intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lỗ hổng lớn của thị trường tài chính Sở hữu chéo và thâu tóm ngân hàng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

130
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phát triển vũ bão này đã góp phần cho sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua như công cụ chủ yếu thu xếp vốn. Tuy nhiên, với thời gian và những biến động theo hướng tiêu cực của thị trường thế giới, những lỗ hổng to tướng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lộ ra và gây những hậu quả ghê gớm. Lỗ hổng lớn nhất chính là tình trạng sở hữu chéo, tạo vốn ảo, dẫn đến sự vô trách nhiệm trong đầu tư bằng tiền gửi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lỗ hổng lớn của thị trường tài chính Sở hữu chéo và thâu tóm ngân hàng

  1. Lỗ hổng lớn của thị trường tài chính Sở hữu chéo và thâu tóm ngân hàng Sự phát triển vũ bão này đã góp phần cho sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua như công cụ chủ yếu thu xếp vốn. Tuy nhiên, với thời gian và những biến động theo hướng tiêu cực của thị trường thế giới, những lỗ hổng to tướng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lộ ra và gây những hậu quả ghê gớm. Lỗ hổng lớn nhất chính là tình trạng sở hữu chéo, tạo vốn ảo, dẫn đến sự vô trách nhiệm trong đầu tư bằng tiền gửi xã hội. Một nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright công bố mới đây về sở hữu chéo giữa NH với doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy hệ thống NH đ ã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch. Theo đó, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các NH thương mại. Chưa kể, các NH cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông tại các NH th ương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào những NH khác có tiềm năng. Hiện không ít tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân cũng đang đầu tư, sở hữu chéo khi họ có trong tay khá nhiều NH. Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đến nay, gần 40 DN Nhà nước và tư nhân sở hữu trên 5% tại các NH TMCP và các DN này lại sở hữu các công ty đầu tư tài chính. Vì vậy, mối quan hệ giữa NH TMCP với các tập đoàn tư nhân ngày càng ph ức tạp. Những thủ đoạn lách luật nguy hiểm
  2. Theo các chuyên gia, không ít DN "sân sau" thời gian qua không chỉ vay hàng nghìn tỷ đồng từ NH mà còn tham gia với các ông chủ ngân hàng có quyền điều hành hay chi phối các quyết định của tổ chức tín dụng có lợi cho mình, gây tiềm ẩn rủi ro cho TCTC. Không ít lãnh đạo các NH đã tận dụng DN "sân sau" để giúp tăng vốn. Khi đó DN có vốn góp lớn của các ông chủ ngân hàng sẽ đứng ra phát hành trái phiếu kỳ hạn 3-5 năm. Sau đó, ngân hàng của các ông chủ trên sẽ bỏ tiền ra mua trái phiếu của DN. Khi đã có tiền, DN này sẽ sử dụng vốn đó góp vào đúng ngân hàng vừa bỏ tiền ra mua trái phiếu của mình để tăng vốn điều lệ. Như vậy, vốn điều lệ ngân hàng ghi trên sổ sẽ cao nhưng thực tế đó là vốn ảo. Có quyền lực trong tay các ông chủ ngân hàng tiếp tục lũng đoạn qua việc bơm vốn vào các DN "sân sau"... Trên thực tế, việc tăng vốn ảo đã giúp không ít ông chủ ngân hàng cùng một lúc sở hữu 2-3 NH và đẩy vốn vào lĩnh vực đầu tư bất động sản, dẫn đến khó khăn về thanh khoản cho những ngân hàng nhỏ. Trong ba năm qua hàng loạt các NHTMCP đã nâng vốn pháp lý lên 3000 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, gần như không có đồng vốn mới nào bổ sung vào hệ thống ngân hàng, nhưng do vốn pháp lý tăng, các ngân hàng được phép huy động tiền gửi xã hội lớn hơn và hàng nghìn tỷ đồng vốn lại được trút vào những dự án sân sau của chính các ông chủ ngân hàng để vòng quay thâu tóm ngân hàng tiếp diễn. Hệ lụy của sở hữu chéo và thâu tóm ngân hàng Với phương thức sở hữu chéo, các ngân hàng có thể "lách" thông qua việc vay vốn từ ngân hàng này góp cho ngân hàng kia và ngược lại. Như vậy, sự tăng vốn ở các ngân hàng thực chất là tăng ảo. Nhiều trường hợp lại tăng vốn qua trung gian. Đã và đang diễn ra tình trạng dòng tiền trôi lòng vòng trong thị trường liên NH, trong khi DN không tiếp cận được vốn vay. Theo vòng luẩn quẩn này, dòng tiền cứ chảy lòng vòng giữa các NH, công ty với nhau rồi tuồn vào bất động sản, chứng khoán… Đến khi thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán sụt giảm mạnh và kéo dài cũng là lúc các công ty ủy thác đầu tư thua lỗ, tạo ra những khoản nợ xấu cho chính các NH.
  3. Chẳng hạn theo báo cáo tài chính 2011, một ngân hàng thuộc nhóm 3, dư nợ tín dụng cuối năm 2011 khoảng 13.000 tỷ đồng nhưng tổng số vốn cung cấp cho các DN liên quan đến cổ đông là 2.035 tỷ đồng. Ngoài ra gần 1.000 tỷ đồng vốn của ngân hàng này cũng đang được cho các cá nhân liên quan vay. Hay một ngân hàng khác, tổng dư nợ cho vay đạt hơn 8.854 tỷ đồng. Trong đó, 2.510 tỷ đồng (chiếm 28% tổng dư nợ) có đích đến là các DN liên quan đến cổ đông của ngân hàng này. Theo các chuyên gia, đáng lo ngại nhất là, tình trạng sở hữu chéo giữa các ông chủ NH và các công ty sân sau sẽ đe dọa tính an toàn của cả hệ thống. Đã có luật nhưng chế tài chưa đủ Điều 118 của Luật Doanh nghiệp quy định, các đối t ượng là thành viên HĐQT, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc và những người có liên quan (người thân) phải công bố về tỷ lệ sở hữu của mình và người có liên quan ở các tổ chức khác, dù tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn hay nhỏ; đồng thời phải công bố lợi ích có liên quan. Ngoài ra, để chống chuyển giá, Luật Thuế yêu cầu doanh nghiệp phải tự công bố tất cả lợi ích thuế có liên quan đến ban tổng giám đốc doanh nghiệp đó. Như vậy, có những quy định pháp lý rất cụ thể để cổ đông, nhà đầu tư và thị trường có thể giám sát được vấn đề sở hữu chéo và các lợi ích liên quan đến sở hữu chéo. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua trên thị trường không có doanh nghiệp hay cá nhân nào công bố những thông tin này và cũng không có ai giám sát để xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, quản lý các DN "sân sau" không khó. Điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước có quyết liệt thanh tra, kiểm tra và xử lý hay không. Luật các tổ chức tín dụng hiện hành có quy định về giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phần: một cổ đông cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ một số trường hợp đặc biệt; cổ đông và những người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Nhưng trên thực tế việc giám sát quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần vẫn bị buông lỏng dẫn đến những kẻ lợi dụng vốn ảo thâu tóm ngân hàng.
  4. Có thể nói hệ thống ngân hàng là “mạch máu”, là “bộ não” của nền kinh tế, trước thực trạng buông lỏng quản lý ngân hàng dẫn đến những hành vi vi phạm trong thời gian vừa qua, dư luận cho rằng đã đến lúc cần thực hiện khẩn cấp những giải pháp chống sở hữu chéo, thâu tóm ngân hàng để chiếm đoạt vốn xã hội. Cần đẩy mạnh các hoạt động mua bán, sáp nhập ngân h àng theo đúng quy định pháp luật cũng như chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Phần sở hữu chéo nên được nhượng lại cho các trung gian độc lập, ưu tiên kêu gọi đầu tư của các định chế tài chính, ngân hàng nước ngoài. Sớm hoàn thiện các quy định hiện nay liên quan đến mua bán, sáp nhập, thâu tóm ngân hàng, trong đó có quy định về giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phần theo hướng hạn chế, loại trừ các hành vi sử dụng “sân sau” để nắm giữ số cổ phần quá giới hạn cho phép. Tất nhiên, trước khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần làm một việc cực kỳ quan trọng là loại ngay vốn ảo ra khỏi thị trường vốn, chỉ có vốn thật, có nguồn gốc sạch mới có thể được chuyển nhượng, cơ cấu, nghiêm trị những kẻ sử dụng vốn ảo để sở hữu những nguồn vốn không phải của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1