Linh hoạt xử lý nợ xấu giải phóng vốn mở rộng cho vay góp phần thúc đẩy tăng trường nền kinh tế bền vững
lượt xem 4
download
Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng diễn biến nợ xấu của hệ thống Tổ chức dụng Việt Nam trong hơn 2 năm qua. Bài viết cũng đã phân tích nhiều biện pháp các Ngân hàng thương mại Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi đại dịch, như điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế sự gia tăng của nợ xấu, góp phần hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Linh hoạt xử lý nợ xấu giải phóng vốn mở rộng cho vay góp phần thúc đẩy tăng trường nền kinh tế bền vững
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” LINH HOẠT XỬ LÝ NỢ XẤU GIẢI PHÓNG VỐN MỞ RỘNG CHO VAY GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỜNG NỀN KINH TẾ BỀN VỮNG TS. Nguyễn Thị Trúc phương TÓM TẮT Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng diễn biến nợ xấu của hệ thống Tổ chức dụng Việt Nam trong hơn 2 năm qua. Thông qua phân tích và đánh giá các tư liệu và số liệu thực tế bài viết khẳng định, do đại dịch Covid-19 trên thế giới và ở Việt Nam diên biến phức tạp, kéo dài, đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của các Tổ chức tín dụng nói chung, các Ngân hàng thương mại nói riêng tăng cao. Thực trạng đó do khó khăn của doanh nghiệp bị đứt gẫy chuỗi cung ứng, bị ngừng trệ sản xuất và tiêu thụ do giãn cách xã hội. Bài viết cũng đã phân tích nhiều biện pháp các Ngân hàng thương mại Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19, như điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế sự gia tăng của nợ xấu, góp phần hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, do khó khăn chung của môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, nên việc xứ lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng tiếp tục gặp nhiều trở ngại. Bài viết đã tập trung làm rõ các vướng đó và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Từ khóa: nợ xấu, ngân hàng Việt Nam, đại dịch Covid-19 ABSTRACT The article has focused on clarifying the situation of bad debts of Vietnam's application system over the past 2 years. Through the analysis and evaluation of documents and actual data, the article confirms that, due to the complicated and prolonged development of the Covid-19 pandemic in the world and in Vietnam, the bad debt ratio of the Credit institutions in general and commercial banks in particular increased sharply. That situation is due to the difficulties of businesses with broken supply chains, production and consumption delays due to social distancing. The article also analyzed many measures that Vietnamese commercial banks have taken to support businesses strongly affected by the Covid-19 pandemic, such as adjusting debt terms, extending debt, reducing lending interest rates, facilitating conditions for enterprises to continue production and business activities, limit the increase of bad debts, and contribute to supporting economic growth. However, due to the general difficulties of the domestic and foreign macroeconomic environment, the handling of bad debts of credit institutions continues to face many obstacles. The article has focused on clarifying those obstacles and proposing solutions to overcome difficulties in handling bad debts in the near future. Keywords: bad debt, Vietnamese banks, Covid-19 pandemic 1. GIỚI THIỆU Nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng, chất lượng hoạt động của các Tổ chức tín dụng (TCTD), an toàn của hệ thống tài chính và hiện trạng của nền kinh tế. Có 2 chỉ tiêu đánh giá thực trạng nợ xấu: nợ xấu nội bảng bao gồm các khoản nợ được phân từ nhóm 3 đến nhóm 5; nợ xấu gộp bao gồm các khoản nợ xấu nội bảng và các khoản nợ xấu ngoại bảng, đưa ra theo dõi riêng ngoài báo cáo kế toán đã được trích lập dự phòng rủi ro 621
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 100% cho khoản nợ xấu đó. Để đánh giá khách quan, đầy đủ nợ xấu TCTD, cần phải sử dụng tỷ lệ nợ xấu gộp. Đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 2/2020 đến cuối tháng 4/2022 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong hơn 2 năm qua, đại đại dịch đã và đang tác động rất lớn nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng nợ xấu hệ thống TCTD Việt Nam trong hơn 2 năm qua ở một số góc nhìn khác nhau, đưa ra một số khuyến nghị, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP theo Nghị quyết hàng năm của Chính phủ. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về thực tiễn xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam. Trong khuôn khổ và giới hạn của một bài báo khoa học, phạm vi số chữ trong một bài viết, tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, làm rõ tổng quan và khoảng trống nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, sử dụng số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng đã công bố: Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, Báo cáo tài chính chi tiết đến hết quý III/2021 và quý IV/2021 về nợ xấu và số nợ xấu chung đến hết năm 2021 của các Ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung, các NHTM NN đã cổ phần hóa nói riêng để mình chứng, số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA),..tiến hành tổng hợp so sánh, phân tích, đánh giá tập trung làm rõ các nội dung này và khuyến nghị giải pháp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến nợ xấu 3.1.1. Nợ xấu năm 2021 đỉnh cao của đại dịch Theo số liệu của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD giảm từ 1,99% cuối năm 2017 xuống 1,91% năm 2018, 1,63% năm 2019. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam tăng cao kể từ đầu năm 2020. Cụ thể, đén cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại, lên 1,69% và đến cuối năm 2021 là 1,9%, gần như trở lại tương đương như tỷ lệ nợ năm 2017, bắt đầu mới triển khai Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của toàn hệ thống TCTD đến thời điểm cuối năm 2021 ở mức 3,79%. Trong khi đó, nếu xét đến cả tác động của đại dịch, với các khoản nợ đang được cơ cấu lại theo Thông 01/2020/TT-NHNN có nguy cơ nữa thì tỷ lệ nợ xấu của các TCTD đến hết năm 2021 là 8,2% [Hiệp hội NH (2021)]. Đây là kết quả được dự báo khi các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo quy định tại các văn bản pháp lý: Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN, của NHNN. Đến nay, Đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục tác động tiêu cực đến an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD và các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 cũng sẽ tiếp tục tăng lên cao hơn trong nửa đầu năm 2023. Từ đầu năm 2021 đến nay hầu hết NHTM có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt tại Vietcombank và VietinBank [Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021)]. Quay trở lại phân tích về nguyên tắc hạch toán nợ xấu của các TCTD nói chung. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà có một khoản nợ bất kỳ được xác định là nợ xấu theo quy định trên thì toàn 622
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu (theo Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14). Cần phải lưu ý rằng, nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Ví dụ, nợ đang còn trong hạn, nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba (theo định lượng) hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn (theo định tính) thì sẽ ngay lập tức bị phân vào nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn (theo Điểm d, Khoản 3, Điều 3 Nghị quyết số 42/2017/QH14). 3.1.2. Nợ xấu nhưng tháng đầu năm 2022 Tính đến hết tháng 5/2022, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng là 1,65%, giảm đáng kể so với cuối năm 2021, tuy nhiên chắc chắn đây không phải là con số phản ánh đúng thực trạng. Còn dựa trên báo cáo tài chính được công bố thì tính đến cuối quý 1/2022, nợ xấu nội bảng của 27 NHTM CP đang niêm yết cổ phiếu trên TTCK là 111.147 tỷ đồng, tăng 12,4% so với đầu năm Ngân hàng thương mại (2020 - 2022). Techcombank có tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp nhất, chỉ 0,66%, giảm nhẹ so với mức 0,67% hồi đầu năm. Tổng nợ xấu nội bảng của NHTM này tăng thêm gần 148 tỷ lên mức là 2.441 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối quý 1 trong khi dư nợ cho vay của TCB rất lớn, lên tới 365.742 tỷ đồng. Techcombank cũng sở hữu nhiều trái phiếu doanh nghiệp, nếu xét tỷ lệ nợ xấu/ tổng tín dụng, tỷ lệ này của Techcombank chỉ ở mức 0,57% Ngân hàng thương mại (2020 - 2022). Các NHTM khác cũng có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp tính đến cuối quý 1, chỉ dao động trong khoảng từ 1-1,5% như TPBank, VietinBank, Sacombank, LienVietPostBank. VietinBank mặc dù có tổng nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 3 là hơn 15 nghìn tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân là vì dư nợ cho vay của NHTM này rất lớn, đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng Ngân hàng thương mại (2020 - 2022). 3.2. Diễn biến nợ có khả năng mất vốn tại một số thời điểm trong năm 2021 3.2.1. Đến thời điểm dịch bệnh đang ở điểm cao hết tháng 9/2021 Nợ xấu ở nhóm cao hơn không nhất thiết phải chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn một bậc. Thậm chí đang là nợ nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ xấu nhóm 5 xấu nhất. Một số NHTM khác, như: Sacombank, VietinBank, VIB, ACB, Eximbank và SeABank cũng nằm trong số 10 ngân hàng có nhiều nợ nhóm 5 nhất tại thời điểm 30/9/2021. Nợ có khả năng mất vốn của 10 NHTM đứng đầu này lên tới 53.084 tỷ đồng, chiếm đến 80% tổng nợ nhóm 5 của 28 NHTM khảo sát. Mặc dù có hàng nghìn tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn nhưng đây đều là các NHTM đứng đầu về dư nợ cho vay. Bởi vậy, tỷ lệ nợ nhóm 5 chỉ dao động trong khoảng 0,3 – 1,5% tổng dư nợ tại thời điểm quý III. Điển hình như VietinBank, tuy có tới hơn 3.500 tỷ nợ có khả năng mất vốn nhưng con số này chỉ chiếm 0,3% tổng dư nợ cho vay Ngân hàng thương mại (2020 - 2022). Tham khảo thực trạng nợ có khả năng mất vốn của 10 NHTM cổ phần có tính chất điển hình, có số nợ loại này lớn nhất tại thời điểm hết tháng 9/2021 ở hình vẽ dưới đây. 623
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Hình số 1: Nợ có khả năng mất vốn Nguồn: Báo cáo tài chính quý 3/2021 hợp nhất của các NHTM Trong số 28 NHTM thì Techcombank có tỷ lệ Nợ nhóm 5 so vớ tổng dư nợ thấp nhất, ở mức 0,1%. Con số này liên tục được duy trì trong năm 2021 chủ yếu do ngân hàng tích cực sử dụng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu VNDIRECT (2018-2021). Bên cạnh Techcombank, thì một số NHTM khác cũng có tỷ lệ Nợ nhóm 5 so với tổng dư nợ ở mức rất thấp, như: TPBank (0,2%), VietinBank (0,3%), VPBank (0,3%), MB (0,3%), Bac A Bank (0,4%). Ngược lại, một số NHTM khác, như: PG Bank và Viet Capital Bank tuy về số tuyệt đối nợ nhóm 5 chỉ vài trăm tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ nhóm 5 nhưng chiếm hơn 2% tổng dư nợ cho vay và là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cao nhất hệ thống TCTD Việt Nam ở thời điểm nói trên Ngân hàng thương mại (2020 - 2022). Đi vào cụ thể nợ xâu, số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính của 28 NHTM công bố công khai cho thấy, tổng dư nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đến thời điểm 30/9/2021 lên tới khoảng 66.556 tỷ đồng, giảm gần 8% so với cuối năm 2020. Trong đó, Agribank chưa công bố báo cáo tài chính quý III/2021. Do đó, tạm tính theo số liệu đến 30/6/2021, Agribank đang đứng đầu hệ thống TCTD về nợ có khả năng mất vốn, lên tới 14.330 tỷ đồng. Mặc dù vậy, con số này đã giảm hơn 12% so với cuối năm 2020, tương đương giảm hơn 2.000 tỷ đồng. Đứng kế sau Agribank, nợ nhóm 5 của BIDV đến cuối quý III/2021 ở mức 13.881 tỷ đồng, giảm 1.809 tỷ đồng so với cuối quý II và giảm 2.644 tỷ đồng so với cuối năm 2020. Ngược với Agribank và BIDV. Tương tự, nhóm nợ này tại SHB cũng tăng gần 30%, ở mức 4.937 tỷ đồng tại thời điểm hết tháng 9/2021 Ngân hàng thương mại (2020 - 2022). 3.2.2. Đến hết năm 2022 Nếu cập nhật nợ xấu đến hết năm 2021 của nhiều NHTM đã công bố Báo cáo tài chính quý IV/2021 cho kết quả say đây. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 được các ngân hàng công bố, có 10 NHTM có nợ xấu lớn nhất trong số 27 NHTM có cổ phiếu giao dịch trên UPCoM và niêm yết trên TTCK sở hữu tới hơn 74,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, cao hơn 8,39% so với năm 2020. BIDV, VPBank, VietinBank vẫn là 3 NHTM đứng đầu danh sách nợ xấu lớn nhất. VPBank giảm đáng kể của khối nợ xấu có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) với mức giảm gần 49%, từ 2.076 tỷ xuống còn 1.059 tỷ, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng khoảng 6%, từ 6.025 lên 6.381 tỷ trong khi nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng đột biến gần 363%, từ 1.824 tỷ lên 624
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 8.446 tỷ. Kết thúc 2021, VPBank bị đẩy lên vị trí ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất năm 2021 với khối nợ xấu gần 15.887 tỷ đồng, tăng 60% so với năm trước. Cuối năm 2021, VietinBank có khối nợ xấu gần 14.300 tỷ đồng, tăng gần 49%, chủ yếu do nợ nhóm 3 tăng mạnh gần 275%, từ 1.892 tỷ lên 7.096 tỷ đồng. Nợ xấu BIDV đã giảm gần 38% trong năm 2021, từ mức 21.369 tỷ xuống còn 13.245 tỷ đồng do giảm khối nợ lớn nhất, đó là nợ nhóm 5, giảm gần 58%. Trong khi đó, Vietcombank có quy mô nợ xấu tăng khoảng 17%, từ mức 5.230 tỷ đồng lên 6.121 tỷ đồng, nợ ở cả 3 nhóm 3,4,5 đều tăng. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ nhóm 4, tăng gần 333%. 3.3. Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro và đẩy mạnh bán nợ Tuy nhiên nhìn chung chất lượng nợ được kiểm soát. Các NHTM cũng gia tăng mạnh mẽ bộ đệm dự phòng rủi ro với tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu ở nhiều NHTM tăng lên cao kỷ lục, trong đó ở Vietcombank tới 424%, MB đạt gần 400% và ở nhiều NHTM khác cũng đạt trên mức 100%. Thực trạng này sẽ được mình chứng, phân tích ở nội dung dưới đây. Xu hướng thu hẹp quy mô của nợ nhóm 5 trong 9 tháng đầu năm 2021 của 28 NHTM nói trên có sự hỗ trợ rất lớn từ chính sách cho phép giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 của Ngân hàng Nhà nước. Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép giữ nguyên nhóm nợ làm cho bức tranh nợ xấu chưa phản ánh đúng thực tế. Thời gian qua, NHNN đã ban hành 3 Thông tư 01, 03, 14 quy định về cơ cấu nợ, giãn nợ, với trên 600 nghìn tỷ đồng đã được cơ cấu nợ, nhưng đây mới chỉ là số liệu bước đầu. Từ nay đến cuối năm hoặc sang năm 2022, con số này sẽ còn lên cao nữa, bởi dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Và bản chất nợ được cơ cấu là nợ xấu. Ngoài sự hỗ trợ của chính sách, việc đẩy mạnh sử dụng trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu cũng tạo điểu kiện cho nhiều NHTM thu hẹp quy mô nợ nhóm 5 trong 9 tháng đầu năm 2021. Theo đó, BIDV đã sử dụng hơn 12.126 tỷ đồng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ, con số này tại BIDV là hơn 11.900 tỷ đồng, tại VietinBank là 5.100 tỷ đồng, tại MB là 2.955 tỷ đồng,…Bên cạnh đó, các NHTM cũng rất tích cực xử lý nợ xấu thông qua hình thức rao bán trực tiếp hoặc thanh lý tài sản đảm bảo VNDIRECT (2018-2021). Để xử lý nợ xấu, các NHTM cũng đã sử dụng dự phòng rủi ro nên hạn chế gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong bối cảnh bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tính đến cuối tháng 6/2021, toàn hệ thống TCTD đã có gần 200.000 tỷ đồng nguồn lực dự phòng rủi ro tín dụng, tương ứng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR (tỷ lệ bù đắp nợ xấu bằng dự phòng rủi ro - LLR) gần 90% tổng thể nợ xấu Ngân hàng thương mại (2020 - 2022). 625
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Hình số 2: Tỷ lệ phủ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Nguồn: Báo cáo tài chính quý 3/2021 hợp nhất của các NHTM Như vậy, tại thời điểm cuối quý III/2021, nợ xấu của Vietcombank là 10.884 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank đã lên tới 1,16%. Tuy vậy, điểm tích cực là Vietcombank đã tăng chi phí dự phòng lên 8.012 tỷ đồng trong 9 tháng đầu bao hnăm, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 9/2021, Vietcombank đang có hơn 26.432 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (một trong những chỉ số dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu) đạt mức cao là 243% Vietcombank (2015-20201) Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối năm 2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng. Đồng thời, miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước (2016-2021). Nguyên nhân chính là tác động tiêu cực và rộng lớn của COVID-19. Riêng trong Quý III/2021 cũng là khoảng thời gian cao điểm tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, khi mà cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng bị đứt gãy…Như vậy mẫu số nợ xấu tăng mạnh lên trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR bị giảm xuống khi mức độ trích lập dự phòng rủi ro không tăng tương ứng. Mặt khác, về số tuyệt đối, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro chỉ ở mức thấp so với nợ xấu tăng thêm, như mức trích 5%, 20%, 50% theo các nhóm nợ thuộc nợ xấu, chỉ riêng nợ có khả năng mất vốn mới trích lập 100% (ngoài ra có tỷ lệ trích lập dự phòng chung 0,75% cho nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4). Mức sụt giảm của LLR trong quý 3 như trên cũng phản ánh sức tác động tiêu cực rất lớn của COVID-19 đối với nợ xấu Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2021). Tác động đó không chỉ một chiều đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền trả nợ của khách hàng vay vốn, dẫn đến nợ xấu, mà còn tác động ở chiều quan trọng nữa là việc xử lý của các NHTM. Bên cạnh đó là sự trở ngại của các NHTM trong việc xử lý cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng vừa qua, thực hiện phòng chống dịch và quy định cách ly, giao thông hạn chế và nhất là hàng không, nhiều cán bộ xử lý nợ không thể đến trực tiếp các địa bàn để thẩm định, xử lý nợ (nhất là những khoản lớn được phân cấp thẩm định, phê duyệt cấp hội sở…). 626
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Trong những tháng đầu năm 2022, các NHTM tiếp tục đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu. Do đó một số ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu khá cao như BIDV là 277%, MB là 250%, Techcombank là 160%. Đặc biệt, VietinBank đã tăng gấp 3 lần chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên 4.426 tỷ đồng trong kỳ này. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 5.822 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Việc tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến cuối quý 1/2022 của NHTM này đã lên mức gần 200%, tăng mạnh so với mức 180% từ cuối năm 2021. Tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên trong dài hạn, bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng sẽ sáng sủa hơn nếu những khoản dự phòng này được hoàn nhập. Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng Covid-19 hết hạn vào ngày 30/6/2022 tới đây. Nếu không được gia hạn thì nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu theo Thông tư này nhiều khả năng được thể hiện rõ ràng hơn trên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng, khiến rủi ro nợ xấu gia tăng. 3.4. Một số nhận xét về kết quả xử lý nợ xấu Một là, các NHTM chủ động và triển khai linh hoạt các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu, chủ động làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật và căc cơ quan chức năng khác để xử lý nợ xấu dựa trên các văn bản do Quốc hội và Chính phủ ban hành. Hai là, xử lý hiệu quả nợ xấu là quyền lợi kinh tế trực tiếp của các NHTM và cán bộ ngân hàng, nên các NHTM đã linh hoat xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau tùy thuộc vào môi trường kinh tế. Ba là, Quốc hội ban hành Nghị quyết 42/2017 một mặt tạo hành lang pháp lý cho các NHTM xử lý nợ xấu, song cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng khác nhau, nên thu hút các cơ quan chức năng chủ đông tham gia cùng các NHTM xử lý nợ xấu. Bốn là, thông qua xử lý nợ xấu giai đoạn vừa qua, các NHTM cũng rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm để phòng ngừa rủi ro, giam thiểu nợ xấu phát sinh trong giai đoạn mới. 3.5. Kết luận và khuyến nghị giải pháp Từ những nội dung, phân tích, đánh giá nói trên, để góp phần xử lý có hiệu quả nợ cấu của các NHTM Việt Nam hiện nay, bài viết xin có một số khuyến nghị sau đây: Một là, các NHTM cần hết sức thận trọng về quản lý chất lượng tín dụng, xem xét thực chất các khoản nợ của khách hàng với số liệu nợ xấu thể hiện trong báo cáo tài chính công bố công khai theo niên độ. Các NHTM cần mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sát với thực chất các khoản nợ đã được cơ cấu lại. Nếu nhiều NHTM không trich lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng thực chất thì lợi nhuận hết năm 2021 vẫn cao, nhưng đó thực chất là con số ảo về các khoản nợ xấu đã được cơ cấu lại sẽ sớm chuyển thành nợ nhóm 3 đến nhóm 5 trong tương lai gần, sau năm 2023. Bởi vậy, các TCTD cần thận trọng với 2 loại nợ là nợ được cơ cấu lại và những khoản nợ mới cho vay nhưng khách hàng không tiêu thụ được hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Hai là, hoạt động tín dụng đang dần dần bước vào giai đoạn bình thường mới đã hình thành với nhóm ngân hàng. Tại nhiều NHTM đã giải ngân nhiều khoản tín dụng có chất lượng đối với nhiều doanh nghiệp đang tiêu thụ hàng hóa thuận lợi. Nhiều khoản cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh và khoản vay tiêu dùng cá nhân cũng đã thuận lợi vì khách hàng có nguồn tiền trả nợ gốc và lãi theo phân kỳ trên hợp đồng tín dụng. Đây là những dấu hiệu tích 627
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cực của hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và mục tiêu đạt được lợi nhuận của các NHTM đề ra của năm 2021 nói chung nếu chưa tính đến ảnh hưởng của việc cơ cấu lại nợ do Covid- 19. Tuy nhiên khi các chính sách thay đổi, sự tác động của Covid-19 đến chất lượng tín dụng có độ trễ và không che dấu được nữa, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng sẽ được phản ánh. Do đó, các NHTM cần chủ động trong trích lập dự phòng rủi ro cho dù lợi nhuận bằng 0 hay quá thấp, tiếp tục quyết liệt trong bán tài sản, thu hồi các khoản nợ xấu cũ và thận trọng đối với các khoản giải ngân mới đối với khách hàng tiền ẩn rủi ro. Ba là, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đương nhiên có gắn với xử lý nợ xấu. Để tiếp tục triển khai công tác thanh tra, giám sát, cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu theo Đề án 1058 của Chính phủ và Nghị quyết 42 của Quốc hội đạt hiệu quả, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét tiếp tục chỉ đạo sát sao quá trình triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống các TCTD đặc biệt về phương án xử lý các TCTD yếu kém, các NHTM nhiều năm không tăng được vốn điều lệ, tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận thấp hay khong có. Cùng đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong xử lý vấn đề tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước, đặc biệt là việc tăng vốn điều lệ của Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Cụ thể, tháng 10/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Theo đó, các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được Nhà nước chính tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2021) Bốn là, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế nợ xấu. Cần đánh giá khách quan các tổ chức có chức năng hỗ trợ cho DNNVV hiện nay, có biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả các tổ chức này, tránh phân tán và lãng phí nguồn lực tài chính. Năm là, Quốc hội cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước. Xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay trên thế giới. Năm là, Quốc hội, Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính nên xem xét lại sự tồn tại của VAMC, đối chiếu với đề án được thành lập, thực trạng và hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu hiện nay, chi phí hàng năm cho bộ máy và số vốn điều lệ nhà nước cấp, lãi suất trái phiếu Chính phủ phải trả tương ứng với số vốn điều lệ đó, để mạnh dạn có quyết định kịp thời vì hiệu quả chung của nền kinh tế. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của đại dịch, diễn biến bất thường của kinh tế thế giới sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucraina từ ngày 24/2/2022. ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. NHNN đã kịp thời ban hành các quy định pháp lý chi phép giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Các TCTD Việt Nam cũng chủ động linh hoạt điều chỉnh căc khoản nợ cho khách hàng theo 628
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” quy định, xử lý nợ xấu bằng các biện pháp khác. Tuy nhiên để có thể tiếp tục xử lý nợ xấu của các TCTD một cách có hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu thì cần tiếp tục có sự chuyển động đồng bộ từ Quốc hội, đến Chính phủ, NHNN và các bộ ngành có liên quan, đặc biệt là các TCTD theo các khuyến nghị nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2021): “Thông tin hoạt động các ngân hàng hội viên”; truy cập tại www.vnba.org.vn; truy cập tại nhiều mục cụ thể khác nhau; thời gian truy cập, từ ngày 6-11/6/2022. 2. Ngân hàng thương mại (2020 - 2022): “Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM, Báo cáo gửi cổ đông, thông tin hoạt động”, tổng hợp từ trang web của các NHTM; truy cập tại nhiều mục cụ thể khác nhau; thời gian truy cập, từ ngày 6-11/6/2022. 3. Ngân hàng Nhà nước (2020 - 2021): “Thông tin và tư liệu” được truy cập tại mục: Tin tức- Sự kiện, trang www.sbv.gov.vn, truy cập tại nhiều mục cụ thể khác nhau; thời gian truy cập, từ ngày 6-11/6/2022. 4. VNDIRECT (2018-2021): “Báo cáo nghiên cứu thị trường tài chính hàng tháng”, các tháng trong các năm 2018 – 2021 của Công ty chứng khoán VN Direct gửi các nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản tại Công ty, file mềm. 5. Vietcombank (2015-20201): Thông tin hoạt động của Vietcombank tại Báo báo thường niên, báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm, thông tin công bố trên www.vcb.com.vn, các năm 2015 – 2021; truy cập tại nhiều mục cụ thể khác nhau; thời gian truy cập, từ ngày 6-11/6/2022. --- Thông tin tác giả TS. Nguyễn Thị Trúc phương Khoa Tài chính Kế toán Trường ĐH công nghiệp thực phẩm TPHCM Địa chỉ: Số 140 Lê Trọng Tấn P. Tây Thạnh. Q. Tân Phú. TPHCM ĐT 0968 899 217 Email: phuongnguyen_74@yahoo.com.vn Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – tiền tệ - Kế toán 629
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
6 p | 40 | 6
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học sinh viên khoa Ngân hàng 2014-2015: Chính sách tiền tệ - tín dụng – ngân hàng đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì lạm phát thấp
196 p | 45 | 6
-
Nợ xấu – nút thắt cuối cùng của chính sách tiền tệ
9 p | 31 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn