intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình giảng bốn khổ thơ câu đầu bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của Huy Cận

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở hành lang chùa Tây Phương nổi tiếng (tỉnh Sơn Tây) có đặt 18 pho tượng gỗ của các nghệ nhân thế kỉ XVIII. Huy Cận đã từng đến thăm và rất xúc động trước những nét mặt đau thương, biểu thị những vật vã của cha ông trong quá khứ. Mãi đến 20 năm sau (1960), Huy Cận mới bày tỏ được niềm xúc động xưa và nhờ hiện thực cuộc sống cách mạng, nhờ xã hội mới, ông mới tìm ra câu trả lời cho nỗi đau quá khứ và cho chính cả mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình giảng bốn khổ thơ câu đầu bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của Huy Cận

Đề bài: Bình giảng bốn khổ thơ câu đầu bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương"  <br /> của Huy Cận<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Ở  hành lang chùa Tây Phương nổi tiếng (tỉnh Sơn Tây) có đặt 18 pho tượng gỗ  của các  <br /> nghệ nhân thế kỉ XVIII. Huy Cận đã từng đến thăm và rất xúc động trước những nét mặt <br /> đau thương, biểu thị những vật vã của cha ông trong quá khứ. Mãi đến 20 năm sau (1960),  <br /> Huy Cận mới bày tỏ  được niềm xúc động xưa và nhờ  hiện thực cuộc sống cách mạng,  <br /> nhờ xã hội mới, ông mới tìm ra câu trả lời cho nỗi đau quá khứ và cho chính cả mình.<br /> <br /> Rõ ràng, cảm hứng chủ đạo của Huy Cận là ông dành cho câu trả  lời chứ  không phải là <br /> câu hỏi, bởi đây là cơ  hội để  Huy Cận ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi Đảng, ca ngợi  <br /> nhân dân để  cảm thông sâu sắc với cha ông ta ngày trước, "những bạn đương thời của <br /> Nguyễn Du". Tuy nhiên nghịch lý của nghệ thuật lại không chiều lòng nhà thơ. Độc giả <br /> vẫn nhớ  đến 8 khổ  đầu, nhớ  đến câu hỏi nhiều hơn là trả  lời. Đây là những bức tượng <br /> chùa Tây Phương đã được tạc bằng ngôn ngữ thơ độc đáo.<br /> <br /> Theo lẽ thông thường, muốn người đọc hình dung ra tượng chùa Tây Phương, nhà thơ sẽ <br /> lần lượt miêu tả từ 1 đến 18 pho tượng. Nếu vậy, bài thơ sẽ rất dài, sẽ lan man và không <br /> duy trì được sự chú ý người đọc. Huy Cận đã có một giải pháp tối ưu: Ông chỉ lựa chọn  <br /> và miêu tả  3 pho tượng có giá trị  điển hình nhất bằng cái lối cận cảnh đặc tả  của điện <br /> ảnh, và sau đó ông dùng cái lối viễn cảnh của nghệ thuật thứ bảy để  bao quát, để  dừng <br /> lại cuộc họp của 18 pho tượng chùa Tây Phương.<br /> <br /> Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cuộc đối thoại với những người nghệ sĩ, "bác thợ  cả" <br /> xưa kia. Nghĩa là Huy Cận dựa vào đề tài tôn giáo nhưng không hề có cảm hứng tôn giáo <br /> mà hướng về cảm hứng trần thế. Ông coi tất cả những pho tượng La Hán ấy là người, là  <br /> những mặt con người, là cha ông xưa.<br /> <br /> Ở  khổ  thứ  nhất, Huy Cận đã ghi lấy một ấn tượng chung khi đi thăm chùa Tây Phương  <br /> trở  về. Các pho tượng La Hán  ở  đây không làm cho người thăm chùa thanh thản, không  <br /> làm cho nhà thơ cảm tưởng đây là xứ Phật mà lòng cứ vấn vương bởi cảm giác chung là <br /> "Ai nấy mặt" cũng đều "đau thương". Để  thể  hiện triết lý uyên thâm của nhà Phật, 18 <br /> pho tượng ở chùa Tây Phương có vị  buồn nhưng cũng có những vị  rất vui. Rõ ràng, Huy  <br /> Cận đã cường điệu cảm nhận chủ quan của mình, ông nhìn thấy cái quần tượng này hợp  <br /> lại thành cái nét đau thương phổ  quát, như vậy triết lý Phật giáo đã bị  đẩy về  phía hiện <br /> thực nhân sinh.<br /> <br /> Mặt đau thương được đặt  ở  dưới dạng một câu nghi vấn nó sẽ  bật lên được nghịch lý: <br /> Cửa Phật là nơi siêu thoát sao lại là nơi tích tụ  những đau thương? Dường như  toàn bộ <br /> phần sau của bài thơ là trả lời cho câu hỏi đó.<br /> <br /> Ba khổ  thơ  sau, tác giả  đã chọn  ở  gương mặt rất tiêu biểu để  chứng minh cái cảm giác <br /> về  nỗi đau thương in hằn lên các bức tượng chùa Tây Phương. Huy Cận đã có những <br /> quan sát rất sắc sảo mà tạc những bức tượng bằng ngôn ngữ  vừa đúng trí tưởng tượng  <br /> bay bổng để  cung cấp cho bức tượng linh hồn, sự  sống bên trong, pho tượng thứ  nhất <br /> như muốn thu vào cái tĩnh lặng an nhiên.<br /> <br /> Đây vị xương trần chân với tay<br /> <br /> Có chi thiêu đốt tấm thân gầy<br /> <br /> ... Cho đến nay<br /> <br /> Hình thể tiều tụy đến mức gầy trơ xương đã được Huy Cận giải thích là vì chính những <br /> suy tư vật vã, chính ngọn lửa tâm hồn hừng hực ở trong lòng đã làm cho khổ quắt cái hình  <br /> dáng bề ngoài, dường như hình xác bất động để dồn năng lượng vào trong tâm linh. Nỗi  <br /> đau khổ  bên trong đã thể  hiện ra cái nét lạ  bên ngoài. "Sâu vòm mắt" chính là chiều sâu  <br /> của thế  giới bên trong, nó thâm u mà buốt nhói. Như  vậy, những suy tư  triền miên của <br /> tâm linh đã vắt héo cả  thể  xác nhà tu hành. Theo Huy Cận, sự ép xác này không phải là  <br /> giải pháp đưa linh hồn về miền cực lạc mà chính là nỗi đau đời. Thân xác hao gầy là một  <br /> hệ quả vật vã như thiêu như đốt của tâm linh. Pho tượng gợi về một người già, là người <br /> đã xác tín được rất nhiều điều khổ  đau. Coi nỗi đau như  là một chuyện thường tình. Vì  <br /> vậy, bước vào cuộc họp lạ lùng này ông ta vẫn giữ được thái độ bình tĩnh điềm nhiên của  <br /> người từng trải. Ông ta có thể đặt ra câu hỏi, có cảm giác rằng mình sẽ cùng mọi người <br /> có thể giải quyết được câu hỏi đó.<br /> <br /> Pho tượng thứ hai là sự đối nghịch hoàn toàn. Nó thiên về động, những lớp sóng ngôn từ <br /> biểu hiện những hoạt động mạnh được huy động dày đặc, cuồn cuộn như  là một cơn  <br /> động đất dữ dội mà tâm địa chấn ấy bắt đầu từ nơi pho tượng thứ hai này "Có vị.... máu  <br /> sôi". Nếu pho thứ nhất bắt đầu là tổng thể của "xương trần chân tay, tấm thân" rồi sau đó  <br /> mới đến "vòm mắt", thì ở đây đối ngược lại ấn tượng mạnh mẽ nhất là khuôn mặt chứa <br /> đựng những suy nghĩ sôi sục, với một thế như muốn bung ra ào ào thác lũ và bàn tay như <br /> muốn ngay tức thời phải hành động khi đã vạch ra được một con đường.<br /> <br /> Quả  là một tâm linh đang sôi sục như  muốn phá vỡ  cái hình xác chật chội. Thế  nhưng,  <br /> suy tư và hành động ấy được dừng lại ở cao trào, nó cũng là một bất lực khi người ta đã  <br /> bước tới cái lằn ranh phải hoạt động nhưng bất giác ngẩn ngơ  không biết mình sẽ  hoạt  <br /> động như  thế  nào và đạt được mục đích gì. Như  vậy, khát vọng thì rất lớn nhưng rồi <br /> cũng buông tay bất lực, bản thân pho tượng đã có những xung đột nội tâm đã có những <br /> ngẫu lực của tư  duy, của hành động. "Mắt giương" là rất ngạc nhiên và bực bội, "mày <br /> nhíu" là biểu hiện sự cau có sự  quan tâm và đặc biệt thớ  gỗ  cũng nổi lên làn sóng luân  <br /> hồi, vầng trán nhăn. Bởi những điều chướng tai gai mắt đó là nỗi đau chót vót của nhân <br /> thế. Sự bất lực đã thể hiện ở hai dòng sau "Môi cong chua chát" là tự  giễu mình, tự phủ <br /> định mình. "Gân vặn bàn tay" là ý muốn hành động và ngay cả một lớp sóng luân hồi lại <br /> nổi lên. Vị thứ hai này ghi nhận những con người hành động nhưng mà thất bại trong một  <br /> thời đại đầy bão táp. Có lẽ Cao Bá Quát cũng đã từng có những tâm trạng đau đớn này để <br /> phất cờ khởi nghĩa, có lẽ  Quang Trung cũng đã có những nỗi đau thời thế... Bao nỗi đau  <br /> thời cuộc nhưng tất cả cuối cùng đã thất bại. Những lớp sóng đau thương vẫn nổi lên ở <br /> phía chân trời, vẫn cuồn cuộn như những con giao long lao về phía chúng sinh.<br /> <br /> Nếu nói về cuộc họp "lạ lùng" này thì pho tượng thứ hai nó đã diễn ra vào thời điểm gay <br /> cấn nhất. Câu hỏi được tung ra, câu trả  lời sau khi tranh cãi vất vả  mọi người mới phát <br /> hiện được rằng nó lâm vào tình thế bế tắc. Nếu pho tượng thứ nhất là người già thì pho <br /> tượng thứ hai là một người trẻ đầy nhiệt huyết, đầy hăng hái, vì thế, tiếng thở  dài cũng <br /> đầy não nùng.<br /> <br /> Pho tượng thứ ba rất lạ, hình như là tổng hợp của hai pho tượng trên. Chân tay co xếp lại <br /> là tư thế điềm tĩnh an nhiên, thiền định. Thế nhưng, thật ngộ nghĩnh và bất ngờ cái, "già" <br /> này thực ra là cái rất "trẻ", "tròn xoe tựa thế chiếc thai non".<br /> <br /> Câu thơ  thứ  ba gợi về  một người đã già đã từng trải, Phật tướng đã in rõ trên tai khác <br /> thường của nhà tu hành. Rộng, dài, ngang gối, thế  nhưng cũng thật bất ngờ  đôi tai  ấy <br /> không phải để  lánh đời siêu thoát an bằng, tĩnh tại mà là "Cả  cuộc đời nghe đủ  chuyện <br /> buồn". Vậy là nhân vật nhập thế chứ không phải là xuất thế. Hóa ra nhân vật muốn lánh  <br /> đời để tu hành để tịch diệt nhưng đời vẫn cứ vỗ sóng luân hồi đến tận cửa Phật. Có tình  <br /> thương chúng sinh không thể không nghe, không thể không đón nhận cảm thông... Câu thơ <br /> nhằm chứa một triết lý nhân sinh rất thâm thúy. Nên nhớ  thời đại này có những câu thơ <br /> của Tú Xương:<br /> <br /> Muốn mù, trời chẳng cho mù được<br /> <br /> Pho tượng cuối cùng này không còn là những đau khổ mà nó đã kết tinh lại thành bi kịch:  <br /> Nghĩa là nó bị  giằng xé giữa cái thực tiễn và  ước mơ, giữa cái lánh đời và cái bám vào <br /> đời, giữa mong muốn được làm trẻ con hồn nhiên ngây thơ và cuộc đời bắt buộc phải suy  <br /> ngẫm về  chuyện đời xung quanh, về  những cơn bão nổ  cả  trăm chiều, vị  La Hán này  <br /> dường như là nhân vật ở buổi tàn cuộc họp có tính chất nửa vời. Chung cuộc là sự bế tắc  <br /> đã trở thành bi kịch.<br /> <br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2