YOMEDIA
ADSENSE
Lời bình và lời thơ Huy Cận
119
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu cung cấp một số mẫu lời bình, lời thơ tham khảo về thơ Huy Cận. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình nghiên cứu, phân tích các tác phẩm thơ của Huy Cận. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lời bình và lời thơ Huy Cận
- Chuyên mục: Những lời bình và lời thơ Huy Cận Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh Lời bình và lời thơ Huy Cận - “Ông thân mật, ông ái ân, nhưng bao giờ cũng có cái vụng về, cái thầm kín của ông, cái ngậm ngùi vô cớ. Huy Cận! Một tâm hồn đặc biệt quá, nồng cháy bên trong, e lệ bên ngoài, hay nói nhỏ và hay làm thinh, để cho men lòng càng rạo rực hơn nữa; một tâm hồn hãy lặng yên để nước mắt chảy, không biết khóc vì cái gì; vừa mạnh, vừa yếu, rất mới và rất xưa, rất Âu - Tây và rất Á Đông: nghĩa là cả con người, con người phức tạp của muôn thuở. Thơ Huy Cận không phải là một lời hứa hẹn nữa. Thơ ông chỉ chờ một ít thời gian để trút hẳn cái vỏ còn sót lại, và lộ ra bao nhiêu nụ lộc xanh tốt, mạnh cứng, cho ta hưởng một hương sống rất lạ lùng”... - “Đời xưa có một người thi sĩ lành như suối nước ngọt, hiền như cái lá xanh; gần chàng, người ta cảm nghe một nỗi hoà vui, như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơ thới. Thi sĩ thuở xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vật. Xưa kia, chàng thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình. Xưa kia... nhưng không! Chàng sống bây giờ đây, ở "nửa thế kỷ hai mươi", đang đi giữa đường phố kia, mặt ngước lên, mái tóc sau đầu vồng vồng như túp lông con cò, con hạc. Ấy là Huy Cận đó; - nhưng một thi sĩ "thiên nhiên" như ở chàng thì ở thời nào chẳng được, ở thời này cũng như ở thời xưa; chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương... Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời ly tao kể chuyện một cái "tôi"; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao? Tiếng rền rĩ dịu êm sẽ vấn lấy ta như một dải lụa ôm ấp một vết đau; tiếng len thấm thía vào hồn ta như khí hậu của núi đèo; tiếng làm thành sương, đọng lệ trên mắt ta... Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi thê thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế; những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao!”… (Tựa Lửa thiêng – Xuân Diệu) - “ Hỡi thượng đế tôi cúi đầu trả lại/ Linh hồn tôi đã một kiếp đi hoang/ Sầu đã chin xin Người thôi hãy hái/ Nhận tôi đi đầu địa ngục thiên đường” - “ Tôi đâu biết thị xương là sông núi/ Chia biệt ra từng xứ cô đơn” (Trình bày) -“Hay lòng chàng vẫn tủi nặng sông núi/ Cùng đất nước và nặng buồn núi sông” (Mai sau) - Chế Lan Viên từng nói “Khi đã buồn hiện tại, thì quay về tháp xưa” -“ khi mùa thu cựa mình, khi những ý tươi lên rún rẩy trong cổ chim, khi nhạc “vươn lên trời” … lòng ông cũng theo hang hái và thơ ông mang ngầm sinh lực như men ủ nắng, tưởng chừng câu thơ như có nhựa sắp nứt ra nhú một cái mầm căng” - “Buồn sao muốn khóc cho ra máu/ Hiện ảnh trong hồn một đám tang” (Bích Khuê) - Tôi đổi hai mai lấy một chiều/Để tìm trong ấy ít lời yêu/Ban ngày sáng quá ban đêm tối/Tôi sợ không mơ tưởng được nhiều. ( Xuân Tâm) - “…Đời nhạt tẻ như tàu không đổi chuyến…Đời nghèo thế không dành tôi chút lạ. Đến ân ái cũng hết cả đợi chờ” (Quanh quẩn) - “chờ gì mới nhưng cửa đều đóng kín” - Xuân Diệu quyến luyến với cuộc đời rạo rực trong tình yêu và cuộc đời không chiều chuộng tình yêu cũng chẳng đợi chờ và đằng sau niềm mơ ước, niềm vui là nỗi buồn cô đơn trống trải. Chế Lan Viên cơ hồ như tự khép kín trong tâm trạng buồn đến da diết, tuyệt vong. Hàn Mặc Tử với nỗi buồn pha lẫn những đam mê thản thốt trong thơ. Và Vũ Hoàng Chương nhập cuộc với đời qua Sưu tầm: Nguyễn Văn Quyền (11Văn) Trang 1
- Chuyên mục: Những lời bình và lời thơ Huy Cận Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh những mộng ước xa xôi và đầy thú vị hoan lạc để rồi đành chịu thúc thủ ở tuổi thanh niên: “Gió lùa gian xép. Đời tàn trong ngõ hẹp”. Để rồi Chàng Huy Cận nhập tục: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm/ Gió trăng ơi nay còn nhớ người chăng/ Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng/ Nỗi hiu quạnh của lòng buồn không cớ” (Mai sau) - “Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển/ Suốt một đời như núi đứng riêng tây” - “Tiền bất kiến cổ nhân/ Hậu bất kiến lai giả/ Niệm thiên địa chi du du/ Độc thương nhiên chi thế hả”(Đăng U Châu đài ca – Trần Tử Ngang) - “Hương vị, đó là một đặc tính của thơ Huy Cận. Thơ ông không lộng lẫy, không kiều diễm, không chú nơi thanh sắc, không nở ra như những đoá hoa rực rỡ; thơ ông không khoe tươi. Thơ ông như nụ mùa xuân, như trái mùa hè, gói gắm lại, nhưng đầy căng nhựa thơm và mật ngọt. Ông không làm mê ta bằng màu sắc và âm điệu; ông có một sức quyến rũ lạ lùng hơn, khó hiểu hơn: là mùi thơm. Thơ ông phô bày một cái gì thầm kín, rạo rực; thơ ông không phải là rượu đã rót vào chén, thơ ông là men đương lên; thơ ông không phải hoa sẵn trên cành, thơ ông là dòng nhựa đương chuyển. Ông cảm nghe sức sống, cái nao nức của cảnh vật, cái tình ý của thiên nhiên”.(Xuân Diệu) - Nghe mạch đời đang thao thức âm thanh,Và nhạc sống vẫn âm thầm tiến tới... - Rừng hân hoan muôn vạn nỗi dày bày,Của nhựa mạnh thành tơ trong lá mới. - Tả buổi chiều xuân, Huy Cận không tả bằng màu sắc, mà tả bằng những cảm giác đã lắng nghe rất kỹ lưỡng trong tâm hồn ông và trong thân hình của tạo vật; buổi chiều của ông rất mạnh mẽ trẻ trung: Hai hàng cây xanh/Đâm chồi hy vọng;/Ôi duyên tốt lành!/Én ngàn đưa võng,/Hương đồng lên hanh… … Nhạc vươn lên trời;/Đời măng đang dậy/Tưng bừng muôn nơi;/Mái rừng gió hẩy/Chiều xuân đầy lời. Thơ Huy Cận hay tả cái đương dậy, cái đương lên, nên có một sức mạnh đặc biệt: không phải cái mạnh ồ ạt của biển lớn, không phải cái mạnh nặng nề của núi to, không phải cái hùng dũng rầm rộ; cái mạnh của Huy Cận là thứ mạnh hoá học, sức mạnh thầm của men, của rượu, của lửa ngầm ngấm, của nắng, của mặt trời. Huy Cận yêu những sự chuyển nao thầm kín, nên ông hay nói đến rừng, ông thích "đời măng hoa cỏ dại", thiên nhiên, tươi mạnh, xanh tốt như những người trẻ trai. Cái thiên chân kỳ lạ của ông thấy cây liên lạc với người; hai bên cùng vươn lên để kiếm gió xa, gió lạ, và "họa điệu" với nhau. Cũng như một buổi chiều kia, nằm trông lên, ông thấy trời là biển, gió là triều, lá là thuyền, và ông cho ra những câu thơ rào rào đầy gió, hai lần bát ngát, vì cái bát ngát của biển đã gồm trong cái bát ngát của trời: Giữa trời hình lá con con,Trời xa sắc biển, lá thon mình thuyền.Gió qua là ngọn triều lên,Hiu hiu gió đẩy thuyền trên biển trời. - Đời trẻ mạnh thơm như trang sách mới,/ Hồn mở rộng và giác quan phơi phới. Còn gì dương tráng cho bằng một chàng thiếu niên mười chín tuổi! Cho đến mùa xuân của ông vẫn là một xuân mạnh hơn là một xuân đẹp, có những chàng trai: Luống đất thơm hương mùa mới dậy/ Bên đường chân rộn bước trai tơ...- “Với những câu thơ cổ kính, phảng phất một linh hồn Đường thi, Huy Cận thành thực nhớ và ngơ ngẩn yêu những cái vu vơ mờ mịt. Ông gợi cảnh cũ, không biết rõ là cảnh Tàu hay Việt Nam, chỉ thấy xưa, thấy xa, thấy vắng lặng: đó là cả nỗi buồn mênh mang của thời gian: Sưu tầm: Nguyễn Văn Quyền (11Văn) Trang 2
- Chuyên mục: Những lời bình và lời thơ Huy Cận Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh +Buồn gieo theo gió veo hồ,/Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa./Đồn xa quằn quại bóng cờ,/Phất phơ buồn tự thời xưa thổi về./ (Chiều xưa) +Dừng cương, nghỉ ngựa non cao,/Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon.../Đi rồi, khuất ngựa sau non;Nhỏ thưa tràng đạc, tiếng còn tịch liêu...(Đẹp xưa) + Một buổi trưa không biết ở thời nào,/Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,/Có cu gáy, có bướm vàng nữa - Đêm mưa làm nhớ không gian,/Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la/Tai nương nước giọt mái nhà,/ Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn... - Thổi lạc hương rừng cơn gió đến,Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài…(Nhớ hờ) Đồng cảm và đọc kỹ, hiểu sâu Lửa thiêng, Xuân Diệu thấu suốt tâm thế của một “linh hồn trời đất”, “hồn xưa”, “cái sầu của vũ trụ”, “cái thương vô hạn… cái tủi vô cùng” “Thơ Huy Cận không được vui. Âu cũng là một sự tự nhiên của đất trời: hàng phi lao đứng bên sông xanh kia, gió xa thổi vào, cứ tự nhiên phát ra những lời rầu rĩ. Tại phi lao buồn hay tại gió buồn. Tại gió buồn hay chỉ tại gió bay qua biển cả, thấy nhiều không gian quá mà sinh ra bâng khuâng? Làm nên điệu buồn thương duyên cớ vốn là biển cả đó thôi; mênh mông bao giờ cũng buồn; biển ra chân trời rồi biển tiếp với đại dương, biển càng sầu to vì biển quá rộng lớn. Linh hồn Huy Cận là một linh hồn trời đất; nói thế không sai đâu! Xem suốt tập Lửa thiêng, cái cảm giác trội nhất của ta là một cảm giác không gian: tự nghe xa vắng quanh mình; trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát; một cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô. Huy Cận quá cảm nghe cái mênh mông, thì giọng thơ của người cũng lây cái sầu của vũ trụ. Những bài thơ đôi khi vắng vẻ quá: "Đèo cao quán chật, bến đò lau thưa", "Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người", hay là "Sầu thu lên vút song song"; chỉ có trời đất ngơ ngẩn với nhau. - "hận sầu dài dặc lâu bền nó gieo hoạ trong lòng bọn thi sĩ". - “Huy Cận nói hộ cho ta đó; những giọt nước mắt thường đến quanh mí rồi ngừng, Huy Cận đã vì ta để rơi xuống má; cái linh hồn ấy bơ vơ không kể hết, kiếp người lang thang, đất trời trôi nổi, lạnh lắm, nhân gian ôi!” - Tả một buổi chiều xuân, Huy Cận viết:Hai hàng cây xanh/Đâm chồi hy vọng.../Nhạc vươn lên trời/Đời Hỡi Thượng đế người công phu biết mấy! - Nhưng mọt sâu nương náu giữa lâu đài… -… Thân không chán đau, ngực sầu thở chết, -Tay bồng thân và tay nữa ôm mồ… -… Chẳng bao lâu nữa sầu trong đất, -Vĩnh viễn mùa đông lạnh chỗ nằm… -… Rồi tôi khóc, và đầu tôi ngủ gục, -Mắt tôi mờ, và tay tôi xuôi… -… Ồ những người ta đi hóng xuân. -… Bắt gặp mùa tươi lên run rẩy, -Trong cành hoa trẻ, cổ chim non… -Thâu trong cái ngáp dài vô hạn/Hình ảnh lung lay vũ trụ tàn - Huy Cận chỉ lặng lẽ buồn: Một chiếc linh hồn nhỏ:/Mang mang thiên cổ sầu./ Sưu tầm: Nguyễn Văn Quyền (11Văn) Trang 3
- Chuyên mục: Những lời bình và lời thơ Huy Cận Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh - Sầu thu lên vút song song,/Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu./Non xanh ngây cả buồn chiều,/- Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia. (Thu rừng, tr.52) - Hãy đọc Điệu buồn của Huy Cận: Mưa rơi trên sân,/Mái nhà nghiêng dần…/ i buồn trời mưa!/Nhìn trăm sao buồn/Của mưa trên sân…/ i lòng buồn chưa!/Đêm sa xuống gần./Biết sao nói năng,/Nhớ chi bâng khuâng./Cửa the gió rình;/Vườn cau nước dâng./ và một “điệu buồn”của ưu Trọng ư, bài Mưa:m Mưa mãi mưa hoài!/Lòng biết thương ai!/Trăng lạnh về non không trở lại./Mưa chi mưa mãi!/Lòng nhớ nhung hoài!/Nào biết nhớ nhung ai!... +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… +…………………………………………………………………………… Sưu tầm: Nguyễn Văn Quyền (11Văn) Trang 4
- Chuyên mục: Những lời bình và lời thơ Huy Cận Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh - Vạn lý tình Người ở bên trời ta ở đây; Trông vời bốn phía không nguôi nhớ, Chờ mong phương nọ, ngóng phương này. Dơi động hoàng hôn thấp thoáng bay. Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm, Vạn lý sầu lên núi tiếp mây. Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt, Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày. Nắng đã xế về bên xứ bạn; Chiếu chăn không ấm người nằm một - Chiều mưa trên bãi nước sông đầy. Thương bạn chiều hôm, sầu gối tay. - Nhạc sầu Tặng Nguyễn Gia Trí Ai đi đưa, xin đưa đến tận nơi, Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế! Chớ quay lại nửa đường mà làm tủi Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường; Phố đìu hiu màu đá cũ lên sương. Người đã chết - Một vài ba đầu cúi, Sương hay chính bụi phai tàn lả tả? Dăm bảy lòng thương xót đến bên mồ Để cho hồn khi sắp xuống hư vô Từng tiếng lệ: ấy mộng sầu úa lá. Còn được thấy trên mặt người ấm áp Chim vui đâu? Cây đã gẫy vài cành. Ôi chiều buồn! Sao nắng quá mong manh! Hình dáng cuộc đời từ đây xa tắp. Môi tái nhạt nào cười mà héo vậy? Xe tang đi, xin đường chớ gập ghềnh! Không gian ôi, xin hẹp bớt mông mênh, Ai chết đó? Trục xoay và bánh đẩy, Ảo não quá trời buổi chiều vĩnh biệt! Xe tang đi về tận thế giới nào? Chiều đông tàn, lạnh xuống tự trời cao, Và ngươi nữa, tiếng gió buồn thê thiết Không lửa ấm, chắc hồn buồn lắm đó. Xin lặng giùm cho nhẹ bớt cô đơn. Hàng cờ đen là bóng quạ chập chờn Thê lương vậy mà ai đành lìa bỏ Báo tin xấu, dẫn hồn người đã xế... Trần gian sao? Đây thành phố đang quen, Nhưng chốc rồi nẻo vắng đã xa miền Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế? Đường sá lạ thôi lạnh lùng biết mấy! Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương Của cuộc đời? Ai rút tự trong xương Và ngựa ơi, đi nhịp đằm chớ nhảy Tiếng nức nở gởi gió đường quạnh quẽ! Kẻo thân đau, chưa quên nệm giường đời. Sầu chi lắm trời ơi! Chiều tận thế! - Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính Những cuộc chia lìa khởi tự đây Cây đàn sum họp đứt từng dây Hai người bạn cũ tiễn chân nhau Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu Lần lượt theo nhau suốt tối ngày. Họ giục nhau về ba bốn bận Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu. Có lần tôi thấy hai cô gái Sát má vào nhau khóc sụt sùi Có lần tôi thấy vợ chồng ai Hai bóng chung lưng thành một bóng Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài "Đường về nhà chị chắc xa xôi?" Chị mở khăn giầu anh thắt lại: "Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!" Có lần tôi thấy một người yêu Tiễn một người yêu một buổi chiều Có lần tôi thấy một bà già Ở một ga nào xa vắng lắm Đưa tiễn con đi trấn ải xa Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu. Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng Sưu tầm: Nguyễn Văn Quyền (11Văn) Trang 5
- Chuyên mục: Những lời bình và lời thơ Huy Cận Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh ưng còng đổ bóng xuống sân ga Những bàn tay vẫy những bàn tay Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt, Có lần tôi thấy một người đi Buồn ở đâu hơn ở chốn này? Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì Chân bước hững hờ theo bóng lẻ Tôi đã từng chờ những chuyến xe Một mình làm cả cuộc phân ly. Đã từng đưa đón kẻ đi về Sao nhà ga ấy sân ga ấy Những chiếc khăn màu thổn thức bay Chỉ để cho lòng dấu biệt ly? - Các vị La Hán chùa Tây Phương Các vị a Hán chùa Tây Phương Bấy nhiêu quằn quại run lần chót Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Các vị đau theo lòng chúng nhân? Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu? Sống lại cho tôi hỏi một câu: Đây vị xương trần chân với tay Bác tạc bấy nhiêu hình khô hạnh Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau? Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay. Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời Có vị mắt giương, mày nhíu xệch à cha ông đó bằng xương máu Trán như nổi sóng biển luân hồi Đã khổ, không yên cả đứng ngồi. Môi cong chua chát, tâm hồn héo Gân vặn bàn tay mạch máu sôi. Cha ông năm tháng đè lưng nặng Những bạn đương thời của Nguyễn Du Có vị chân tay co xếp lại Nung nấu tâm can vò võ trán Tròn xoe từa thể chiếc thai non Đau đời có cứu được đời đâu. Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn.... Đứt ruột cha ông trong cái thuở Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ Các vị ngồi đây trong lặng yên Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn Mà nghe giông bão nổ trăm miền Héo tựa mầm non thiếu ánh dương. Như từ vực thẳm đời nhân loại Bóng tối đùn ra trận gió đen. Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la Sờ soạng, cha ông tìm lối ra Mỗi người một vẻ, mặt con người Có phải thế mà trên mặt tượng Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời Nửa như khói ám, nửa sương tà. Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi. Các vị a Hán chùa Tây Phương! Hôm nay xã hội đã lên đường Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại Quay theo tám hướng hỏi trời sâu Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương. Một câu hỏi lớn. Không lời đáp Cho đến bây giờ mặt vẫn chau. Cha ông yêu mến thời xưa cũ Trần trụi đau thương bỗng hoá gần! Có thực trên đường tu đến Phật Những bước mất đi trong thớ gỗ Trần gian tìm cởi áo trầm luân Về đây, tươi vạn dặm đường xuân. Sưu tầm: Nguyễn Văn Quyền (11Văn) Trang 6
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn