YOMEDIA
Lịch sử 10 nâng cao - CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (TỪ THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ V)
Chia sẻ: Uyen Nguyen
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:7
318
lượt xem
12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: 1. Kiến thức - Thấy được tính liên tục, rộng lớn, quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trong các thế kỷ I - V. Nguyên nhân là do chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất, không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta. - Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng,...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Lịch sử 10 nâng cao - CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (TỪ THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ V)
- CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
(TỪ THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ V)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Thấy được tính liên tục, rộng lớn, quần chúng trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trong các thế kỷ I - V. Nguyên nhân là
do chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu
tranh bất khuất, không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
- Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Bà Triệu.
2. Tư tưởng
- Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và đô hộ.
- Giáo dục lòng biết ơn các vị anh hùng của dân tộc, tự hào về những
chiến thắng oanh liệt của dân tộc.
3. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, lập bảng thống kê, sử dụng
lược đồ để trình bày diễn biến.
- II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa do GV tự chuẩn bị.
- Tranh ảnh trong SGK và tài liệu có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Chính sách chế độ của chính quyền phương Bắc đối với nhân
dân ta.
2. Mở bài
Trải qua nhiều thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ từ 179 TCN
đến 938 nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Để hiểu
được tính liên tục, rộng lớn và tính chất quần chúng trong cuộc đấu tranh
giành độc lập của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta sẽ tìm hiểu
bài 26.
3. Tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp 1. Khái quát các cuộc đấu tranh
- GV sử dụng bảng thống kê các cuộc đấu từ thế kỷ I đến thế kỷ V
- tranh tiêu biểu trong SGK.
Năm khởi nghĩa
Nơi có khởi nghĩa
Tóm tắt diến biến, kết quả
100
Quân Nhật Nam
Hơn 3000 dân nổi dậy đốt phá trụ sở, nhà
cửa...
- Sau đó GV yêu cầu HS đưa ra nhận xét về
các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc
thuộc.
- GV có thể gợi ý để HS có nhận xét, trả
lời...
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: - Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc,
dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy
đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên
tiếp rộng lớn nhiều cuộc nhân dân
cả 3 quận tham gia.
- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa
đã thắng lợi, lập được chính
quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Bà
Triệu).
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu
nước chống giặc ngoại xâm, ý chí
tự chủ và tinh thần dân tộc của
nhân dân Âu Lạc.
Hoạt động 1: Nhóm - Cá nhân 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các
nhóm theo dõi sách giáo khoa. Mỗi nhóm
theo dõi một cuộc khởi nghĩa theo nội dung.
+ Thời gian bùng nổ khởi nghĩa.
+ Chống kẻ thù nào (Triều đại đô hộ nào).
+ Địa bàn của cuộc khởi nghĩa.
+ Diễn biến chính của khởi nghĩa.
- + Kết quả, ý nghĩa.
GV phân công cụ thể:
+ Nhóm 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Nhóm 2: Khởi nghĩa Lý Bí.
+ Nhóm 3: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
- HS theo dõi sách giáo khoa; thảo luận theo
nhóm, cử đại diện ghi nội dung tóm tắt cuộc
khởi nghĩa vào giấy sau đó trình bày trước
lớp. Từng cá nhân HS nghe và ghi nhớ.
- GV nhận xét phần trình bày của nhóm sau
đó sử dụng từng bảng thống kê chi tiết về
các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân
ta thời Bắc thuộc, theo mẫu sau.
Khởi Kẻ
Địa bàn Tóm tắt diễn biến Ý nghĩa
nghĩa thù
Hai Bà Nhà Hát Môn - Tháng 3 - 40 Hai Bà Trưng - Mở đầu cho
Trưng Đông Mê Linh, phất cờ khởi nghĩa được nhân cuộc đấu tranh
Hán Cổ Loa, dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm chống áp bức
Luy Lâu được Cổ Loa buộc thái thú Tô bóc lột của
- Định chốn về Trung Quốc. Khởi nhân dân Âu
nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên Lạc.
làm vua xây dựng chính quyền
tự chủ,
- Mùa hè năm 42, Nhà Hán đưa - Khẳng định
hai vạn quân sang xâm lược. Hai khả năng, vai
Bà Trưng tổ chức kháng chiến trò của người
anh dũng nhưng do chênh lệch phụ nữ trong
về lực lượng, khởi nghĩa thất đấu tranh
bại, Hai Bà Trưng hi sinh. chống giặc
ngoại xâm.
- Cuộc - Nhà Thanh - Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở - Góp phần
khởi Ngô Hóa Phú Điền (Hậu lộc - Thanh thúc đẩy cuộc
nghĩa Hóa), nhanh chóng lan rộng ra đấu tranh mạnh
Bà quận Giao Chỉ, nghĩa quân mẽ của nhân
Triệu chiến đấu nhiều trận. dân ta giai đoạn
sau.
- Nhà Ngô lo sợ, cử Lục Dận chỉ
huy sang đàn áp - cuộc khởi
nghĩa thất bại.
- - HS theo dõi bảng thống kê ghi nhớ.
- GV: Sử dụng thời gian kể về các nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu thể
hiện sức sống không bao giờ bị dập tắt của dân tộc Việt Nam.
4. Củng cô
- Tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc.
- Đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền,
trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa trang 149 sưu tầm tư
liệu lịch sử, tranh ảnh đền thờ... các vị anh hùng đấu tranh chống ách áp bức
đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- Tự hoàn thiện bản thống kê kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...