Lợi ích của kế toán môi trường đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết Lợi ích của kế toán môi trường đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam nêu lên vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mà do chính doanh nghiệp gây ra trong quá trình sản xuất và sự cần thiết của kế toán môi trường đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lợi ích của kế toán môi trường đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam
- LỢI ÍCH CỦA KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Mai Thị Tâm Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do tình hình chất thải từ các hoạt động sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất của doanh nghiệp, thiếu ý thức của người dân trong xả thải sinh hoạt. Bài viết nêu lên vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mà do chính doanh nghiệp gây ra trong quá trình sản xuất và sự cần thiết của kế toán môi trường đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Bài viết cung cấp thêm cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu và giúp các chủ doanh nghiệp nhận thấy lợi ích của kế toán môi trường trong doanh nghiệp và tiến tới áp dụng kế toán môi trường cho các doanh nghiệp. Từ khóa: Kế toán môi trường; Chi phí môi trường; Doanh nghiệp; Lợi nhuận; Bảo vệ môi trường. Abstract The advantage of environmental accounting with Vietnamese enterprise Currently, we are facing environmental pollution due to waste from production activities, industrial parks, export processing zones of enterprises due to lack of awareness of people. This paper mentions the problem that enterprises have to face with environmental pollution caused by enterprises themselves in the production process and the necessity of environmental accounting for enterprises in the development process. This paper also provides more on the theoretical basis of the research issue and helps business owners realize the benefits of environmental accounting in their businesses and move towards applying environmental accounting for businesses. Keywords: Environmental accounting; Environmental expense; Enterprise; Profit; Environment protection. 1. Đặt vấn đề Các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường đều đặt mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, thắng thế các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên những năm gần đây, xu hướng vừa phát triển nhưng lại gắn liền với việc bảo vệ môi trường được khách hàng tiêu dùng sản phẩm quan tâm. Vì vậy, doanh nghiệp muốn phát triển phải gắn với các lợi ích của môi trường nếu muốn được thị trường chấp nhận. Mục đích của bài viết là muốn nhấn mạnh hơn các yếu tố môi trường trong việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp và hướng tới phát triển bền vững. Thực trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng như hiện nay chủ yếu là do chất thải từ các hoạt động sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất của doanh nghiệp (DN) và sự thiếu ý thức của người dân trong xả thải sinh hoạt. Các chỉ số đánh giá ô nhiễm đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ô nhiễm này chính là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu làm giảm năng suất đất nông nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nước, thời tiết ngày một khắc nghiệt (hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra), các hệ sinh thái mất cân bằng và gia tăng bệnh tật,... từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm của DN. Chính vì thế, việc xây dựng và áp dụng những biện pháp nhằm quản lý môi trường hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết. Làm thế nào để vừa mang lại lợi ích về kinh tế và làm thế nào để cải thiện hiện trạng môi trường hướng đến chiến lược sản xuất sạch hơn. Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 337 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
- Kế toán môi trường (KTMT) là một vấn đề khá mới và còn mang tính lý thuyết ở nước ta nhưng đã xuất hiện ở các nước phát triển từ lâu. KTMT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1972, sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại Stockkhom - Thụy Điển vào năm 1972, nhưng lúc bấy giờ KTMT chú trọng vào việc hạch toán ở cấp độ quốc gia, ở mức vĩ mô và phải đến những năm 1990, KTMT tại các DN bắt đầu được nghiên cứu và thực hiện, năm 1992 Ủy ban Bảo vệ môi trường (BVMT) Mỹ tiến hành dự án về KTMT với nhiệm vụ khuyến kích và thúc đẩy các DN nhận thức đầy đủ các khía cạnh về chi phí môi trường (CPMT), mối quan hệ giữa CPMT và các yếu tố về môi trường trong các quyết định kinh doanh. Khuôn mẫu về KTMT do Ủy ban BVMT Mỹ là tài liệu cơ sở để xây dựng khuôn mẫu về KTMT của Uỷ ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Liên đoàn kế toán quốc tế, Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ và ở các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,... KTMT ra đời từ áp lực của công chúng và các phong trào BVMT do thực tế các chất thải mà các DN thải ra môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân, rất nhiều phong trào đòi tẩy chay các sản phẩm do sự sản xuất làm phá hoại môi trường. Áp lực này đòi hỏi các DN trong quá trình hoạt động phải chú trọng đến các vấn đề về môi trường, tuân thủ các chính sách về môi trường của Chính phủ. Chính sách này yêu cầu các DN phải bồi thường thiệt hại khi gây ra sự cố về môi trường, phải hạn chế chất thải, phải làm sạch chất thải,... nó cũng làm tăng chi phí của doanh nghiệp nhưng nếu không thực hiện thì người tiêu dùng sẽ quay lưng với các sản phẩm của DN và người tiêu dùng cũng sẵn sàng chấp nhận trả chi phí cao hơn cho các sản phẩm bảo vệ môi trường. KTMT được xây dựng trên cơ sở hệ thống Luật chính sách về môi trường quốc gia, Luật làm sạch môi trường, Luật làm sạch nước, Luật về các loài nguy hiểm, Luật Sarbanes - Oxley (Mỹ), Luật tái chế và rác thải, Luật các khoản nợ môi trường,... 2. Cơ sở lý thuyết Có rất nhiều quan điểm khác nhau về KTMT, theo định nghĩa của Viện Kế toán quản trị môi trường: “KTMT là việc xác định, đo lường và phân bổ CPMT, kết hợp CPMT trong quyết định kinh tế, công bố thông tin cho các bên liên quan”. Theo tài liệu hướng dẫn thực hành KTMT Nhật Bản thì “KTMT có mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và theo đuổi các hoạt động BVMT trong quá trình hoạt động bình thường, xác định lợi ích từ các hoạt động, cung cấp cách thức định lượng và hỗ trợ phương thức công bố thông tin”. Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) thì “Hạch toán Quản lý Môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường”. Theo cơ quan Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) thống nhất giữa các nhóm chuyên gia đến từ 30 quốc gia đã đưa ra định nghĩa như sau: “Hạch toán Quản lý môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất (phi tiền tệ) về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường”. Nhìn chung, các khái niệm này đều có điểm chung KTMT được xem xét từ hai góc độ: Công tác kế toán và công tác quản lý môi trường. Bên cạnh đó, KTMT có rất nhiều chức năng khác nhau như là hỗ trợ việc ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hướng tới hai mục đích là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt động về môi trường. Cung cấp thông tin về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi trường (trực tiếp và gián tiếp, chi 338 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
- phí ẩn và chi phí hữu hình,...). Ngoài ra, KTMT còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp đến các bên liên quan như: Các ngân hàng, tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý môi trường, cộng đồng dân cư, người tiêu dùng,… Bằng việc cung cấp các báo cáo như báo cáo tài chính, báo cáo môi trường của doanh nghiệp. 3. Thực trạng kế toán môi trường trong doanh nghiệp Việt Nam Trước hệ lụy do ô nhiễm môi trường gây ra đối với nền kinh tế - xã hội, Việt Nam đã có những chính sách tích cực để bảo vệ môi trường. Cụ thể, Việt Nam đã ban hành Luật Môi trường lần đầu vào năm 1993 và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005; Luật Thuế bảo vệ môi trường (Luật số 57/2010/QH12); Nghị định số 67/2011/NĐ - CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định về đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường; Nghị định số 18/2015/NĐ - CP của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,… Mặc dù, đã xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường, song đối với lĩnh vực kế toán môi trường, Việt Nam vẫn còn thiếu những văn bản pháp quy. Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác kế toán môi trường cũng như hệ thống tài khoản, báo cáo kế toán về chi phí, thu nhập do công tác bảo vệ môi trường của DN đem lại. Các chi phí liên quan đến môi trường đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy được quy mô và tính chất của chi phí môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi trường nói riêng. Nội dung của kế toán môi trường chưa được phổ biến, truyền thông mạnh mẽ đến các nhà quản trị và những người làm công tác kế toán trong DN. Ở góc độ DN, các nhà quản lý chưa quan tâm đến công tác kế toán môi trường trong hoạt động của mình. Nhận thức về trách nhiệm xã hội của DN, tổ chức đối với cộng đồng còn ở trình độ thấp. Hiện nay, các DN chủ yếu chỉ quan tâm đến lợi nhuận, lợi ích ngắn hạn, chưa có tầm nhìn vĩ mô trong các hoạt động sản xuất nhằm giữ gìn môi trường để đạt tới sự phát triển bền vững, điều này khiến cho rất nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý, khiến các nhà quản lý khó phát hiện quy mô và tính chất của chi phí môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi trường nói riêng. Ngay cả trên các tài khoản kế toán cũng chưa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trường như: Chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái,... Trong khi đó, công tác đào tạo về kế toán môi trường ở nước ta vẫn còn hạn chế nên chưa xây dựng được một đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp về lĩnh vực môi trường. Mặc dù, đã có một số trường đại học, học viện đưa vào giảng dạy kế toán quản trị môi trường nhưng các chương trình giảng dạy mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ sài và nằm trong chương trình của ngành Quản lý môi trường. Trong chương trình đào tạo ngành Kế toán - kiểm toán của tất cả các trường đại học tại Việt Nam đều không có nội dung của chương trình này. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu nhập thông tin - Thông tin thứ cấp: Bao gồm thông tin từ các báo cáo, tạp chí kinh tế môi trường, các thông tin trên mạng Internet. - Thông tin sơ cấp: Thực hiện cuộc điều tra khảo sát, đối tượng khảo sát là các các Doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Hà Nội. Phỏng vấn trực tiếp bộ phận kế toán của các Doanh nghiệp để Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 339 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
- tìm hiểu thực tế việc áp dụng kế toán môi trường trong các Doanh nghiệp, từ đó đưa ra các nhận xét, thảo luận và kết quả. Các doanh nghiệp được chọn phỏng vấn: Các doanh nghiệp về lĩnh vực sản xuất sơn, thép trên địa bàn Hà Nội, đây là các DN có xả thải ra môi trường. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp thống kê: Sử dụng một số công thức toán học thống kê trong phần mềm Excel để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra những kết luận khoa học về công tác kế toán môi trường trong các DN. Các dữ liệu dùng cho phân tích thống kê được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của các DN. - Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp nghiên cứu sách báo, tạp chí về công tác kế toán môi trường trong các DN. Ngoài các dữ liệu thứ cấp thu được từ các tài liệu, báo cáo, phải trực tiếp quan sát và tìm hiểu thực trạng công tác kế toán môi trường tại các DN, để tìm ra những ưu điểm và hạn chế để phân tích và tìm ra câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu. 5. Thảo luận và kết quả 5.1. Thảo luận Không chỉ đối tượng bên trong (nhà quản trị doanh nghiệp) mà ngay cả những đối tượng bên ngoài (Chính phủ, tổ chức tài chính, cộng đồng dân cư, người tiêu dùng) đều quan tâm đến các thông tin mà KTMT cung cấp có thể đó là những thông tin về KTMT dưới dạng đo lường bằng tiền (tiền tệ) hay những báo cáo về KTMT dưới dạng vật chất (phi tiền tệ). Đây chính là việc cần thiết khi áp dụng KTMT vào một doanh nghiệp cụ thể. Thông tin trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp nói chung và KTMT nói riêng bao gồm hai phần chính là thông tin tài chính (thu nhập, chi phí, tài sản, nguồn vốn,...) và thông tin dưới dạng phi tài chính (ảnh hưởng đến môi trường, chỉ số đo lường môi trường,...). Những thông tin này cần được thu thập, xử lí và công bố rộng rãi cho các đối tượng quan tâm bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp. 5.2. Kết quả Lợi ích của việc xây dựng hệ thống KTMT trong doanh nghiệp, cụ thể: Một là, làm hài lòng và củng cố niềm tin với các bên liên quan. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức môi trường luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Nếu làm tốt việc bảo vệ môi trường thì có thể giúp doanh nghiệp có được những ưu đãi và cái nhìn thân thiện từ các tổ chức này. Hai là, nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc trực tiếp hoặc gián tiếp gây tác động xấu đến môi trường sẽ có khả năng khiến hình ảnh công ty bạn không đẹp trong mắt người sử dụng, từ đó sản phẩm của bạn dần mất đi sự tín nhiệm trong mắt người tiêu dùng. Ba là, tiết kiệm chi phí bằng tiền cho doanh nghiệp. Điều này đã được chứng minh qua một số doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển khi sử dụng hệ thống KTMT. Nếu các doanh nghiệp không sử dụng KTMT thì các khoản phạt do việc làm ô nhiễm môi trường thường khá lớn, có khi dẫn đến doanh nghiệp phá sản. Nếu doanh nghiệp chấp nhận bỏ chi phí nghiên cứu về việc sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường thì tất nhiên là không phải chịu các khoản phạt này. Bốn là, tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược. Giả sử công ty bạn sản xuất một loại sản phẩm. Ở đây chúng ta không đề cập đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, giả sử công ty bạn sáng 340 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
- chế hoặc đặt hàng một công ty khác việc thiết kế bao bì sản phẩm không bằng bọc nilon như các công ty khác (bọc nilon gây ảnh hưởng môi trường), mà là một bọc giấy có khả năng tự phân hủy trong tự nhiên mà không gây tác động xấu đến môi trường sẽ tạo nên sự khác biệt này có thể làm tác động khá lớn đến nhận thức người tiêu dùng, nhất là trong thời gian cảnh báo về ô nhiễm môi trường đáng báo động như thời gian hiện nay. Hoặc như các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống đã chuyển từ sử dụng ống hút nhựa sang ống hút giấy và cũng gây được thiện cảm với người tiêu dùng. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có tính thân thiện với môi trường, các vật liệu dễ phân hủy và từ bỏ dần các thói quen sử dụng túi ni lông, ống hút nhựa,… Tiết kiệm chi phí tài chính cho doanh nghiệp Tạo ra những Lợi ích Nâng cao lợi thế mang từ khả năng tính chiến lược KTMT cạnh tranh của doanh nghiệp Làm hài lòng và củng cố niềm tin với các bên liên quan Hình 1: Lợi ích của việc sử dụng Kế toán môi trường 6. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kế toán môi trường tại các Doanh nghiệp Việt Nam Hạn chế: Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung không phải có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề này, do đó cũng không nhận thức được tầm quan trọng của nó. Nguyên nhân: Khi mà hạch toán đầy đủ các chi phí môi trường thì thường dẫn đến một kết quả là làm tăng chi phí doanh nghiệp và đội giá thành lên cao hơn so với hạch toán truyền thống, do đó họ không mấy hoan nghênh việc áp dụng KTMT. Giải pháp: Để có thể thực hiện công tác KTMT tại Việt Nam cần phải giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, Luật BVMT 2005 đã có định nghĩa về hoạt động bảo vệ môi trường và nêu ra 3 nhóm hoạt động chính, tuy nhiên lại chưa hề có một văn bản hướng dẫn thi hành luật nào quy định cụ thể về điều này. Điều này dẫn đến một thực tế là có rất nhiều các hoạt động đều có thể quy về hoạt động BVMT là tạo nên sự lúng túng trong việc nhận dạng và phân loại chi phí môi trường. Chính vì vậy, cần đưa ra các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến môi trường và quản lý môi trường chặt chẽ và rõ ràng hơn nhằm tạo nền tảng cơ sở và hành lang pháp lý cho việc phát triển hạch toán quản lý môi trường một cách rõ ràng và cụ thể hơn. Thứ hai, công tác BVMT ở nước ta còn chưa được thực hiện một cách đầy đủ nên các chi phí được tính toán dựa trên những khoản mục được chi ra từ các tổ chức đã không phản ánh đầy đủ những khoản mục thực tế mà tổ chức phải chi trả để đảm bảo môi trường theo tiêu chuẩn. Mặt khác các khoản chi phí đều được tính vào giá thành sản phẩm nên các doanh nghiệp không bóc Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, 341 quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
- tách theo mục đích chi mà toàn bộ được tập hợp vào các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh. Nên tạo ra sức ép về môi trường chặt chẽ hơn, yêu cầu một sự thay đổi trong hệ thống hạch toán truyền thống ở cả góc độ vĩ mô và vi mô. (Ban hành các chuẩn mực về kế toán môi trường,...) Thứ ba, Luật BVMT sửa đổi năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa ban hành chế độ kế toán cho việc tổ chức KTMT trong DN. Chế độ ban hành chưa có các văn bản hướng dẫn trong việc bóc tách và theo dõi được chi phí môi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống xử lí chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành (nếu có). Đồng thời khoản chi phí, thu nhập này cũng chưa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chưa giải trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động của DN chưa đầy đủ, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của DN đối với môi trường. Thứ tư, khuyến khích các nghiên cứu ứng dụng nhằm thống nhất sự phân định hoạt động môi trường, qua đó đưa ra khái niệm và tiêu thức phân loại chi phí môi trường, làm căn cứ ghi nhận, đo lường, hạch toán và quản lý các chi phí này. Thứ năm, ban hành các chế tài xử lí các vi phạm về môi trường một cách nghiêm minh đối với các trường hợp DN làm ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Đức Hiếu, Nguyễn Thị Kim Thái (2012). Kế toán môi trường trong doanh nghiệp. NXB Giáo dục. [2]. International Federation of Accountants (2005). Environmental management accounting. International guidance document, USA. [3]. United Nations (2001). Environmental management accounting procedures and principles. New York. [4]. Ministry of the Environment (2005). Environmental accounting guidlines. Japan. Chấp nhận đăng: 10/12/2021; Người phản biện: TS. Hoàng Đình Hương. 342 Giải pháp kết nối và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực tài nguyên môi trường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tên chuyên đề: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT DẦU DO CÔNG SUẤT 1,5 TẤN/H
49 p | 399 | 136
-
Luật môi trường quốc tế
23 p | 278 | 51
-
Giáo trình -Kỹ thuật an toàn và môi trường -chương 7
21 p | 149 | 38
-
Câu hỏi ôn tập môn Kiểm toán môi trường
23 p | 108 | 9
-
Phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu theo cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái
4 p | 40 | 4
-
Kinh tế và quản lý môi trường: Một số vấn đề cơ bản - Phần 2
102 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn