intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp (trường hợp trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn)

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

43
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu nêu lên việc liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, gắn hoạt động đào tạo vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là thước đo đánh giá được chất lượng sản phẩm đào tạo của trường, cũng như giúp nhà trường luôn cập nhật hoàn thiện chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp (trường hợp trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn)

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN TỐT NGHIỆP (TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH SÀI GÒN) TS. Hồ Văn Tường Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO Trường Cao đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn đã xác định mục tiêu đào tạo của nhà trường ngay trong tên gọi của mình, đó là “Đào tạo sinh viên tốt nghiệp để cung ứng cho nhân sự của nghề du lịch”. Ngay từ ngày đầu thành lập năm 1991, tuy trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi: “Trung Tâm Đào tạo Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn”, “Trường Đào tạo Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn”, “Trường Dạy nghề Tư thục Du lịch Sài Gòn”, “Trường Trung cấp Nghề Du lịch Sài Gòn” và nay là “Trường Cao đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn” nhưng mục tiêu đào tạo của nhà trường vẫn không thay đổi: “Giải quyết việc làm cho sinh viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp có việc làm tốt tại các doanh nghiệp của ngành du lịch”. 2. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO Để thực hiện mục tiêu tạo điều kiện cho sinh viên của nhà trường, sau khi tốt nghiệp, sẽ có được việc làm tốt trong các doanh nghiệp thuộc ngành nghề du lịch, Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn, trong những năm qua, đã tổ chức một quy trình đào tạo vừa mang tính chất thực hành cao, gắn với nghề du lịch; vừa gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả trên thị trường du lịch tại Việt Nam. 2.1. Định hướng mục tiêu đào tạo của nhà trường Ngay từ ngày đầu đến với nhà trường, khi chưa là sinh viên, tất cả các bạn học sinh vừa hoàn tất chương trình trung học phổ thông cùng với gia đình hay người giám hộ đều được tư vấn, định hướng về quá trình học tập mang tính thực tiễn cao của nhà trường, cũng như những nghề nghiệp thực tế mà các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ tiếp cận. Đặc biệt, Phòng Tư vấn Tuyển sinh & Truyền thông cũng giúp cho các bạn sinh viên và gia đình nắm bắt được tình hình thị trường lao động du lịch thuận lợi cho nghề nghiệp, việc làm sau khi các bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra, ngay sau khi nhập học, tất cả các bạn Tân sinh viên của Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn sẽ được tham dự các trương trình định hướng nghề nghiệp, chương trình xây dựng tác phong, lòng yêu nghề do khoa chuyên môn tổ chức, như chương trình 103
  2. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… Hội trại nhập môn, chuyên đề truyền lửa, chuyên đề tác phong, chuyên đề phương pháp học nghề… Nội dung của các chuyên đề trên bên cạnh việc trang bị những kỹ năng mềm cho các bạn sinh viên tham gia cuộc giao lưu giữa nhiều lớp với nhau, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có thêm nhiều bạn mới, các bạn sinh viên còn được quan sát, trải nghiệm những nghề nghiệp mà bản thân mình đã chọn. Mục đích của việc trải nghiệm nghề nghiệp chính là giúp cho sinh viên có thể xem lại quyết định chọn ngành học của bản thân có phù hợp hay không, để có thể thay đổi cho kịp thời. 2.2. Chương trình đào tạo chuyên môn sát với thực tiễn nghề du lịch Chương trình đào tạo chuyên môn của nhà trường đã gắn bó sát với thực tiễn của nghề du lịch, bởi vì chương trình đào tạo chuyên môn này đã được xây dựng bởi những giảng viên đang công tác tại các doanh nghiệp du lịch. Ngày nay, chương trình đào tạo của nhà trường đã được nâng cao thêm một bước cho phù hợp với tiêu chuẩn VTOS, tức tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, cũng như đáp ứng kịp thời tiêu chuẩn nghề du lịch Đông Nam Á. Mục tiêu của chương trình đào tạo ở Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn là những cán bộ, nhân viên có tay nghề chuyên môn trong ngành du lịch ở mức cao. Do đó, 70% chương trình đào tạo của nhà trường gắn với thực hành chuyên môn, do chính những giảng viên, hầu hết đã và đang công tác trong ngành du lịch, vừa có học vị, vừa có chuyên môn trực tiếp đào tạo tay nghề cho sinh viên, đảm bảo khi tốt nghiệp ra trường sinh viên sẽ tiếp cận ngay với nghề nghiệp một cách dễ dàng, không phải thông qua các khóa đào tạo lại do doanh nghiệp tổ chức. Bên cạnh đó, thông qua bộ phận thực tập giới thiệu việc làm của các khoa chuyên môn nhiều bạn sinh viên đã tham gia các việc làm “ngoài giờ” tại các doanh nghiệp du lịch, như: Nhà hàng, Khách sạn, Công ty Dịch vụ Lữ hành… vừa áp dụng ngay vào thực tế nghề nghiệp những kiến thức mới học trong nhà trường, vừa trang bị cho bản thân những kinh nghiệm rất cần thiết cho việc xin tuyển dụng sau khi ra trường, cũng như kiếm thêm thu nhập tăng cường thêm ngân quỹ gia đình dành cho việc tập tập của các bạn sinh viên. 2.3. Gắn kết nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo mang tính thực tiễn Chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn, như vừa nói ở trên, mang tính thực hành cao. Tính thực hành cao thể hiện rõ ràng nhất qua những phòng học chuyên về thực hành cho sinh viên bố trí ngay trong trường, được hình thành qua sự tư vấn của những chuyên gia vừa đang là giảng viên của nhà trường, vừa đang là cán bộ chuyên môn của các doanh nghiệp du lịch (bao gồm nhà hàng, khách sạn cũng như các công ty dịch vụ lữ hành) sao cho những phòng thực hành này hoàn toàn giống với thực tế ở các doang nhiệp du lịch. Mục đích của những phòng thực hành này nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng nghề chuyên môn thật đảm bảo chất lượng, để sau này, khi tốt nghiệp ra trường, các bạn sinh viên có thể tiếp cận ngay vào thực tiễn nghề nghiệp, không 104
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC phải tốn thời gian và tiền bạc cho việc đào tạo lại của nhiều doanh nghiệp vẫn phải làm. Ngoài ra, Nhà trường còn tiến hành ký kết các biên bản ghi nhớ, hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp du lịch về việc thực tập, kiến tập và việc làm cho cho học sinh, sinh viên của trường, tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo vào môi trường thực tế tại doanh nghiệp. Việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong chủ trương đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn còn được thực hiện thông qua học phần kiến tập và học phần thực tập của sinh viên thường được tổ chức mỗi học kỳ trong quá trình ba năm học của sinh viên, vừa giúp cho thời gian sinh viên tiếp cận thực tế nghề nghiệp nhiều hơn, vừa giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được những lao động có tay nghề vững chắc từ những sinh viên sắp ra trường, đang thực tập tại doanh nghiệp, bổ sung vào lực lượng lao động của doanh nghiệp. 2.4. Hội Cựu sinh viên tích cực góp phần giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn Với quá trình hoạt động liên tục từ năm 1991 đến nay, Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn đã đào tạo và cung cấp hơn 20.000 các nhà Quản lý Du lịch Lữ hành và khách sạn, nhân viên Lễ tân, Phục vụ Nhà hàng, Phục vụ Phòng, Pha chế rượu, Hướng dẫn viên Quốc tế và Nội địa, Điều hành và hướng dẫn du lịch nước ngoài, bếp Âu – Á, bếp Việt Nam… cho ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Những cựu sinh viên của nhà trường hiện đang giữ vai trò lãnh đạo trong nhiều doanh nghiệp du lịch, đã sắp xếp thời gian để tham Hội Cựu Sinh viên, trực tiếp tạo điều kiện cho sinh viên của nhà trường thực tập tốt nghiệp ngay tại doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp ra trường, với các ngành nghề vô cùng phong phú, ở các doanh nghiệp du lịch như: Khách sạn, Nhà hàng, Công ty Dịch vụ Lữ hành… Cụ thể, trong năm 2017, các cựu học viên của nhà trường đã phối hợp tổ chức giao lưu học hỏi cho các sinh viên thế hệ đàn em ở những cơ sở lưu trú đang công tác, như: Khách sạn Park Royal, Duxton hotel, Rex hotel, Inter Continental hotel, The Reverie Saigon Hotel, Majestic Hotel, Park Hyatt Hotel, Vinpearl Phú Quốc, Khách sạn Ramana Sài Gòn, Liberty Group, Silverland Hotel Group, Pullman hotel… hay những Công ty dịch vụ lữ hành du lịch, như: TST Tourist, Vietravel, Saigontourist, Bến Thành Tourist, Fiditour, Kiên Giang Tourist… Một số cựu sinh viên đáp ứng yêu cầu về trình độ học vị, có hiểu biết sâu rộng về tay nghề, cũng đã trở về trường, tham gia công tác giảng dạy, giúp cho sinh viên lớp đàn em tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu về nghề nghiệp và những hiểu biết chuyên sâu về từng chuyên ngành trong nghề du lịch. 105
  4. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… 2.5. Chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn luôn cập nhật sát với sự biến chuyển của thực tế ở các doanh nghiệp du lịch Sự cập nhật chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn luôn được quan tâm, để nội dung đào tạo sát với những thay đổi đã diễn ra trong thực tiễn của nghề du lịch. Một ví dụ cụ thể nhất đã và đang diễn ra trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành mà chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn phải quan tâm cập nhật, để sinh viên khi ra trường, đi làm thực tế không phải ngỡ ngàng. Đó chính là tình trạng nhiều tuyến đường cao tốc đã lần lượt được hình thành trong cả ba miền của đất nước đã làm thay đổi không ít lộ trình của nhiều chương trình du lịch. Do vậy, nội dung môn học “Tuyến điểm du lịch Việt Nam” trong chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn phải thay đổi các lộ trình truyền thống cũ xưa bằng những lộ trình cao tốc nhanh chóng hơn. Mở rộng ra, chương trình đào tạo của nhà trường phải là một chương trình mở, luôn sẵn sàng “update” cho phù hợp với sự phát triển của thực tế, của thời đại. Về phía khách sạn – nhà hàng, nhà trường cũng luôn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận nhiều mô hình quản lý khách sạn để thích nghi dễ dàng sau này, khi tốt nghiệp ra trường. Những khách sạn đã từng cộng tác với nhà trường trong năm 2017, tạo điều kiện cho sinh viên tham quan, tìm hiểu mô hình quản lý khách sạn, như: Ibis Hotel, Khách sạn Hương Sen, Khách sạn Oscar, The Reverie Saigon Hotel, Lotte Legend Hotel, Harmony Hotel & Spa, Accor Hotel Group, Park Royal Hotel, Nikko Saigon Hotel, Tàu Du lịch Star Cruise, Tàu Du lịch Viking (Tập đoàn GMAS)… 2.6. Mối quan hệ qua lại giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch góp phần giải quyết việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn còn chủ động cộng tác với nhiều doanh nghiệp du lịch trong việc tổ chức nhiều hoạt động của nhà trường, như: lễ khai giảng năm học mới, lễ phát bằng tốt nghiệp, lễ tổng kết hoạt động hằng năm, lễ vinh danh các giảng viên vào ngày hiến hương nhà giáo Việt Nam, tổ chức chương trình Hội trại Nhập môn cho sinh viên hằng năm, tổ chức ngày hội việc làm của ngành nghề du lịch… Ở chiều ngược lại, có sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch và Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn trong tuyển dụng, như các khách sạn, các nhà hàng, các quầy bar, các bếp ăn, các công ty dịch vụ lữ hành… là đối tác của nhà trường, cũng thường xuyên gửi cho nhà trường các thông tin về những nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp trong từng thời gian khác nhau trong năm, để nhà trường thông tin cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Về phía các khách sạn, có thể kể đến những khách sạn đã liên kết mật thiết với nhà trường trong những năm qua, như: Harmony Hotel And Spa, Khách sạn Sheraton, Khách sạn Grand Silverland, Khách sạn Thập Nhất Phong, Lotte Legend Hotel, Khách sạn Park Royal, Renaissance Riverside Hotel Saigon, Harmony Hotel, Khách sạn Tường Vi, Bali Hotel, Sheraton Saigon Hotel, Lotte Legend Saigon Hotel, Sen Viet Boutique Hotel, 106
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Riverside Serviced Apartments, Khách sạn Danh Uy, Khách sạn Harmony, Signatrue Saigon Hotel, Khách sạn Xuân Thy, Business Hotel Saigon, Dda Hotel, Khách sạn Rex, Khách sạn Oscar, Khách sạn Le Meridian, Khách sạn Omega, Khách sạn Sài Gòn Star, Silverland Central Hotel, Signatrue Saigon Hotel, Thủy Sakura Hotel, Aristo Hotel, Khách sạn Ibis Saigon South, Grand Saigon Hotel, Joviale Hotel, Khách sạn Đông Dương Ninh Thuận, Khách sạn Đông Đô, Lotus Saigon Hotel, Khách sạn Mekong 9, Nhật Hạ 3 Hotel, The Mira Hotel, New Pacific Hotel, Silverland Hotels & Spas, Khách sạn Hương Sen, Khách sạn Nikko Sài Gòn, Bay Hotel… Còn những nhà hàng, quán bar đã tham gia ngày hội việc làm tại nhà trường và thông tin nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho nhà trường trong mấy năm qua, có thể kể như: Phở 24, Nhà hàng Thắng Lợi, Cà phê Trung Nguyên, Bar Lush, Nhà hàng Hải sản Zenbay, Chuỗi Nhà hàng Lion City – Singapore, Sushi Dinning Aoi, Gala Royale The Event Hall, Hima Coffee, Nhà hàng The Chopsticks Saigon, Nhà hàng Baozi, Nhà hàng Bún Chả Tôi, Jolie Siam, Nhà hàng Sherwood, Trung Nguyen Legend, Nhà hàng Vị Ngon, King BBQ, The Coffe House, Nhà hàng Thắng Lợi, Lotte Legend Sài Gòn, Nhà hàng Hoàng Quyên, Nhà hàng Chay Prem Bistro, Chuỗi Nhà hàng Lion City – Singapore, Sushi Dinning Aoi, Nhà hàng Yen Sushi Sake Pub, Nhà hàng Gà hầm sâm Hàn Quốc, Nhà hàng tiệc cưới Callary, Nhà hàng Đồng, Nhà hàng Việt Phố, Goldfish Restaurant, Chuỗi Nhà hàng Nhật của Lotus Group, Nhà hàng Mandarine, Nhà hàng Robot Vietyeung… Ngoài ra, cũng có không ít những công ty đã liên kết với nhà trường trong những ngày hội việc làm cũng như thông báo tuyển dụng nhân sự trong mấy năm gần đây, như: Công ty TNHH Du lịch Đường mòn Cao Nguyên, Gem Center, Công ty DVDL Phú Thọ, Sanfulou, Cty TNHH Thuyền Buồm Đông Dương, Merperle Crystal Palace, Viet Victory, Taniservice JSC, Bến Thành Tourist, Công ty TNHH Thuyền Sài Gòn, Rohto – Mentholatum (Vietnam), Fusion Suites Sai Gon, Công Ty TNHH MTV Nlink Việt Nam, Công ty DVDL Phú Thọ, Công ty TNHH TM & DV Cuộc Sống của Tôi, Công ty TNHH TM & DV Fbbrain, Công ty TNHH MTV Phúc Minh Phát, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đào Tạo và Tuyển dụng Du thuyền Quốc tế, Cty TNHH Việt Nhơn, Công Ty Cafe Nguyên Chất Việt Nam, Cty Savills Viet Nam, The Tresor, Công ty Cbre Viet Nam, Vietnam Esports, Jolie Siam, The Reverie Sài Gòn, Kim Residence & Suites, Sài Gòn Sky Garden, The Ascott, Trung Nguyen Legend, Công ty TNHH Phòng Khám Quốc Tế Exson, Ibis, Vinpearl bộ phận công tác phía Nam… 2.7. Bộ phận giới thiệu việc làm của nhà trường là cầu nối giữa hoạt động chuyên môn và doanh nghiệp Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn có hai khoa: một là Khoa Lữ hành, hai là Khoa Khách sạn – Nhà hàng. Ở mỗi khoa đều có bộ phận Giới thiệu việc làm. Sự hình thành hai bộ phận Giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp xuất phát từ thực tế đào tạo: mỗi khoa chuyên ngành gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp chuyên môn, từ đó, công 107
  6. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… việc giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp, cũng như tìm kiếm việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp dễ dàng hơn. Bộ phận Giới thiệu việc làm của mỗi khoa chuyên môn đã hoàn thiện việc xây dựng các quy trình giới thiệu việc làm cho sinh viên các nghề, từ giai đoạn tiếp nhận nhu cầu về nhân sự của các doanh nghiệp đến giai đoạn cung cấp được nhân sự phù hợp theo yêu cầu được nêu, và ghi nhận phản hồi đánh giá về năng lực của các nhân sự được các doanh nghiệp tuyển dụng, cụ thể ở 02 nội dung: Cung cấp nhân sự (lao động thời vụ hoặc thực tập có lương) cho doanh nghiệp trong mùa cao điểm, và giới thiệu việc làm theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Để làm được điều này, bộ phận Giới thiệu việc làm phải thường xuyên cập nhật danh sách, hồ sơ xin việc, kết quả học tập của sinh viên đang học, sắp tốt nghiệp và tốt nghiệp nhằm thống kê được điểm mạnh, điểm yếu của các hồ sơ sinh viên để lựa chọn các đối tượng phù hợp đáp ứng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. Và một trong những nội dung quan trọng nhất để hoàn thành tốt công tác này đó chính là chương trình đào tạo của từng nghề phải phù hợp với thực tế, các môn học/mô đun chuyên ngành với thời lượng 70% thời gian là thực hành giúp cho sinh viên có thể làm được việc cho doanh nghiệp ngay trong giai đoạn thử việc. Tuy nhiên, sinh viên mỗi khoa đều được sàng lọc qua các kỹ năng: trình độ tiếng Anh, kỹ năng nghề… để bộ phận Giới thiệu việc làm bố trí vị trí phù hợp cho sinh viên. Sau đó, sinh viên sẽ được phỏng vấn trước khi tự tin bước ra ngoài làm việc tại các doanh nghiệp. Bộ phận giới thiệu việc làm mỗi khoa thường xuyên tổ chức các chuyên đề dành cho sinh viên như: Chuyên đề cách viết hồ sơ CV xin việc, chuyên đề giao lưu cùng các anh chị cựu học viên, chuyên đề giao lưu cùng các giám đốc nhân sự các khách sạn 3-5 sao đến trò chuyện và tuyển dụng tại chỗ… Trong năm 2017 vừa qua, các doanh nghiệp tham gia chuyên đề kỹ năng viết CV, kỹ năng phỏng vấn, tạo điều kiện cho sinh viên nhà trường làm quen với công tác tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp du lịch, như: Nikko Saigon Hotel, Tàu Du lịch Star Cruise, The Reverie Saigon Hotel, Lotte Legend Hotel, Accor Hotel Group… Trong thực tế, mỗi khoa chuyên ngành vẫn thường xuyên có mối liên lạc với các doanh nghiệp du lịch liên quan đến ngành của khoa. Sự liên lạc thường xuyên trước hết để mời cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp đến giảng dạy tại khoa, chia sẻ cho sinh viên những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu. Sự liên lạc của khoa với doanh nghiệp còn để mở đường cho việc kiến tập, thực tập của sinh viên ở doanh nghiệp vào những thời gian vừa phù hợp với chương trình đào tạo, vừa phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Sự liên lạc của khoa với doanh nghiệp thường xuyên để cập nhật những thay đổi của nghề nghiệp trong thực tế. Việc rất quan trọng chính là sự liên lạc của khoa với doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết việc làm cho sinh viên của nhà trường vừa mới tốt nghiệp… 108
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 3. SỰ LIÊN KẾT NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Việc liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, gắn hoạt động đào tạo vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là thước đo đánh giá được chất lượng sản phẩm đào tạo của trường, cũng như giúp nhà trường luôn cập nhật hoàn thiện chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Ngay từ buổi đầu thành lập, Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn đã xác định sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chương trình đào tạo của nhà trường, từ lúc sinh viên mới bước chân đến nhà trường, cho đến khi sinh viên nhận bằng tốt nghiệp ra trường, với mục đích cuối cùng là tạo cho sinh viên của nhà trường có được một nghề vững chắc, thu nhập cao trong ngành du lịch, góp phần giải quyết tốt về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường không kiếm được việc làm xảy ra trong thời gian gần đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hải Bình, 2017, Giải pháp tạo gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp, đăng trên website https://giaoducthoidai.vn 2. Trần Ngọc Cảnh, 2018, Ba giải pháp "tìm kiếm" việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, đăng trên website http://enternews.vn 3. Ánh Dương, 2018, Nhà trường bắt tay doanh nghiệp, sinh viên chủ động trong xu thế 4.0, đăng trên website http://cafebiz.vn 4. Mai Đan, 2017, Doanh nghiệp và nhà trường “bắt tay” đào tạo nghề, đăng trên website http://thoibaotaichinhvietnam.vn 5. Hồng Giang – Bùi My, 2017, Khắc phục tình trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, đăng trên website http://www.qdnd.vn 6. Dương Tâm, 2017, Nhà trường không kết nối doanh nghiệp, sinh viên khó kiếm việc, đăng trên website https://vnexpress.net 7. Nguyễn Thảo, 2018, Nhà trường cần cho sinh viên đi thực tế sớm hơn, đăng trên website http://vietnamnet.vn 8. Minh Thu, 2017, Việc làm cho sinh viên tốt nghiệp: Cần giải pháp tổng thể, đăng trên website http://vietnamnet.vn 9. Thanh Thủy, 2017, Liên kết với doanh nghiệp để tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, đăng trên website http://baochinhphu.vn 10. Nguyễn Ngọc Trung, 2018, Về hiệu quả mối liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học, đăng trên webite http://tapchitaichinh.vn 109
  8. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… 11. Anh Tú, 2017, Kết nối Nhà trường - Doanh nghiệp: Mang lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, đăng trên website https://giaoducthoidai.vn 12. VOV.VN, 2018, Doanh nghiệp chưa mặn mà bắt tay với trường nghề để đào tạo sinh viên, đăng trên website https://vov.vn 13. Hà Vy, 2018, Lấp lỗ hổng trong kết nối nhà trường - doanh nghiệp, đăng trên website http://www.nhandan.com.vn/giaoduc 14. XC, 2018, Gắn kết đào tạo nghề với doanh nghiệp, đăng trên website https://baotintuc.vn 15. Hải Yến, 2018, Liên kết doanh nghiệp tạo đầu ra cho học nghề: Khó cũng phải làm, đăng trên website http://tapchitaichinh.vn 16. Website của Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) http://www.dulichsaigon.edu.vn 110
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2