intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lê Ngô Cát - Người viết sử bằng thơ

Chia sẻ: Nguyen Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

162
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lê Ngô Cát là tác giả đầu tiên của cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca (ĐNQSDC), cuốn lịch sử bằng thơ. Tuy chỉ là một bài vè minh họa cho các sự kiện lịch sử nhưng sự phóng khoáng của trí tưởng tượng, tài năng và mỹ cảm của người viết đã làm cho ĐNQSDC có sức hấp dẫn đặc biệt. Cách đây đúng 125 năm, một viên quan cũ của nhà Nguyễn đã từ trần ở vùng biên cương (Cao Bằng) như một người làm vườn bình dị. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lê Ngô Cát - Người viết sử bằng thơ

  1. Lê Ngô Cát - Người viết sử bằng thơ Lê Ngô Cát là tác giả đầu tiên của cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca (ĐNQSDC), cuốn lịch sử bằng thơ. Tuy chỉ là một bài vè minh họa cho các sự kiện lịch sử nhưng sự phóng khoáng của trí tưởng tượng, tài năng và mỹ cảm của người viết đã làm cho ĐNQSDC có sức hấp dẫn đặc biệt. Cách đây đúng 125 năm, một viên quan cũ của nhà Nguyễn đã từ trần ở vùng biên cương (Cao Bằng) như một người làm vườn bình dị. Đó là Lê Ngô Cát, tác giả đầu tiên của cuốn Đại Nam quốc sử diễn ca (ĐNQSDC), một cuốn lịch sử bằng thơ. Bài ca nồng nhiệt về lịch sử dân tộc Trong các cuộc tìm kiếm sách cũ ở Bắc Kỳ thời Vua Tự Đức (1847- 1883), một người học trò ở Bắc Ninh không rõ họ tên đã dâng nộp một cuốn sách cổ mà nội dung là diễn ca lịch sử dân tộc bằng chữ Nôm. Vua mới chọn
  2. một viên quan ở Quốc Sử Quán (QSQ) tên là Lê Ngô Cát biên soạn lại cuốn sách này và cuốn ĐNQSDC đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy. So với Đại Việt sử ký toàn thư là pho sử lớn nhất của nước ta thì ĐNQSDC chỉ là một bài vè minh họa cho các sự kiện lịch sử đã được nhắc đến trong pho sử này. Nhưng sự phóng khoáng của trí tưởng tượng và sự lộng lẫy của hình ảnh trong lời văn làm ĐNQSDC vẫn có một sự hấp dẫn đặc biệt. ở đây lịch sử được kể lại một lần nữa qua tài năng và mỹ cảm của người viết, lúc rủ rỉ thiết tha như lời truyền dạy bên đống lửa, lúc ngân nga như câu hát đồng dao... Qua đó Lê Ngô Cát tiếp tục phủ thêm một mầu sắc huyền thoại vào lịch sử chính thống, nhưng đồng thời làm cho các nhân vật và các sự kiện từ thời Đinh - Lê trở về trước trở nên sáng tỏ và sống động: Ngàn Tây nổi áng phong trần ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên Đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Và nữa: Vú dài ba thước vắt lưng Cưỡi voi lộng lẫy bên rừng trổ ra
  3. Đó là hình ảnh Bà Triệu. Văn chương phóng khoáng khó ai bì kịp. Đến cảnh chị em Trưng Trắc thất trận hay Triệu Thị Trinh tuẫn tiết lời lẽ cảm động đau xót mà vẫn tỏ rõ khí phách: Trưng Vương vắng mặt còn ai Đi về thay đổi mặc người Hán Quan Đằng sau khúc ca ấy... Đọc ĐNQSDC thì được biết Lê Ngô Cát là người có nhiều tâm sự trước thời vận, lại biết ông có cốt cách phóng khoáng của một thi nhân hơn là chính kiến của một sử quan. Thế nhưng giai thoại lại kể về ông như một sử quan bị thất sủng có đầu óc khôi hài và hơi ngỗ nghịch. Ông người làng Hương Lang (huyện Chương Đức thuộc tỉnh Hà Nội cũ), chỉ đỗ đến cử nhân. Sách của họ Lê làm ra chưa hề được in ấn. Vả lại Vua Tự Đức lúc đó đang bận làm mấy quyển Việt sử nên không để mắt đến công trình này. Chuyện kể rằng Vua có xem sách của họ Lê dâng lên, đọc đến đoạn Triệu Thị cưỡi voi đánh giặc thì lấy làm mếch lòng mới phê rằng: "Như thế thì hèn cho đàn ông nước Nam lắm!". Họ Lê không dám nói gì. Đến câu: Vú dài ba thước vắt lưng thì Vua nổi giận thật sự, họ Lê sợ tội mới khéo chữa thành câu thơ vô vị này: Phất phơ dải yếm vắt lưng. Chuyện còn kể thêm rằng sau
  4. bấy nhiêu lỗi, họ Lê chỉ được Vua thưởng cho một tấm lụa và hai đồng bạc, ra đến cửa thành ông mới bỡn lại Vua bằng hai câu ca thế này: Vua khen thằng Cát có tài Ban cho cái khố với hai đồng tiền Có lẽ ông buồn vì tinh thần của ĐNQSDC không được biết đến và trọng dụng để chấn hưng cho s ự nghiệp nước nhà lúc ấy đang suy. Và cũng sau tiếng cười ra nước mắt ấy, họ Lê biến mất khỏi bầu trời văn học Việt Nam và hình như không còn để thêm một dấu ấn gì khác nữa. Và cũng từ đó cuốn ĐNQSDC chuyển vào tay Phạm Đình Toái - một viên quan mê thơ lục bát và càng về già càng tán dương thể loại này một cách nhiệt liệt. Và cũng nhờ đầu óc thực tế của ông quan này mà cuốn sách đã được in ra. Nhưng ĐNQSDC đã chịu sự sửa chữa của ông, chỉ còn lại 1.027 câu so với 1.887 câu lúc đầu. Tuy nhiên những cố gắng in ấn của họ Phạm đã gặp nhiều khó khăn. Năm 1886, trong một bức thư để lại, ông thở dài mà viết: "Nay bản khắc ấy (bản khắc cuốn ĐNQSDC) đã lọt vào tay một nhà buôn ở Nghệ An". Nhưng ông không biết rằng 16 năm trước đó (1875) nhờ học giả Trương Vĩnh Ký, ĐNQSDC đã được phổ biến rộng bằng bản in chữ quốc ngữ và đã được đón chào nồng nhiệt.
  5. Suy nghĩ về một cách tiếp cận lịch sử ĐNQSDC đã vượt qua giá trị của một bài vè dễ thuộc dễ nhớ để trở thành một cách tiếp cận và phổ biến lịch sử mà ngày nay chúng ta phải trân trọng giữ gìn và tiếp nối (tất nhiên cũng như các quyển sử cũ khác, những hạn chế về tư tưởng của nó là rất khó tránh khỏi). Bởi lịch sử dân tộc xét cho cùng là lịch sử con người của dân tộc đó, họ vừa là chủ nhân của sự kiện, vừa tồn tại như những con người cụ thể với một tâm hồn, một tính cách. Và những mẩu chuyện nhỏ hay những bài ca giản dị và hùng tráng về những con người ấy lập tức được mọi người đọc hiểu, thuộc lòng và hát lên trong cuộc sống cộng đồng. Vì vậy ĐNQSDC sống mãi và trở thành ký ức của mọi người ngay từ thời ấu học. Đó chính là tình cảm của người Việt Nam với các thế hệ tổ tiên mình, với lịch sử dân tộc mình, và với cả tác giả của cuốn giảng sử độc đáo ấy: Lê Ngô Cát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0