intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lê Thánh Tông - Nhà lãnh đạo thi sĩ

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

138
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lê Thánh Tông - Nhà lãnh đạo thi sĩ Vua Lê Thánh Tông là một vị hiền vương nhưng cũng là một thi si lãng mạng. Ngoài việc trị nước, bình dân (ngài trị vì từ năm 1460-1497), ngài rất thích đi ngao du 4 biển 5 châu để thả hồn theo mây nước sông ngàn. Sau khi lên ngôi vào năm 18 tuổi, ngài bắt đầu tu chỉnh luật pháp, chính trị và thành lập các bộ văn hoá để cải tiến nền văn học Việt Nam sau bao nhiêu năm bị ảnh hưởng của Bắc thuộc. Ông nội của ngài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lê Thánh Tông - Nhà lãnh đạo thi sĩ

  1. Lê Thánh Tông - Nhà lãnh đạo thi sĩ Vua Lê Thánh Tông là một vị hiền vương nhưng cũng là một thi si lãng mạng. Ngoài việc trị nước, bình dân (ngài trị vì từ năm 1460-1497), ngài rất thích đi ngao du 4 biển 5 châu để thả hồn theo mây nước sông ngàn. Sau khi lên ngôi vào năm 18 tuổi, ngài bắt đầu tu chỉnh luật pháp, chính trị và thành lập các bộ văn hoá để cải tiến nền văn học Việt Nam sau bao nhiêu năm bị ảnh hưởng của Bắc thuộc. Ông nội của ngài (vua Lê Lợi - Lê Thái Tổ) là một tướng quân nên sau khi đánh bạt quân Tàu ra khỏi đất Việt, ngài chỉ lo củng cố quân sự và chính trị để giữ nước. Ðến đời cha của ngài (vua Lê Thái Tông), nước ta vẫn còn trong thời kỳ "hồi sanh" nên văn chương thi thơ phải nhường bước cho những kế hoạch chống ngoại xâm bảo vệ biên giới đất Việt. ( Vua Lê Thái Tông là người bị nàng thiếp Thị Lộ của Ðại Công Thần Nguyễn Trãi ám hạị. Vụ oan án này đã làm gia tộc của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Ðến nửa đời vua Lê Thánh Tông, gia tộc Nguyễn Trãi mới được giải oan). Dưới triều đại vua Lê Thánh Tông, nước Việt đã bắt đầu bước vào một trang lịch sử thịnh vuợng hoà bình. Không bận tâm mài kiếm giáo vì nước cường quân mạnh, người dân Việt đã trở lại với bản tánh thuần túy Việt, tức là đã trở lại với mộng trăng tương gió lãng mạng. Từ cổ chí kim, mỗi người Việt dều là một thi sĩ.... vai vác cầy mà tâm hồn thì trôi trên mây nước.... từ vua dến thường dân, chẳng con Việt nào tránh đuợc vòng "đi truyền văn hóa" nàỵ Ðể mở mang nền văn học Việt Nam, vua Lê Thánh Tông đã chiêu hội 28 văn thần và lập hội văn "Tao Ðàm Nhị Thập Bát Tú" mà chính ngài là nguyên soái để sưu tầm, thi họa. Dưới sự diều khiển của ngài, các nhà quan văn như: Thân Nhân Trung, Ðỗ Nhuận, v.v..., dã soạn tập "Thiên Nam Du Hạ Tập" ( thiên nam =
  2. phuong trời nam, du hạ = nhàn rỗi, tập = tập thơ) để ghi chép lại thi thơ, văn chương, chính trị trong triều đại của ngàị. Tập này có hơn 100 quyển nhưng rất tiếc, nay đã thất lạc rất nhiềụ. Ấy là thời thịnh nhất trong văn sử đời Hậu Lệ, Vua Lê Thánh Tông đã chính tay soạn rất nhiều thơ chữ Hán trong bộ Thiên Nam như Quỳnh Uyển Cửu Ca ( quỳnh uyển = vườn tiên, cửu ca = chín bài ca) . Ngài cũng để lại một số bài thơ chữ nôm và rất thích đi thăm viếng các phong cảnh thiên nhiên hữu tình của đất Việt. Ði đâu cũng hứng đề thơ và lưu truyền bút sắc cho hậu duệ. Thơ của vua Lê Thánh Tông Ðề Miếu Bà Nghi ngút đầu nghềng toả khói hương Miếu ai như miếu vợ chàng Trương Ngọn dèn dầu tắt dừng nghe trẻ Làn nước chi cho lụy đến nàng Chứng quả có đôi vừng nhật nguyệt Giải oan chi muợn đến đàn tràng Qua đây mới biết nguồn con ấy Khá trách chàng Trương khéo phủ phàng
  3. Chú Thích: Tích sự bà Trương Bên giòng sông Hoàng Giang (nay thuộc tỉnh Hà Nam) có một miếu của bà Trương. Tục truyền bà Trương là một giai nhân gả cho họ Trương. Lấy nhau đuợc nửa năm thì chàng Trương nhập ngũ chống giặc Bắc khi vợ mới có thai vài tháng. Nàng sanh đuợc một đứa con dặt tên là Ðản. Ngày qua đêm lại, chồng nàng vẫn miệt mài ngoài biên giới. Dưới ánh đèn đêm chợp choàng, nàng chỉ vào bóng mình trên vách tường để trả lời câu hỏi ngây thơ của Ðản "cha con đâủ". Dần rồi đứa trẻ tưởng bóng đêm là cha nó. Khi người chồng trở về, đứa con không nhận chàng là cha mà cứ bao? "ông không phải là cha tôi". Oan nghiệp cho nàng Trương, chồng nàng tưởng nàng đã ngoại dâm khi chàng không có ở nhà nên dã nghi kỵ đay nghiến hành hạ nàng. Chịu không nổi sự nghen tuông oan ức, nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm kia, chàng Trương ngồi chơi với con dưới ánh đèn thì đứa nhỏ tự nhiên vui mừng chỉ vào bóng đêm mà réo "cha tôi về kià". Lúc dó chàng mới biết đã vu oán cho người vợ trung thành, đáng thương. Ðể chuộc tội với người vợ qúa cố, chàng lập miếu thờ nàng bên giòng sông Hoàng Giang (có một dã sử rất "liêu trai chí dị" về nàng Trương hoá tiên đã đuợc dân chúng khẩu truyền... đó là 1 truyện dài khác......sẽ trích cùng ban. đoc. sau này!). Sự tiết trinh oan ức của nàng Trương đã động lòng thánh hoàng và ngài dề bài thơ trên lưu truyền cho đến nay. Vua Lê Thánh Tông ngồi trên ngai vàng nguy nga vương giả nhưng tâm hồn của ngài vẫn là một hồn thơ rất dễ rung động trước những tiểu cảnh thiên nhiên
  4. của trời dất. Ngắm nhìn một con cóc trong hang động, ngài dã để lại bốn câu thơ bất hủ: Thơ nôm của vua Lê Thánh Tông Con Cóc Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi (1) Chốn nghiêm(2), thăm thẳm một mình ngồi Nghiến răng ba cái nghiêng trời động(3) Tắc lưỡi vài hồi chúng kiến lui(4). (có bản chép câu 3, 4 như sau) Tép miệng năm ba con kiến gió Nghiến răng chuyển động bốn phương trời. Chú Thích: (1). Áo sồi - áo dệt bằng loại tơ xấu hạng có nhiều mấu (2). Chốn nghiêm - chốn nghiêm trang như cung đường, điện vua hang cóc).
  5. (3). Nghiến răng - Khẩu truyền trong dân gian là mỗi khi cóc nghiến răng là điềm trời sắp có giông bão... cũng như kiến kéo vào nhà trước cơn bão đến. (4) - Cóc thè lưỡi ăn kiến Truyền Thuyết về Lê Thánh Tông (trích từ Tang Thương Ngẫu Lục của cụ Phạm Ðình Hổ) Ðức Quang-Thục Hoàng Thái Hậu (mẹ của vua Thánh Tông) thuở còn hàn vi, ngụ tại phía tây nam nhà Quốc Tử Giám. Nơi đây, nước hồ bao bọc chung quanh nhà, các thầy tướng số đều cho là có vuợng khí của Thiên Tử. Vì có họ hàng với các phi-tần trong cung, bà thường tới, lui trong cung điện. Vua Lê Thái Tông (1434 - 1442) trông thấy yêu thương , khi về có mang. Ðến kỳ nằm giường cữ, bà sanh đuợc một nam nhi, thiên tu tuyệt lạ. Thuở nhỏ, theo mẹ ở luẩn-quẩn trong đám thường dân, nhưng đuợc nổi tiếng về văn học. Vua Thái Tông nghe tin liền vời đến, phong cho tước vương. Sau khi Lạng Sơn Lệ-Ðức-hầu bị phế, các đại thần liền đón rước vị vương này, lập lên làm vua, tức vua Lê Thánh Tông(1460-1497). Vua thường đến thăm chỗ ngôi nhà cũ của Thái Hậu, rồi cho xây điện Huy-Văn, và dựng xây ngôi chùa Dục- Khánh ở bên cạnh. Trước khi Thái - Hậu có mang, nàng chiêm bao đến chỗ Thuợng Ðế, thấy Thuợng Ðế sai một vị Tiên-Ðồng giáng trần làm vua nước Nam, và cho một người Ngọc-Nữ theo xuống để sánh đôi Tiên-Ðồng do dự, không vâng chỉ ngaỵ Thuợng Ðế cả giận, ném viên ngọc-khuê làm sầy sát ở trán. Tiên đồng dập đầu lạy tạ và xin ban cho một người giúp việc. Thuợng Ðế trỏ một viên trong bọn các quan, cho đi theo giúp. Viên quan đó cúi dầu lạy xin cố từ. Thuợng Ðế dập vào vai không
  6. cho cáo từ. Lúc Hoàng Thái Hậu tỉnh giấc thì ngài hạ sanh ra vua Thánh Tông, vết ngọc-khuê ở trên trán hãy còn rõ rệt. Khi đã lên ngôi đại bảo, vua tôn bà mẹ lên làm Hoàng-Thái-Hậu và thường cho dò tìm người trong chiêm bao. Chưa gặp, lòng vẫn không vui. Khoảng đầu niên-hiệu Thái-Hoà (1443-1453), Tế-văn-hầu Nguyễn Trãi phải tội, có người con gái bị bắt vào quan, sung vào hàng nữ nhạc. Người con gái ấy tư sắc tuyệt đẹp, tuổi đã 17, 18 mà không biết nói. Ðến nay theo đồng bạn vào cung hầu yến, vì câm, nên chỉ ngồi gõ phách. Khi vua bước lên Ngự tọa, người con gái bỗng cầm phách hát "Hẹn nhau từ thủa Thiên-Ðình, lòng nào nỡ phụ tâm tình thế ru". Tiếng hát du dương, du âm nhường quấn trên rường như khúc hát Quân-Thiên (điệu hát trên Ðế-Ðình). Vua lấy làm lạ hỏi, thì người con gái nói năng giống hệt người Ngọc-nữ trên chỗ Thuợng Ðế. Vua liền thu nạp vào hậu cung, sách lập làm Trường-Lạc Hoàng Hậụ Khoa Qúy-Mùi, niên hiệu Quang-Thuận(1463) thứ tư, ngày truyền lô kỳ thi Ðình. Trạng nguyên Lương Thế Vinh vào bái yết, hai vai hơi lệch, không ngay ngắn. Vua kinh dị sai vào bái yết Hoàng Thái Hậu. Thái Hậu nhận ra hình mạo Lương đúng là người trong mộng trên Ðế Ðình khi trước. Hai cung(Thái Hậu và vua) đều rất vui vẻ. Vua bèn trao cho Lương chức Hàm-Lâm Thị Ðộc, dự vào hàng 28 ngôi sao trên Tao Ðàn(Tao Ðàn Nhị Thập Bát Tú). Những thơ văn xướng họa có ghi chép trong các tập "Thiên-Nam Du Hạ" và bức đồ "Bình-Nam Chỉ Chưởng. Chùa Dục-Khánh sau lầm là chùa Hoa-Văn. Ðiện ở phía tả, thờ Thần-Khâm đức Quang-Thục Hoàng Thái Hậụ Khoảng năm Dương-Ðức, đời Trung-Hưng(1672- 1673), Tây-cung Hoàng-Thái-Hậu chữa lại chùa Khán-Sơn, phía hữu chính diện
  7. thờ ngự dung đức Thần-Tôn Uyên Hoàng Ðế. Từ hồi thay đổi triều vua trở về sau, chuà Khán-Sơn đổ nát, Ngự dung thiên đến chuà Dục Khánh, nay ở gian hữu tiền đường(có người lầm là tuợng đức Thánh Tôn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1