intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lê Thái Tông

Chia sẻ: Minh Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sau đây trình bày những thông tin quan trọng cơ bản về vị vua Lê Thái Tông. Tài liệu dành cho bạn đọc quan tâm, yêu thích lịch sử Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lê Thái Tông

Lê Thái Tông 1<br /> <br /> <br /> <br /> Lê Thái Tông<br /> Lê Thái Tông<br /> Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)<br /> <br /> Hoàng đế nhà Hậu Lê<br /> <br /> Trị vì 1433 – 1442<br /> <br /> Tiền nhiệm Lê Thái Tổ<br /> <br /> Phụ chính Lê Sát<br /> <br /> Kế nhiệm Lê Nhân Tông<br /> <br /> Thông tin chung<br /> <br /> Thê thiếp Phế Hoàng phi / Chiêu nghi Dương Thị Bí<br /> Tuyên Từ Văn Hoàng hậu / Thần phi Nguyễn Thị Anh<br /> Quang Thục Văn Hoàng hậu / Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao<br /> Phế Nguyên phi Lê Ngọc Dao<br /> Phế Huệ phi / Tu dung Lê Thị Lệ<br /> Bùi Quý nhân<br /> <br /> Hậu duệ<br /> Hậu duệ<br /> <br /> Lê Nghi Dân<br /> Lê Khắc<br /> Xương<br /> Lê Bang Cơ<br /> Lê Tư Thành<br /> <br /> <br /> Tên thật Lê Nguyên Long<br /> <br /> Niên hiệu Thiệu Bình (1434 - 1439),<br /> Đại Bảo (1440 - 1442)<br /> <br /> Thụy hiệu Ngắn: Văn Hoàng Đế<br /> Đầy đủ:Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công Khâm Minh Văn Tư Anh Duệ Triết Chiêu Hiến Kiến Trung Văn Hoàng Đế<br /> <br /> Miếu hiệu Thái Tông<br /> <br /> Triều đại Nhà Hậu Lê<br /> <br /> Thân phụ Lê Thái Tổ<br /> <br /> Thân mẫu Phạm Thị Ngọc Trần<br /> <br /> Sinh 1423<br /> <br /> Mất 1442<br /> Việt Nam<br /> <br /> An táng Hựu Lăng<br /> <br /> <br /> Lê Thái Tông (chữ Hán: 黎 太 宗, 20 tháng 11 âl, 1423 - 4 tháng 8 âl, 1442), là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu<br /> Lê (ở ngôi từ năm 1433 đến 1442) trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lê Nguyên Long. Ông sinh ra tại Lam<br /> Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam.<br /> Thái Tông lên kế vị khi mới 11 tuổi nhưng đã tỏ ra là vị vua anh minh. Ông trọng dụng các đại thần chính trực như<br /> Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt và giáng chức những quyền thần như Lê Sát, Lê Ngân.<br /> Lê Thái Tông 2<br /> <br /> <br /> Thân thế<br /> Lê Nguyên Long (黎 元 龍) là con thứ hai của vua Lê Thái Tổ và bà Cung Từ hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần.<br /> Ông chào đời ngày 20 tháng 11 âm lịch năm 1423 trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh.<br /> <br /> <br /> Lên ngôi<br /> Mẹ Lê Nguyên Long mất năm 1425 khi ông mới 3 tuổi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chưa kết thúc. Lúc đó anh cả<br /> của Nguyên Long là Lê Tư Tề đã trưởng thành và tham gia vào việc quân với vua cha Lê Lợi.<br /> Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ). Trong triều xảy ra mâu thuẫn giữa hai phe đại thần ủng hộ Lê Tư<br /> Tề và Lê Nguyên Long. Sau, phe Lê Sát ủng hộ ông thắng thế, Lê Tư Tề bị kết luận là "mắc chứng điên cuồng" và bị<br /> hạ chức từ Quốc vương xuống Quận Ai vương, Lê Nguyên Long được lập làm thái tử.<br /> Năm 1433, Lê Thái Tổ qua đời, Lê Nguyên Long lên nối ngôi, sử gọi là Lê Thái Tông.<br /> <br /> <br /> Minh quân<br /> <br /> Giáng chức quyền thần, mở mang việc học<br /> Lê Thái Tông lên ngôi lúc mới 11 tuổi có Lê Sát (黎 察) làm phụ chính. Bấy giờ mâu thuẫn trong triều nổ ra giữa<br /> những khai quốc công thần, đứng đầu là Tư đồ Lê Sát cùng Lê Ngân (黎 銀) và bên kia là các quan xuất thân khoa<br /> bảng. Dù còn ít tuổi nhưng nhà vua là người thông minh, quyết đoán, đủ bản lĩnh đối phó với những vấn đề phức tạp<br /> của triều đình.<br /> Lê Sát ít học nhưng là công thần nên được Lê Thái Tổ thăng làm Tư đồ, cậy quyền làm nhiều điều trái phép, những<br /> ai không hợp ý đều bị Sát tìm cách hãm hại.[1] Các gian thần Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản,<br /> Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư trước có công về phe với Lê Sát vu cáo Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn, sau vua<br /> Thái Tổ đã có lệnh cấm những người đó tham dự triều chính và không được tố cáo nhưng Lê Sát vẫn cố tiến cử với<br /> Lê Thái Tông. Vua Thái Tông theo lời can của Nguyễn Thiên Tích, Bùi Cầm Hổ, cương quyết giữ phép tắc của vua<br /> cha, không phục chức cho những người đó.<br /> Ít lâu sau khi lên ngôi, năm 1434 vua Lê Thái Tông đã ra chiếu cho bá quan văn võ, nội dung như sau:[2]<br /> <br /> <br /> <br /> “<br /> Đạo làm tôi cốt yếu ở hai điều. Trên thì yêu vua, dưới thì yêu dân. Yêu vua phải hết lòng trung, yêu dân phải hết lòng thành, thế thôi. Tất cả<br /> các quan được trẫm tin dùng, nếu có ai không hết lòng trung thành, bỏ bê phận sự, thì nhà nước đã có luật pháp. Mới rồi, tìm người hiền để<br /> giúp việc trị nước, đã có lệnh cho mọi ngưởi tiến cử người mình biết. Nay đã lâu rồi mà chưa có ai theo lệnh tiến cử một người nào để đáp<br /> lại lòng trẫm là cớ làm sao. ”<br /> —Lê Thái Tông<br /> <br /> <br /> Hơn một tuần sau đó, nhà vua ra chiếu cho quan lại lập ngay danh sách người của địa phương tới dự thi, ai thi đỗ thì<br /> được miễn lao dịch, vào học Quốc Tử Giám, v.v...<br /> Ngày 4 tháng 2 năm 1434, khoa thi đầu tiên được tổ chức.<br /> Khi Lê Thái Tông đủ 15 tuổi, lẽ ra Lê Sát phải rút lui nhưng vẫn tham quyền cố vị, tỏ ra chuyên quyền. Thái Tông<br /> bất bình bèn bãi chức Lê Sát và Lê Ngân rồi hạ lệnh giết chết.<br /> Lê Thái Tông 3<br /> <br /> <br /> Đích thân chấp chính<br /> Năm 1438, vua Thái Tông chỉnh đốn việc thi cử các đạo. Lệ cứ 5 năm một lần thi hương, 6 năm một lần thi hội. Phép<br /> thi thì kỳ thứ nhất làm một bài kinh nghĩa, bốn bài tứ thư nghĩa, mỗi bài phải 300 chữ trở lên; kỳ thứ hai làm bài<br /> chiếu, bài chế và bài biểu; kỳ thứ ba làm bài thi phú; kỳ thứ tư làm một bài văn sách phải 1.000 chữ trở lên.<br /> Thời vua Lê Thái Tông nhân dân no ấm được ca ngợi và đã đi vào ca dao của dân tộc, đôi khi có một số nhóm người<br /> Mường, Mán làm loạn ở các vùng xa xôi, vua thân chinh hoặc cử các tướng đi đánh, nhanh chóng dẹp được. Những<br /> nước lân bang, như Xiêm La (Thái Lan), Ai Lao (Lào) và Chiêm Thành đều có sứ thần đi lại và thường có tiến cống.<br /> Năm 1442, ông mở khoa thi tiến sĩ, những người thi đỗ đều được khắc tên vào bia đá. Các tiến sĩ được khắc tên vào<br /> bia ở Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử – người sáng lập Nho giáo) bắt đầu từ đó.<br /> Ngoài ra, ông còn quy định lại những cách thức tiêu dùng tiền và lụa vải ở trong nước; cứ 60 đồng là một tiền; lụa thì<br /> cứ dài 30 thước, rộng 1 thước 5 tấc trở lên là một tấm; giấy thì 100 tờ làm một tập.<br /> <br /> <br /> Cốt nhục tương tàn<br /> Lê Thái Tông lên ngôi nhưng vẫn lo nguy cơ giành lại địa vị của anh cả Lê Tư Tề. Theo sử sách, do có người tố cáo<br /> Lê Tư Tề có lời oán vọng, vua Thái Tông ra lệnh giam lỏng Tư Tề, cấm các quan không được lại gần và cấm Tư Tề<br /> vào triều, ai vi phạm sẽ bị tội nặng.<br /> Phạm Thị Nghiêu - tức Phạm Huệ phi, mưu phế bỏ Thái Tông[3], bị ông đưa khỏi kinh thành về Lam Kinh để coi<br /> Vĩnh Lăng - nơi chôn vua cha Lê Thái Tổ. Sau nghe lời tố cáo của một số thị nữ về lời oán vọng của bà, vua Thái<br /> Tông hạ lệnh ép bà tự sát.<br /> Năm 1438, sau khi giết Lê Sát trực tiếp lên nắm quyền, Thái Tông lập tức phế anh cả Tư Tề làm dân thường. Không<br /> lâu sau đó, Tư Tề qua đời.<br /> <br /> <br /> Hoàng đế đa tình<br /> Lê Thái Tông có nhiều vợ và 4 người con trai. Trước khi sinh hoàng tử, Thái Tông đã có 2 bà phi là Nguyên phi Lê<br /> Ngọc Dao (con Lê Sát) và Huệ phi Lê Thị Lệ (con Lê Ngân). Khi Lê Sát và Lê Ngân bị xử tội năm 1437, hai người<br /> bị phế. Lê Ngọc Dao xuống làm dân thường còn Lê Thị Lệ xuống làm Tu dung.<br /> Sau đó Lê Thái Tông sủng ái bà phi Dương Thị Bí và sinh ra con trai trưởng là Lê Nghi Dân năm 1439.<br /> Năm 1440, Thái Tông bắt đầu sủng ái Nguyễn Thị Anh và lấy cớ Dương Thị Bí kiêu ngạo nên truất làm Minh nghi.<br /> Năm sau một người con trai thứ hai là Lê Khắc Xương ra đời, nhưng mẹ không được vua yêu. Cùng năm đó Nguyễn<br /> Thị Anh sinh được Lê Bang Cơ. Thái Tông liền truất Nghi Dân làm Lạng Sơn vương và lập Bang Cơ làm thái tử.<br /> Tháng 7 năm 1442, một bà vợ khác là Ngô Thị Ngọc Dao sinh hoàng tử thứ tư là Lê Tư Thành.<br /> Ngoài ra, theo sử sách, cùng việc trọng dụng Nguyễn Trãi, nhà vua còn hay gần gũi với một người thiếp của ông -<br /> Nguyễn Thị Lộ, khi đó đã 40 tuổi. Nguyễn Thị Lộ có sắc đẹp, giỏi văn chương nên hay được ra vào cung cấm. Cả<br /> sách Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê và Khâm định Việt Sử thông giám cương mục của nhà Nguyễn đều<br /> chép: Nguyễn Thị Lộ người đẹp, hay chữ, vua cho ra vào cung và sàm sỡ với bà.<br /> Lê Thái Tông 4<br /> <br /> <br /> Vụ án Lệ Chi Viên<br /> Cuối tháng 7 năm 1442, vua Thái Tông đi tuần phía đông, đầu tháng 8 đến Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4<br /> tháng 8 vua về đến trại Vải (Lệ Chi Viên), có Nguyễn Thị Lộ theo hầu. Sử sách chép: Vua thức suốt đêm hôm đó<br /> với Nguyễn Thị Lộ rồi qua đời. Đây chính là Vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Sách Khâm định<br /> Việt sử Thông giám Cương mục ghi thêm rằng: Vua có ở với bà Thị Lộ nhưng cùng lúc đó bị sốt rét nên qua đời.<br /> Triều đình quy tội cho Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi giết vua và tru di tam tộc. Đây là nghi án lớn trong lịch sử.<br /> Việc oan khuất của vợ chồng Nguyễn Trãi sau này đã được Lê Thánh Tông xác nhận. Riêng về nguyên nhân cái chết<br /> của Thái Tông, ngày nay một số nhà nghiên cứu đã nêu ra giả thiết chính bà phi Nguyễn Thị Anh là thủ phạm.<br /> Ông ở ngôi được 9 năm, hưởng dương 20 tuổi. Ngày 16 tháng 10 năm 1442, ông được táng phía bên trái Vĩnh Lăng ở<br /> Lam Sơn gọi là Hựu Lăng, thụy hiệu là Kế Thiên Thể Đạo Hiển Đức Thánh Công Khâm Minh Văn Tư Anh Duệ<br /> Triết Chiêu Hiến Kiến Trung Văn Hoàng Đế (繼 天 體 道 顯 德 功 欽 明 文 思 英 睿 仁 哲 昭 憲 建 中<br /> 文 皇 帝), miếu hiệu là Thái Tông (太 宗). Bài văn bia Hựu Lăng do Hàn lâm viện thị độc học sĩ kiêm tri ngự tiền<br /> học sinh cục cận thị chi hậu Nguyễn Thiên Tích soạn.<br /> <br /> <br /> Niên hiệu<br /> Thời Lê Thái Tông đã hai lần đổi niên hiệu:<br /> • Thiệu Bình (1434 - 1439)<br /> • Đại Bảo (1439 - 1442)<br /> <br /> <br /> Nhận định<br /> Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận định về vua Lê Thái Tông như sau:[4]<br /> <br /> <br /> <br /> “<br /> Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di Địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn<br /> <br /> ”<br /> hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình<br /> băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa.<br /> <br /> —Đại Việt Sử Ký Toàn Thư<br /> <br /> <br /> Nhận định như vậy quả là xác đáng.<br /> "Yêu mẹ thì bế con". Vua Thái Tông yêu bà Dương Thị Bí nên lập Lê Nghi Dân. Sau đó Nguyễn Thị Anh dù đang<br /> được sủng ái nhưng tấm gương mẹ con Dương Thị Bí cùng bị phế truất có lẽ khiến đã bà lo sợ vua Thái Tông "thay<br /> lòng đổi dạ" lần nữa vì vua lại mới có thêm Tư Thành, ngoài ra có Khắc Xương còn lớn hơn cả Bang Cơ. Câu<br /> chuyện về nguồn gốc của Bang Cơ ngày một lớn mà nhà vua trẻ trung, đa tình có nhiều khả năng còn "được mới nới<br /> cũ", sủng ái những người khác, ngôi vị của mẹ con bà Nguyễn Thị bị đe doạ khiến bà quyết định ra tay trước. Đây là<br /> trường hợp tranh chấp trong cung đình tương tự như chuyện nhà Đinh[5].<br /> <br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> • Đại Việt sử ký toàn thư (bản điện tử)<br /> • Đại Việt thông sử<br /> • Việt Nam sử lược (bản điện tử)<br /> • Việt sử toàn thư (bản điện tử)<br /> • Các triều đại Việt Nam - Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, NXB Thanh niên, 2001.<br /> • Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ (2003), Nhìn lại lịch sử, NXB Văn hóa thông tin<br /> Lê Thái Tông 5<br /> <br /> <br /> Chú thích<br /> [1] Việt sử toàn thư, Phạm Văn Sơn, tr. 272<br /> [2] CAND.COM - Vua Lê Thái Tông và những lời phải (http:/ / antgct. cand. com. vn/ vi-VN/ nhanvat/ 2007/ 10/ 51892. cand)<br /> [3] Sử sách không chép rõ việc Huệ phi muốn phế Lê Thái Tông lập Tư Tề hay lập ai khác<br /> [4] Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XI: Kỷ nhà Lê: Thái Tông, Nhân Tông (http:/ / www. informatik. uni-leipzig. de/ ~duc/ sach/<br /> dvsktt/ dvsktt16a. html)<br /> [5] Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, sách đã dẫn, tr 1083-1084<br /> <br /> <br /> <br /> Lịch sử Việt Nam<br /> Nguồn và người đóng góp vào bài 6<br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn và người đóng góp vào bài<br /> Lê Thái Tông  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?oldid=19222446  Người đóng góp: ASM, AlleinStein, CNBH, Conbo, Ctmt, DHN, DVN01, Eruruu, Gió Đông, Grenouille vert,<br /> Hungda, LÊ TẤN LỘC, Lê Hải Hiệp, Markphan, Mekong Bluesman, Meotrangden, Minhnhh, Newone, Nguyễn Thanh Quang, Peopledom of Vietnam, Sparrow, Ti2008, Trungda, Trần Nguyễn<br /> Minh Huy, Tuanminh01, Vuhoangsonhn, Vương Ngân Hà, 影 武 者, 11 sửa đổi vô danh<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình<br /> Tập tin:Nam tien.png  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Nam_tien.png  Giấy phép: không rõ  Người đóng góp: -<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Giấy phép<br /> Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0<br /> //creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2