intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Loại ánh sáng mới tạo đột phá về vật lý

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà khoa học Đức đã tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực vật lý khi tạo ra một loại ánh sáng mới bằng cách làm lạnh các photon.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Loại ánh sáng mới tạo đột phá về vật lý

  1. Loại ánh sáng mới tạo đột phá về vật lý Các nhà khoa học Đức đã tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực vật lý khi tạo ra một loại ánh sáng mới bằng cách làm lạnh các photon. Cũng giống như các chất rắn, lỏng và khí, khám phá mới thể hiện một trạng thái của vật chất. Với tên gọi "trạng thái ngưng tụ Bose-Einstein", nó từng được tạo ra vào năm 1995 thông qua các nguyên tử siêu lạnh của một chất khí, nhưng các nhà khoa học từng nghĩ không thể tạo ra nó bằng các hạt photon (quang tử) - những đơn vị cơ bản của ánh sáng. Tuy nhiên, 4 nhà vật lý Jan Klärs, Julian Schmitt, Frank Vewinger và Martin Weitz thuộc Đại học Bonn (Đức) mới đây cho biết, đã hoàn thành "nhiệm vụ bất khả thi" trên. Họ đặt tên cho các hạt mới là "các siêu photon". Các hạt trong một trạng thái ngưng tụ Bose-Einstein truyền thống được làm lạnh tới độ không tuyệt đối, cho tới khi chúng hoà vào nhau và trở nên không thể phân biệt được, tạo thành một hạt khổng lồ. Các chuyên gia từng cho rằng, các photon sẽ không thể đạt được trạng thái này vì việc vừa làm lạnh ánh sáng vừa
  2. ngưng tụ nó cùng lúc dường như là bất khả thi. Do photon là các hạt không có khối lượng nên chúng đơn giản có thể bị hấp thụ vào môi trường xung quanh và biến mất - điều thường xảy ra khi chúng bị làm lạnh. Theo trang LiveScience, 4 nhà vật lý Đức cuối cùng đã tìm được cách làm lạnh các hạt photon mà không làm giảm số lượng của chúng. Để nhốt giữ các photon, những nhà nghiên cứu này đã sáng chế ra một thùng chứa làm bằng những tấm gương đặt sát nhau và chỉ cách nhau khoảng một phần triệu của một mét (1 micron). Giữa các gương, nhóm nghiên cứu đặt các phân tử "thuốc nhuộm" (về cơ bản chỉ có một lượng nhỏ chất nhuộm màu). Khi các photon va chạm với những phân tử này, chúng bị hấp thu và sau đó được tái phát. Các tấm gương đã "tóm" các photon bằng cách giữ cho chúng nhảy tiến - lùi trong một trạng thái bị giới hạn. Trong quá trình đó, các hạt quang tử trao đổi nhiệt lượng mỗi khi chúng va chạm với một phân tử thuốc nhuộm. Và cuối cùng, chúng bị làm lạnh tới mức nhiệt độ phòng. Mặc dù mức nhiệt độ phòng không thể đạt độ không tuyệt đối nhưng nó đã đủ lạnh để các photon kết lại thành một trạng thái ngưng tụ Bose-Einstein. Trong bài viết mới đây trên Tạp chí Nature, nhà vật lý James Anglin thuộc Đại học Kỹ thuật Kaiserslautern (Đức) đã đánh giá thử nghiệm trên là "một thành tựu mang tính bước ngoặt". Các tác giả của nghiên cứu này cho biết, công trình của họ có thể giúp mang tới những ứng dụng trong việc chế tạo các loại laser mới, với
  3. khả năng sinh ra ánh sáng có bước sóng vô cùng ngắn trong các dải tia X hoặc tia cực tím. Những sự kiện khoa học nổi bật của thế kỷ 20 Từ những bước chân chập chững làm quen với thế giới vi mô hồi đầu thế kỷ, đến nay, con người đã vượt qua được bức tường âm thanh; giải mã được cấu trúc phức tạp nhất trong thế giới sinh vật là bộ gene người, cũng như thu được nhiều thành tựu to lớn trong việc chinh phục vũ trụ. 1900: Ra đời thuyết lượng tử. 1901: Karl Landsteines, người Áo đã phát hiện thấy con người có ít nhất 3 nhóm máu A, O, B đồng thời là người tìm ra nguyên tố Rodi (Rh). 1903: Marie Curie cùng chồng là Pierre Curieđược trao giải thưởng Nobel về vật lý cùng với Henri Becquerel vì thành tích tìm ra chất phóng xạ. Năm 1911, lần thứ 2 bàđược trao giải Nobel hoá học về phát minh tách được nguyên tố phóng xạ Radium.
  4. 1905: Walther Nernst, nhà hoá học Đức cho rằng nhiệt độ 0 tuyệt đối làđiều kiện không tưởng, cơsở để trở thànhđịnh luật nhiệt động học thứ 3. 1906: Frederich Hopskins, nhà sinh học người Anh đã chứng minhđược vai trò của các yếu tố phụ trợ ngoài lương thực, đó là các vitaminđốivới cơ thể con người. 1912: Alfred Wegener, nhà khí tượng học người Đức đưa ra giả thiết trôi dạt lục địa . 1914: Khai thông kênhđào Panama nối liềnĐại Tây Dương với Thái Bình Dương. 1916: Albert Einstein tìm ra thuyết tương đối. 1917: Xây dựng kính viễn vọng lớn nhất trên thế giới trênđỉnh núi Wilson, California (Mỹ). 1927: Georges Lemaitre, nhà thiên văn Bỉ đưa thuyết Big Bang, giả thiết về sự hình thành vũ trụ bắtđầu từ một vụ nổ lớn. 1929: Edwin Hubble, nhà thiên văn học người Mỹ cho rằng vũ trụ của chúng ta đang mở rộng. 1930: Nhà thiên văn học Clyde Tombaugh người Mỹ tìm ra sao Diêm Vương. 1938: Geoge Callendar, kỹ sư người Anh tìm ra một hiện tượng mới mà sau này người ta gọi là hiệu ứng nhà kính. 1942: Enrico Fermi và đồng nghiệp người Italia phát hiện ra chuỗi phản ứng hạt nhân. 1945: Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật. 1946: John Mauchly và John Eckert cho ra đời máy tính điện tử đầu tiên Eniac. 1952: Mỹ chế tạo thành công văcxin bại liệt. 1953: James Watson và Francis Crickđã tìm ra cấu trúc xoắn kép của AND. 1957: Nga phóng vệ tinh đầu tiên Sputnik lên quỹđạo trái đất.
  5. 1959: Nga chế tạo thành công microchipđầu tiên. 1964: Phẫu thuật thành công động mạch vành. 1967: Ca phẫu thuật được ghép tim thành công nhưng bệnh nhân chỉ sống được 18 ngày. 1969: Neil Amstrong, công dân Mỹ là người đầu tiênđặt chân lên mặt trăng. 1971: Anh phát hiện ra máy scenner tomography, tạo ra được những hình ảnh 3 chiều về não. 1974: Donald Johanson tìm thấy tại Hadar (Etiopia) một bộ xương người cổ gọi là Lucy niên đại 3,2 triệu năm. 1976: Máy bay siêu âm Concorde bắtđầu đưa vào sử dụng. 1981: Mỹ thử nghiệm thành công tàu vũ trụ con thoi đầu tiên. 1982: Đại học Y khoa Utah đã phẫu thuật thay tim nhân tạo thành công do Robert Jacvik thiết kế, kéo dài thêm cuộc sống cho bệnh nhân thêm 112 ngày. 1984: Các chuyên gia ở Đại học Leicester, Anh phát triển công nghệ dùng AND để nhận diện con người theo kiểu dấu vân tay. 1985: Hai nhà khoa học là Robert Gallo ở Viện ung thư quốc gia (Mỹ) và Luc Montagnier ở Viện Paster (Pháp) đồng tìm ra virut HIV. 1986: Tàu Challenge của Mỹ bị nổ sau 73 giây cất cánh. Sự cố nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, Ukraina. 1990: Bắt đầu thử nghiệm dự án giải mã gene người, lập bản đồ toàn bộ hệ thống gene trong cơ thể. 1993: Mỹ nhân bản vô tính phôi người và nuôi cấy trong ống nghiệm trong vòng vài ngày. 1996: Nasa tìm thấy sự sống trên sao Hoả nhờ phát hiện ra vết tích các loài vi khuẩn từ một hòn đá lấytừ sao Hoả về. 1997: Anh nhân bản vô tính thành công cừu Dolly.
  6. 1999: Thế giới khắc phục sự cố máy tính Y2K. 2000: Hoàn thành cơ bản dự án gene người (Human Genomen Project), giải mã được 97% số lượng gene trong cơ thể con người, mở ra một triển vọng mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nền tảng cho ngành y học trong việc khám chữa bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2