YOMEDIA
ADSENSE
Lọc thận, theo dõi và phát hiện các biến chứng
109
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ngày nay lọc máu được triển khai nhiều bệnh viện, bệnh nhân sau lọc máu được nằm nhiều chuyên khoa khác nhau tuy nhiên người Điều dưỡng cần biết vài thông tin cơ bản sau nhằm theo dõi và chăm sóc phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra ở người bệnh: Lọc máu là quá trình loại bỏ các chất độc hại và nước dư thừa ra khỏi cơ thể khi thận không còn khả năng thực hiện chức năng của nó. Các nguyên nhân khiến bệnh nhân cần lọc máu Bác sỹ quyết định cho bệnh nhân...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lọc thận, theo dõi và phát hiện các biến chứng
- Lọc thận, theo dõi và phát hiện các biến chứng Ngày nay lọc máu được triển khai nhiều bệnh viện, bệnh nhân sau lọc máu được nằm nhiều chuyên khoa khác nhau tuy nhiên người Điều dưỡng cần biết vài thông tin cơ bản sau nhằm theo dõi và chăm sóc phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra ở người bệnh: Lọc máu là quá trình loại bỏ các chất độc hại và nước dư thừa ra khỏi cơ thể khi thận không còn khả năng thực hiện chức năng của nó. Các nguyên nhân khiến bệnh nhân cần lọc máu Bác sỹ quyết định cho bệnh nhân lọc máu khi bệnh nhân bị suy thận và gây nên: Bất thường chức năng não Viêm túi bao quanh tim (bệnh viêm màng ngoài tim) Lượng axit trong máu cao (nhiễm axit) mà không xử trí được bằng các cách khác Suy tim
- Lượng nước ứ thừa trong cơ thể quá nhiều Ứ thừa nước trong phổi (phù phổi) mà không xử trí được bằng các cách khác Lượng Kali trong máu quá cao (tăng Kali huyết) Các cách thẩm tách (lọc máu): Có hai cách lọc máu: Lọc máu chu kỳ và lọc màng bụng Lọc máu chu kỳ: Trong lọc máu chu kỳ - thẩm tách máu, máu được lấy từ cơ thể và bơm vào một máy qua một máy lọc (thẩm tách).Bộ lọc sẽ lọc hết các chất chuyển hoá d ư thừa trong máu và trả máu đã được lọc sạch lại cơ thể. Số lượng nước lọc ra ngoài có thể được điều chỉnh. Thông thường, bệnh nhân cần lọc máu ở bệnh viện, trung tâm y tế. Lọc máu chu kỳ cần phải đâm kim lấy máu, n ên cần có một chỗ đâm kim, bác sỹ có thể tạm thời làm đường mạch máu, tuy nhiên về lâu dài, bệnh nhân cần làm phẫu thuật cầu tay để có đường vào mạch máu lâu dài, gọi là lỗ nối thông động tĩnh mạch: là nối giữa động mạch quay và tĩnh mạch nền. Việc nối thông động tĩnh mạch được tiến hành ở các cơ sở ngoại khoa, phẫu thuật mạch máu. Trong lọc máu chu kỳ - thẩm tách máu, máu được lấy từ cơ thể và bơm vào một máy qua một máy lọc (thẩm tách).Bộ lọc sẽ lọc hết các chất chuyển hoá dư thừa
- trong máu và trả máu đã được lọc sạch lại cơ thể. Số lượng nước lọc ra ngoài có thể được điều chỉnh. Lọc máu chu kì Heparin, một loại thuốc chống đông máu th ường được sử dụng trong quá trình lọc máu để tránh máu bị đông trong quả lọc. Lọc máu là sử dụng một bộ lọc đặc biệt gọi là máy thẩm tách, có chức năng như một quả thận nhân tạo để lọc máu cho bạn. Trong quá trình thẩm tách, máu của bạn sẽ đi qua một ống dẫn đến bộ lọc (thẩm tách),nó sẽ lọc hết chất thải & nước thừa. Sau đó máu sạch sẽ được đưa lại cơ thể bạn qua một ống khác. Bộ thẩm tách (lọc) nối với một máy có điều khiển dòng chảy của máu và loại bỏ các chất độc hại từ máu của bạn.Thông thường cần chạy thận nhân tạo 3 lần một tuần; mỗi lần kéo dài từ 3 đến 5 giờ. Những biến chứng có thể gặp khi lọc máu chu kỳ -Sốt -Vi khuẩn hay chất gây sốt có trong dòng máu -Phản ứng với lọc máu -Dị ứng với dịch lọc -Tụt huyết áp
- -Rút quá nhiều nước -Loạn nhịp tim -Lượng Kali bất thường trong máu -Khí vào do hở đường máu -Chảy máu bất thường ở ruột, não, mắt -Phải dùng Heparin để chống đông máu -Nhiễm trùng Lọc màng bụng: Một hỗn hợp khoáng chất và đường hoà tan trong nước, đó là dung dịch lọc. Đường, được gọi là dextroza, lấy nước, hoá chất và nước dư thừa từ mạch máu ở trong màng bụng của bạn để đưa đến dung dịch lọc. Sau vài giờ, dung dịch chảy từ bụng của bạn qua một ống, và lấy đi tất cả những chất dư thừa theo nó. Sau đó màng bụng của bạn sẽ được bơm đầy với dung dịch sạch, và chu trình lại được lặp lại.Quá trình lấy đi và bơm đầy lại như vậy được gọi là một quá trình trao đổi. Trước lần lọc máu đầu tiên, cần phải có một cuộc tiểu phẫu, một ống nhỏ mềm gọi là “catheter” được đặt trong bụng của bạn. Ống này sẽ bắt đầu hoạt động hiệu quả sau khoảng 10 ngày đến 2 hoặc 3 tuần, đủ thời gian cho chỗ phẫu thuật đặt được
- liền miệng.Lên kế hoạch đặt ống “catheter” có thể làm cho qúa trình trị liệu đạt kết quả tốt hơn. Ống này sẽ được đặt vĩnh viễn, để giúp chuyển dịch lọc đến và đi từ màng bụng của bạn. Có nhiều kỹthuật lọc máu màng bung, tuy nhiên cách đơn giản nhất là Lọc máu liên tục, người bệnh có thể đi lại được (CAPD) CAPD không cần máy móc và có thể làm bất kể ở chỗ nào chỉ cần sạch sẽ. Với CAPD, máu của bạn lúc nào cũng được lọc. Dung dịch lọc chuyển từ một túi ni-lon qua ống đến màng bụng của bạn, dung dịch ở đó khoảng vài giờ trong ống catherer kín. Thời gian dung dịch lọc ở trong màng bụng của bạn được gọi là thời gian dừng. Sau đó, qua ống dẫn lưu rút hết dung dịch lọc vào một túi để bỏ đi. Rồi lại tiếp tục làm đầy màng bụng của bạn bằng dung dịch lọc mới và quá trình lọc lại tiếp tục. Với CAPD, dung dịch lọc ở trong màng bụng của bạn một khoảng thời gian từ 4 đến 6 tiếng (hoặc hơn). Quá trình lấy dung dịch bẩn ra và thay dung dịch lọc sạch mới mất khoảng 30 – 40 phút. Phần lớn bệnh nhân thay dung dịch lọc ít nhất 4 lần mỗi ngày và ngủ khi dung dịch lọc trong thời gian dừng. Với CAPD, không cần thiết phải dậy và thay dung dịch lọc vào ban đêm. Những biến chứng có thể gặp ở lọc máu màng bụng -Chảy máu
- -Khi làm phẫu thuật đặt ống catheter, bác sỹ có thể vô tình làm tổn thương nội tạng, hoặc bị chảy máu trong mà không biết. -Ống catheter không dính với thành bụng -Nhiễm trùng -Quá trình lọc có thể không được vô khuẩn -Mất Albumin trong quá trình lọc -Gây sẹo ở bụng -Viêm nhiễm, nhiễm trùng, chất điện giải có trong dịch lọc -Mức đường huyết cao -Thoát vị bẹn -Táo bón Nguyên nhân thận suy Thận suy khi khả năng lọc máu của tiểu cầu thận bị rối loạn hoặc ngưng hoạt động. Suy thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Suy cấp tính xẩy ra rất nhanh vì huyết áp đột nhiên xuống rất thấp sau khi cơ thể bị chấn thương trầm trọng hoặc do biến chứng của phẫu thuật, trong tr ường hợp
- nhiễm khuẩn hoặc trong các bệnh nặng.. Ðây là một tình trạng rất nghiêm trọng cần được điều trị liên tục tại bệnh viện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thận có thể phục hồi được khả năng vài tuần hoặc vài tháng, sau cơn hiểm nghèo. Trong suy thận kinh niên, khả năng lọc máu của thận giảm từ từ và thường là do hậu quả của một số bệnh như viêm thận tiểu cầu, tiểu đường, cao huyết áp, đa nang thận... Khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 tới 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần thận nhân tạo hoặc thay ghép thận. Sau đây là một số nguyên nhân có thể đưa tới suy thận: a. Nguyên nhân ở phía trên thận như sự giảm khối lượng nước ngoài tế bào trong các trường hợp phỏng nặng, đi tiểu nhiều, xuất huyết, trướng bụng nước, giảm dung lượng máu vì bệnh tim hoặc do nhiễm độc máu, suy chức năng gan, tác dụng hại của một số hóa chất, dược phẩm... b. Từ trái thận trong các bệnh của bệnh thận, do nhiễm trùng thận, thương tích thận, do tác dụng xấu của hóa chất dược phẩm lên thận, trong bệnh tiểu đường, cao huyết áp ..Sử dụng quá nhiều và quá lâu các loại thuốc chống đau như aspirin, phenacetin...là một trong những nguyên nhân thường thấy. c. Các yếu tố tới từ phía dưới thận như sạn tiết niệu, tắc nghẽn ống dẫn tiểu, rối loạn các khả năng của bàng quang, sưng nhiếp tuyến... Hậu quả của suy thận:
- a. Khi thận suy, chất thải ure, creatinine sẽ tràn ngập máu, mất cân bằng giữa nước và các chất điện phân, kali lên cao, calci giảm, chất đạm thất thoát...Ure là sản phẩm phân hủy chính trong sự chuyển hóa của chất đạm và được thận lọc bài tiết ra ngoài. Tích tụ ure trong máu khi bị suy thận sẽ đưa tới buồn nôn, ngủ lịm, suy nhược cơ thể ...và có thể tử vong nếu không được điều trị b- Thiếu hồng cầu: Thận tiết ra hormon erythropoietin để kích thích tủy sản xuất hồng huyết cầu. Khi thận suy, hormon nay giảm và đưa tới thiếu hồng cầu. Hồng cầu chở oxy tới các tế bào. Thiếu oxy, tế bào không sử dụng được năng lượng từ thực phẩm, do đó người bệnh dễ bị mệt mỏi, da xanh nhợt. Thận nhân tạo không phục hồi được khả năng sản xuất kích thích tố này của thận. c- Loạn dưỡng xương thường thấy ỏ 90% bệnh nhân suy thận đặc biệt l à người cao tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Nguyên do đưa tới rối loạn là thận không duy trì được mức độ bình thường của calcium và phosphore trong máu. Xương trở nên mỏng, yếu, thay đổi hình dạng và dễ gẫy. d- Rối loạn giấc ngủ. Rối loạn này rất thường thấy ở người suy thận, lọc máu. Bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, ngây ngất, buồn rầu, rối loạn giờ giấc ngủ, đau nhức cơ thể, bồn chồn... đ- Ngứa ngoài da trong khi hoặc sau khi lọc máu, vì ure huyết quá cao
- e- Ðau nhức xương khớp vì chứng thoái hóa dạng tinh bột amyloidosis: chất đạm trong máu lên cao, đóng vào khớp xương và gân gây đau nhức, cứng khớp.. Lọc máu Phương pháp lọc máu với thận nhân tạo được áp dụng .khi khả năng loại bỏ chất phế thải và nước dư trong máu của thận chỉ còn khoảng từ 5 tới 10% so với mức độ bình thường. Suy thận cấp tính không đáp ứng với điều trị thì lọc máu có thể được áp dụng trong một thời gian ngắn cho tới khi thận hoạt động trở lại. Suy thận kinh ni ên thì phải lọc máu suốt đời, nếu không được thay ghép thận. Mục đích của thận nhân tạo là để mang lại sức khỏe cho cơ thể, bằng cách: -Loại bỏ chất thải, muối khoáng và nước dư trong máu, tránh ứ đọng trong cơ thể -Duy trì huyết áp ở mức bình thường -Giữ thăng bằng một số hóa chất trong máu.. Hệ thống lọc máu thận nhân tạo đầu tiên được thành hình trong thế chiến thứ II. Máu được dẫn qua một ống làm bằng màng bán thấm, nhúng trong dung dịch nước rửa máu. Màng bán thấm để các phân tử nhỏ như chất thải ure chạy qua và máu sạch được truyền trở lại cơ thể.
- Trong những thập niên vừa qua, thận nhân tạo đã được cải tiến với nhiều hiệu năng và dễ dàng sử dụng hơn. Nguyên tắc của sự lọc máu thực ra rất giản dị: Máu từ cơ thể được dẫn vào một hệ thống lọc đặc biệt gọi là dialyser hoặc “thận nhân tạo”. Dung dịch rửa máu (dialysate) được cho lưu hành xung quanh thận nhân tạo để lấy ra các chất phế thải ure, creatinine ... Máu sạch chứa tế b ào máu, chất dinh dưỡng được đưa trở lại cơ thể. Việc đưa máu ra vào cơ thể hơi phức tạp hơn. Thường thường là có hai kim: một để lấy máu ra khỏi cơ thể và một kim dẫn máu trở lại cơ thể. Có ba cách để tạo ra nơi cắm kim cho việc lọc máu: -Tạo ra một lỗ rò vĩnh viễn (fistula) giữa một động mạch và một tĩnh mạch, máu sẽ vào tĩnh mạch nhiều hơn, trở nên mạnh hơn và lớn hơn và chịu đựng được sự cắm kim chích thường xuyên trong việc lọc máu. Hai kim được cắm vào lỗ rò: một để hút máu từ cơ thể đưa tới máy lọc, một để đưa máu sạch trở lại cơ thể. Việc thực hiện lỗ rò này phải được dự trù trước và đôi khi phải cần thời gian là cả năm vết nối mới lành và mới sử dụng được lỗ rò.. Thường thường lỗ rò được làm ở cẳng tay, đôi khi ở cánh tay, phía tay ít d ùng trong công việc hằng ngày. Cách này được phổ biến vì ít gây khó khăn lại dùng được lâu hơn
- -Tạo ra một cầu nối giữa tĩnh mạch và động mạch bằng một ống nhựa tổng hợp, có nhiệm vụ như một tĩnh mạch, máu ra vô qua cầu nối này. -Trường hợp cấp bách, dùng một ống nhựa cắm vào tĩnh mạch ở cổ, ngực hoặc dưới bẹn để máu ra vô... Mỗi lần lọc máu, kim có thể được cắm vào cùng chỗ với lần trước hoặc theo kiểu nấc thang từ dưới lên tên rồi ngược lại. Trong cả ba phương thức vừa kể, một số rủi ro có thể xảy ra như nhiễm trùng, máu chẩy chậm vì huyết cục ở chỗ cắm kim. Bệnh nhân nên lưu ý chăm sóc nơi cắm kim: - Bảo đảm là chuyên viên kiểm soát nơi cắm kim trước khi điều hành máy lọc. - Giữ gìn nơi cắm kim luôn luôn sạch sẽ - Chỉ sử dụng chỗ cắm kim cho việc lọc máu chứ không phải cho việc tiêm thuốc trị bệnh khác. - Khi đo huyết áp, đừng đặt bao lên trên chỗ cắm kim. - Không mang nữ trang trên chỗ cắm kim. - Ðừng nằm đè lên chỗ cắm kim
- - Ðùng nâng mang vật nặng với cánh tay có chỗ cắm kim. - Ðếm nhịp tim đập mỗi ngày tại mạch máu nơi cắm kim Ðịa điểm để lọc máu Việc lọc máu có thể được thực hiện tại bệnh viện, trung tâm lọc máu hoặc ngay tại nhà riêng. Nếu là tại nhà thương hoặc trung tâm thận nhân tạo thì lịch trình không thay đổi sẽ là ba lần một tuần. Bệnh nhân có thể chọn những ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu hoặc thứ Ba, thứ Năm và thức Bẩy trong tuần, buổi sáng hoặc buổi chiều, nhưng nên nhớ là thời gian mỗi lần lọc máu kéo dài từ 3 tới 5 giờ. Các chuyên viên y tế có thể hướng dẫn cho bệnh nhân và thân nhân cách thực hiện lọc máu ở nhà cũng như phương thức đối phó với khó khăn có thể xẩy ra. Thời gian cần để huấn luyện là 4, 5 tuần lễ. Ưu điểm việc lọc máu tại nhà là người bệnh không phải cách ngày đi tới trung tâm, thời gian lọc ngắn hơn vì dung dịch lấy ra mỗi lần đều ít, do đó giảm thiểu được một vài khó chịu như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi.. Có nhiều phương thức lọc máu tại nhà: a-Lọc máu theo quy ước thông thường, ba lần một tuần, mỗi lần lâu từ 3 tới 5 giờ.
- b-Lọc máu với thời gian thu gọn. thực hiện với loại máy đặc biệt từ năm tới bẩy lần một tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 2 giờ. c-Lọc máu ban đêm ở nhà. Thực hiện mỗi buổi tối hoặc cách tối, trong khi bệnh nhân ngủ, kéo dài từ 6 đến 8 giờ. Lọc máu qua Xoang phúc mạc Phúc mạc là lớp màng thanh dịch lót xoang bụng, mặt ngoài áp vào vách bụng, mặt kia bao bọc các cơ quan trong bụng. Xoang phúc mạc có một hệ thống huyết quản rộng lớn. Do đó, trong cách lọc máu này, phúc mạc được sử dụng như một màng lọc và có công dụng như thận nhân tạo. Một dung dịch gọi là chất thẩm tách gồm có nước, khoáng chất và đường dextrose được đưa vào xoang phúc mạc bằng một cái ống nhỏ mềm. Ðường dextrose sẽ thu hút chất thải, hóa chất và nước dư thừa trong máu vào dung dịch này. Sau vài giờ, dung dịch chứa chất thải được hút ra ngoài, bỏ đi và một dung dịch thẩm tách mới lại được bơm vào xoang. Phương thức được làm đi làm lại nhiều lần trong ngày để thanh lọc máu. Cách lọc máu này ít tốn kém, bệnh nhân có thể tự thực hiện lúc nào cũng được. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được bác sĩ đặt cho một ống vĩnh viễn vào bụng để chuyền dịch thẩm tách và phải giữ gìn ống sạch sẽ để tránh viêm xoang bụng.
- Chế độ dinh dưỡng Dù là lọc máu bằng thận nhân tạo hoặc qua xoang phúc mạc, người bệnh với suy thận đều cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng đúng đắn. Chế độ này sẽ giúp bệnh nhân duy trì một sức khỏe tốt và giúp sự lọc máu được thành công hơn. Mỗi bệnh nhân có một quy chế ăn uống riêng về các chất dinh dưỡng như nước, các muối khoáng potassium, sodium, phosphore, chất đạm... Các chuy ên viên dinh dưỡng có thể giúp bệnh nhân lựa chọn một chế độ dinh dưỡng thích hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh trạng của mình. - Bệnh nhân cần lưu ý tới lượng nước tiêu thụ hằng ngày. Với thận suy mà sử dụng quá nhiều nước sẽ đưa tới ứ nước, tăng huyết áp, tim phải làm việc nhiều hơn. - Khi bị suy thận, bệnh nhân th ường được bác sĩ khuyên giới hạn tiêu thụ chất đạm, để giảm thiếu chất thải ure. Khi lọc máu, bệnh nhân l ại được khuyến khích nên sử dụng nhiều hơn các loại chất đạm có phẩm chất tốt từ thịt, cá, gà vịt...vì các chất đạm này tạo ra ít ure hơn.. Lý do là cơ thể cần nhiều chất đạm để tăng cường sức khỏe - Muối ăn cần được hạn chế để tránh giữ nước trong cơ thể và để tránh tăng huyết áp.
- - Potassium thường lên cao trong thời gian giữa hai lần lọc máu và gây ra rối loạn nhịp tim, đôi khi đưa tới ngưng tim. Ðể giữ mức potassium bình thường trong máu, nên bớt ăn thực phẩm có nhiều khoáng n ày như chuối, cam, trái cây khô... - Giới hạn thực phẩm có nhiều phosphore nh ư sữa, pho mát, đậu khô.., vì khi dư thừa, khoáng này sẽ lấy calcium từ xương, làm cho xương yếu, ròn, dễ gẫy. - Lọc máu đôi khi cũng lấy đi một vài loại sinh tố, khoáng chất của cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định những chất nào mà người bệnh cần dùng thêm. Người bệnh cũng cần sắp xếp lại nếp sống cho thoải mái, bớt căng thẳng tinh thần, giới hạn các chất có thể gây hại cho thận, nói riêng, và toàn cơ thể nói chung... Người bệnh có thề đi du lịch đó đây, vì các trung tâm lọc máu đều có sẵn khắp nơi. Ta chỉ cần biết ở nơi nào, lấy hẹn trước để việc điều trị không bị gián đoạn. Người bệnh cũng có thể tiếp tục công việc th ường lệ, sau khi đã làm quen với sự lọc máu, nhưng nên tránh các việc cần nhiều sức mạnh như nâng nhấc vật nặng, đào đất... Kết luận Thận nhân tạo là phương thức trị liệu rất hữu hiệu để mang lại sức khỏe cho người bị suy nhược hai trái thận.
- Tuy nhiên, phương thức điều trị hoàn hảo hơn vẫn là nếu người bệnh nhận được một trái thận lành mạnh của người khác. Trái thận này có thể đến từ một người nào đó vừa mới mãn phần hoặc qua một thương lượng mua bán. Ðẹp hơn cả là được trái thận của một người trong gia đình, anh chị em, trao tặng. Vừa thân tình vừa giảm thiểu rủi ro chối bỏ mô bào.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn