
Lễ hội văn hóa với sự phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
lượt xem 1
download

Bài viết "Lễ hội văn hóa với sự phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư" bước đầu trình bày xây dựng những giá trị của lễ hội văn hóa truyền thống thành một sản phẩm du lịch trong phát triển bền vững ở Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lễ hội văn hóa với sự phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- LỄ HỘI VĂN HÓA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Phạm Thúc Sơn 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại Thủ Dầu Một TÓM TẮT Lễ hội văn hóa truyền thống và Di sản văn hoá ở Bình Dương là thành tựu của cộng đồng dân cư Bình Dương trong tiến trình phát triển. Việc giữ gìn, phát huy các giá trị tích cực trong lễ hội văn hoá truyền thống nhằm bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và thỏa mãn nhu cầu phát triển trong bối cảnh hiện nay rất cần thiết. Lễ hội văn hoá truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục ý thức cộng đồng và là niềm tự hào cho các thế hệ tiếp theo. Để lễ hội văn hóa truyền thống phát huy giá trị hữu hình và vô hình, đem giá trị phục vụ tốt hơn đời sống kinh tế - xã hội cần phải xây dựng các lễ hội văn hóa truyền thống thành những sản phẩm du lịch có hiệu quả kinh tế cao. Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển du lịch văn hóa bền vững, đặc biệt là khai thác hiệu quả lễ hội văn hóa truyền thống để biến thành những sản phẩm du lịch tiêu biểu, hiệu quả ở Bình Dương đang đặt ra nhiều vấn đề và cần có chiến lược phát triển phù hợp. Từ khóa: Bình Dương, Du lịch văn hóa; Du lịch bền vững; Lễ hội truyền thống; Lễ hội văn hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trải qua nhiều giai đoạn phát triển vùng đất Bình Dương đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa vùng đa dạng, phong phú với nhiều nét hấp dẫn, độc đáo riêng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã khiến Bình Dương trở thành một điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách. Nhưng việc khai thác những giá trị và sản phẩm văn hoá cho hoạt động du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh cả về số lượng và cách thức tổ chức. Sản phẩm văn hoá là nhân tố hạt nhân tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo đồng thời việc khai thác các sản phẩm du lịch văn hoá này sẽ tạo ra một môi trường “sống” cho chính các sản phẩm này. Thông qua khai thác các sản phẩm văn hoá cho hoạt động du lịch, hệ thống sản phẩm du lịch sẽ trở nên đa dạng hơn, góp phần tăng cường khả năng phát triển du lịch của Bình Dương. Quá trình này sẽ đưa các sản phẩm văn hoá đến với công chúng đồng thời tạo nguồn thu cho người dân và chính quyền địa phương để từ đó tăng cường ý thức cũng như nguồn lực để tôn tạo, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ở Bình Dương. Việc khai thác lễ hội văn hoá truyền thống cho hoạt động du lịch là yêu cần thiết trong bối cảnh hội nhập hiên nay. Trong quá trình khai lễ hội văn hoá hoặc để lãng phí và chìm vào quên lãng hoặc khai thác không nên để các sản phẩm kém hiệu quả hoặc trong khi khai thác không để một số sản phẩm khác lại bị khai thác một cách quá mức, gây ra nhiều tác động tiêu cực. Quá trình phát triển du lịch văn hóa bền vững phải đảm bảo sự hài hòa. Muốn vậy phải nhận thức đúng vấn đề và xác định được một định hướng hoàn thiện để biến các lễ hội văn hoá truyền thống thành sản phẩm du lịch nhằm khai thác một cách hợp lý. Với mục đích đó, bài viết này sẽ bước đầu trình bày xây dựng những giá trị của lễ hội văn hóa truyền thống thành một sản phẩm du lịch trong phát triển bền vững ở Bình Dương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tiếp cách cận cấu trúc và hệ thống đồng thời kế thừa lý thuyết, phương pháp tiếp cận và kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, cùng với quá trình tiếp cận nguồn các tài liệu. Bài viết sử dụng phương nghiên cứu của chuyên ngành khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để nghiên cứu và làm rõ nội hàm vấn đề. Phương pháp nghiên cứu lịch 248
- sử nhằm khắc họa, tái hiện lại một cách chân thực lễ hội văn hóa trong ở Bình Dương. Lễ hội văn hóa được trình bày một cách khách quan, chân thực theo tiến trình để đọc giả có hình dung đầy đủ, toàn diện về vấn đề lịch sử; Phương pháp logic nhằm đặt lễ hội văn hóa trong bối cảnh chung cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đanh giá vị thế, kết quả và tác động việc thực hiện xây dựng lễ hội văn hóa để phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương. Đồng thời, để quá trình xây dựng lễ hội văn hóa thành một sản phẩm để phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương bài viết còn sử dụng kết hợp một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp nhằm phân tích, đánh giá kết quả theo từng vấn đề bằng hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc cùng lập luận chặt chẽ, lý giải khách quan. Sau đó, khái quát, tổng hợp những điều đã phân tích được để từ đó đưa ra đánh giá chung nhằm làm sáng tỏ được những ý nghĩa và tác động của vấn đề; Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh đối chiếu hệ thống các quan điểm trên cơ sở các nguồn tư liệu và tài liệu nghiên cứu. Từ đó rút ra những đánh giá, kết luận về vấn đề nghiên cứu và vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Việc sử dụng cách tiếp cận và hệ thống phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trên giúp cho việc chứng minh, lý giải, kết luận vấn đề rõ ràng, tường minh và thuyết phục hơn. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đời sống kinh tế - xã hội Cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra những biến đổi đột phá. Trong một thế giới chuyển đổi, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cả từ tự nhiên lẫn từ chính mô hình phát triển, nhưng thách thức lớn nhất và quan trọng nhất là làm thế nào để nắm bắt và định hình được cuộc cách mạng công nghệ mới - một cuộc cách mạng chắc chắn kéo theo sự biến đổi của nhân loại. Cách mạng công nghiệp 4.0 có hai khác biệt lớn so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó là: 1- Hạ tầng Internet thúc đẩy việc chia sẻ các ý tưởng phát triển và nguồn lực thực hiện ý tưởng; 2- Thương mại hóa ở cấp toàn cầu và các hiệp định tự do hóa, mở cửa thị trường. Cho nên, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những cơ hội lớn, những biến đổi mang tính đột phá cho các nền công nghiệp, cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những biến đổi này mang tính lịch sử cả về quy mô, tốc độ và phạm vi ảnh hưởng của nó. Về quy mô, những đột phá công nghệ sẽ tương tác thúc đẩy các lĩnh vực, còn tốc độ được đánh giá là diễn biến theo cấp số nhân. Theo Mike Gregory (Giáo sư Đại học Cambridge, Anh quốc), “đến nay chưa có định nghĩa được chấp nhận rộng rãi, nhưng có sự đồng ý chung là cách mạng công nghiệp 4.0 đề cập đến những biến đổi cực nhanh của hàng loạt công nghệ kết nối tiềm năng và tương tác phát triển của chúng. Đó là việc số hóa hoạt động kiểm soát và truyền thông, sự thay đổi lạ thường của các quá trình sản xuất, như kỹ thuật in 3D và sự hiểu biết cực nhanh của các công nghệ sinh học” (Mike, p.1), v.v.. Còn theo Klaus Schwab thì “những biến đổi này sâu sắc đến mức, từ góc độ của lịch sử loài người, chưa từng có một hứa hẹn nào hoặc rủi ro tiềm tàng nào lớn hơn” (Klaus Schwab, 2015). Tuy nhiên, ông cũng lo ngại rằng, những người ra quyết định thường bị mắc kẹt trong tư duy tuyến tính truyền thống (và thiếu sự đột phá) hoặc chú ý quá nhiều đến những mối bận tâm trước mắt ngăn cản họ có được những suy nghĩ mang tính chiến lược về các lực gây nên sự đổ vỡ và đổi mới vốn đang định hình tương lại của chúng ta. Nhưng chắc chắn, cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại cả về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp độ (toàn cầu, khu vực, quốc gia và trong từng lĩnh vực). Các yếu tố tác động này rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức trong ngắn hạn và trung hạn. Từ góc độ dài hạn, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đưa nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực “không có trần giới hạn” là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các “yếu tố đầu vào” luôn có “trần giới hạn” (như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, v.v.). Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra những thách thức liên quan đến chi phí điều chỉnh trong ngắn và trung hạn, tác động không đồng đều đến các ngành/lĩnh vực khác nhau. Trong thực tế, sẽ có những ngành tăng trưởng 249
- mạnh mẽ liên quan tới phát triển và áp dụng các công nghệ mới, trái lại có những ngành bị thu hẹp đáng kể do công nghệ lạc hậu, thậm chí có thể bị phá sản, bị đào thải. Cuộc cách mạng 4.0 với công kết nối vạn vật ở mọi nơi và công nghệ thực tế ảo cho phép con người ở những không gian khác nhau có thể kết nối liên kết. Trong phát triển du lịch, công nghệ thực tế ảo cho phép con người ở những khoảng không gian cách xa nhau vẫn có thể đi du lich ảo. Công nghệ cho phép khách du lịch kết nối với các địa điểm và các sản phẩm du lịch một cách chủ động. Điều này có tác động không nhỏ tới các sản phẩm du lịch, nếu các sản phẩm du lịch không thực tế không thực sự hấp dẫn buộc khách du lịch phải đến để thưởng ngoại và trải nghiệm. 3.2. Lễ hội văn hóa - sản phẩm của du lịch văn hóa Trong hoạt động du lịch, lễ hội văn hoá nói riêng, giá trị văn hoá nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định cho sự hình thành của sản phẩm du lịch văn hoá - loại sản phẩm in dấu ấn truyền thống và nhân văn của dân tộc hay của nhân loại. Lễ hội văn hoá có “nguyên liệu” quan trọng và cơ bản nhất là những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể để hình thành, xây dựng các sản phẩm du lịch đưa vào phục vụ đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá. Trong lễ hội văn hóa giá trị văn hoá càng phong phú, càng giàu bản sắc, càng độc đáo thì khả năng tạo nên các sản phẩm du lịch văn hoá có sức hấp dẫn càng cao. Tất nhiên sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hoá không chỉ từ các giá trị văn hoá nhưng nó là yếu tố quan trọng nhất. Một quốc gia, dân tộc, cộng đồng dân cư làm nên và bảo tồn các giá trị văn hoá, các thành tựu văn hoá đa dạng, đặc sắc sẽ là điều kiện rất quan trọng để phát triển những sản phẩm du lịch có chất lượng cao và độc đáo. Lễ hội văn hóa là sản phẩm được đưa ra thị trường và khó có thể đánh giá chất lượng một cách đơn giản bằng định lượng. Giá trị của lễ hội văn hóa trong sản phẩm du lịch văn hóa không thể chỉ được đo bằng giá cả mà vượt qua cả giá cả. Một lễ hội văn hóa, một sự kiện văn hoá … chỉ có thể xác định sản phẩm bằng định tính. Có thể nói sản phẩm du lịch văn hoá chỉ có thể được xây dựng, bán và sử dụng khi trong sản phẩm đó thể hiện các lễ hội, nghệ thuật ẩm thực, diễn xướng, hay tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Sản phẩm du lịch văn hoá còn được thể hiện trong việc xây dựng và bán các sản phẩm cụ thể chứa đựng yếu tố văn hoá như đồ thủ công truyền thống của làng nghề, những món ăn đặc sản dân tộc độc đáo và hấp dẫn…. Tất cả những sản phẩm này giữa cái hữu hình còn là cái vô hình chứa đựng trong đó mà khách du lịch, khách tham quan khi mua và sử dụng các sản phẩm này mua cả giá trị vô hình đó. Giá trị vô hình của sản phẩm không thể lượng hoá và không thể đo lường thuần tuý bằng giá cả như các sản phẩm kinh tế - xã hội khác. Lễ hội văn hoá là sản phẩm du lịch văn hoá chỉ có thể đánh giá chất lượng sau khi đã sử dụng. Dù tự khám phá, tự thưởng thức sản phẩm hay có người hướng dẫn phục vụ thì khi được giao dịch, được mua bán khách hàng thường phải hình dung về sản phẩm và chất lượng của nó chứ chưa thể biết đầy đủ hay khá đầy đủ như mua một sản phẩm thông thường khác. Mua vé tham quan một lễ hội trong một chương trình biểu diễn của một chương trình du lịch, một dịch vụ du lịch…, khách du lịch chỉ có thể tin vào sự quảng bá của người bán. Trong thực tế, chất lượng sản phẩm du lịch văn hoá phụ thuộc không chỉ là tài nguyên nhân văn – nền tảng cơ bản để tạo nên sản phẩm – mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như việc tổ chức quản lý, chất lượng và số lượng dịch vụ, phẩm chất và năng lực của đội ngũ những người phục vụ…. Do đó, sản phẩm du lịch văn hoá gắn liền với cả một quá trình hoạt động và một đội ngũ những người tham gia làm nên nó. Sản phẩm du lịch văn hoá vừa có thể chứa đựng các giá trị văn hoá, các thành tựu văn hoá vừa có thể chứa đựng ngay cả các sản phẩm văn hoá trong nó. Làng nghề thủ công truyền thống Bình Dương như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng guốc mộc Bình Nhâm, làng gốm Lái Thiêu… là sản phẩm văn hoá nhưng được khai thác cho việc xây dựng cho các chương trình du lịch làng nghề – làng quê của Bình Dương. Mặt khác, mỗi sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống cũng được sử dụng làm đồ lưu niệm cho khách và do đó nó trở thành một sản phẩm du lịch văn hoá cụ thể. Cần lưu ý rằng sản phẩm du lịch văn hóa là các chương trình du lịch được thiết kế, quảng bá, bán và thực hiện xong, là các dịch vụ du lịch có khai thác các giá trị văn hoá cả với các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ xung và chỉ khi thực hiện việc phục vụ khách, mới tạo nên sản phâm du lịch hoàn chỉnh. Khách du lịch quốc tế hay trong nước, dù có lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, giới tính, … khác nhau thì cũng không thể so sánh với cả cộng đồng rộng lớn. Sản phẩm du lịch văn hoá 250
- còn chứa đựng trong đó yếu tố dịch vụ vì trong bản chất, du lịch là kinh tế dịch vụ, là ngành “công nghiệp không khói”. Sản phẩm du lịch văn hoá ở bất cứ địa phương, hay quốc gia, dân tộc nào thường chỉ khai thác phần hấp dẫn khách nhất trong kho tàng văn hoá đồ sộ, có khả năng bán được cho khách càng nhiều càng tốt. Sản phẩm du lịch văn hoá như đã trình bày, được hình thành tồn tại và phát triển hay lụi tàn ở những địa phương, những dân tộc, quốc gia có các giá trị văn hoá đa dạng đặc sắc đang được khai thác và biết khai thác có hiệu quả. Chính vì vậy Binh Dương đang trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với rất nhiều yếu tố và yêu cầu cơ bản cần có mà du lịch là một ngành kinh tế đặc thù bởi nó chứa đựng các yếu tố văn hoá truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại. Muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững thì không thể không phát triển du lịch. Bởi “sẽ không thể hiểu được nếu tách rời văn hoá với du lịch mà lại có thể đem lại hiệu quả cao cho du lịch” (Hồ Sỹ Vịnh, 1993). Du lịch ở Bình Dương sẽ khó mà phát triển nếu không có được các di sản văn hoá, nếu không khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá đặc trưng của vùng mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên và lưu giữ đến nay. Một xã hội phát triển bền vững là xã hội dựa vững chắc vào nền tảng văn hoá, vào cội nguồn dân tộc mà sản phẩm văn hoá vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự phát triển đó. Cũng vì thế, sản phẩm du lịch văn hoá vừa là nền tảng cho sự phát triển du lịch ở Bình Dương vừa là kết quả sự phát triển kinh tế - xã hội, kết quả của quá trình khai thác các sản phẩm văn hoá ở Bình Dương. Vai trò và tầm quan trọng của văn hoá nói chung, của lễ hội văn hoá nói riêng với sản phẩm du lịch văn hoá, với quá trình phát triển du lịch ở Bình Dương là không thể phủ nhận và là một trong những động lực chủ yếu để phát triển du lịch bền vững. Với tiến trình nhận thức và cách tiếp cận lễ hội văn hóa là sản phẩm của du lịch văn hóa như trên cho ta thấy vấn đề vừa có tính thực tiễn vừa có cơ sở nền tảng lý luận cho việc phát triển du lịch lễ hội ở Bình Dương. Để có một cái nhìn bao quát, tổng thể và có căn cứ để thiết lập, xây dựng các các sản phẩm du lịch lễ hội ở Bình Dương chúng ta phải nhận thức đúng các loại hình lễ hội ở đây. Có thể chia lễ hội văn hóa truyền thống ở Bình Dương thành các loại hình như sau: Lễ hội tín ngưỡng tâm linh: Lễ cúng đình làng Nam Bộ: lễ hội “Kỳ Yên Đình Dĩ An", Lễ hội Kỳ Yên tại Đình thần Tân Trạch, xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên. Lễ hội Miếu Ông Bổn, Lễ hội Chùa Bà của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương; Lễ hội liên quan đến Phật giáo (Lễ hội cầu an đầu năm ở chùa Châu Thới thành phố Dĩ An và Lễ hội chùa Thái Sơn Núi Cậu ở Dầu Tiếng) và Thiên Chúa giáo. Lễ hội doanh nhân văn hóa anh hùng dân tộc: Lễ hội ghi ơn Trịnh Hoài Đức, Lễ hội ghi ơn Nguyễn Hữu Cảnh. Lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc: Lễ hội Tết Đoan Ngọ của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương; Lễ hội Oócombóc của cộng đồng người Khơ Me ở Bình Dương; Lễ hội Cầu Mùa của đồng bào ở xã Tam Lập, huyện Phú Giáo. Lễ hội du lịch sinh thái: Lễ hội "Lái Thiêu mùa trái chín" được tổ chức 2 năm một lần; Lễ hội Đờn ca Tài tử tổ chức luôn phiên ở các tỉnh Đông Nam Bộ; Lễ Hội hương bưởi Bạch Đằng hướng tới phát triển du lịch tại thành phố Tân Uyên: Tổ chức 2 năm một lần; Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Sài Gòn ở thành phố Thuận An. 3.3. Lễ hội văn hòa với sự phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương Trong điều 4, Luật Du lịch nêu rõ: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” (Luật Du lịch, 2005). Phát triển bền vững phải đạt được các nội dung căn bản: Góp phần bảo vệ môi sinh, môi cảnh. Xây dựng, phát triển kinh tế tăng trưởng không ngừng. Đảm bảo công bằng xã hội. Không xâm hại đến lợi ích nhiều mặt của các thế hệ trước mắt cũng như lâu dài. Tạo tiền đề phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism) được Tổ chức Du lịch thế giới định nghĩa như sau: “Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Sự quản lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh”. Hoặc: “Du lịch bền vững là các hình thức 251
- du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” (Antonio Machado, 2003). Xét từ những tiêu chí trên có thể thấy lễ hội du lịch chính là động thái quan trọng trong quá trình phát triển du lịch bền vững. Trước hết, chúng ta cần hiểu Lễ hội văn hóa du lịch. Lễ hội văn hóa du lịch, hoặc tuỳ theo địa phương để đặt tên gọi khác nhau. Lễ hội văn hóa du lịch là một sản phẩm văn hóa nhưng đồng thời đây cũng là một sản phẩm du lịch. Nó thực sự phát triển trong những năm gần đây ở Bình Dương, trở thành một sinh hoạt văn hóa - chính trị - xã hội sâu rộng mang nặng giá trị kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Dưới góc độ nào đó có thể coi lễ hội văn hóa du lịch chính là sự tổng hợp của lễ hội và các sự kiện văn hóa. Đây là một hoạt động tổng hợp, một công cụ văn hóa đa năng trong đó chứa đựng yếu tố văn hóa tâm linh, chiêm bái các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, dâng hương và tưởng nhớ người có công với quê hương đất nước. Đồng thời lễ hội có cả các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống và đồ lưu niệm cùng rất nhiều hoạt động văn hóa và dịch vụ liên quan khác. Việc tổ chức Lễ hội văn hóa du lịch chính là một phần công việc đặc biệt quan trọng trong khai thác, sử dụng, phát huy những giá trị nhiều mặt của kho tàng di sản văn hóa lễ hội truyền thống của Bình Dương (cả vật thể và phi vật thể) trong quá trình xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cùng với tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hôm nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều lễ hội văn hóa du lịch chưa thành công. Sự chưa thành công ở chỗ chương trình tổ chức chưa “trúng”. Chưa trúng trong việc chọn thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội. Chưa trúng còn thể hiện qua nội dung và hình thức thể hiện các chương trình khai mạc, bế mạc và các chương trình kéo dài trong khuôn khổ của lễ hội đó. Gần như hình thành một khuôn mẫu được và bị lặp lai cho mọi nơi: khai mạc; giới thiệu một số lượng lớn; đại diện chính quyền địa phương phát biểu, diễn văn với dung lượng muốn “không bỏ sót điều gì”. Tiếp sau đó là chương trình văn hóa - nghệ thuật được dàn dựng từ các đoàn nghệ thuật, các trường văn hóa nghệ thuật và các ban ngành đoàn thể khác trong và ngoài địa phương. Chương trình nghệ thuật địa phương nào cũng muốn ấn tượng, hoành tráng nên đầu tư rất lớn, nhiều khi gây lãng phí không cần thiết. Nội dung chương trình nghệ thuật của các địa phương dù khác nhau về qui mô, mức độ và hình thức thể hiện nhưng cũng thường gồm 3 chương lớn: hồng hoang thời tiền sử, anh hùng thời cách mạng kháng chiến và vận hội thời mở cửa… Tất cả được huy động với mức độ lớn về con người, trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ… vào ra, khép mở, co cụm, dồn ghép đem đến những nội dung chưa thật đặc sắc. Cuối cùng là pháo hoa, ca nhạc… các chương trình na ná như nhau khiến người xem có cảm giác nhàm chán. Một số nơi huy động một số lượng lớn con người, trang thiết bị, địa điểm để tập dượt từ nhiều thời gian trước, gây lãng phí thời gian, tiền bạc cho ngân sách địa phương. Sẽ còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên cái được là rõ ràng: được kinh nghiệm tổ chức, được quảng bá hình ảnh, được giao lưu khu vực, quốc gia và quốc tế… Đặc biệt là đã và sẽ thu hút được số lượng lớn du khách tới tham quan du lịch, thực hiện tiêu dùng du lịch, xuất khẩu tại chỗ, mở rộng thị trường… Xu hướng phát triển của loại hình lễ hội du lịch là tất yếu và ngày càng phát triển hoàn thiện, phù hợp với thực tế tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Với tất cả những ưu thế của nó, hoạt động xã hội hóa mang nặng giá trị kinh tế - văn hóa này đã và sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Từ thực tế của các lễ hội văn hóa du lịch, chúng tôi xin được trình bày những nội dung có liên quan về vấn đề này như sau: Trước hết, cần xác định rõ, các lễ hội văn hóa truyền thống tổ chức để phát triển thành sản phẩm du lịch Bình Dương sẽ là cơ hội cho cho việc hội nhập khu vực, quốc gia và quốc tế, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tham quan du lịch trên địa bàn tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống là một sản phẩm du lịch tạo ra sự trao đổi các sản phẩm hàng hóa, tạo công ăn việc làm, tìm việc và làm việc. Đồng thời đào tạo, thực tập và thực hành, thử nghiệm thực tế. Giao lưu, quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương nơi tổ chức tổ chức lê hội. Ngoài ra còn có các hoạt động vui chơi giải trí, thẩm nhận các giá trị văn hóa. 252
- Như vậy, có thể coi “Lễ hội văn hóa truyền thống là sản phẩm phát triển du lịch và lễ hội du lịch là những hoạt động của con người mang tư cách một công cụ văn hóa đa năng diễn ra vào những thời điểm được lựa chọn ở các địa phương dựa trên cơ sở các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan. Lễ hội văn hóa truyền thống phát triển thành sản phẩm du lịch nhằm khai thác các giá trị tổng hợp của truyền thống và hiện tại phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và đất nước qua con đường du lịch” (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, 1994). Do đó, đặc điểm của lễ hội văn hóa truyền thống thành sản phẩm phát triển du lịch là lễ hội du lịch không chỉ dừng lại ở khía cạnh văn hóa thông thường mà nó mang đặc trưng một công cụ văn hóa đa năng mang nặng yếu tố kinh tế - xã hội. Dưới góc độ xã hội hoá, có thể coi: Lễ hội văn hóa truyền thống phát triển du lịch là một công cụ văn hóa đa năng (multicultural tool). Vì là một hoạt động mang tư cách một công cụ văn hóa đa năng nên các địa phương, đơn vị tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống để phát triển du lịch sẽ hướng tới: Đánh dấu và kỷ niệm các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến địa phương và đất nước. Tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, đất nước và dân tộc. Ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước đã chiên đấu hi sinh để đem lại cuộc sống hòa bình cho đất nước. Bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc. Do vậy lễ hội văn hóa truyền thống tăng cường giáo dục truyền thống, niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước... Thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhân dân địa phương và du khách. Quảng bá hình ảnh của Bình Dương. Khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của Bình Dương trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, vì là một hoạt động kinh tế - văn hóa nên chúng ta cần xác định rõ những cơ sở để tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống như một sản phẩm để phát triển du lịch. Từ thực tế của hoạt động này cho thấy, muốn tổ chức lễ hội thành công, phải căn cứ vào: Các mốc thời gian, các sự kiện lịch sử có liên quan đến Bình Dương nơi tổ chức lễ hội. Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Bình Dương và đất nước ở thời điểm tổ chức lễ hội. Phải căn cứ vào dự báo về cung cầu du lịch, khả năng về nguồn khách trong nước và quốc tế, sự tham gia của các tổ chức quốc tế, quốc gia và vùng lãnh thổ... sẽ tham gia lễ hội khi được mời, tiềm năng, nguồn lực du lịch Bình Dương. Truyền thống văn hiến và lịch sử - huyền thoại của Bình Dương. Trình độ dân trí, quan điểm, mục đích, nguyện vọng của cư dân Bình Dương. Cơ sở hạ tầng du lịch của Bình Dương, khả năng đáp ứng về mọi mặt. Mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của Bình Dương trong từng thời kỳ. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn… Những hoạt động của Bình Dương có liên quan. Chỉ khi xem xét, tính toán kỹ tình hình dựa trên những cơ sở trên mới có thể đảm bảo thành công cho lễ hội. Sau khi đã quyết định tổ chức lễ hội, cần phải tính đến những hoạt động sẽ diễn ra ở những khu vực sau đây: Đối với lễ hội tín ngưỡng tâm linh cần phải đảm bảo đúng nghi thức của tôn giáo tín ngưỡng đó. Đảm bảo tính trang trọng, tính thiêng và giáo lý, giáo luật cũng như quy định cụ thể của tôn giáo; Đối với các lễ hội ghi nhớ công lao anh hùng dân tộc và các vị danh nhân phải đảm bảo chính xác về tính lịch sử và khoa học. Đảm bảo không gian thờ tự, chiêm bái các hoạt động lễ đúng với quy chuẩn của nhà nước về loại hình lễ hội này; Đối với loại hình lễ hội của cộng đồng các dân tộc phải đảm bảo đặc trưng văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc; Lễ hội du lịch sinh thái cần có cơ cấu tổ chức và thiết chễ đảm bảo tính mới, độc đáo và gắn với giới thiệu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của vùng. Ngoài những quy định về tổ chức phần lễ phải đúng theo quy định, quy chuẩn. Các hoạt động lễ hội được thiết lập trong những không gian phù hợp nhằm làm nổi bật nhưng đặc trưng văn hóa của lễ hội và thỏa mãn những nhu cầu của nhiều đối tượng tham gia lễ hội. Thiết kế không gian và các hoạt động của lễ hội nên cấu trúc rõ ràng và chuyên sâu theo từng khu vực: Ở sân khấu trung tâm (central stage). Nơi này cần chọn địa điểm, khu vực có thể thỏa mãn nhiều mặt: đảm bảo cảnh quan, không gian thẩm mỹ, thuận tiện giao thông, dễ điều phối các lực lượng, quay phim, truyền hình trực tiếp... Phải tiến hành phác thảo phông trang trí và cảnh quan bổ trợ đi kèm âm thanh, ánh sáng, đạo cụ. Xây dựng kịch bản lễ khai mạc, bế mạc (nhất thiết phải có phiên dịch viên). Dự kiến kịch bản chương trình và phải tổng duyệt, “chạy” thử chương trình, có kế hoạch, phương án thay thế, bổ sung, hoàn thiện… 253
- Khu gian hàng hội chợ triển lãm (exhibition fair). Cần chọn ngành nghề giới thiệu sản phẩm. Cân đối tỷ lệ giữa các cơ sở trong và ngoài địa phương, giữa các thành phần kinh tế khác nhau. Qui định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi cua các bên. Sắp đặt vị trí địa điểm, diện tích, không gian cho phù hợp với các ngành nghề kinh doanh, thuận lợi cho giao thông. Thẩm định và kiểm soát “chương trình hành động” của các cơ sở, doanh nghiệp trong khuôn viên lễ hội. Tổ chức trình diễn các ngành nghề truyền thống, thi các sản phẩm hàng hóa, trao giải thưởng cho các sản phẩm đoạt giải. Có chương trình hội thảo, tọa đàm, trao đổi thông tin liên quan đến lễ hội. Khu chợ quê & văn hóa ẩm thực (village market and cultural way of drinking and eatting). Nơi đây cần lựa chọn những món ăn, đặc sản để trình diễn, tạo sức hấp dẫn cao đối với du khách. Đi kèm với đó là tăng cường quản lý chặt chẽ việc cung cấp nguyên vật liệu để đảm bảo không mất cân đối giữa cung và cầu trong thời gian diễn ra lễ hội. Xúc tiến công tác quảng bá tiếp thị, phục vụ du khách trong và bên lề lễ hội. Tổ chức các chương trình “trình diễn ẩm thực” dân gian, phục vụ du khách đi đôi với đó là việc kiểm soát chặt chẽ quá trình chế biến, phục vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong khi diễn ra lễ hội. Đi kèm với tất cả những công việc trên là việc quản lý giá một cách hợp lý trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. Khu vực những dịch vụ bổ trợ (supplemental services). Khu vực này nằm trong không gian lễ hội, có thể gần hoặc xa sân khấu trung tâm nhưng thuận tiện cho việc tham gia của du khách. Thuận lợi cho việc tổ chức, điều phối hoạt động chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ của Ban tổ chức. Trong những khu vực này có thể tổ chức các hoạt động: trình diễn văn hóa nghệ thuật, tổ chức các trại sáng tác điêu khắc, hội họa, các câu lạc bộ thư pháp, thi tìm hiểu về thế giới động thực vật, thi cắm hoa, trang trí... Ngoài ra cần tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao cùng các trò chơi dân gian truyền thống mang sắc thái địa phương, nhấn mạnh nét đặc sắc riêng có, gây ấn tượng cao cho du khách. Bằng nhiều biện pháp, tạo điều kiện cho du khách được trực tiếp tham gia các hoạt động đó với tư cách “người trong cuộc” chứ không phải chỉ với tư cách khách tham quan du lịch. Những tuyến điểm tham quan du lịch nội vùng và phụ cận: Bao gồm hệ thống di tích và danh thắng, các làng nghề truyền thống, các khu du lịch, các điểm tham quan khác có liên quan đến nơi tổ chức lễ hội… ở những nơi này cần nghiên cứu tổng thể, xây dựng kịch bản, chương trình hành động phù hợp cho từng khu vực, địa điểm trong nội vùng và phụ cận. Đi đôi với các biện pháp đồng bộ trên là việc xây dựng các tour du lịch mang các chủ đề khác nhau: “Khám phá nét văn hóa bản địa”, “Về nơi thắng tích”, “Đi tìm dấu tích cổ xa”, “Hành trình cội nguồn”... Để tổ chức thành công các hoạt động tại các tuyến điểm du lịch nội vùng và phụ cận cần tổ chức các Ban chỉ đạo, Ban tổ chức với thành phần, cơ cấu, chức năng, nghĩa vụ, quyền lợi, sự liên thông khác nhau, linh hoạt. Có kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và các trang thiết bị phục vụ các hoạt động sẽ diễn ra ở khu vực đó trước khi diễn ra lễ hội. Khi cần thiết có thể trưng dụng, trưng tập một số cơ sở lưu trú, các phương tiện vận chuyển để phục vụ đối ngoại rồi trả công, lương thích đáng. Thiết lập mạng thông tin nội bộ để điều hành, phối hợp hành động chặt chẽ, hiệu quả... Với tất cả những gì đã diễn ra và những định hướng giải pháp của các cấp, các ngành đặc biệt là hai ngành Văn hóa - thông tin và Du lịch, chắc chắn trong thời gian tới lễ hội văn hóa truyền thống để phát triển du lịch bền vững sẽ còn đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa tương xứng với tiềm năng rộng lớn của Bình Dương. Vấn đề đặt ra để phát triển bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội truyền thống thành những sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch thì: Cần phải coi trọng thường xuyên, liên tục việc khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá, các sản phẩm văn hoá cùng với việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị đó trong tất cả các các loại hình lễ hội văn hóa ở Bình Dương. Việc khai thác và bảo tồn luôn song hành không chỉ bởi các cơ quan văn hoá mà tất cả các cơ quan, cả hệ thống chính trị của chúng ta đặc biệt là các cơ quan pháp luật, không chỉ bởi những người làm văn hoá, làm du lịch mà cả cộng đồng dân cư, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Muốn thực hiện được điều này chúng ta phải thực hiện cả một chiến lược lâu dài và gắn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với chiến lược khai thác và bảo tồn các giá trị văn hoá, các di sản và các sản phẩm văn hoá nói chung. Ý thức trách nhiệm và niềm tự hào cao cả về nền văn hoá dân tộc phải được 254
- thấm nhuần trong tâm khảm và trong hành động của mỗi người, của tất cả các cơ quan và của những người khách gần xa khi muốn tìm hiểu và được tìm hiểu, được du lịch. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa hai ngành có liên quan trực tiếp đến sản phẩm văn hoá và sản phẩm du lịch là ngành văn hoá và ngành du lịch. Cơ chế này không thể chung chung mà việc bảo tồn và khai thác các lễ hội văn hóa truyền thống cùng với các giá trị văn hoá khác cho hoạt động du lịch ở nhiều địa phương không chỉ mang tính mùa vụ. Thông tin liên quan đến văn hoá và du lịch phải được chia sẻ cùng nhau và tránh tình trạng cục bộ trong mỗi ngành, trong từng địa phương cũng như trong phạm vi Bình Dương. Đảm bảo tiếng nói chung, trách nhiệm cụ thể và hiệu quả cụ thể được đảm bảo cả bằng luật pháp, tình cảm và lợi ích của các bên, các tổ chức và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá liên quan đến du lịch. Tổ chức lễ hội văn hóa, tổ chức xúc tiến quá trình du lịch văn hoá ở Bình Dương, tổ chức các lễ hội truyền thống tránh chồng lấn và trùng lặp về thời gian và nội dung. Tránh tình trạng hoặc tranh chấp, hoặc né tránh trách nhiệm vì vô số lí do, quyền hạn, lợi ích cụ thể có tính cục bộ ở các địa phương khi tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống. Bời vì “Lễ hội và du lịch Việt Nam” muốn tồn tại “có thể nói, muốn đảm bảo sự trường tồn của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện đại phải chăng cần khai thác yếu tố du lịch” (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, 1994). Trong thực tế không có sản phẩm du lịch văn hoá nếu không khai thác tài nguyên nhân văn và nhiều giá trị văn hoá truyền thống nhờ phát triển du lịch đã được hồi sinh, bảo tồn. Các làng nghề thủ công truyền thống ở Bình Dương đã được khôi phục và phát triển có sự tham gia của hoạt động du lịch. Có nhiều di sản văn hoá thường bị lãng quên, có nghệ thuật biểu diễn truyền thống bị mai một, trang phục truyền thống, món ăn truyền thống đã mất dần trong đời sống cộng đồng nay đang hồi sinh qua các hoạt động du lịch. Tất nhiên, mặt trái của hoạt động du lịch cần được nhìn nhận và khắc phục để các giá trị văn hoá, để sản phẩm văn hoá không bị biến dạng, lai căng. Dù hội nhập quốc tế nhưng không xoá mờ bản sắc văn hoá là điều cần khẳng định. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những người làm quản lý văn hoá, quản lý du lịch cũng như đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các di tích bảo tàng trong các công trình du lịch văn hoá…có kiến thức văn hoá, lịch sử vững vàng và sâu sắc để có thể đưa sản phẩm đến với cộng đồng, đến với du khách. Đội ngũ này cũng cần có tình yêu và trách nhiệm với di sản với các giá trị văn hoá, với nguồn tài nguyên nhân văn của quốc gia của dân tộc. Họ sẽ là sứ giả, là nguồn cung cấp tri thức văn hoá cho khách và góp phần làm cho sản phẩm du lịch văn hoá có chất lượng có sức lôi cuốn khách và đó cũng là đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững nói riêng, cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững nói chung. Mức độ phát triển bền vững phải “dựa trên nền tảng văn hoá và nguồn nhân lực rộng lớn được đào tạo chuyên nghiệp và có trách nhiệm” (John Ward, Phil Higson và William Compell, 1996). Cần có nhiều hình thức quảng bá cho các lễ hội văn hóa truyền thống. Từ các kênh thông tin truyền thống đến việc sử công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học kỹ thuật nhất là mạng internet trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh và thương hiệu để thông tin được cập nhật nhanh chóng đến với khách du lịch và toàn thể xã hội. Các thông tin về tuor du lịch và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ được công khai minh bạch sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đầy khách du lịch đến với các lễ hội truyền thống với tư cách là những sản phẩm du lịch độc đáo. 4. KẾT LUẬN Việc khai thác các giá trị văn hoá truyền thống nói chung cũng như những giá trị lễ hội văn hóa truyền thống nói riêng xây dựng thành các sản phẩm phục vụ cho hoạt động du lịch là một công việc cần thiết và đúng đắn. Công việc này không chỉ giúp làm phong phú và đa dạng hệ thống sản phẩm du lịch để từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch nói chung và còn góp phần rất lớn vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ở Bình Dương nói riêng. 255
- Tuy nhiên việc khai thác các lễ hội văn hóa truyền thống và xây dựng thành các sản phẩm văn hoá cho hoạt động du lịch là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và nguồn lực. Thông qua mô hình hệ thống sản phẩm du lịch (tourism production system – TPS) và cách tiếp cận khái niệm sản phẩm du lịch một cách khái quát có thể thấy việc xây dựng một sản phẩm văn hoá thành một sản phẩm du lịch trong khi vẫn đảm bảo được các mục tiêu bảo tồn phải trải qua nhiều bước, nhiều công đoạn. Các công việc này phải được tiến hành một cách cẩn trọng và căn cứ vào nhiều điều kiện và nhân tố khách quan như môi trường văn hoá - xã hội; đường lối, chính sách phát triển văn hoá và du lịch cũng như những điều kiện về kinh tế và nhu cầu của công chúng. Việc đảm bảo những yêu cầu này sẽ giúp cho quá trình khai thác lễ hội văn hóa truyền thống thành các sản phẩm văn hoá cho hoạt động du lịch được diễn ra một cách có hiệu quả và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Nô (2019). Du lịch lễ hội vùng đất Nam Bộ. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia. 2. Luật Du lịch (2005). Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. 3. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2009). Văn hóa dân gian Đông Nam Bộ. Đồng Nai: Nxb. Đồng Nai. 4. MiKe Gregory: The fourth industrial revolution and Its Global Impacts, A paper for UNDP Viet Nam. 5. Antonio Machado (2003). Du lịch và phát triển bền vững (Tourism and Sustainable Development) trong Dự án: "Xây dựng năng lực cho phát triển Du lịch ở Việt Nam". Hà Nội: VNAT và FUNDESO. 6. Klaus Schwab (2015). The fourth industrial revolution: What iIt means and How to Respond. Foreign Affairs: December. 7. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1994). Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 8. John Ward, Phil Higson và William Compell (1996). GNVQ Advanced, Leisure and Tourism, United Kingdom: Ellendborough, House Cheltenbram. 9. Hồ Sỹ Vịnh (1993). Văn hoá vì con người. Hà Nội: Nxb Văn hoá và tạp chí Văn hoá nghệ thuật. 256

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền Nghè phục vụ cho phát triển du lịch
80 p |
648 |
63
-
Mời bạn về Hà Tĩnh
6 p |
127 |
30
-
Thắng Cảnh Lạng Sơn
4 p |
157 |
24
-
Du lịch đến vương quốc xìgà, nơi có Che Guevara
4 p |
62 |
6
-
Bulgaria, điểm giao thoa của một châu lục
5 p |
41 |
6
-
Tưng bừng lễ hội đua thuyền của quý tộc ở Venice (Ý)
2 p |
83 |
5
-
Chùa Bà Đá , dấu tích văn hóa Thăng Long
4 p |
85 |
4
-
Thái Lan - Campuchia: Xứ sở của những nụ cười
3 p |
96 |
4
-
Cologne - Thành phố cổ kính của nước Đức
6 p |
66 |
4
-
Những Lễ hội đặc sắc ở Nga
6 p |
86 |
4
-
Trung Quốc trước thềm Lễ hội đua thuyền rồng
9 p |
77 |
4
-
Lễ hội Loy Krathong ở Sukhothai- Thái Lan
2 p |
77 |
4
-
Đặc sắc lễ hội tuyết tại xứ sở hoa anh đào
3 p |
72 |
4
-
Tại Italy: Khai mạc lễ hội kẹo socola lớn nhất châu Âu
2 p |
61 |
3
-
Mùa đông ngao du thật lãng mạn
6 p |
59 |
3
-
Sắc màu lễ hội Nepal
4 p |
54 |
2
-
Khai mạc lễ hội hóa trang dài ngày nhất thế giới tại Uruguay
2 p |
70 |
2
-
Canada: Tưng bừng lễ hội hoa tulip lớn nhất thế giới
2 p |
54 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
