Lễ hội Nữ thần lúa ở Suphanbury (Thái Lan)
lượt xem 9
download
Hàng năm, hầu hết nông dân Thailan đều tổ chức làm lễ hội cúng mừng Nữ thần Lúa vào tuần trăng đầu tiên của tháng 3 âm lịch, khi vụ mùa thu hoạch đã xong xuôi. Lễ hội biểu hiện rõ nét nền văn minh lúa nước đặc trưng châu Á, nhất là các vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Mêkông. Các nghi thức cúng tế Nữ thần thường được tiến hành 3 lần trong suốt vụ mùa. Lần thứ nhất khi lúa ngậm đòng, lần thứ hai khi lúa đã thu hoạch mang về sân phơi, lần thứ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lễ hội Nữ thần lúa ở Suphanbury (Thái Lan)
- Lễ hội Nữ thần lúa ở Suphanbury (Thái Lan)
- Hàng năm, hầu hết nông dân Thailan đều tổ chức làm lễ hội cúng mừng Nữ thần Lúa vào tuần trăng đầu tiên của tháng 3 âm lịch, khi vụ mùa thu hoạch đã xong xuôi. Lễ hội biểu hiện rõ nét nền văn minh lúa nước đặc trưng châu Á, nhất là các vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Mêkông. Các nghi thức cúng tế Nữ thần thường được tiến hành 3 lần trong suốt vụ mùa. Lần thứ nhất khi lúa ngậm đòng, lần thứ hai khi lúa đã thu hoạch mang về sân phơi, lần thứ 3 là khi lúa đã được phơi khô, đã được cho vào bao, vào bồ, cất trong kho. Lần thứ nhất là để gọi hồn Mẹ Lúa về phù trợ cho việc sinh sôi của lúa, (tiếng Thái gọi là Tham Khuan, có nghĩa là mời gọi linh hồn của Mẹ Lúa). Lần thứ 2 là khi lúa vừa được cắt hái, còn sót một ít lúa rơi vãi ngoài đồng, người phụ nữ sẽ làm như hái lượm những hạt lúa rơi vãi, cho vào một chiếc giỏ, vác trên lưng rồi mang về sân đập, tiến hành nghi lễ Tham Khuan, như mời Mẹ Lúa cùng về để tạ ơn Mẹ đã ban cho thóc lúa nuôi sống con người. Lần thứ ba là lúc thóc lúa đã được phơi phóng khô khén, được cho vào bao, vào bồ…người ta tổ chức lễ cúng mừng Mẹ Lúa, với ý nghĩa như một sự tạ ơn Mẹ đã ban cho mùa màng no đủ, đồng thời cầu mong phúc lộc, mùa màng thuận hòa cho năm tới… Đây cũng là lễ hội về Lúa được tổ chức lớn nhất trong suốt cả năm. Bên cạnh đó, thời gian này thường là gần dịp Songkran-tết năm mới của Thái Lan nên lế hội càng thêm phần sôi nổi. Suphanbury là một tỉnh miền Trung Thái lan, cách thủ đô Bangkok chừng trên dưới 200 km về phía tây bắc, gần kề với Cố đô Ayuthaya cổ kính nổi tiếng, là một trong những nơi vẫn còn duy trì những nghi thức lễ cúng có từ xa xưa này. Theo chân một nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian, chuyên về lúa gạo của Đại học
- Mahidol, chúng tôi đến ngôi làng có cái tên khá ấn tượng: Bann Mae Mai,- tiếng Thái có nghĩa là : “làng gái góa”- vào đúng ngày lễ chính. Tương truyền trước đây vào triều đại Ayuthaya, khoảng thế kỷ thứ 17, 18, trai tráng trong làng đều trở thành các chiến binh ra trận trong cuộc xung đột truyền kiếp với người Miến điện từ phía Tây, và hầu hết họ đều không bao giờ trở về nữa. Ngôi làng mang cái tên này từ đó. Ban Mae Mai là một ngôi làng bình dị như bao ngôi làng Thailan khác, mọi hoạt động cộng đồng đều được diễn ra tại sân chùa làng, ngôi chùa ở “làng gái góa” này tuy nhỏ nhưng rất nổi tiếng bởi sự linh thiêng và xuất hiện lâu đời của nó, cùng thời với triều đại Ayuthaya. Từ sáng sớm, dân làng – chủ yếu là những người cao tuổi- đã tụ tập tại sân chùa làng và nhà việc bên cạnh chùa để lo chuẩn bị cho lễ hội. Sân chùa là nơi bày biện các lễ vật cúng mừng Mẹ Lúa, cũng là khu vực sẽ diễn ra những nghi thức chính của lễ cúng tế. Đầu tiên là một đống lúa được vun cao lên ở giữa sân, chính giữa là một cột tre có treo các chùm lúa được kết thành vòng tròn, xung quanh là bốn cột tre khác cũng treo các túm lúa, trên đỉnh mỗi cột là một lá cờ bằng giấy hoặc vải màu vàng. Ở cột trung tâm còn được treo một thứ gọi là “chà lếu”, được coi như là bùa thiêng dùng để xua đuổi tà ma, (đồng thời cũng là dấu hiệu của vùng đất hoặc cánh đồng đã được bảo vệ bởi thần linh). “Chà lếu” được làm bằng các thanh tre mảnh đan lại thành hình ngôi sao sáu cánh kép, trên có gắn một lá cờ nhỏ bằng giấy hoặc vải màu, gắn thêm vào một nhánh lá xanh. Ở giữa có gắn một giỏ tre trong đó bỏ các loại lễ vật là thực phẩm, trái cây, tùy theo lần cúng. Lần này lễ vật dâng mẹ lúa là bánh được làm từ cốm gạo ngào với đường.
- Một tượng nữ thần lúa (Mae Po Sop) được làm một cách tượng trưng bằng các túm lúa kết lại, được khoác các trang phục đẹp đẽ truyền thống, với các đồ trang sức bằng vàng, bạc… sẽ là tâm điểm cho lễ rước và cúng tế. … Trong khi những người đàn ông lo bày biện ở khu vực lễ chính thì các mẹ, các bà cũng tụ tập ở nhà việc khá lớn, bên cạnh chùa làng, nơi diễn ra các sinh hoạt và tụ hội của làng để lo việc nấu nướng, chuẩn bị thức ăn cho mọi người tham gia lễ hội, cũng như bày biện hoa trái…một việc quan trọng được các chị các mẹ tiến hành với một sự chăm sóc đặc biệt đó là một cột hoa- được gọi là: Bai Sí- gồm có bảy tầng, được kết từ lá, hoa sen, hoa vạn thọ và hoa mười giờ, cây hoa này cũng sẽ là một tâm điểm của lễ cúng mừng. Cây hoa này chỉ được sử dụng cho lễ cúng mừng Mẹ Lúa. Bai Sí có nghĩa là những điều tốt lành đến từ Lúa (đây là một tên gọi được ghép từ chữ Bai- gốc khơ-me có nghĩa là Lúa, gạo và chữ Sí, - gốc Pali`, có nghĩa là tốt lành). Đây cũng là dịp để các mẹ, các bà, và những người cao tuổi gặp mặt, hàn huyên, trao đổi những câu chuyện từ thuở hoa niên…có thể thấy ở đây khá nhiều cụ có tuổi thọ khá cao. Người cao tuổi nhất làng là một cụ bà đã 113 tuổi, sức khỏe đã yếu nên không thể tham gia lễ hội. Các cụ khác ở nhà việc cũng trên dưới 70, có cụ đã 89 tuổi vãn rất xông xáo trong việc chuẩn bị cho lễ hội cùng con cháu… Ở sân chùa làng, đống lúa ở giữa sân mối lúc một cao, do dân làng lần lượt chở lúa đến đổ thêm vào, như góp phần mình vào lễ cúng, như để báo cáo với nữ thần về sự biết ơn của mình. Ban nhạc truyền thống cũng đã lục tục kép đến sửa soạn cho việc lễ chính, ban nhạc gồm có một dàn nhạc chiêng bao gồm chiếc chiêng nhỏ, một chiếc đàn gõ ghép bằng các thanh gỗ, trống phách và phèng la…
- Đúng 4 giờ chiều, các nhà sư trong trang phục vàng cam rực rỡ xuất hiện tại chùa làng, lần lượt lễ Phật và ngồi xếp hàng trên bục ở nhà việc làm lễ cầu kinh, bắt đầu cho lễ cúng. Việc tụng kinh kéo dài khoảng gần một tiếng đồng hồ. Các cụ cao tuổi và dân làng kính cẩn quỳ bên dưới làm lễ. Xong phần tụng kinh, lễ rước Mẹ Lúa bắt đầu. Đoàn rước được sắp đặt cách chùa làng một quãng không xa lắm, dẫn đầu đoàn rước là các mẹ, các bà, các chị vừa đi vừa múa theo điệu nhạc do một đoàn nhạc công của làng với đủ loại nhạc cụ vừa đi vừa chơi rộn rã. Một người đàn ông khỏe mạnh mang tượng Mẹ lúa dược kết bằng các nhánh lúa trên tay, theo sát là một mẹ có lẽ là cao tuổi nhất, tay nâng niu một cánh tay của Mẹ lúa. Rất nhiều người dân và nhất là trẻ em chạy theo đoàn, nhảy múa, hò hét theo nhịp điệu của một phụ nữ cầm loa lĩnh xướng, đám rước huyên náo một cách vui vẻ tiến dần vào sân chùa, sau đó tiến vào ngôi chùa nhỏ và đi vòng quanh ba vòng, các bà, các mẹ, các chị nhảy múa, hò hát một cách say sưa như không biết mệt, bất chấp nắng nóng đổ lửa dưới nhiệt độ chừng 38-390C. Sau khi kết thúc 3 vòng diễu quanh ngôi chùa nhỏ, tượng Mẹ Lúa (được gọi là Mae Po Sop, nghĩa là mẹ Lúa) được mang ra đặt dưới chân cột chính, ngay giữa tâm đống lúa ở sân chùa. Một bàn lễ vật được bày biện ngay trước đống lúa giữa sân, lễ vật gồm có: một đĩa bánh bột nếp bọc nhân gồm dừa nạo ngào đường, một mâm hoa quả, một bát lớn gạo trắng, hai lẵng hoa được kết một cách tỷ mỹ, nến… Một điều đáng lưu ý là trong lễ hội này, hầu hết các khâu quan trọng trước đây đều do phụ nữ đảm nhận, bởi lẽ theo quan niệm xa xưa, Nữ thần Lúa gạo là một phụ nữ cực kỳ xinh đẹp, người ta e sợ rằng nàng có thể bị quyến rũ bởi bọn đàn ông trong
- làng, nên toàn bộ công việc lễ tế, cúng bái gọi hồn …nữ thần đều do phụ nữ đảm nhiệm. Tuy nhiên, hiện tại những nghi thức xưa cũ cũng dần mai một và biến đổi, một số công việc hiện nay đã do đàn ông đảm nhiệm. Sau khi tượng Mẹ lúa được rước ra đặt ở tâm điểm lễ cúng, đến lượt phần quan trọng khác của buổi lễ cúng bắt đầu. Tại bàn lễ vật là hai nhân vật có vai trò quan trọng được gọi là “Mo Tham Khuan” tức là người tiến hành, điều khiển các nghi lễ, cũng như sẽ là người kể chuyện và hát những giai điệu cổ xưa kể về những sự tích dân gian liên quan đến Lúa gạo và đời sống nông nghiệp. Dân làng lần lượt ngồi xếp hàng quanh đống lúa giữa sân, hầu hết là các cụ các mẹ cao tuổi. Một chi tiết khá đặc biệt là trước khi bắt đầu lễ chính, một cuộn dây vải trắng được nối từ cấc cột lúa giữa sân rồi chuyền vòng quanh cho mọi người đang ngồi trong vòng tròn bao quanh đống lúa như một sự kết nối linh thiêng và bí ẩn, đầy tính tượng trưng…hai người đàn ông chủ lễ thay nhau kể chuyện và lĩnh xướng những giai điệu lạ lùng kể về sự tích cũng như công ơn Mẹ Lúa đối với con người…thỉnh thoảng cả vòng tròn người đồng thanh phụ họa bằng những tiếng hú to đầy vẻ hoang dại ban sơ. Một người chủ lễ trong trang phục trắng lần lượt thắp các bó nến đưa vòng quanh cột hoa (Ban Sí) tiếp đó chuyển các bó nến cho vòng tròn người tiếp tục chuyền tay nhau, sau đó người chủ lễ sẽ tâph hợp các bó nến lại rồi mang đặt dưới chân Mae Po Sop, tượng Mẹ lúa- sau những lần lĩnh xướng, người chủ lễ lại lần lượt dâng các lễ vật bằng cách đưa các lễ vật vòng quanh cột hoa Ban Sí 3 vòng rồi mang đặt dưới chân mẹ lúa. Lễ cúng tế kết thúc khi “Mo Tham Khuan” chấm dứt các điệu hát và kể chuyện của mình, vòng tròn người đồng thanh hưởng ứng bằng những tiếng hú đầy phấn khích. Đống lúa lễ vật ở sân sẽ được sử dụng cho các việc lễ bái ở chùa trong năm tới, cũng như trong vụ tới
- người dân có thể xin một ít thóc ở đó rồi trộn với thóc giống nhằm cầu mong may mắn cho mùa màng… Song song với việc lễ là việc chuẩn bị cho phần hội của người dân. Ở bãi đất trống phía trước chùa, vốn là sân vận động của làng đang được người ta bày biện các quầy hàng ăn uống, vui chơi, buôn bán…phục vụ cho lễ hội. Ở bên trái chùa là một sân khấu nhỏ dành cho các vở diễn tuồng dân gian, phía xa nhất của sân vận động là một sân khấu khác dành cho các hoạt động văn nghệ hiện đại với các loa công suất lớn, mọi hoạt động đều mang màu sắc tưng bừng của lễ hội. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong không nhiều làng quê còn giữ được nếp sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước này. Đặc biệt là một làng quê ngay sát trung tâm Thủ đô, chứ không chỉ còn được lưu giữ ở các vùng cao hoặc dân tộc ít người như mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, cùng với sự đô thị hóa và sự phát triển của công nghệ hiện đại, tính chất nông dân thuần túy cũng đang dần mai một. Điển hình như một số trang phục đặc trưng của lễ tế chưa được lưu tâm đúng mực. Đặc biệt là hầu như vắng bóng những người trẻ tuổi, hầu hết họ chỉ mang lúa gạo đến góp lễ vật trên những phương tiện hiện đại như ô tô, xe gắn máy…rồi ra về mà không ở lại tham dự lễ cúng tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự bảo tồn, lưu giữ…những nét văn hóa rất đặc trưng của nền văn minh lúa nước – đặc biệt là tín ngưỡng Mẫu- của Thai Lan cũng như các nước trong khu vực sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn