YOMEDIA
ADSENSE
Lễ hội miền Bắc 5
108
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hội làng Phù Ðổng Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì về Hội Gióng.Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làng Gióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là Ðức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lễ hội miền Bắc 5
- Hội làng Phù Ðổng Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì về Hội Gióng.Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làng Gióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là Ðức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng.Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử, diễn lại trận đánh giặc Ân của đức Thánh Gióng. Sự tích Ðời Hùng Vương thứ VI, có đám giặc gọi là giặc Ân hùng mạnh, không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù Ðổng, có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Ðứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ vươn vai một cái, tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Ðổng, về sau phong làm Phù Ðổng Thiên Vương". Sửa soạn ngày hội Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương là một hội rất lớn do bốn xã thuộc tổng Phù Ðổng cùng tổ chức với sự tham gia của làng hội Xá, nên việc sửa soạn ngày hội cũng rất cẩn trọng, nhất là sửa soạn cho cuộc diễn lại thần tích đức Thánh Gióng phá giặc Ân. Trong bốn xã này có hai xã Phù Ðồng và Phù Dực được luân phiên cử chủ tọa đám hội. Hai xã Ðổng Xuyên và Ðổng Viên chỉ đóng vai phụ tá trong đám hội và chỉ được đóng vai quân lính do thám. Mỗi xã được chia làm nhiều giáp, mỗi giáp tựa như một ấp hiện nay. Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng trong cuộc diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này là các ông Hiệu,
- hiệu Cờ trông nom cờ lệnh, hiệu Chiêng điều khiển khiêng, hiệu Trống điều khiển trống. Còn một ông Hiệu Trung Quân để phối hợp điều hòa sự tiến quân và hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiên phong thám thính quân giặc. Tất cả các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ 12 đến 26 tuổi. Có thể là những chàng trai đã lập gia đình rồi nhưng phải chay tịnh trong suốt thời gian sửa soạn cho đến ngày hội. Quân được chọn trong dân đinh bốn xã từ 18 đến 36 tuổi họp thành 10 cơ, mỗi cơ gồm một cơ trưởng và 15 cơ binh. Kẻ địch là quân tướng nhà Ân được tượng trưng bằng 28 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 13 do hàng tổng cử ra để đóng vai 28 viên tướng giặc Ân, ăn mặc sặc sỡ, đeo đồ trang sức lộng lẫy. Cờ lệnh bằng lụa màu lòng đỏ trứng gà, rộng ba tấc rưỡi và dài bảy vuông. Cờ do giáp chủ tọa may, đây chính là cờ đức Thánh Gióng dùng trong ngày diễn trận. Mỗi năm thay cờ lệnh một lần. Cờ năm trước, ông Hiệu cờ năm sau dùng để luyện tập trước ngày diễn trận. Ðể phân biệt với những lá cờ khác, trên cờ sẽ có chữ "Lệnh" do một tay văn tự viết lên. Giáp chủ tọa trong mấy ngày đầu tháng tư sẽ lựa một ngày tốt, mời một bậc đại khoa nếu có, bằng không cũng phải mời một tay văn học tới viết chữ "Lệnh" này với sự chứng kiến của tất cả các ông Giáp trưởng bốn xã trong hàng tổng. Những nghi lễ trước ngày mồng chín tháng Tư Cuộc diện trận đã được sửa soạn từ ngày mồng sáu tháng Tư. N_ từ ba giờ chiều hôm mồng sáu, dân làng đã cử hành một đám rước tới giếng trước đền Mẫu, tức là Ðền Hạ, để lấy nước lau rửa tự khí dùng trong việc diễn trận. Nước đựng vào hai chỏe sứ. Hai mươi bốn quân sĩ của Phù Ðổng Thiên Vương sắp hàng hai theo bậc Giếng từ trên bờ tới mặt nước để lấy nước. Người cơ binh đứng ở bậc Giếng cuối cùng, sát mặt nước, múc nước vào một chiếc gáo đồng rồi chuyển cho người đứng cùng hàng với mình ở trước mặt. Người này nhận gáo nước rồi lại chuyển cho người đứng trước mặt mình bên bậc trên, đứng kế bên người vừa chuyển cho mình... Cứ lần lượt như vậy, gáo nước được chuyển theo đường chữ "CHI" cho tới miệng Giếng đến tay người đứng bên chóe sứ. Ngườ
- i này đổ nước vào choé, lọc qua một miếng vải điều theo hiệu lệnh Cơ trưởng. Cơ trưởng mặc áo thụng xanh, đánh Kiểng để ra lệnh cho người cơ binh đổ nước vào choé. Tự khí được rửa bằng nước đã lọc đựng trong choé sứ ở n_ sân đình. Ngày mồng bảy vào cuối giờ Tỵ, cờ lệnh được rước từ đền Mẫu đến đền Thượng và buổi chiều vào lúc giờ Mùi, hàng tổng đi kiểm soát lộ trình từ đền đến bãi trận. Có điều gì khiếm khuyết lập tức phải sửa chữa và bổ khuyết n_. Cuộc diễn trận chính thức Vào giờ Tỵ ngày mồng Chín có lễ tế cờ tại đền, có cả mổ trâu giết bò. Mọi người đều sẵn sàng để xuất trận. Mặt trận sơ sài, dưới chân Ðê có một hồ sen, địch quân chiếm đóng nơi hồ. Quân Phù Ðổng Thiên Vương tiến chiếm bờ hồ bên này, có một khoảng đất trống với nhiều mô nhỏ. Có ba chiếc chiếu đã trải giữa những mô đấy này. Giữa mỗi chiếc chiếu có một chiếc bát úp trên một tờ giấy: Chiếu tượng trưng cho cánh đồng, Bát tượng trưng cho đồi núi, Tờ giấy cho mây. Cờ lệnh đã trương lên, ông Hiệu cờ tiếp lấy rồi tiến lên ba bước. Rồi ông đứng ở giữa chiếc chiếu, hai chân chụm vào nhau. Ông nhảy lên hai lần, sau đó ông quỳ gối bên phải xuống chiếu, bàn chân trái dẫm ra đằng trước như hình chữ "Lệnh", hai tay ông phất cờ lệnh, xoay mình ba lần. Dân chúng dự cuộc lúc đó mỗi lần ông xoay mình lại đếm theo. ông đứng lùi khỏi chiếc chiếu. Lập tức mọi người nhảy xô tới cướp lấy xé chiếc chiếu. Họ tin những mảnh chiếu mang may mắn cho họ, và những người hiếm con được mảnh chiếu có thể thấy được tin mừng. Khi chiếc chiếu thứ ba được dân chúng xâu xé chia nhau hết quân giặc cũng tan, các tướng giặc cũng rút lui hỗn loạn. Kiệu của các cô thiếu nữ được rước về làng Phù Ðổng. Một tiệc khao quân lớn diễ n ra n_ trước cửa đền. Trận tái chiến diễn ra ở bãi Sòi Bia thuộc làng Phù Ðổng. ở đây cũng lại có ba chiếc chiếu như ở Ðồng Ðàm. Ngày mùng mười tháng Tư, hàng tổng duyệt lại đạo binh thắng trận. Các khí giới được kiểm soát. Hàng tổng lạilàm lễ trước đền. Quân sĩ lại được khao thưởng. Thế là "thiên hạ Thái Bình". Sau ngày diễn trận, hàng tổng lại tổ chức rước nước để rửa lại khí giới, đồ thờ đã dùng trong việc chiến trận. Và
- có nhiều trò vui cho khách trẩy hội thưởng thức: đánh vật, hát chèo và có cô đầu hát thờ. Ðến dự hội, người xem được chứng kiến nghi thức về một hệ thống lễ với các động tác thuần tục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao. Ðến hội, người ta có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữ a làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng-yêu nước được giữ gìn như một tài sản văn hóa. Lễ hội mùa xuân và hội hát Quan họ Cho đến tận ngày nay, dân gian vẫn truyền nhau về những lễ hội Quan họ nổi tiếng của một số làng Quan họ gốc như: Lim, Diềm, Bịu, ó, Nhồi, Bùi, Bò, Nưa… với những câu ca: “Mùng năm hội ó Mùng sáu hội Nhồi Mùng bẩy hội Bùi…” Hoặc “Mùng năm hội ó Quan họ dồn về Hội vui vui lắm Chưa kịp đi tắm Chưa kịp gội đầu Giầu chưa kịp têm Cau chưa kịp bổ Miếng lành miếng xổ Miếng lại quên vôi Người có yêu tôi Thì người cầm lấy”. Giống như lễ hội của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ cũng có hai phần: phần lễ và hội. Phần lễ là để thờ Thần (Thánh), Phật nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh là “cầu may”-tức
- cầu cho Thần, Phật phù hộ cho dân an vật thịnh, mùa màng phong đăng hòa cốc. Phần hội là diễn ra các tục trò dân gian vui chơi giải trí như: tuồng, chèo, ca trù, quan họ, vật… nhằm thư giãn sức dân sau những ngày mùa vụ vất vả trong năm. Khác với lễ hội của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ thường có tục hát Quan họ diễn ra cả phần lễ và phần hội. Quan họ phần lễ là để hát những làn điệu cổ có nội dung ca ngợi công đức của Thần, Phật cầu may cho dân làng. Quan họ phần hội là để các liền anh, liền chị của các làng đến dự hội hát đối đáp giao lưu, mang đậm văn hóa lễ nghĩa của một vùng quê hàng ngàn năm văn hiến. Vào những ngày hội của các làng Quan họ, các liền anh, liền chị Quan họ cùng quý khách thập phương nô nức đến trảy hội, bởi sức hấp dẫn của các lễ hội Quan họ là người ta được thưởng thức văn hóa Quan họ từ lề lối sinh hoạt cho đến lời ca tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng tình nghĩa con người. Đối với các làng Quan họ “kết chạ” với nhau như: Diềm-Bịu, Bồ Sơn-Y Na-Khả Lễ… thì không những họ coi nhau như anh em ruột thịt trong cuộc sống hàng ngày, mà những ngày đình đám hội hè là dịp để sinh hoạt giao lưu văn hóa Quan họ, thắt chặt thêm mối quan hệ đầy tính nhân văn giữa hai làng. Thường thì từ vài ngày trước hội, làng có hội cử đôi Quan họ sang làng Chạ (bạn) để có nhời mời Quan họ bạn. Đúng hẹn, Quan họ chủ nhà sẽ ra tận đầu làng đón bạn (khách) “tay bắt mặt mừng” bằng những câu ca Quan họ nghe ngọt ngào, lịch thiệp, tế nhị, ví như: “Ngày ngày ra đứng cổng làng Trông về Quan họ mà mua lấy sầu Ai làm mặt ủ mày chau Ai làm đến nỗi nhớ nhau đi tìm Ước gì đôi cánh như chim Bay đến Quan họ để xem thế nào Xem rằng ý ở làm sao Nước thì không khát, nhưng khát khao tình”. Khi đón được bạn, khách, Quan họ chủ nhà sẽ đưa bạn vào đình, chùa hát thờ Thần, Phật để cầu may, ví như: “Chúng em ra tận đầu làng Nghe lời thày dạy đón già thập phương
- Lễ này có quả có hương Dâng lên tam bảo Người biên đôi dòng Người biên là tấm lòng thành Mong người phù hộ an khang cửa nhà”. Sau phần lễ là phần hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn tham gia phần hát hội. Các liền anh, liền chị Quan họ từng tốp hát đối đáp giao duyên say sưa bên nhau ở sân đình, sân chùa, tràn cả xuống những vạt núi, đồi, ruộng và trên ao hồ quanh đình, chùa và đây chính là phần hấp dẫn nhất của các lễ hội Quan họ. Sau khi tham gia hát hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn mình về “nhà chứa” để hát canh Quan họ với nhau. Vào canh hát Quan họ, bao giờ Quan họ chủ nhà cũng mời trầu nước bằng những cử chỉ, lời ca cung kính, tế nhị, như: “Nhất niên nhất lệ, đầu xuân năm mới, hội lệ làng em được đương Quan họ sang thăm đất nước làng em, trước là lễ Thần Phật, sau là vãng cảnh thăm đình chùa, xin mời đương Quan họ liền anh xơi trầu, xơi nước cho chị em chúng em được bằng lòng”. Tiếp theo Quan họ mời nhau hát rất khéo và trong canh hát bao giờ người ta cũng hát đôi, hát đối. Giữa canh hát Quan họ chủ nhà mời bạn xơi cơm, nước, bánh, quả. Mặc dù cỗ Quan họ rất to, nhưng Quan họ chủ nhà mời mọc khiêm tốn, tế nhị. Không những trong khi ca hát với nhau, mà n_ cả khi sinh hoạt ăn uống, Quan họ luôn luôn mời mọc nhau bằng những làn điệu lời ca ngọt ngào, lịch thiệp, tế nhị. Sau đó Quan họ chủ nhà sẽ mời bạn về từng thành viên trong bọn Quan họ để thăm hỏi động viên cha mẹ, anh em và tặng quà cho nhau. Kết thúc hội, Quan họ chủ nhà lại đưa tiễn bạn ra về tận cổng làng. ở đấy, họ còn giùng giằng quyến luyến bằng những lời ca, tiếng hát nghe sâu nặng ân nghĩa tình người, ví như: “Người ơi, người ở đừng về Người về em vẫn khóc thầm Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa…” Như vậy, hội các làng Quan họ mặc dù chỉ diễn ra trong thời khắc, song dư âm về sự mến mộ, cung kính, lịch thiệp, tế nhị cùng lời ca tiếng hát ngọt ngào, sâu sắc của Quan họ chủ nhà đã mãi mãi đi vào tình cảm của các làng Quan họ bạn, cũng như quý khách thập phương. Và đầu xuân năm mới với những lễ hội của các làng Quan họ đã trở thành biểu tượng của văn hiến xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh.
- Hội Làng Trà Cổ Hàng năm, Hội làng Trà Cổ diễn ra từ 30/5 đến 6/6 âm lịch. Đây chính là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn. Ai nấu ăn giỏi hay vụng đường nấu nướng đều được cả làng biết hết. Làng Trà Cổ, nay là xã Trà Cổ, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh. Từ Hà Nội ra Trà Cổ, theo đường bộ hay đường thuỷ cũng hơn 350km. Nằm ở ven biển, phía đông Bắc bộ, Trà Cổ có thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh hữu tình, bãi biển đẹp lý tưởng cho du lịch, nghỉ ngơị Tổ tiên người Trà Cổ vốn ở Đồ Sơn, làm nghề đánh cá, khi đi biển đã tới đây, thấy đất tốt, cảnh cũng đẹp như Đồ Sơn, nên nhiều người ở lại sinh cơ lập nghiệp. Cách đây hơn 400 năm, người Trà Cổ đã quần cư sung túc, nên dựng được ngôi đình làng và họ thờ các vị Tổ (tức thành hoàng làng). Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh cũng được thờ tại đình Trà Cổ. Qua nhiều lần trùng tu, dấu vết ván bưng xung quanh đình và hậu cung không còn nữa, nhưng vẫn còn giữ nguyên được sàn gỗ lim. Ngôi đình được xây dựng toàn bằng gỗ lim, chạm khắc công phu, tinh xảọ Trong đình còn lưu giữ bức hoành phi ghi rõ việc đóng góp xây dựng đình của những thợ mộc tài hoa quê ở Hoàng Hoá, Thanh Hoá, về cư ngụ tại Trà Cổ. Có thể nói, từ quy mô xây dựng đến kiểu dáng kiến trúc và điêu khắc của đình Trà Cổ thực sự là một giá trị lịch sử văn hoá của người Việt tạo dựng được từ thuở xa xưa ở mảnh đất địa đầu Đông - Bắc của Tổ quốc. Cũng từ xưa xa, người Trà Cổ có những sinh hoạt văn hoá khá đặc sắc, trong đó tiêu biểu là Hội làng hàng năm diễn ra từ ngày 30/5 đến mồng 6/6 âm lịch. Trước khi mở hội mấy ngày, vào 25/5 đã có một đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30/5 thì thuyền từ Đồ Sơn về đến Trà Cổ. Thuyền đi Đồ Sơn phải mất 3 ngày, nhưng quay về Trà Cổ chỉ có 2 ngày là tớị Tục truyền rằng đó là do tổ tiên phù hộ nên về được nhanh hơn. Và ngay đêm 30/5, dân chúng Trà Cổ tiến hành lễ
- rước nhang theo nghi thức cổ truyền, khói hương thơm ngát, đèn nến sáng trưng. Đình làng ngập trong tình cảm sâu lắng, tôn nghiêm. Sáng 1/6 là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu) với nghi thức rất đặc sắc. Có đội quân đi đầu cầm mã tấu, kiếm, chuỳ, cờ thần, bát âm, bát bửụ Tiếp đến là người cầm cờ vía mặc áo đỏ, đai lưng thêu rồng, phượng lộng lẫỵ Người cầm cờ vía là người cường tráng, trẻ đẹp và có đạo đức tiêu biểu của làng. Sau ông cờ vía là 12 ông đám với những người khiêng kiệụ Sau họ có hai cô đào, thường là người Vạn Xuân chuyên hát ả đào, vừa đi vừa hát trong nhịp trống phách xốn xang. Sau đó là các vị chức sắc và quần chúng đông đảo, kéo dài và vui náo nức. Các ông đám là những người được chọn ra lo toan cho hội làng. Từ đầu năm, mỗi ông đám đã nuôi một con lợn to, gọi là ông voị Ngày hội sau lễ rước là cuộc thi các ông voị Các ông đám đem những ông voi ra sàn đình, để thị Các ông voi đều ở trong những chiếc cũi gỗ tốt, trang trí đẹp, được khiêng bằng những đòn dóng chạm hình rồng phượng tinh xảọ Ông đám nào có ông voi to béo nhất, cái cũi đẹp nhất, sẽ được làng trao giải thưởng lớn. Sang các ngày từ 3 đến 5, cả 12 ông đám chia nhau làm cỗ, hình thức như làm khao ở các hội làng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi ngày có 4 ông đám rước cỗ ra đình tế thần, hai ông làm cỗ mặn, hai ông làm cỗ chaỵ Cỗ mặn gồm hai con gà, hai con phượng (thay bằng hai con ngỗng) luộc chín, tạo dáng đẹp; còn thêm các loại thức ăn chế biến từ thịt, ngon và đẹp mắt. Còn cỗ chay là đủ các loại bánh, xếp thành tầng, đầy các thùng lớn bằng gỗ. Những thùng này đều có buộc những lạt tre to bản nhuộm hồng nhuộm xanh, tựa như cách buộc bánh chưng ngày tết Nguyên đán. Cỗ mặn, cỗ chay sau khi được tế thần thì các ông đám lại đem về nhà và mời bà con đến ăn. Trong những ngày lễ hội, các nhà đều làm cỗ. Nhà nghèo làm cỗ nhỏ, vui trong gia đình. Nhà khá, làm cỗ to mời họ hàng, bạn hữụ Riêng 12 ông đám thì mời cả họ hàng xa, bè bạn và các vị chức sắc làng xã, mời cả người ở vùng khác có quan hệ thân thiết tới ăn cỗ... Dịp này, ở Trà Cổ, ai nấu ăn giỏi hay vụng đường nấu nướng đều được biết hết. Đây chính là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn.
- Kết thúc hội vào ngày 6, là ngày múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất, thần linh phù hộ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, mùa màng tươi tốt, ấm nọ.. và rồi người ta chọn các ông đám cho hội làng năm saụ
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn