122 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP<br />
TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC<br />
CHO NGÀNH DU LỊCH – HƯỚNG ĐI MỚI<br />
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
Lê Thị Thu Hương<br />
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Phát triển nguồn nhân lực du lịch là động lực chính đưa Du lịch trở thành<br />
ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Hà Nội và cả nước,<br />
trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã liên kết với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội<br />
nhằm tạo môi trường học tập gắn với thực tiễn cho sinh viên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm<br />
cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Bài viết này khái quát những thuận lợi và khó khăn<br />
trong quá trình liên kết và đưa ra một số đề xuất để hướng đi mới đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Từ khóa: Liên kết đào tạo, nhân lực du lịch; cơ hội việc làm; bản ghi nhớ; kinh tế mũi<br />
nhọn.<br />
<br />
Nhận bài ngày 18.6.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.7.2018<br />
Liên hệ tác giả: Lê Thị Thu Hương; Email: huongltt@daihocthudo.edu.vn<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Ngành Du lịch cả nước nói chung và ngành Du lịch Hà Nội nói riêng đã đạt nhiều<br />
thành tích ấn tượng sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XII, về Phát<br />
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tính chung trong cả nước, năm 2017 đã có<br />
13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30% so với năm 2016; 74 triệu lượt khách nội địa, tăng<br />
20% so với cùng kì năm 2016; đóng góp khoảng 7,5% vào GDP của đất nước.<br />
Ngành Du lịch Hà Nội, với vị thế Thủ đô, đã có bước tăng trưởng vượt bậc kể từ sau<br />
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ<br />
đô giai đoạn 2016 -2020 và những năm tiếp theo. Tính đến cuối năm 2017, Hà Nội đã đón<br />
23,83 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kì năm 2016; trong đó, khách du lịch quốc tế<br />
ước đạt 4,95 triệu lượt tăng 23% so với cùng kì năm 2016. Tổng thu từ khách du lịch ước<br />
tính đạt 70.958 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kì năm 2016 và vượt 6,8% so với kế hoạch.<br />
Sở Du lịch Hà Nội đang đặt mục tiêu phấn đấu năm 2018 tổng lượng khách du lịch đến Hà<br />
Nội đạt hơn 25,4 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 123<br />
<br />
5,5 triệu lượt, tăng 11% và lượng khách quốc tế lưu trú ước đạt 3,928 triệu lượt; tổng thu<br />
từ du lịch ước đạt 75.783 tỷ đồng.<br />
Ngành Du lịch Hà Nội nói riêng và ngành Du lịch cả nước nói chung đang phấn đấu<br />
đạt được các mục tiêu quan trọng mà Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII đã đề ra: “Đến<br />
năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy<br />
phát triển kinh tế - xã hội... Phấn đấu đến năm 2030, Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi<br />
nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm<br />
các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.<br />
Để đạt được các mục tiêu đó, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Làm thế nào<br />
để có nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập, đưa du lịch thực sự trở thành<br />
ngành kinh tế mũi nhọn? Đây là vấn đề cần có sự chung tay của xã hội, nhà trường, các<br />
doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Trường Đại học Thủ<br />
đô ý thức rất rõ điều này và đã xây dựng mô hình; tích cực triển khai các hoạt động liên<br />
kết, phối hợp đào tạo với các doanh nghiệp.<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
<br />
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch của đất nước và Thủ đô Hà Nội<br />
Thực tế, như Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII của Đảng đã nêu ra, “Du lịch phát<br />
triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội, về nguồn nhân lực<br />
du lịch vừa thiếu, vừa yếu...”. Bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay đòi hỏi chúng ta cần tận<br />
dụng cơ hội, phát triển nhanh, mạnh…, nhưng cũng phải chú ý đến chất lượng nguồn nhân<br />
lực mới có thể cạnh tranh được với khu vực và thế giới. Từ cuối năm 2015, khi Việt Nam<br />
gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN thì sự dịch chuyển nguồn nhân lực trong khu vực đã<br />
thể hiện rất rõ. Nguồn nhân lực du lịch từ các quốc gia có khả năng nói tiếng Anh tốt đã du<br />
nhập vào Việt Nam, làm việc trong các khách sạn lớn, các khu nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế.<br />
Sự dịch chuyển lao động này đặt ra thách thức đối với nhiều ngành nghề, trong đó có<br />
ngành du lịch. Nếu nguồn nhân lực không đáp ứng được, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc<br />
làm, doanh thu của ngành du lịch nói riêng cũng như các ngành nghề khác. Nhân lực ngành<br />
du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần<br />
không nhỏ vào việc phát triển kinh tế đất nước.<br />
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Việt Nam hiện<br />
còn rất nhiều hạn chế, số lượng còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và năng lực thực tiễn chưa<br />
tương xứng với bằng cấp. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần<br />
thêm 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành Du lịch chỉ khoảng<br />
124 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
15.000 người/năm, trong đó, chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều<br />
sinh viên sau khi tốt nghiệp vào làm tại các doanh nghiệp đã không đáp ứng được vị trí<br />
việc làm, hầu hết các doanh nghiệp đều phải mất thời gian, công sức đào tạo lại kĩ năng<br />
nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và đặc biệt là ý thức nghề nghiệp.<br />
Hà Nội là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch lớn của cả nước, cung ứng nguồn<br />
nhân lực ngành Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch chủ yếu cho các tỉnh phía Bắc. Tại Hà Nội<br />
có nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều trung tâm đào tạo nghề du lịch. So với cả nước,<br />
chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại Hà Nội có cao hơn (70% đã qua đào tạo, trong khi cả<br />
nước ước tính trung bình chỉ có 30% qua đào tạo); tuy vậy, vẫn chưa đáp ứng được thị<br />
trường du lịch Hà Nội nói riêng, chưa nói đến cả nước.<br />
Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hà Nội ngày càng trở lên cấp thiết bởi<br />
lượng khách quốc tế và khách nội địa đến Thủ đô hàng năm đều tăng. Tính đến năm 2017,<br />
Hà Nội hiện đang có khoảng 100.000 lao động trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch, tập<br />
trung ở các cơ sở lưu trú; doanh nghiệp lữ hành; khu, điểm du lịch, vui chơi, giải trí; nhà<br />
hàng, quán bar… Đối với bộ phận trực tiếp quản lý, theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội,<br />
hiện thành phố chỉ có 114 người, bao gồm công chức Sở Du lịch Hà Nội; viên chức phụ<br />
trách xúc tiến du lịch thuộc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội; công<br />
chức kiêm nhiệm quản lý du lịch tại các quận, huyện, thị xã. Nguồn nhân lực du lịch của<br />
Thủ đô dù đã có sự gia tăng, song vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển, nhất là bộ phận<br />
quản lý, điều hành.<br />
Theo Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến<br />
năm 2030; trước mắt đến năm 2020, lực lượng lao động trực tiếp trong ngành Du lịch Hà<br />
Nội khoảng 127.800 người, lao động gián tiếp là 383.000 người. Đến năm 2030, ngành Du<br />
lịch Thủ đô cần 250.000 lao động trực tiếp, 750.000 lao động gián tiếp mới đáp ứng được<br />
nhu cầu phát triển.<br />
Trước sức ép trên, Thành ủy, UBND Thành phố và các cấp, ngành liên quan đã có<br />
những quyết sách mạnh mẽ để đầu tư nâng cao chất lượng, chuẩn hóa nguồn nhân lực phục<br />
vụ du lịch. Ngày 26/6/2016, Thành ủy Hà Nội đã ra Nghị quyết số 06-NQ/TU về Phát triển<br />
du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; ngày 23/2/2017, UBND<br />
Thành phố cũng ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND về phát triển du lịch. Nghị quyết số<br />
06-NQ/TU đã nêu rõ: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giải pháp trọng tâm để đưa<br />
du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Trong đó, việc đào tạo nhân lực chất<br />
lượng cao về chuyên môn, ngoại ngữ, nhận thức chính trị, trách nhiệm công dân, ý thức,<br />
đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp để tham gia hoạt động du lịch được thành phố đặc<br />
biệt chú trọng.<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 125<br />
<br />
Hiện nay, Sở Du lịch Hà Nội đã và đang có nhiều giải pháp góp phần nâng cao chất<br />
lượng nhân lực ngành du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ<br />
“Cơ quan quản lý nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp” trong đào tạo nhân lực du lịch<br />
của Thủ đô theo hướng ưu tiên và có cơ chế đặc thù. Chủ trương đúng đắn này đã đặt cơ sở<br />
cho sự kết nối giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để cùng thực hiện những mục<br />
tiêu chung mà ngành Du lịch đặt ra.<br />
<br />
2.2. Công tác đào tạo nhân lực phục vụ du lịch tại trường Đại học Thủ đô<br />
Hà Nội<br />
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được thành lập ngày 31/12/2014 trên cơ sở nâng cấp<br />
trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Đây là trường đại học duy nhất của Thủ đô, phát triển<br />
đa ngành, theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn<br />
nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, có sứ mệnh kết nối, phát triển các giá trị truyền thống<br />
của Thăng long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trong đào tạo, trường đang theo đuổi các<br />
hoạt động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng vượt trội phục vụ cộng đồng, đáp<br />
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.<br />
Trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho du lịch Hà Nội, tháng<br />
7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép nhà trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn<br />
và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Tiếp theo, ngày 20/10/2017, Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo đã có Công văn số 4929/BGDĐT- GDĐH gửi tới các trường đại học, cơ sở đào tạo,<br />
hướng dẫn việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch. Theo đó, việc phối<br />
hợp với giữa cơ sở đại học với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo là điều kiện bắt buộc<br />
để được thực hiện cơ chế đặc thù và để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và<br />
hội nhập quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho Nhà trường, nên dù tổ chức đào tạo muộn<br />
hơn so với các trường đại học đã đào tạo ngành du lịch ở Hà Nội và cả nước, song số<br />
lượng sinh viên ngành Du lịch của trường ngay từ đợt tuyển sinh đầu tiên đã vượt chỉ tiêu<br />
cho phép, điều này cho thấy nhận thức của xã hội về nhu cầu việc làm trong ngành Du lịch<br />
đang rất sát với thực tiễn.<br />
Ngày 28/11/2017, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tổ chức cuộc gặp mặt với một số<br />
doanh nghiệp lữ hành và khách sạn để trao đổi về định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao cho ngành Du lịch Hà Nội. Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp đã thẳng thắn<br />
chia sẻ những bất cập trong việc đào tạo theo mô hình cũ, xa rời thực tế, sinh viên ra<br />
trường chưa đáp ứng các vị trí việc làm trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp<br />
liên kết với nước ngoài. Trình độ ngoại ngữ của sinh viên kém trong khi lượng khách quốc<br />
tế đến Việt Nam, đặc biệt là đến Hà Nội ngày càng nhiều. Làm sao để truyền tải được<br />
126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
những giá trị truyền thống của nền văn hiến Thăng Long - Hà Nội đến du khách quốc tế?<br />
Đây là vấn đề trăn trở đối với các trường có đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Có một thực tế<br />
là nhiều sinh viên có trình độ ngoại ngữ từ các trường đại học tham gia làm du lịch nhưng<br />
chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nên gặp nhiều khó khăn trong công việc;các<br />
sinh viên được đào tạo đúng chuyên ngành thì còn hạn chế về ngoại ngữ, do vậy việc giao<br />
tiếpvới du khách nước ngoài còn lúng túng, ấy là chưa kể đến trình độ tin học của đa số<br />
sinh viên trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 còn chưa đáp ứng.<br />
Nhận thấy cần phải đi tắt đón đầu trong lĩnh vực đào tạo, đào tạo theo định hướng ứng<br />
dụng, khoa Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ của trường đã chủ động mời các doanh nghiệp, các<br />
chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch đến cùng phối hợp chỉnh sửa, đổi mới chương<br />
trình, tăng thời lượng thực hành nghiệp vụ, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch<br />
mang đặc trưng của Hà Nội. Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ,<br />
tin học…, nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Hà Nội phải có kiến thức, hiểu biết sâu rộng<br />
về Hà Nội để truyền tải những giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất ngàn năm văn hiến đến<br />
với du khách trong và ngoài nước, đào tạo để đảm bảo cả hai yếu tố Hà Nội hóa và quốc<br />
tế hóa.<br />
Nhà trường và các doanh nghiệp đã tìm thấy hướng đi chung trong công tác đào tạo.<br />
Các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn và các cơ quan quản lý có liên quan đến du lịch<br />
đã ký với trường Đại học Thủ đô Hà Nội các Bản ghi nhớ, cam kết phối hợp, chung tay với<br />
nhà trường trong công tác đào tạo. Về phía các công ty lữ hành có: Viettran Tour, Redtour,<br />
Công ty du lịch quốc tế Ánh Dương, Công ty du lịch Hải Thiên và nhiều công ty lữ hành<br />
khác; về phía các khách sạn có: Melia, Lotte, Deawoo, Hilton, Metropol...; về phía các cơ<br />
sở đào tạo có: Trung tâm đào tạo quốc tế Pegasus,trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa<br />
Sữa,trường Quản trị khách sạn CHM...<br />
Trong việc đổi mới chương trình đào tạo, nhà trường và doanh nghiệp đều đồng thuận<br />
trong việc xây dựng chương trình theo hướng mở, dễ chuyển đổi, liên thông; bao gồm các<br />
học phần cốt lõi và các học phần tự chọn..., rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp với khung<br />
cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Các doanh nghiệp cũng cam kết phối hợp cùng nhà<br />
trường trong đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, thực hành, thực tế cho sinh viên để đảm bảo<br />
sinh viên có tối thiểu 50% giờ thực hành tại các doanh nghiệp.<br />
Trong khi quá trình đào tạo nhân lực du lịch, trường Đại học Thủ đô Hà Nội có chính<br />
sách khuyến khích sinh viên các ngành khác có nhu cầu học thêm ngành du lịch, tạo điều<br />
kiện cho sinh viên học cùng một lúc hai chương trình trong thời gian học tập tại trường.<br />
Trường cũng đã bám sát các cơ quan quản lý nhà nước để có những định hướng đào tạo<br />
phù hợp với nhu cầu xã hội.<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 127<br />
<br />
<br />
2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình liên kết đào tạo giữa nhà trường<br />
với doanh nghiệp<br />
Thuận lợi<br />
- Sinh viên sớm xác định được nghề nghiệp, qua thực hành, thực tế tại các doanh<br />
nghiệp, sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, có cơ hội việc làm ngay từ năm thứu nhất.<br />
- Các doanh nghiệp với có sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đã trở thành một môi<br />
trường thực hành thiết thực, đỡ tốn kém một phần cho nhà trường trong việc đầu tư trang<br />
thiết bị hiện đại để dạy thực hành.<br />
- Các doanh nghiệp đã tham gia vào công tác đào tạo, góp phần trách nhiệm trong đào<br />
tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nói chung và thuận lợi cho việc tuyển dụng nhân<br />
lực của các doanh nghiệp nói riêng.<br />
- Trong quá trình tham gia cùng đào tạo, nhà trường và doanh nghiệp có thời gian trao<br />
đổi về chuyên môn nghiệp vụ, gắn lý thuyết với thực hành.<br />
Khó khăn<br />
- Việc liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp cho thấy còn những khó khăn<br />
trong việc sắp xếp thời khóa biểu giữa sinh viên và các chuyên gia. Hơn nữa, các doanh<br />
nghiệp có chức năng chính là kinh doanh, quá trình phối kết hợp đào tạo sinh viên phần<br />
nào cũng ảnh hưởng đến doanh thu nên một số doanh nghiệp còn băn khoăn trong việc liên<br />
kết đào tạo. Số lượng sinh viên đông, trong khi chuyên gia tại các doanh nghiệp còn hạn<br />
chế.<br />
- Sinh viên sau khi học có các chứng chỉ nghề, làm quen việc dẫn đến hiện tượng một<br />
số sinh viên mải đi làm thêm, ít quan tâm đến việc học lý thuyết trên lớp.<br />
- Trong quá trình sinh viên được học và thực hành tại các doanh nghiệp, do tính đặc<br />
thù nên các doanh nghiệp trên thực tế, mới đáp ứng được một phần của quá trình đào tạo<br />
nghiệp vụ tổng thể.<br />
- Sự kết nối giữa doanh nghiệp với nhà trường chủ yếu mang tính chia sẻ, chưa mang<br />
tính trách nhiệm cao, chưa có văn bản pháp lý ràng buộc.<br />
<br />
2.4. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả liên kết, phối hợp đào tạo giữa nhà<br />
trường và doanh nghiệp<br />
Việc liên kết trong đào tạo nhân lực du lịch giữa nhà trường và các doanh nghiệp là<br />
một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Hà Nội với vị thế Thủ đô cần đi đầu trong<br />
lĩnh vực này. Tuy nhiên để các chủ trương của Trung ương và Thành phố đi vào thực tiễn<br />
thì cần có các cơ chế, chính sách phù hợp. Từ đây, chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:<br />
128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
- Cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý du lịch các cấp. Các cơ quan quản<br />
lý phải là cầu nối tích cực cho việc kết nối giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo.<br />
Khi đánh giá khen thưởng các doanh nghiệp du lịch, cần bổ sung tiêu chí có tham gia kết<br />
hợp đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các trường trên địa bàn mà doanh nghiệp đóng<br />
hay không.<br />
- Các doanh nghiệp phải coi việc chung tay cùng đào tạo với các trường đại học, cơ sở<br />
đào tạo là trách nhiệm, phải có kế hoạch và gắn với nhiệm vụ cụ thể trong năm.<br />
- Trong quá trình phối kết hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp, cần có cơ<br />
chế mở, đào tạo nhân lực du lịch phục vụ doanh nghiệp, hướng đến đào tạo theo đơn đặt<br />
hàng từ các doanh nghiệp.<br />
- Có cơ chế chính sách cụ thể trong việc xã hội hóa, đầu tư vốn, trang thiết bị thực<br />
hành ngành du lịch tại cho các cơ sở đào tạo.<br />
- Coi việc chia sẻ các ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch là nhiệm vụ giữa các cơ<br />
sở đào tạo với các doanh nghiệp.<br />
- Có chính sách khuyến khích cụ thể đối với chuyên gia trong và ngoài nước khi tham<br />
gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.<br />
- Giữa các trường đại học có đào tạo sinh viên ngành du lịch cần có sự kết nối với<br />
nhau, kết nối với các doanh nghiệp và kết nối với các cơ quan quản lý để tạo nên sự đồng<br />
bộ, hiệu quả trong đào tạo nhân lực du lịch theo cơ chế đặc thù.<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
<br />
Để rút ngắn thời gian và khoảng cách phát triển du lịch với các nước, để Hà Nội trở<br />
thành điểm đến “An toàn - Thân thiện- Chất lượng - Hấp dẫn”, tương xứng với tiềm năng<br />
và vị thế vốn có thì chất lượng nguồn nhân lực du lịch phải là giải pháp chiến lược. Việc<br />
gắn kết giữa doanh nghiệp với các nhà trường sẽ đem lại hiệu quả không chỉ cho ngành du<br />
lịch mà còn cho các ngành nghề khác, tạo động lực phát triển xã hội. Đào tạo gắn với thực<br />
tiễn, gắn với nhu cầu xã hội đòi hỏi cần có sự chung tay của cả cơ quan quản lý, nhà<br />
trường và doanh nghiệp. Đây cũng là hướng đi mới trong giáo dục đại học. Trường Đại<br />
học Thủ đô Hà Nội đã và đang tích cực đổi mới công tác đào tạo, nhất là đào tạo nguồn<br />
nhân lực du lịch, góp phần đưa ngành Du lịch Thủ đô thực sự trở thành ngành kinh tế mũi<br />
nhọn trong những năm tới./.<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 129<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 08 - NQ/TW, ngày 16/1/2017về phát triển du<br />
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.<br />
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4929/BGDĐT- GDĐH, ngày 20/10/2017, về<br />
việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành du lịch.<br />
3. Thành ủy Hà Nội, Nghị quyết 06- NQ/TU, ngày 26/6/2016, về phát triển Du lịch Thủ đô Hà<br />
Nội giai đoạn 2016 -2020 và những năm tiếp theo.<br />
4. Sở Du lịch Hà Nội, Kế hoạch số 19/KH-SDL về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Du lịch<br />
năm 2017.<br />
<br />
<br />
UNIVERSITY - BUSINESS LINKAGE IN TOURISM HUMAN<br />
RESOURCE TRAINING - HANOI METROPOLITAN<br />
UNIVERSITY′ S NEW DIRECTION<br />
<br />
Abstract: Development of tourism human resource is the main drivingforce behind<br />
tourism becoming a key economic sector. In trainingtourism human resources for Hanoi<br />
and our country, Hanoi MetropolitanUniversity has established linkages with local<br />
business in Hanoi,creating a learning environment that allows students to gain hands-<br />
onexperience and more job opportunities for students from the firstyear. The advantages<br />
and disadvantages in the process of linking andthe recommendations on how the new<br />
direction can achieve higherefficiency.<br />
Keywords: Training linkages; tourism human resource; jobopportunities; MOU; key<br />
economic sectors.<br />