intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lợi ích và bất lợi khi niêm yết

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

567
lượt xem
154
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đến nay đã có 290 công ty đã niêm yết và trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và TTGDCK Hà Nội (HASTC), đặc biệt là trong năm 2006 và 2007. Và còn nhiều công ty khác cũng muốn đưa cổ phiếu của mình lên niêm yết giao dịch trên HOSE và HASTC. Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty không mấy hứng thú đối với việc niêm yết cổ phiếu của công ty mình trên thị trường chứng khoán niêm yết. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu về những lợi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lợi ích và bất lợi khi niêm yết

  1. Lợi ích và bất lợi khi niêm yết Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đến nay đã có 290 công ty đã niêm yết và trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và TTGDCK Hà Nội (HASTC), đặc biệt là trong năm 2006 và 2007. Và còn nhiều công ty khác cũng muốn đưa cổ phiếu của mình lên niêm yết giao dịch trên HOSE và HASTC. Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty không mấy hứng thú đối với việc niêm yết cổ phiếu của công ty mình trên thị trường chứng khoán niêm yết. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu về những lợi ích và bất lợi khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán niêm yết. Lợi ích - Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định
  2. niêm yết cổ phiếu trên TTCK. - Khuyếch trương uy tín của doanh nghiệp: để được niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức... Do đó, những công ty được niêm yết trên thị trường thường là những công ty có hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác… - Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp niêm yết trên TTCK sẽ giúp các cổ đông của doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu. - Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết. Bất lợi - Chi phí niêm yết khá tốn kém: để chứng khoán có thể niêm yết được, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí như hội họp, thuê tư vấn, kiểm toán, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, quảng cáo... - Áp lực đối với lãnh đạo doanh nghiệp về kết quả hoạt động sản xuất - kinh
  3. doanh: tổ chức niêm yết luôn phải chịu áp lực giám sát của xã hội, áp lực phải nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm duy trì và tăng giá cổ phiếu trên TTCK và những người đứng đầu doanh nghiệp hiển nhiên sẽ chịu áp lực lớn nhất. - Quyền kiểm soát có thể bị đe doạ: khi niêm yết, việc giao dịch chứng khoán khiến cơ cấu cổ đông thường thay đổi, dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong quá trình quản lý doanh nghiệp và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn. - Chịu nhiều nghĩa vụ công bố thông tin và các ràng buộc khác: khi niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải công bố ra bên ngoài các thông tin như số lượng chứng khoán do các nhân vật chủ chốt nắm giữ; thông tin về tình hình tài chính, doanh thu, chi phí, định hướng, chiến lược phát triển... điều này đòi hỏi nguồn lực về tài chính và con người. Mặt khác, chính việc công bố này đôi khi cũng bất lợi cho doanh nghiệp, khi đối thủ cạnh tranh nắm được thông tin. Lưu ý Sự thành công của việc niêm yết chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: điều kiện chung của nền kinh tế, luật pháp, chính sách... đặc biệt là trạng thái hay xu hướng của TTCK. Khi TTCK đang lên, việc niêm yết rất thuận lợi và giá chứng khoán tăng cao. Ngược lại, trong trường hợp thị trường đang đi xuống, việc niêm yết sẽ gặp những khó khăn nhất định và khả năng doanh nghiệp huy động
  4. được vốn qua kênh này trở nên rất khó khăn. Đôi khi, chính doanh nghiệp chủ động tạm dừng niêm yết để chờ tín hiệu tích cực từ thị trường, thậm chí một số doanh nghiệp đã được cấp phép niêm yết còn chần chừ chưa muốn lên sàn. Song, theo quy định, trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết, tổ chức niêm yết buộc phải chính thức giao dịch chứng khoán niêm yết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2