intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Thiết kế hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 10" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm tòi, đổi mới có tinh thần tích cực, luôn mang đến năng lượng, tạo ra sự hào hứng, thích thú cho các em học sinh để tiến hành một giờ học Lịch sử đạt hiệu quả hơn từ đó nâng cao chất lượng môn học trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ---------------  -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 10” LĨNH VỰC: LỊCH SỬ Tác giả: Nguyễn Thị Anh Thơ Tổ: Khoa học xã hội Số điện thoại: 0918 451 666 Năm học: 2023 - 2024
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 3 2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Tính mới của đề tài ................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................. 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................. 4 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4 1.1. Một số nội dung về hoạt động khởi động .............................................. 4 1.1.1 Đặc điểm của hoạt động khởi động ..................................................... 4 1.1.2. Phân loại hoạt động khởi động: .......................................................... 4 1.1.3. Quy trình các bước cần thực hiện khi thiết kế hoạt động khởi động…5 1.1.4. Tính tích cực của học sinh ................................................................. 6 2. Cơ sở thực tiễn: ......................................................................................... 6 2.1. Khảo sát thực trang: .............................................................................. 7 2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: ........................................................... 8 II. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ 10 .................................................................................... 9 1. Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động trong môn Lịch sử......... 9 1.1. Khởi động bài học bằng thuyết trình: lời dẫn, câu trích dẫn, mẩu chuyện ................................................................................................................................. 9 1.2. Khởi động bài học bằng trực quan thị giác và thính giác: tranh ảnh, video, bài hát, đoạn nhạc .................................................................................................... 9 1.3. Khởi động bài học bằng “Kể chuyện” ................................................... 10 1.4. Khởi động bài học bằng trò chơi ........................................................... 10 1.5. Khởi động bài học bằng tình huống ...................................................... 11 1.6. Khởi động bài học bằng một sự kiện xã hội mang tính thời sự ............. 11 2. Thiết kế hoạt động khởi động sử dụng trong dạy học một số bài Lịch sử 12 2.1. Thiết kế hoạt động khởi động bài học bằng thuyết trình: lời dẫn, câu trích dẫn, mẩu chuyện…………………………………………………………………. 12
  3. 2.1.1. Khởi động bài học bằng “câu trích dẫn”……………………………. 13 2.1.2. Khởi động bài học bằng “mẩu chuyện” ............................................. 12 2.2. Thiết kế hoạt động khởi động bài học bằng trực quan thị giác và thính giác: hình ảnh, video, bài hát, đoạn nhạc. ............................................................... 15 2.2.1. Khởi động bài học bằng hình ảnh ...................................................... 15 2.2.2. Khởi động bài học bằng video hình ảnh. ........................................... 17 2.2.3. Khởi động bài học bằng video đoạn nhạc........................................... 18 2.3. Khởi động bài học bằng “kể chuyện” ................................................... 19 2.4. Khởi động bài học bằng trò chơi ........................................................... 20 2.5. Thiết kế hoạt động khởi động bài học bằng “Tình huống” .................. 23 2.5.1. Khởi động bằng tình huống: “lựa chọn hay bác bỏ” ........................ 23 2.5.2. Khởi động bằng tình huống “đồng tình - phê phán - tìm giải pháp cho hành động” ............................................................................................................. 24 2.6. Khởi động bài học bằng một sự kiện xã hội mang tính thời sự. ............ 26 2.6.1. Áp dụng khởi động vào Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống ............ 26 2.6.2. Khởi động bằng sự kiện: cuộc xung đột Ukraine – Nga (2/2022) ..... 27 III . THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 29 1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 29 2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 29 3. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 29 4. Kết quả xử lý thực nghiệm........................................................................ 29 PHẦN III: KẾT LUẬN................................................................................. 37 1. Kết luận ..................................................................................................... 37 2. Kiến nghị, đề xuất ..................................................................................... 39 2.1. Đối với Bộ GD - ĐT, Sở GD-ĐT33 ...................................................... 39 2.2 Đối với nhà trường: ................................................................................ 39 2.3. Đối với giáo viên bộ môn ..................................................................... 39 2.4. Đối với HS...................................................................................................... 39
  4. 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được gì qua việc học. Để làm được điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học, phải chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên phải bỏ nhiều công sức hơn, tâm huyết hơn để thiết kế cho từng bài học, từng hoạt động học trong mỗi tiết học. Trong quá trình giảng dạy, một trong những hoạt động mà tôi chú trọng đổi mới chính là hoạt động khởi động. Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động học theo Công văn số 1654/SGD&ĐT-GDTrH ngày 19/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Hoạt động khởi động mặc dù chỉ chiếm khoảng 10% thời gian nhưng lại đóng vai trò quan trọng, có tác động lớn đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Hoạt động khởi động tổ chức tốt sẽ tạo ra không khí học tập thân thiện, tích cực đồng thời thu hút sự tập trung của các em vào bài giảng. Thực tế dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nói riêng cho thấy, nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm để đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là cho hoạt động khởi động. Giáo viên hoặc vẫn đang sử dụng các cách truyền thống như chủ động dẫn dắt bài học bằng một số lời dẫn, hoặc hỏi bài cũ, hoặc hỏi đáp một số câu hỏi, thậm chí còn bỏ qua luôn hoạt động này. Chính vì vậy mà tâm thế sẵn sàng và hứng thú tìm hiểu kiến thức bài mới của học sinh là chưa cao. Vì vậy, hoạt động khởi động nếu được tổ chức tốt sẽ tạo ra một tâm thế, tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu cách thức tổ chức hoạt động khởi động càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh, hiệu quả giờ học vì thế sẽ được nâng cao, từ đó góp phần phát triển được những phẩm chất và năng lực cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Thiết kế hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 10”. Qua sáng kiến này tôi mong muốn người giáo viên luôn tìm tòi, đổi mới có tinh thần tích cực, luôn mang đến năng lượng, tạo ra sự hào hứng, thích thú cho các em học sinh để tiến hành một giờ học Lịch sử đạt hiệu quả hơn từ đó nâng cao chất lượng môn học trong nhà trường.
  5. 3 2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 10 trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 3. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát. Khảo sát thực tế, phát phiếu điều tra, thực nghiệm sư phạm… - Tổng hợp tư liệu, tài liệu. 4. Tính mới của đề tài Những điểm mới trong đề tài: - Xây dựng được quy trình thiết kế hoạt động khởi động sử dụng trong dạy một số bài trong chương trình Lịch sử 10. - Xây dựng được một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động sử dụng trong dạy học Lịch sử 10. - Thiết kế được một số hoạt động khởi động bằng “câu trính dẫn”, bằng trực quan thị giác, thính giác (hình ảnh, video, bài hát, đoạn nhạc…); bằng kể chuyện; bằng trò chơi “Vòng quay may mắn”, bằng tình huống, bằng sự kiện xã hội mang tính thời sự… để sử dụng trong dạy một số bài Lịch sử 10.
  6. 4 PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Một số nội dung về hoạt động khởi động 1.1.1. Đặc điểm của hoạt động khởi động Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động học theo Công văn số 1654/SGD&ĐT-GDTrH ngày 19/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Hoạt động khởi động dạy học môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng., bao gồm các phương pháp hiện đại (thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi...) và các phương pháp truyền thống (trực quan, kể chuyện...). Thông qua các trò chơi, các câu chuyện, bộ phim, bài hát lịch sử hoặc các câu hỏi thú vị, nhẹ nhàng các em sẽ được dẫn dắt vào bài học một cách tự nhiên, hứng thú và hiệu quả hơn. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học “Thiết kế hoạt động khởi động” tốt sẽ giúp người học cảm thấy hứng thú, yêu thích và muốn cùng người dạy khám phá những nội dung tiếp theo trong bài học. Việc khơi dậy sự hứng thú học tập, phát triển ý thức, ý chí, năng lực bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. 1.1.2. Phân loại hoạt động khởi động Có rất nhiều cách phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau, nhưng chủ yếu chia làm 2 loại: - Về hình thức: có hoạt động vận động và hoạt động tĩnh. Hoạt động vận động: là những hoạt động thiên về vận động thể chất, các nhóm cơ. Ví dụ các trò chơi trí tuệ kết hợp tay chân, các giác quan… Hoạt động tĩnh: thiên về tư duy trí não như: thảo luận, giải ô chữ, thuyết trình, giải quyết hỏi nêu vấn đề. - Về đối tượng thực hiện: Hoạt động khởi động được thực hiện bởi giáo viên: lời dẫn gián tiếp, trích dẫn ý kiến hay danh ngôn, câu hỏi gợi vấn đề, liên hệ thực tế.
  7. 5 Hoạt động khởi động được thực hiện bởi người học - học sinh: các trò chơi Hoạt động khởi động được thực hiện bởi cả giáo viên và học sinh Giáo viên dựa vào mục tiêu từng bài học cụ thể, khả năng của từng lớp để lựa chọn hoạt động và đối tượng thực hiện một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình thiết phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động giống nhau. Giáo viên cũng dựa vào bảng khảo sát đầu năm để đưa ra các dạng câu hỏi ở mức độ khác nhau phù hợp với học lực của từng lớp để tất cả học sinh đều có thể tham gia vào hoạt động khởi động. 1.1.3. Quy trình các bước cần thực hiện khi thiết kế hoạt động khởi động Bước 1 Xác định mục tiêu khởi động Bước 2 Phân tích nội dung kiến thức bài dạy, xác định nội dung khởi động Bước 3 Lựa chọn phương pháp khởi động tích cực phù hợp với bài học Bước 4 Thiết kế hoạt động khởi động Bước 5 Đánh giá hoạt động khởi động và kết nối vào bài học Bước 1: Xác định mục tiêu khởi động Mục tiêu khởi động là kết quả học tập mà giáo viên mong muốn người học đạt được sau bài học, để xác định mục tiêu khởi động, giáo viên cần căn cứ nội dung bài học, vị trí bài học, chuẩn bị kiến thức kĩ năng, đặc điểm trình độ của học sinh nhằm tạo được không khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học; tạo sự thân thiện giữa thầy và trò. Bước 2: Phân tích nội dung kiến thức bài dạy, xác định nội dung khởi động Nội dung kiến thức bài dạy là đối tượng của hoạt động học tập, phân tích nội dung kiến thức bài dạy để xá định nội dung kiến thức của hoạt động của khởi động Bước 3: Lựa chọn phương pháp khởi động tích cực phù hợp với bài học Căn cứ vào mục tiêu khởi động, xác định phương pháp khởi động phù hợp mục tiêu, nội dung bài học, phương tiện dạy học và đối tượng học sinh, phương pháp ưu việt phát huy tính tích cực nhất.
  8. 6 Bước 4: Thiết kế hoạt động khởi động Giáo viên phổ biến cách thức khởi động, các quy ước, quy định đối với học sinh. - Ngắn gọn về thời lượng (3 đến 7 phút) - Tạo được không khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học; tạo sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh. - Có tính hấp dẫn, gây được sự sôi nổi, hào hứng, kích thích được sự hứng thú, tò mò hay tâm lý thi đua, thích khen thưởng của học sinh. - Gợi được vấn đề của bài học. - Học sinh chỉ có thể phán đoán một phần mà chưa thể dùng tri thức cũ lý giải vấn đề, buộc phải chú ý bài học mới có thể khám phá điều muốn biết . Bước 5: Đánh giá hoạt động khởi động và kết nối vào bài học - Phải chuẩn bị phiếu đánh giá/phương án đánh giá sản phẩm/kết quả của học sinh như: chốt ý, nhận xét, tiêu chí chấm, đáp án để chấm). - Nội dung khởi động phải gắn kết với hoạt động hình thành kiến thức không được tách rời. Phải lôi cuốn thu hút được học sinh tham gia và tạo không khí học tập tích cực, hiếu kì cho hoạt động tiếp theo. Tùy theo từng nội dung của bài tôi lại xây dựng một phần khởi động riêng, tránh hiện tượng trùng lặp đơn điệu khiến học sinh nhàm chán. Ngoài ra trong mỗi tiết dạy thực nghiệm, tôi luôn quan sát và để ý thái độ của học sinh, từ đó nắm bắt tâm lý các em thích gì, không thích gì để rút kinh nghiệm cho những tiết học sau được hiệu quả hơn. 1.1.4. Tính tích cực của học sinh Tính tích cực chủ động học tập có vai trò quan trọng trọng việc nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng với nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức cho bản thân. Vậy, muốn tạo đuọc tính tích cực trong học tập lịch sử cho học sinh, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải lôi cuốn các em vào bài học. Từ những sự kiện cụ thể của bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành nên biểu tượng lịch sử sinh động, chính xác… Và từ những biểu tượng cụ thể, các em sẽ nắm khái niệm của sự kiện lịch sử, hiểu được bản chất của sự kiện lịch sử đó rồi rút ra bài học hữu ích cho bản thân. 2. Cơ sở thực tiễn
  9. 7 2.1. Khảo sát thực trạng Để tìm hiểu thực trạng, tác giả đã tiến hành khảo sát hai đối tượng: 160 học sinh của trường THPT Hà Huy Tập và 16 giáo viên bộ môn Lịch sử trong và ngoài trường trên Google Form: - Link khảo sát giáo viên: https://docs.google.com/forms/d/1f7PIYIcVGuAFkQAiTyoCaHiUvIn6URb T9Cx-EV9IVRo/edit - Linh khảo sát học sinh: https://docs.google.com/forms/d/1zAWI1lrg5xMLBw5cBWKXJyZGDqKH VDaByChoowp5gmA/edit - Đối với giáo viên: Bảng 1: Khảo sát dạy hoạt động khởi động của giáo viên trước khi đổi mới Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Thầy (cô) cho biết việc thực hiện 1 hoạt động khởi động khi vào bài 30% 30% 40% mới có cần thiết không? Không Thầy (cô) có thường xuyên đổi Rất thường Thường thường 2 mới tổ chức dạy hoạt động khởi xuyên xuyên xuyên động không? 35% 35% 30% Kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng tổ chức hoạt động khởi động vẫn chưa có được vị trí xứng đáng trong tiết học Lịch sử. Mặc dù số lượng giáo viên cho rằng việc tiến hành hoạt động khởi dộng cần thiết và rất cần thiết chiếm khá nhiều 60%. Nhưng vẫn còn khoảng 40% giáo viên cho rằng việc thực hiện hoạt động khởi động đầu bài học là ít cần thiết, và 30% giáo viên không thường xuyên đổi mới hoạt động khởi động, nên có chăng cũng chỉ là là lời dẫn trực tiếp, đi thẳng trực diện vào bài hay đầu tư hơn là một vài câu hỏi hay liên hệ từ thực tế. Hoạt động này được đánh giá khởi động cho giáo viên là chủ yếu còn học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe. Vì vậy không phát huy được tính tích cực chủ động,sáng tạo,tài năng của học sinh, không tạo ra hứng thú cho HS trong mỗi tiết học. + Đối với học sinh:
  10. 8 Bảng 2: Khảo sát mức độ quan tâm của học sinh đến hoạt động khởi động trong môn học Lịch sử Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Mức độ rất Mức độ Mức độ Mức độ cao cao trung bình thấp Em có quan tâm đến hoạt động 1 33% 36% 16% 15% khởi động trong bài dạy không? Nếu khởi động tạo cho em sự Mức độ rất Mức độ Mức độ Mức độ hứng thú, tò mò, em có muốn cao cao trung bình thấp 2 tìm hiểu bài học để giải quyết 34% 35,5% 18% 12,5% vấn đề không? Em có chủ động tham gia các Mức độ rất Mức độ Mức độ Mức độ 3 nội dung trong hoạt động khởi cao cao trung bình thấp động không? 20,3 29 40 10,6 Rất hứng Bình Không Ý kiến Em có hứng thú và yêu thích thú và yêu 3 thường hứng thú khác môn Lịch sử không? thích 25,5% 48,4% 12,5 13,6% Khảo sát cho thấy đa số học sinh đều có quan tâm đến hoạt động khởi động để có được tiết học sinh động, hấp dẫn để kích thích tư duy của các em chủ động khám phá kiến thức mới (mức độ cao và mức độ khá chiếm 69,5%). Tuy nhiên số học sinh chủ động tham gia hoạt động khởi động chiếm tỉ lệ không cao (49,3%). Tỉ lệ học sinh yêu thích môn Lịch sử còn thấp (25,5%). 2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng Thứ nhất: Đa số giáo viên đã tiến hành thực hiện hoạt động khởi động trong giờ học, tuy nhiên giáo viên chưa đổi mới tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: - Quan niệm cho rằng chỉ hình thành kiến thức mới quan trọng, hoạt động khởi động là ít cần thiết. - Lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào, sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác...Vì vậy, trong quá trình dạy,
  11. 9 dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút. - Có nhiều giờ dạy lại tổ chức khởi động đơn thuần chỉ bằng những lời vào bài khô khan, thiếu cảm xúc đơn điệu và nghèo nàn. Dễ gặp nhất là lời dẫn trực tiếp, đi thẳng, vào bài hay đầu tư hơn là một vài câu hỏi hay liên hệ từ thực tế. - Hoạt động này được đánh giá khởi động cho giáo viên là chủ yếu còn học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe, Từ đó chưa phát huy hết tính tích cực cũng như sự sáng tạo của các em trong học tập bộ môn. - Thứ hai: Thực tế dạy học trong nhà trường cho thấy trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau cho nên hứng thú của mỗi em cũng sẽ khác. Nhiều học sinh còn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học. Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập. II. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ 10 1. Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động trong môn Lịch sử 1.1. Khởi động bài học bằng thuyết trình: lời dẫn, câu trích dẫn, mẩu chuyện - Khái niệm: Trong hệ thống các phương pháp dạy học (PPDH), thuyết trình là phương pháp dạy học truyền thống và có lịch sử lâu đời. Thuyết trình được định nghĩa: là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách có hệ thống, logic cho học sinh tiếp thu. Nói cách khác, thuyết trình trong dạy học là cách thức người dạy truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho người học thông qua lời nói (và các hình ảnh, mô hình phụ trợ nếu có) để trình bày, giải thích, làm sáng tỏ nội dung bài học. - Phương pháp thuyết trình cần tuân thủ theo 3 bước sau: thứ nhất, đặt vấn đề bằng câu hỏi nhận thức; thứ hai, giải quyết vấn đề bằng con đường quy nạp hoặc diễn dịch, kết hợp với các ví dụ để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng; thứ ba, kết luận được rút ra một cách logic từ bước thứ hai, tổng kết và nhấn mạnh để người học ghi nhớ Điểm quan trọng của phương pháp thuyết trình hiệu quả là sự kết hợp hài hòa giữa thuyết trình với các phương pháp dạy học khác, tăng cường sự bổ trợ lời nói bằng hình ảnh, hiện vật (nếu có) và thuyết trình như một bài hùng biện.
  12. 10 1.2. Khởi động bài học bằng trực quan thị giác và thính giác: tranh ảnh, video, bài hát, đoạn nhạc - Khái niệm: Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng các yếu tố trực quan như hình ảnh, video, biểu đồ và công cụ tương tác để truyền đạt kiến thức và tạo ra một trải nghiệm học tập sinh động và tương tác. Điều này giúp học viên dễ dàng hình dung và hiểu biết sâu hơn về nội dung học, đồng thời khuyến khích họ tham gia tích cực vào quá trình học tập. - Mục đích: Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng với học sinh. Nó phù hợp cho những giờ dạy đòi hỏi không khí sâu lắng. Việc đưa học sinh du lịch qua màn ảnh hay để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc, bài hát thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ. - GV sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trình chiếu cho HS xem một video, một thước phim hoặc những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học; sau đó, sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng tư duy cho học sinh. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên đưa ra nhận xét và khái quát những vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng tham gia vào hoạt động học tập. 1.3. Khởi động bài học bằng “Kể chuyện” Khái niệm: Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đang xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử liên quan đến nội dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải thích cho một cái tên, địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài học. Nguyên tắc: Có thể nói rằng, bất cứ nơi nào, ở đâu những câu chuyện kể luôn luôn mang lại hiệu quả. Đặc biệt là tính giáo dục của các câu chuyện, môn lịch sử cũng không là ngoại lệ. Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để nó phát huy giá trị và không làm mất thời gian của tiết học. Khi sử dụng giáo viên phải biết chắt lọc, kể ngắn gọn và sau mỗi câu chuyện phải biết đặt những câu hỏi hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình, từ đó học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. 1.4. Khởi động bài học bằng trò chơi - Khái niệm: Khởi động bằng một trò chơi là hình thức bắt đầu tiết học bằng một trò chơi. Đây là hoạt động được các học sinh rất thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi
  13. 11 ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. - Phương pháp: phổ biến nhất là tổ chức dưới dạng trò chơi như: Đuổi hình bắt chữ, Giải ô chữ, Vòng quay may mắn… Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp HS rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên... Trước khi chơi, cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết, tạo hiệu ứng, hệ thống câu hỏi liên quan đến bài mới, dự kiến tình huống xảy ra và cách xử lí tình huống, kết quả đạt được qua trò chơi. Để có những trò chơi hấp dẫn, giáo viên phải sang tạo không ngừng đồng thời khuyến khích các em tham gia nhiệt tình, chơi hết mình. 1.5. Khởi động bài học bằng tình huống Khái niệm: Dạy học bằng tình huống là một trong những phương pháp dạy học tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, được xem như khâu đột phá căn bản trong xu hướng đầu tư chiều sâu cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm. Đặc điểm: Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học. Phương pháp: dạy học tình huống có 2 dạng cơ bản: + Một là, tình huống lựa chọn hay bác bỏ: giáo viên đưa ra 2 ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó để học sinh lựa chọn thông qua kiến thức hiểu biết của mình trên cơ sở những gợi mở của giáo viên. + Hai là tình huống đồng tình - phê phán - tìm giải pháp cho hành động: Giáo viên đưa ra ý kiến về một vấn đề nào đó để học sinh lựa chọn đồng tình - phê phán thông qua kiến thức hiểu biết của mình trên dựa vào những gợi mở của giáo viên trên cơ sở đó tìm giải pháp cho hành động.
  14. 12 1.6. Khởi động bài học bằng một sự kiện xã hội mang tính thời sự Khái niệm: sự kiện xã hội mang tính thời sự là những sự việc quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm. Bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, thể thao, thời tiết... (trong nước và thế giới). Hiện nay rất nhiều các sự kiện lịch sử được phản ánh ở thời điểm hiện tại có mối quan hệ khăng khít với nhau. Những sự kiện đang và sẽ xảy ra ở hiện tại và tương lai đều bắt nguồn từ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Chính vì có sự gắn bó hết sức mật thiết như vậy nên đem lại hứng thú rất tốt đối với học sinh qua mỗi sự kiện mang tính thời sự, kích thích tính tò mò, tích cực khám phá tìm hiểu, đồng thời giúp các em có những nhận thức đúng đắn khi vận dụng giải quyết tình huống trong cuộc sống. 2. Thiết kế hoạt động khởi động sử dụng trong dạy học một số bài Lịch sử 10 2.1. Thiết kế hoạt động khởi động bài học bằng thuyết trình: lời dẫn, câu trích dẫn, mẩu chuyện 2.1.1. Khởi động bài học bằng “câu trích dẫn” Bài 10. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc (Tiết 1) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi được hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, cũng như định hướng được nhiệm vụ học tập cho HS trong bài học mới. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV trích dẫn lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 9-9-1954, Bác Hồ đã gặp mặt, căn dặn và giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong về tiếp quản Thủ đô: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Mười tám đời Vua Hùng đã chứng kiến sự ra đời và phát triển của nước Việt Nam và được ghi nhận là đã rèn giũa những đức tính dân tộc như ý thức cộng đồng, tương thân tương ái, lòng yêu nước và không chịu khuất phục trước áp bức. Từ nhà nước Văn Lang, Âu Cơ đến nền văn minh sông Hồng và các nền văn hóa tiền Đông Sơn phát triển vô cùng thịnh vượng. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Em hãy cho biết thời đại vua Hùng gắn liền nền văn minh nào trên lãnh thổ nước ta?
  15. 13 ? Em biết gì về nền văn minh đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: - Thời đại vua Hùng gắn liền nền văn minh Văn Lang. - Thời đại các vị vua Hùng gắn liền với nước Văn Lang là giai đoạn lịch sử mở đầu cho dân tộc ta cách nay hàng mấy chục thế kỷ, mở ra một thời đại lịch sử mới - thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án chuyển sang nội dung mới Đó là thời đại mà đất nước ta có cương vực, tên nước, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng riêng. Tất cả những cái đó là nền móng và trở thành ý thức, bản sắc và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Cùng với văn đầu tiên Văn Lang – Âu lạc, các hiện vật còn lại đến ngày nay là các tư liệu giúp chúng ta tìm hiểu về các nền văn cổ trên đất nước Việt Nam một cách chân thực và sinh động. Vậy những nền văn minh đó được ra đời và phát triển như thế nào, chúng ta cùng hiểu qua bài học hôm nay. 2.1.2. Khởi động bài học bằng “mẩu chuyện” Bài 15. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam (tiết 2) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài học mới thông qua việc giáo viên kể cho HS nghe mẩu chuyện về Bác Hồ với các chiến sĩ người dân tộc. Qua đó phần nào giúp học sinh hiểu được sức mạnh của đoàn kết toàn dân tộc. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV kể mẩu chuyện về Bác Hồ với các chiến sĩ người dân tộc Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể: Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân. Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
  16. 14 - Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình. Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo: - Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào? Tôi thưa: Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác. Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...Bác nói: - Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi". Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Qua câu chuyện em cảm nhận được gì về tình cảm Bác dành cho đồng bào dân tộc thiểu số? Em rút ra được bài học gì về khối đại đoàn kết dân tộc? Hình 1: Hình ảnh dạy học thực nghiệm tại lớp 10T2 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện em cảm nhận được: Bác đã dành tình cảm sâu nặng, tình thương mênh mông và tấm lòng nhân ái bao la đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đối với đồng bào miền Nam, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia chiến đấu, trải qua nhiều gian khổ. Đồng thời, Bác luôn động viên và khẳng định niềm tin của mình
  17. 15 vào sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, nếu thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc tốt, nhất định chúng ta sẽ thành công trên bất cứ mặt trận nào. - Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn... Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án chuyển sang nội dung mới. Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc. Để hiểu rõ hơn, hôm nay chúng ta qua bài cuối cùng của chương trình Lịch sử 10, bài 15 (Tiết 2). 2.2. Thiết kế hoạt động khởi động bài học bằng trực quan thị giác và thính giác: hình ảnh, video, bài hát, đoạn nhạc 2.2.1. Khởi động bài học bằng hình ảnh Bài 5. Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ – trung đại (Tiết 1) a) Mục tiêu: Tạo tình huống học tập bằng việc cho HS quan sát các hình ảnh nhân vật lịch sử, (học sinh huy động kiến thức đã học ở cấp 2) để trả lời, từ đó tạo hứng thú cho các em tìm hiểu bài học mới. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. GV cho HS quan sát hình ảnh các nhân vật trên màn hình trình chiếu, cùng các gợi ý: Hình 1:.................... Hình 2:.................. ..Hình 3:.................... Hình 4:.................. Gợi ý Hình 1: Tên tuổi ông gắn liền câu nói nổi tiếng: “Hãy cho tôi 1 điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng trái đất này lên?”
  18. 16 Gợi ý Hình 2: Ông nghĩ ra phương pháp đo chiều cao của kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng? Gợi ý Hình 3: Sau trận đánh Hi-Lạp và Ba-Tư năm 490 TCN 1 chiến binh Hy Lạp được giao nhiệm vụ báo tin trận thắng Marathon về thành Athens. Ông đã chạy liên tục 42km và đã gục ngã ngay khi báo được tin mừng. Đó cũng là nguồn gốc đáng tự hào của môn thể thao chạy marathon ngày nay. Ông là ai? Gợi ý Hình 4: Ông là nhà thơ mù và là tác giả của bộ sử thi “I-li-at và Ô-đi-xê? 2. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Dựa vào gợi ý trên và những hiểu biết đã học trong chương trình THCS kể tên các nhân vật trong các bức ảnh. ? Các nhân vật trên có điểm chung gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời: - Tên các nhân vật lịch sử lần lượt là: 1. Acsimet 2. Talet 3. Philipides 4. Home - Các nhân vật trên có điểm chung: Đều là các nhà văn hoá nổi tiếng của Hi Lạp và La Mã thời cổ trung đại. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết nối vào bài học. Có thể nói, Văn minh Hi Lạp và La Mã là nền văn minh tiêu biểu, cổ xưa được truyền bá rộng rãi. Hy Lạp và La Mã là hai nền văn minh cổ ở khu vực Địa Trung Hải. Văn minh Hy Lạp hình thành từ thiên niên kỉ III, đạt đến đỉnh cảo ở thế kỉ V TCN, trong đó từ thế kỉ II TCN người La Mã đã tiếp nhận nền văn minh Hy Lạp và phát triển thành một dòng chảy văn minh liên tục với những thành tựu cao hơn. Nền văn minh Hy Lạp La Mã đã đạt được những thành tựu nào, nó có ý nghĩa lịch sử gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài học này nhé.
  19. 17 Hình 2: Hình ảnh dạy học thực nghiệm tại lớp 10 T1 2.2.2. Khởi động bài học bằng video hình ảnh Bài 1. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức a) Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên cho HS xem một đoạn video về cây Cầu Long Biên và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Em hãy cho biết cây cầu lịch sử nào đang được nhắc tới trong video? Câu 2. Em biết gì về cây cầu này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát hình ảnh, video clip về Cầu Long Biên và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: - Cây cầu được nhắc đến trong video là cây cầu Long Biên. - Cây cầu lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp. Do Pháp xây dựng, nó là biểu tượng văn hoá, nhân chứng chiến tranh . Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức chuyển sang nội dung mới: Cây cầu Long Biên và hiểu biết cây cầu được gọi là hiện thực và nhận thức Lịch sử. Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được hậu thế nhận thức dựa vào những mảnh vỡ của sự kiện (Tức sử liệu) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con
  20. 18 người. Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất? Bài học này sẽ giúp các em lí giải điều đó. Hình 3. Hình ảnh dạy học thực nghiệm tại lớp 10T1 2.2.3. Khởi động bài học bằng video đoạn nhạc Bài 4. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và phát triển du lịch (Tiết 1) a) Mục tiêu Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập. Hình 4. Hình ảnh dạy học thực nghiệm tại lớp 10T1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2