intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liệt Mặt Ngoại Biên Do Lạnh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

132
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liệt mặt ngoại biên là liệt toàn bộ các cơ ở một bên mặt, gồm mặt trên và mặt dưới, do liệt dây thần kinh sọ số VII. Thường gặp nhất là liệt mặt ngoại biên do lạnh. Bệnh có đặc điểm là phục hồi nhanh, song dễ để lại di chứng về vận động, thẩm mỹ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liệt Mặt Ngoại Biên Do Lạnh

  1. Liệt Mặt Ngoại Biên Do Lạnh Liệt mặt ngoại biên là liệt toàn bộ các cơ ở một bên mặt, gồm mặt trên và mặt dưới, do liệt dây thần kinh sọ số VII. Thường gặp nhất là liệt mặt ngoại biên do lạnh. Bệnh có đặc điểm là phục hồi nhanh, song dễ để lại di chứng về vận động, thẩm mỹ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. - Tuổi: thường gặp từ 13-65 tuổi, ở cả hai giới. NGUYÊN NHÂN Thường xuất hiện sau nhiễm lạnh hoặc nhiễm virut (virus herpes simplex týp I và virus herpes zoster) hoặc mycoplasma, bệnh tự miễn, chấn thương khối u hoặc các rối loạn trong xương đá, trong đó nguyên nhân do lạnh chiếm 80%.
  2. TRIỆU CHỨNG Bệnh thường xảy ra đột ngột khi đi tàu xe hoặc tối ngủ nằm cạnh cửa sổ, bị gió tạt vào mặt hoặc sau cơn đau vùng xương chũm (sau tai). Sáng dậy bệnh nhân thấy: - Mắt bên liệt nhắm không kín - Nhân trung lệch sang bên đối diện, miệng bị kéo lệch sang bên lành nhất là khi nói cười - Giảm hay mất nếp nhăn trán và rãnh mũi má - Giảm tiết nước mắt, giảm cảm giác ở vùng ống tai ngoài - Giảm vị giác 2/3 trước lưỡi ở bên liệt. - Một số trường hợp xuất hiện mụn nước ở vùng ống tai ngoài trong 2-3 ngày. - Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như khi nhe răng mồm méo lệch sang bên lành. DIỄN TIẾN - 70-80% trường hợp mắc bệnh thường tự khỏi sau khoảng 1-3 tháng.
  3. - Một số ca tiến triển xấu do chẩn đoán và điều trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng), co giật cơ mặt (do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt (do dây thần kinh thoái hóa). ĐIỀU TRỊ - Corticoid (prednisolon): Điều trị bằng corticoid càng sớm thì hiệu quả càng cao. - Thuốc kháng virut (acyclovir, famyclovir...):. Thời gian điều trị từ 5 -7 ngày. - Các vitamin nhóm B như B1, B6, đặc biệt là mecobalamin: một dẫn xuất của Vitamin B12 có tác dụng thúc đẩy phục hồi dây thần kinh bị tổn thương. - Các thuốc giãn mạch. - Châm cứu, thuốc nam cũng có tác dụng tốt. - Đồng thời, cần phối hợp tập vận động xoa bóp cơ mặt hằng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4-5 phút. Xoa từ cằm lên trán nhằm tăng cường tuần hoàn chống sự co cứng cơ mặt. - Khi điều trị nội khoa có kết quả, cần giảm dần liều thuốc. Người bệnh nên đứng trước gương tự tập luyện phục hồi chức năng. - Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa không có kết quả.
  4. Cùng với việc dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng giúp điều trị đạt kết quả cao và phòng các biến chứng như liệt co cứng nửa mặt...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2