intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LIÊN HOAN PHIM CANNES THÁNH ĐƯỜNG CỦA ĐIỆN ẢNH TOÀN CẦU

Chia sẻ: Ben Ben | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

73
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Pháp có quyền tự hào là đã khởi xướng những sự kiện thể thao và văn hóa chủ yếu của hành tinh. Ví như Thế vận hội hiện đại, Giải vô địch bóng đá thế giới, thế giới. Sự lôi cuốn sâu xa của LHP khởi nguồn từ ý nghĩa liên tục được duy trì và phát huy của nó, chuyện rất ít người Pháp và nước ngoài nắm được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LIÊN HOAN PHIM CANNES THÁNH ĐƯỜNG CỦA ĐIỆN ẢNH TOÀN CẦU

  1. LIÊN HOAN PHIM CANNES THÁNH ĐƯỜNG CỦA ĐIỆN ẢNH TOÀN CẦU Người Pháp có quyền tự hào là đã khởi xướng những sự kiện thể thao và văn hóa chủ yếu của hành tinh. Ví như Thế vận hội hiện đại, Giải vô địch bóng đá thế giới, Cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp, Ngày hội âm nhạc, và hết sức nổi bật, Liên hoan phim (LHP) Cannes, đặc trưng cho những gì là căn cốt nhất của nghệ thuật thứ bảy. Đã nhiều năm, LHP được truyền thông hóa hoành tráng, sâu rộng và thân thương chỉ sau Giải vô địch bóng đá thế giới. Sự lôi cuốn sâu xa của LHP khởi nguồn từ ý nghĩa liên tục được duy trì và phát huy của nó, chuyện rất ít người Pháp và nước ngoài nắm được. Ý nghĩa ấy là nghệ thuật phải vì lợi ích của đại chúng, tức của nhân dân lao động. Từ những năm 1910, điện ảnh thu hút quan tâm của hầu như toàn bộ giới trí thức không chỉ tại Pháp. Nó vẫn như chưa tìm được phương hướng, trong khi phát triển như vũ bão và qua mặt tất cả các môn nghệ thuật về quy mô công chúng hưởng ứng và hâm mộ ngày một rộng rãi. Đúng lúc đó, năm 1936, Mặt trận bình dân Pháp lên cầm quyền. Chính phủ bình dân muốn phát biểu chính kiến của mình qua một cuộc triển lãm quốc tế độc nhất vô nhị. Ấy là triển lãm Paris 1937, được triển khai dọc sông Seine, trên diện tích 100 hecta, với 52 nước tham gia trưng bày, đón tiếp trên 31 triệu khách thăm, trong 5 tháng từ 25-5 tới 25-10. Phản ánh những vấn đề nóng bỏng của thời đại, triển lãm nhấn mạnh chủ đề: Nghệ thuật và kỹ thuật không đối lập nhau, mà ngược lại, sự kết hợp của chúng là cần thiết và không thể khác được. Trong bối cảnh thế giới đang trải qua khủng hoảng kinh tế và căng thẳng chính trị, triển lãm Paris không quên kêu gọi bảo vệ hòa bình. Không vô tình, hai khu trưng bày của Liên Xô và của nước Đức Hitler lại được bố trí hai bên tháp Eiffel lừng lẫy, biểu tượng số một của Cộng hòa Pháp. Khu của
  2. Liên Xô gây chú ý với bức tượng búa liềm công nông khổng lồ, cao 25 mét, về sau được lưu giữ vĩnh viễn ở Matxcơva. Khu của Đức như được thống lĩnh bởi tượng con đại bàng oai hùng sắp cất cánh. Cho tới nay, triển lãm Paris 1937 vẫn là một niềm kiêu hãnh của người Pháp, hé lộ một nhìn nhận thời đại và một ước vọng hòa giải của Pháp có lẽ không thể xác đáng hơn được nữa. Tầm nhìn và ước vọng đó, các chuyên gia nghệ thuật không thể không hoan nghênh và ủng hộ. Riêng trong điện ảnh, Pháp lẽ nào không đóng nổi vai trò dung hòa các trào lưu và khẳng định sứ mệnh của nghệ thuật thứ bảy? Một yếu tố thời sự thúc đẩy khát khao phấn đấu cho một nền điện ảnh nhân văn, xứng đáng với con người. Đấy là việc các trùm phát xít Đức và Italia can thiệp ngày một thô bạo vào LHP lâu đời nhất, Mostra de Venise, về sau thường gọi là LHP Venise, nhằm buộc phim ảnh tuyên truyền và ca ngợi chủ nghĩa phát xít đang trỗi dậy. Hai người Pháp từng được mời làm giám khảo ba kỳ Mostra de Venise; năm 1936 là Emile Vuillermoz (1878-1960), nhà phê bình âm nhạc và điện ảnh có tiếng; năm 1937 và 1938 là René Jeanne (1887-1969), nhà biên kịch, diễn viên và nhà viết sử điện ảnh. Hai ông bức xúc trước sự thao túng lộ liễu của chủ nghĩa phát xít đối với phim trường, nảy ý tưởng tổ chức một LHP quốc tế ngay tại Pháp để làm đối trọng. Hai ông bàn nhau, viết một kiến nghị, gửi lên ông Jean Zay, Bộ trưởng Giáo dục đào tạo và Nghệ thuật. Bộ trưởng xúc động sâu sắc với sáng kiến thâm trầm, ngỏ lời công khai xin mọi người góp ý. Biết chuyện, không ít nhà điện ảnh Anh, Mỹ nhiệt liệt biểu lộ sự tán đồng. Được tổng thống Leon Blum chấp thuận, Bộ trưởng Jean Zay quyết định tổ chức một LHP quốc tế thường niên tại Pháp. Nhiều thành phố xin được làm địa điểm LHP. Các chuyên gia phải xem xét cẩn thận từng trường hợp. Louis Lumiere, một trong hai ông tổ của nghệ thuật thứ bảy, thân chinh đi khảo sát hiện trường. Thành phố Cannes, với phong cảnh hữu tình, lợi thế du lịch và nghỉ dưỡng, đã chinh phục được ông, và qua trình bày nặng ký của ông với hội đồng tuyển chọn, nghiễm nhiên đi vào lịch sử điện ảnh. Với Louis Lumiere chấp nhận lời mời làm chủ tịch, kỳ LHP đầu tiên được khởi động từ
  3. tháng 6-1939 và chính thức diễn ra từ ngày 1 tới 20-9. Từ tháng 8, các minh tinh màn bạc từ nhiều nơi trên thế giới bắt đầu đổ về Cannes. Điện ảnh Mỹ hào hứng hơn người với LHP mới mẻ và nhiều triển vọng này. Hãng phim Metro Goldwyn Mayer thuê hẳn một chiếc tàu thủy vượt đại dương để các ngôi sao Hollywood tới cuộc hội ngộ chưa từng có trong lịch sử nghệ thuật thứ bảy. Người Mỹ còn dự định xây dựng trên bãi biển của Cannes một phiên bản của Nhà thờ Đức bà Paris, cảm hứng từ bộ phim Quasimodo thành công vang dội của họ. Ban lãnh đạo LHP trù tính nhiều hoạt động và tiệc tùng tôn vinh điện ảnh. Song đúng ngày LHP khai mạc, quân Đức phát xít xâm nhập lãnh thổ Ba Lan. Ngày 3-9, Anh - Pháp tuyên chiến với Đức. Thế là LHP Cannes đành gác lại. Nó không chết yểu như một số người nghĩ thời bấy giờ. Sau Đại chiến II, ngay năm 1946, bất chấp muôn vàn khó khăn, Ban chủ trì Cannes đã cương quyết tổ chức LHP. Nhiều cá nhân và tổ chức khích lệ họ trong công việc nan giải. Động viên Ban chủ trì Cannes hăng hái và cảm động nhất là Tổng liên đoàn lao động Pháp, mà đạo diễn điện ảnh Louis Daquin là một thành viên ban chấp hành trung ương. Vấn đề hóc búa là kinh phí đã được Bộ Ngoại giao Pháp và Tòa thị chính Cannes tháo gỡ. Lý tưởng của Cannes vẫn còn đó. Tinh thần của nó không suy xuyển, đúng như Louis Lumiere từng tuyên bố khi sắp tiến hành kỳ LHP đầu tiên năm 1939: “(Cannes) thúc đẩy nghệ thuật điện ảnh phát triển dưới mọi dạng thức và kiến tạo sự hợp tác giữa các nước sản xuất phim”. Sự trân trọng nhau giữa điện ảnh Pháp và điện ảnh Hoa Kỳ, sự trân trọng ngày một phát huy tác dụng trong đời sống nghệ thuật thứ bảy toàn cầu, manh nha từ kỳ liên hoan hụt 1939 có chiều nảy nở. Kỳ LHP thứ nhất thực sự của Cannes vậy là tiến triển ngoạn mục từ 20-9 tới 5- 10-1946. Có điều, chiến tranh không còn, sự khống chế đầy tội lỗi của các thế lực phát xít đen tối đối với Mostra de Venise cũng cuốn theo chiều gió. Giờ đây, cả Venise lẫn Cannes chia sẻ một sứ mệnh. Hai ban lãnh đạo lặng lẽ trao đổi và thống nhất hai LHP sẽ vẫn tổ chức vào tháng 9, nhưng xen kẽ nhau hai năm một lần. Song bị báo chí Pháp kêu ca dữ quá, thậm chí bị kết tội là Cannes đầu hàng
  4. Venise, ban lãnh đạo Cannes bèn chuyển LHP của mình về trung tuần tháng 5 và vẫn là thường niên. Địa điểm ban đầu của LHP Cannes là sòng bạc của thành phố. Kỳ LHP thứ hai, từ 12 đến 25-9-1947, được tiến hành trong Cung liên hoan và đại hội, thường gọi là Cung Croisette, vì nó tọa lạc trên đại lộ Croisette của thành phố. Cung điện được khánh thành một ngày trước khi Cannes khai mạc, dù mái của nó chưa thật hoàn chỉnh. Gần cuối LHP, một cơn lốc đã bốc tung mái này. LHP phải tạm chuyển về Sòng bạc. Cung Croisette được tu chỉnh và tồn tại mãi tới năm 1983, khi người ta buộc phải dỡ bỏ nó, để thay bằng một cung điện mới to rộng hơn, hàng ngàn người đã tới chứng kiến và hầu ai cũng rơi lệ. Đây là một kỷ niệm không bao giờ phai mờ không chỉ đối với công chúng Pháp. Nó kết đọng kỳ vọng của dân chúng đối với LHP Cannes nói riêng và với nghệ thuật thứ bảy nói chung. Kỳ vọng ấy được TS Picaud, thị trưởng Cannes, thấu hiểu và hiện hình hóa thành tòa nhà bất tử. Cung Croisette hiện nay nổi tiếng với tấm thảm đỏ trải từ dưới chân rồi lên 24 bậc thềm được mệnh danh là 24 bậc vinh quang, dẫn vào Hội trường LHP những nhân vật chủ chốt của mỗi kỳ hội, các ngôi sao, các đạo diễn và nhà sản xuất sừng sỏ, những người góp phần làm nên những tác phẩm điện ảnh nổi trội nhất, các vệ tinh làm cho Cannes mỗi ngày thêm sang trọng và hấp dẫn, các nhà cầm cân nảy mực cho phim trường và các nhà chỉ đạo Cannes tức gần như chỉ đạo nghệ thuật thứ bảy toàn cầu. Dù muốn dù không, lịch sử Cannes cho thấy điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung không thể tách rời chính trị. Tuy nhiên, để tồn tại, trước hết Cannes phải có tiền. Sau kỳ LHP thứ hai, chính phủ Pháp không bao cấp LHP nữa. Năm 1948, LHP không tổ chức được vì nhiều lý do, trong đó có lý do tài chính. Năm 1950, tình hình tương tự lặp lại. Dần dần, từ sự lôi cuốn của LHP, nghĩa là sự quan tâm không ngừng tăng lên của công chúng không chỉ ở Pháp đối với nó, các mạnh thường quân, các tập đoàn kinh tế, các hãng vận tải và quảng cáo, các thương hiệu thời trang và mỹ phẩm, các phương tiện truyền thông lớn nhỏ... lũ lượt đến với nó trong tương tác đôi ba hay nhiều bên cùng có lợi. Cannes ghi nhận tấm lòng của
  5. nhiều nhân vật lừng lẫy từng bước lên 24 bậc vinh quang tại cung Croisette với những món hiến tặng không hề khiêm tốn, Củng Lợi, Kerry Washington, Andie McDowell... Tăng vẻ vang cho Cannes là những tên tuổi lớn như L’Oréal, Chanel hay Maxell. Renaul là một trong những hãng ô tô đang hãnh diện đã hơn 20 năm được phục vụ các gương mặt điện ảnh sáng giá nhất thế giới trong việc lui tới Cannes mỗi độ hội về. Trung bình, mỗi kỳ LHP đón tiếp 300 nhà nhiếp ảnh, 150 đài phát thanh, 300 hãng truyền hình, 1.000 báo viết, 5.000 nhà báo đủ loại. Được vậy, một phần là do lượng khách tới Cannes tăng vùn vụt. Ví dụ, nếu năm 1994, số khách Pháp tới dự LHP là 1.448 người, khách nước ngoài, 2.238, thì năm ngoái, con số đó đã là 10.667 và 14.150 người. Kể cả khách du lịch tới Cannes, dân số của Cannes vốn chỉ có 70.000 người, tăng lên gấp ba, mỗi mùa LHP. Sự kiện đáng nhớ nhất trong lịch sử Cannes hẳn là việc LHP năm 1968 đứt gánh giữa đường. Năm ấy, do bất mãn với những tiêu cực của ngành giáo dục và đào tạo, những tiêu cực khiến cho giáo dục Pháp mất phương hướng, sinh viên nổi dậy mít tinh và biểu tình, đòi cải tổ triệt để. Xuất phát từ đại học Nanterre, phong trào nhanh chóng lan ra toàn nước Pháp. Ngày 2-5, đại học này phải đóng cửa. Hôm sau, đại học danh tiếng nhất, La Sorbonne, chịu chung số phận. Từ giáo dục, cuộc đấu tranh đòi “sửa đổi đường lối” lan sang giới lao động, với cuộc tổng đình công từ 13-5 làm tê liệt đất nước mấy ngày liền... Cuộc khủng hoảng toàn diện vậy là không tránh được và đáng ngạc nhiên, nó đòi hỏi trước tiên các nhà văn nghệ phải lên tiếng. Ngày 13-5, sinh viên nhiều nơi đổ về Cannes, nơi LHP quen thuộc vừa bắt đầu. Họ biểu tình trên các đường phố và xông vào cung liên hoan và đại hội, không gì ngăn cản được. Nhiều nhà điện ảnh ở Cannes, Francois Truffaut, Jean Luc Godard, Clauche Lelouch, Roman Polanski..., gia nh ập cuộc đấu tranh của sinh viên, khiến Cannes càng chấn động dữ dội. Số khác, ví như Alain Resnais, Calos Saura, Milos Forman... rút phim của mình khỏi các chương trình tranh giải. Cả thành phố biến thành diễn đàn chính trị khổng lồ. Ngày 19-5, ban lãnh đạo Cannes tuyên bố LHP bị hủy. Chưa và sẽ không có một sự kiện tương tự trong nghệ thuật thứ bảy toàn cầu.
  6. Xuyên suốt hơn 60 năm tồn tại, Cannes vẫn tập trung tôn vinh những tác phẩm đề cập nhạy bén và thuyết phục những vấn đề lớn của nhân loại, những vấn đề mà đông đảo công chúng quan tâm và trăn trở. Ba chủ đề thường được đào sâu qua các kỳ LHP và dường như mỗi độ một sâu sắc. Thứ nhất, chiến tranh, cho tới nay, vẫn là một vấn đề thời sự nóng hổi. Tố cáo chiến tranh mạnh mẽ và xúc động nhất có lẽ là Khi đàn sếu bay qua của đạo diễn Liên Xô Mikhail Kalatozo v, Cành cọ vàng 1958. Bộ phim kinh điển súc tích và đầy dư ba không khiến khán giả bi quan dù mãi mãi bàng hoàng. Nhiều suy tư và chiêm nghiệm của không chỉ giới chuyên môn dẫn tới Nghệ sĩ dương cầm, Cành cọ vàng 2002, của đạo diễn Ba Lan Roman Polanski (hiện vẫn vướng vào một vụ án quái gở hơn 30 năm chưa ngã ngũ). Kiệt tác bình dị này cho thấy chiến tranh không đánh bại được con người, vì tình người vẫn là bản chất của nhân loại, và bản chất ấy không thế lực hắc ám nào triệt tiêu nổi. Tiếp nối dường như sâu hơn vào bản chất của bạo lực nói chung và của chiến tranh nói riêng, Giải băng trắng, Cành cọ vàng 2009, của nhà điện ảnh Áo hay gây sốc Michael Haneke, bóc trần một sự thật: chính sự phân biệt đẳng cấp giàu nghèo được một nền giáo dục nhồi sọ giúp sức là nguồn gốc của thảm họa hiện hình và vô hình vò xé nhân loại, chưa biết tới bao giờ mới thanh toán được. Thứ hai, chủ nghĩa thực dụng, chủ đề thời sự ám ảnh không ít nhà điện ảnh. Sau chiến tranh, sự hưởng thụ không suy nghĩ hay thú tiêu dùng không hẳn chỉ vì nhu cầu tiêu dùng liên tục gây ra bao vấn nạn và đau đớn cho con người. Thành công vang dội đầu tiên và bất tử về chủ đề này là La Dolce Vita (1959) của Federico Fellini (1920-1993), một trong những đạo diễn toàn diện hiếm hoi của nghệ thuật thứ bảy toàn thế giới. Bộ phim lên án sự sa đọa trơ trẽn của giới trọc phú Italia, không ngần ngại đưa thẳng lên màn ảnh những cảnh nóng đáng ghê tởm. Nó được một bộ phận tôn giáo ủng hộ, nhưng bị tòa thánh Vatican công kích kịch liệt. Dù vậy, ban tổ chức LHP Cannes vẫn chọn nó tranh tài và cuối cùng nó vẫn được trao Cành cọ vàng năm 1960. Đáng ngạc nhiên, từ đó, nó vẫn bị giáo hội cấm chiếu cho tín đồ Thiên chúa giáo, tín đồ nào dám xem trộm, sẽ bị rút phép thông công, lệnh cấm lạ lùng mãi năm 1994 sau khi Fellini qua đời mới bị bãi bỏ. Cành cọ
  7. vàng 2002, Bốn tháng, ba tuần, hai ngày, của Christian Mungiu, Ru ma ni, nói thật hay cả về chủ đề thực dụng lẫn về chủ đề thứ ba, sự hiền minh của người lao động. Không ngẫu nhiên, dù được trao giải cao nhất của Cannes, bộ phim kinh phí thấp bậc nhất của một nước nhỏ, do một đạo diễn trẻ thực hiện, thoạt đầu bị cấm chiếu tại Pháp cho học sinh sinh viên. Thế nhưng nó được khán giả hầu như toàn châu Âu đón nhận như một bộ phim hàng đầu châu lục. Phim nêu lên xác đáng những điểm gút của một cuộc đời và một xã hội: Đối với thanh niên, quan trọng hơn tất cả là một nghề nghiệp ổn định và vững vàng; Trí thức thời đại đang suy thoái khủng khiếp, nó tự thỏa mãn bằng táng tận lương tâm và những bản năng tầm thường nhất; Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù bi đát đến đâu, sự hiền minh của dân lao động vẫn là vô địch. Bốn tháng, ba tuần, hai ngày là chuyện hai cô sinh viên đi học xa nhà giúp nhau thoát hiểm. Một cô chẳng may mang bầu. Không thể dừng lại mà phải tiếp tục học tập. Hai cô bàn bạc nát chuyện, quyết định đi nạo thai, việc bị cấm ở Ru ma ni thời ấy. Hai cô loay hoay mãi mới tìm được một bác sĩ phá thai chui. Với hai cô gái nghèo, tiền chẳng dễ có được. Song, tay bác sĩ không lấy tiền. Y chỉ muốn cô bạn trả công y bằng sự trinh trắng của cô. Cô sinh viên mang bầu tưởng không đứng vững được nữa. Cô không ngờ bạn cô dũng cảm đến thế. Bạn chấp nhận đòi hỏi của viên bác sĩ. Lối thoát cho một cuộc đời bế tắc vậy là đã được khai thông ! Chủ đề về sự hiền minh của những con người bé nhỏ đã từng chấn động trước và sau LHP Cannes 1999. Cành cọ vàng năm ấy, Rosetta, của hai anh em người Bỉ Luc và Jean Pierre Dardenne, là một bài ca cảm động thấm thía về lao động và người lao động. Xin ghi nhận thêm, Cannes bám khá sát tình hình thời sự, và không chỉ trong chính trị. Trong lịch sử của mình, Cannes tỏ ra không câu nệ, chỉ nhằm phim truyện, và do đó đã vinh danh chính xác hai phim tài liệu đánh dấu hai thời kỳ thử thách cần đặc biệt tỉnh táo. Hai phim ấy là Thế giới tĩnh lặng của Jacques Yves Cousteau và Louis Mall (Pháp) và Nhiệt độ Fahrenheit ngày 11-9 (tạm dịch Fahrenheit 9-11) của Michael Moore (Mỹ). Thế giới tĩnh lặng đoạt Cành cọ vàng 1956, lần đầu tiên mở ra thế
  8. giới sinh vật kỳ lạ và cuốn hút của các tầng sâu đại dương và mở đường cho công cuộc bảo vệ môi trường, một vấn đề nóng bỏng nhất hiện tại. Bộ phim ngang ngửa với các phim truyện hay nhất thời đó về lượng khán giả. Tại Pháp, nó thu hút hơn 3 triệu lượt người xem. Nó khai mào cho dòng phim kỳ thú tạo nên Discovery bây giờ. Nhiệt độ Fahrenheit ngày 11-9, Cành cọ vàng 2004, từng không được chiếu ngay tại Hoa Kỳ, gây nhiều tranh cãi, nhưng được hoan nghênh rầm rộ ở nhiều nước. Ở nơi bước lên bục vinh quang, nó giữ kỷ lục về lượng người xem (trên 2 triệu) so với tất cả các phim Cành cọ vàng suốt từ 2004 tới nay. Châm biếm chính sách chống khủng bố của chính quyền Bush, nó lay động lương tri ở một vấn đề nhạy cảm đầy trăn trở: có thể đẩy lùi khủng bố bằng khủng bố, đẩy lùi bạo lực bằng bạo lực không. Cuộc chiến tranh chống khủng bố bền bỉ mà vô vọng ở Afghanistan chứng minh sự sáng suốt của một nhà điện ảnh nặng lòng với số phận dân thường. Được như trên, chủ yếu là nhờ một lao động cật lực và hợp lý khổng lồ, một tâm huyết hình như vô tận của những người hiến mình cho Cannes. Thành tựu của Cannes là một công trình tập thể kỳ vĩ nối dài mãi những chạm trổ tinh vi và rực rỡ. Cho tới 1972, phim dự LHP là do các quốc gia chọn gửi và một số đã gây sức ép với ban chấm giải để mong dành Cành cọ vàng. Từ năm 1973, lãnh đạo Cannes đã tự chọn phim, có thể chọn tại chỗ, tức ở nước có phim, có thể duyệt các phim được các nước gửi tới. Hiện nay, hai ban chọn phim, một phim nước ngoài, một phim Pháp, phải xem trung bình 12 phim một ngày. Số phim phải thẩm định không dưới 3000 bộ. Thảng hoặc, việc chiếu phim dự giải đã khởi đầu, ban lãnh đạo LHP vẫn cho bổ sung, nếu đó là phim có giá trị. Những điều chỉnh về quy chế, về nhân sự đã được liên tục tiến hành để cho LHP thiết thực hơn và cống hiến hiệu quả hơn cho sự phát triển của nghệ thuật thứ bảy. Sau một đôi kỳ ban giám khảo bao gồm mỗi nước có phim tham dự một thành viên, số thành viên rút xuống mức cần thiết tối thiểu. Hiện nay, số đó là số lẻ, chủ tịch không được bỏ hai phiếu như ở một số giải văn học. Thời gian đầu, giám khảo là các viện sĩ hay các nhà văn. Từ
  9. những năm 60, các nhà điện ảnh mới lấn dần và áp đảo trong ban chấm giải. Phim tham gia Cannes gồm hai loại, dự thi và chiếu giới thiệu, đều được chiếu trước cho báo giới. Phim dự thi sau đó được chiếu cho ban giám khảo và khách dự. Phim này phải được làm xong 12 tháng trước Cannes, cho đến Cannes, chỉ được khai thác ở nước sản xuất và chưa tham gia một liên hoan nào. Các thành viên giám khảo được trao đổi với nhau về các phim dự giải, nhưng không tham khảo bên ngoài. Ngày cuối cùng, họ bị biệt lập một nơi, tập trung trao đổi kỹ càng và bỏ phiếu quyết định. Như một nghịch lý, Cannes do con người dựng nên, song nó có vẻ cứ tự thân vận động, buộc con người phải tuân theo những mệnh lệnh của nó, tức của điện ảnh đích thực. Năm 1956, thể theo yêu cầu của CHLB Đức, ban chủ trì Cannes đã không cho chiếu phim tài liệu Đêm và sương mù của Alain Resnais, về các trại tập trung và lò thiêu người của Đức quốc xã. Dư luận Pháp và châu Âu sôi lên chỉ trích Cannes nặng nề. Từ ấy, Cannes không thỏa hiệp nữa. Năm 1961, giáo hội Tây Ban Nha cấm chiếu cho giáo dân phim Viridiana của Louis Bunuel, nhưng Cannes vẫn mời phim ấy dự giải và đã tặng nó Cành cọ vàng. Năm 1978, trong khi Ba Lan cấm Người lì lợm của Andrezj Wajda, bộ phim đã được chọn tranh giải. Nhờ một tên giả ghi trên nắp hộp đựng các cuộn phim, nó đã qua được biên giới Ba Lan và cập bến Cannes bình an vô sự. Năm 2007, lãnh đạo Cannes không thay đổi ý kiến khi chọn Persepolis của một đạo diễn Iran, dù bị một quỹ điện ảnh thuộc Bộ văn hóa Iran công kích nặng nề. Về lãnh đạo LHP, năm 1977, chủ tịch Liên hoan Cannes Robert Favre Le Bret thích nhất Một ngày đặc biệt của Ettore Scola. Để tránh áp lực của ông chủ tịch, ban giám khảo đã họp kín và bỏ phiếu chóng vánh. Cành cọ vàng đã được trao cho Padre Padrone của anh em nhà Taviani, ông chủ tịch tức điên người, không đến lễ trao giải, dọa sẽ thôi việc chiếu phim tranh giải. Hai năm sau, vụ b ê bối động trời đến từ một thành viên giám khảo, nữ văn sĩ Francoise Sagan. Cannes 1979 kết thúc bảy tháng rồi, bà lên tiếng tố cáo ban lãnh đạo LHP đã dàn xếp để trao Cành cọ vàng đồng hạng cho Chiếc trống của Volker Schbndorff (Đức) và
  10. Hiện tại là thời tận thế của Francis Ford Coppola (Mỹ), dù ban giám khảo chỉ chấm Chiếc trống thôi. Như vậy, Cannes cần những người cầm lái có tâm và có tầm Người đó là chủ tịch đương nhiệm Gilles Jacob. Ông biết kết nối những quan hệ tất yếu giũa các bộ phận của điện ảnh và giữa điện ảnh và các mặt khác nhau của đời sống và xã hội, giữa các nền điện ảnh hiện tại. Hẳn ông hiểu những nghịch lý của Cannes, chẳng hạn mới 9 phụ nữ được vào ban chấm giải, mới 1 phụ nữ dành được một nửa Cành cọ vàng (Jane Campion, New Zealand, 1993, Bài học dương cầm), tuyệt đại đa số phim tham gia LHP và Cành cọ vàng đều là của và về tay các quốc gia Âu Mỹ. Ông đang chú tâm nhiều vào chương trình quỹ điện ảnh mà ông khởi động từ năm 1998. Quỹ này dành cho các nhà điện ảnh trẻ, chủ yếu từ châu Á và châu Phi. Họ được mời tới Pháp nhân Cannes, được xem phim miễn phí không chỉ ở LHP, được hỗ trợ sáng tác về ý tưởng, về viết kịch bản, về dàn dựng, về phát hành. Dĩ nhiên cả học tập và nghiên cứu về nghệ thuật thứ bảy. Mỗi kỳ quỹ điện ảnh có thể kéo dài hai tháng. Cannes vẫn bị phê phán rất nhiều. Song nếu đêm Oscar là giao thừa bâng khuâng, thì Cannes là thánh đường của nghệ thuật thứ bảy...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2