo nên một vẻ đẹp thanh khiết. Giữa khung cảnh đầy thơ mộng ấy, cuộc thi hát giao duyên hòa cùng tiếng kèn, tiếng sáo giữa nam nữ diễn ra từ lúc trăng lên và kéo dài cho đến tận khuya. Họ tặng cho nhau những tấm phà (hoặc váy thêu công phu), vòng đeo tay bằng bạc, trầu cau và những chai rượu nếp mang hương vị của rừng, của suối. Từ cuộc vui này, có bao nhiêu mối tình chớm nở và có bao nhiêu đôi nên vợ nên chồng? Tiếp theo hội là một số ngày kiêng kỵ. Nhà nào nhà nấy đều đóng kín cửa, cài cành lá xanh, người trong nhà nghỉ đi rừng, đi rẫy và không tiếp khách lạ. Hội Đoọc Moong Trước đây rừng còn nhiều, sau tuần vui tết, người Mường ở xóm Lý, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình lại chính thức bước vào một mùa làm ăn mới. Ngày ấy người Việt gọi là ngày hạ nêu. Nếu người Việt tổ chức nêu vào mồng 7 tháng giêng thì hạ nêu của người Mường Tân Lạc là ngày 6 tháng giêng, bởi quan niệm trong dân gian cách tính ngày của người Mường xưa lùi một ngày so với người Việt. Ngày mồng 1 tết của người Việt coi là ngày 30 của người Mường, thế nên, ngày hạ nêu của người Việt cũng là ngày hạ nêu của người Mường mà chỉ khác nhau về cách gọi. Ngày hạ nêu có lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng). Sau lễ khai sơn mọi người bắt đầu vào rừng hái lượm và săn bắt thú. Trong ngày này, một trong những sinh hoạt cộng đồng rất vui, nhiều nơi tổ chức, đó là Hội Đoọc Moong. Tiêu biểu là hội
- Đoọc Moong của người Mường xóm Lý. Đoọc nghĩa đen là đâm, mở rộng nghĩa là săn. Ngôn ngữ Tày - Thái cổ có một âm tương tự là toọc nghĩa là đóng, mở rộng nghĩa là trồng. Moong còn gọi là Muông, là từ chỉ các loài thú 4 chân. Hội Đọc Moong là hội đi săn các loài thú rừng. Buổi sáng đó, người trong Mường hay Quềl (đơn vị cư trú) ở Mường Lồ (xã Phong Phú ) không phân biệt trẻ già trai gái, ai có thể trèo đồi, leo núi được cùng kéo nhau đi. Một người săn giỏi (trùm săn) của mường cùng các cụ già có kinh nghiệm bàn định hướng xuất phát làm ăn và chọn điểm săn. Sau đó, mọi người tưng bừng reo hò cùng ông trùm săn theo hướng đã định đến một quả đồi hay một khu rừng. Mọi người tỏa ra vây quanh khu rừng đó. Những thợ săn giỏi có súng kíp hoặc nỏ cứng, nhanh chân tìm chỗ đón lõng ở các khe, các lối mòn thú hay đi. Những người khác khép kín dần vòng vây, họ hò, reo, hú đuổi thú, tay cầm cây lao hoặc cầm một cây gậy nhỏ. Nhiều người cầm cồng (chiêng), loài cồng nhỏ (chiêng boòng beeng) đánh theo điệu đi săn. Những chú chó săn của mường theo hiệu lệnh của cồng săn vượt lên sục sạo các bụi rậm đánh hơi thú. Tiếng cồng săn dập dồn, tiếng hò reo vang rộn, tiếng chó sủa chói tai cuốn hút bước chân người, tất cả tạo thành một âm hưởng sôi động của cuộc sống cộng đồng bước vào mùa làm ăn mới. Thú rừng bị vòng vây khép kín dồn dần vào một nơi. Trước là bị chó tấn công sau là người ùa đến dùng gậy nhọn, cây lao chặn đánh. Cũng có khi không đợi đến lúc bị dồn vào một chỗ những con thú ranh mãnh phóng ngược lại hướng tiến của con người. Lúc ấy, mọi người không bỏ vây mà chỉ số ít người tách ra đuổi theo con thú. Thường chỗ con thú thoát được lại là chỗ đã có người nấp đón chỉ đợi thú chạy vào tầm ngắm là nổ súng tiêu diệt. Hội Đoọc Moong rất vui, thu hút nhiều người tham gia. Nếu buổi săn hôm đó được thú, làng Mường vui mừng đánh cồng, gõ phách. Họ khiêng con thú đến một miếu lớn bằng gỗ, dựng ở xóm Lý, thờ Đức Tản Viên. Hậu cung có tượng người (Thánh Tản Viên) bằng đá. Mọi người mổ con thú săn được dâng lễ tế Thánh Tản. Ông mo thay mặt dân xã mặc áo thụng, đội mũ tai én làm lễ khấn Thánh Tản phù trợ mùa màng tươi tốt. Nhỡ không được thú gì, dân Mường tỏ ý buồn cho việc xuất hành đầu năm mới không may. Dân làng đành phải chọn một con bò hay thú rừng tế Thánh Tản. Ở miếu thờ Thánh Tản có tục không giết trâu để tế thần. Có điều khi chọn nơi săn, các cụ đã tấu trình kỹ lưỡng, một khi đã kéo dân chúng đi Đoọc Moong thì thế nào cũng phải săn bắn được thú. Thế nên, khu rừng được chọn thường là nơi cấm săn bắt trong năm để nhiều thú về ở. Sau lễ tế Thánh Tản, mọi người tự mang cơm và rượu cần đến vui mừng suốt ngày tới tận đêm khuya. Ngoài con thú được dâng lễ Thánh Tản, hễ phường săn có bắt thêm được con thú nào khác, làng có lệ chia phần như sau: Người nào giết chết con thú sẽ được hưởng một đùi sau cùng đầu con vật, vị trí cắt lấy đầu tính bằng cách tóm cái tai con vật vít xuống phía cổ, đầu nhọn tai đến đâu thì cắt phần cổ đến đó. Sau đấy, họ
- mổ con vật ra lấy thịt chia đều cho tổng số người và chó. Mọi người quan niệm phần của một đầu người tương đương với phần của một đầu chó. Cũng có khi trong cuộc săn, một con thú như lợn rừng, hoẵng, cheo cheo v.v... chạy ra liền bị mấy người đuổi đánh và đâm chết. Khi con vật chết hẳn, một người hô to không đâm nữa, mọi người tự nguyện giơ cây lao của mình ra phía trước, căn cứ vào đầu con thú và đùi sau chia đều cho những người đó. Nếu ai đó, dù rằng anh đánh con vật ngã quị xuống, hiềm vì ngọn lao của anh không có máu thì vẫn coi là anh không trực tiếp giết con vật đó. Lệ Mường quy định thế nên nhiều người chạy tới sau, tiếc công sức đuổi thú, cho dù con thú đã bị đâm chết, anh ta cũng cố lao tới chấm đầu nhọn của mình cho có máu con vật để hưởng vinh quang và phần thịt chia. Lệ này giúp chúng ta hiểu thêm cơ sở ra đời câu phương ngôn của người đi săn là "Rây máu ăn phần". Người giết được con thú cốt yếu là nhận về sự vinh quang, cảm phục của người trong mường chứ lợi lộc chẳng là mấy, bởi lẽ khi nhận phần đem về nhà, người giết được thú phải tốn kém nhiều rượu thịt để khoản đãi dân mường đến chúc mừng anh ta. Có điều: sống ở làng sang ở nước, dù là tốn kém nhưng người giết được thú lấy làm vui mừng lắm, cho là gia đình có phúc lớn, tin trong năm làm ăn gặp nhiều may mắn. ... Cuộc săn chấm dứt bằng hiệu lệnh cồng. Đã thành thói quen, hễ nghe điệu cồng đó thì người và chó bỏ vị trí trở về mường. Càng gần làng mường họ càng reo hò, chào đón thắng lợi đã giành được. Hội Đoọc Mong ngày đầu năm mới không thuần túy chỉ là ngày Hội đi săn mở mở rộng ý nghĩa thành ngày hội văn hóa chứa đựng nhiều yếu tố sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn như đánh chiêng, leo núi, vui hò, uống rượu cần, thi tài bắn nỏ, bắn súng, đâm lao... giúp con người Mường hiểu biết lẫn nhau và sống gắn bó với nhau hơn trong một cộng đồng làng xóm chan chứa nghĩa tình.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn