Lời khuyên của chuyên gia “săn đầu người”
lượt xem 49
download
Thuật ngữ “Săn đầu người” không còn xa lạ đối với nhiều công ty lớn ngày nay. Thông thường, mỗi công ty thường có một chiến lược săn đầu người nhất định để tìm ra cho mình các nhân viên tốt. Vậy làm thế nào để bạn được tuyển chọn trong các chiến lược “săn đầu người” này? Lời khuyên từ một chuyên về lĩnh vực này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ấy. Trong các chiến lược tuyển dụng nhân sự, không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia “săn đầu người”. Họ là người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lời khuyên của chuyên gia “săn đầu người”
- Lời khuyên của chuyên gia “săn đầu người” Thuật ngữ “Săn đầu người” không còn xa lạ đối với nhiều công ty lớn ngày nay. Thông thường, mỗi công ty thường có một chiến lược săn đầu người nhất định để tìm ra cho mình các nhân viên tốt. Vậy làm thế nào để bạn được tuyển chọn trong các chiến lược “săn đầu người” này? Lời khuyên từ một chuyên về lĩnh vực này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ấy. Trong các chiến lược tuyển dụng nhân sự, không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia “săn đầu người”. Họ là người có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân lực của công ty. Một chuyên gia giỏi luôn giúp công ty tìm được những nguồn nhân lực tốt nhất. Và một trong số những chuyên gia săn đầu người uy tín trên thế giới đó là David Thomson. Từ năm 1999 đến nay David là chủ tịch điều hành của Directorship, công ty chuyên về tuyển dụng và tư vấn quản trị doanh nghiệp. David còn là tác giả của nhiều cuốn sách chuyên ngành quản trị
- và tuyển dụng. Triết lý tuyển dụng của David là “Công ty sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong công ty đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu”. Các nhà tuyển dụng luôn con trọng khả năng làm việc của các nhân viên. Theo David thì một sản phẩm được làm ra sẽ chỉ hoàn hảo nếu do những “người thợ” thật sự lành nghề làm ra bằng cả tài năng và tâm huyết của mình. David cùng một số chuyên gia săn đầu người khác đã có những lời khuyên giá trị gửi đến giới trẻ trên đường khởi nghiệp cũng như để được tuyển dụng vào những công ty tốt. 1. Những điều nên và không nên khi đi xin việc: *) Nên: § Ngoại hình trang nhã, đầu tóc gọn gàng, áo quần lịch sự nhưng không lòe loẹt, quá sang trọng, trang điểm vừa phải. Mặt mũi tươi, luôn mỉm cười. Nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng, dù họ là ai. § Hỏi những câu cần hỏi. Cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà tuyển dụng. Xin phép ghi vào sổ tay những điều căn dặn. § Nghe chăm chú những điều nhà tuyển dụng đang nói. Lúc đang trao đổi, đột nhiên có điện thoại, nghe xong nhà tuyển dụng hỏi chúng ta đang nói đến đâu rồi nhỉ, thì cần nhắc lại ngay. § Tỏ ra có thiện chí và sẽ làm mọi việc được giao. Trình bày một số kinh nghiệm của bản thân.
- *) Không nên: § Đến sớm quá 5 phút, chậm quá 5 phút. § Bắt tay quá nồng nhiệt dễ gây khó chịu cho người tiếp xúc ban đầu. § Nhìn đồng hồ đeo tay và đồng hồ treo tường. § Nói rằng đây là cuộc gặp gỡ duy nhất. § Liếc đọc các tài liệu trên bàn. § Nói xấu những bạn cũ. § Nói chuyện chính trị. § Tỏ vẻ giỏi mọi thứ hoặc hoài nghi mọi người. § Tỏ vẻ làm việc không vì sinh kế mà vì ham hiểu biết. § Nói rằng có thể nhận lượng ít cũng được, vì như vậy người ta sẽ nghi ngờ khả năng của bạn. § Tiết lộ các thông tin mật về cơ quan cũ. § Nói dài dòng về việc riêng. § Luôn trả lời "vâng" hoặc "không ạ".
- § Nói khoác làm người ta thiếu tin tưởng. 2. Một số sai lầm nên tránh lúc đi xin việc Lần đầu đi xin việc bao giờ cũng có nhiều ngỡ ngàng và mắc rất nhiều lỗi lầm ngớ ngẩn. Nếu bạn muốn có được công việc tốt, bạn cần phải biết rõ và tránh một số tình huống hay gặp phải sai lầm sau đây: *) Thiếu sự chủ động khi xin việc: Bạn không nên nhờ người quen giúp hay nhờ các quảng cáo mà hãy tiếp xúc hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến phòng quản lý nhân sự của công ty muốn xin việc để biết đường gửi những lá đơn hay hỏi về các cơ hội có việc làm. *) Nộp đơn chậm trễ: Kể từ khi có thông báo tuyển dụng, hãy cố gắng nộp đơn càng sớm càng tốt. Khi đến để phỏng vấn, bạn không được đến muộn. Trong trường hợp công ty khó tìm thì bạn cần phải tìm đến công ty trước một ngày phỏng vấn nhằm tránh tình trạng nói là mình bị lạc đường hay nhầm địa chỉ. *) Lý lịch cùng đơn xin việc viết không đầy đủ, không hợp lý:Khi làm đơn bạn cần phải tránh lỗi chính tả, lỗi hành văn thiếu tế nhị, quên ký tên, quên viết số điện thoại để liên hệ… Nếu chữ bạn không gọn gàng, khó đọc thì nên đánh máy. *) Mặc và trang điểm không phù hợp: Đây là vấn đề tế nhị. Đối với phụ nữ, đừng nên quá cẩn thận hoặc cầu kỳ. Hãy ăn mặc lịch sự. Đàn ông thì dễ dàng hơn, luôn luôn phải mặc quần tây, áo sơ mi, cà vạt, giày cũng nên tươm tất. *) Đề cao bản thân hay quá khiêm tốn: Đừng nói quá sự thật vì việc này sẽ dễ làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn tự cao hoặc không thành thật. Còn nếu quá khiêm tốn sẽ làm nhà tuyển dụng hiểu sai về năng lực thật sự của bạn.
- *) Tập trung quá nhiều về vấn đề tài chính: Không nên đòi hỏi ngay những vấn đề lương thưởng khi bạn chỉ là người đến xin việc. *) Thiếu hiểu biết về công ty và công việc muốn xin: Đây là một lỗi lầm đáng trách. Muốn hiểu rõ, bạn nên làm quen với những người trong công ty để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu công việc. Ngoài ra cần phải điều tra kỹ lưỡng những hoạt động của công ty từ những báo cáo hàng năm hay trên báo chí. *) Không để ý đến các yêu cầu của công việc: Trước khi xin việc, bạn cần phải đọc kỹ các yêu cầu của công việc và chỉ nộp đơn khi cảm thấy mình có đủ và thừa khả năng làm việc đó. *) Đi quá xa vấn đề: Ở nhà, bạn cần phải biết liệt kê những câu hỏi và phải xem những câu hỏi đó có phù hợp không. Điều cấm kỵ là hỏi những câu hỏi vô nghĩa hay nói huyên thuyên quá. 3. Một số lời khuyên để bạn có được công việc tốt Các công ty ngày nay luôn muốn các nhân viên của mình có năng lực hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất. Làm việc tại đó, bạn sẽ được trả lương xứng đáng theo năng lực. Nhà tuyển dụng không hề tiếc tiền để giữ chân một nhân viên giỏi. “Bạn hẳn chưa thể có ngay những kỹ năng cần thiết nhưng nhà tuyển dụng sẵn sàng cho bạn tham gia các khóa đào tạo phù hợp với trình độ bạn. Phần lớn các nhân viên đều đánh giá tốt những cơ hội được học hỏi thêm như vậy và chính là động cơ để họ có thể làm việc có hiệu suất cao hơn. Điều quan trọng là bạn cho nhà tuyển dụng thấy một năng lực làm việc tốt”, David Thompson nói.
- *) Bạn đừng làm việc với tâm trạng có thể chấp bất cứ công việc gì: Không ai tin một người nói vu vơ, không rành một thứ nào hết. Tốt nhất là bạn phải nói bạn chắc chắn làm một công việc nào đấy và đã có kinh nghiệm một vài năm với công việc đó. Nói chung là bạn đừng ứng tuyển vào những công việc có tính chất chung chung sẽ có đông người cùng xin việc với bạn. Bạn cũng đừng bày tỏ năng lực chung chung của mình, vì bạn sẽ chìm trong số đông người các ứng viên khác. *) Thường xuyên trau dồi kiến thức văn chương, lịch sử, địa lý: Những kiến thức văn chương, lịch sử, địa lý sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp tại công sở. Cuộc sống trong công ty có đủ các mối quan hệ khác nhau. Làm sao để mình làm việc chung được với các đồng nghiệp đạt hiệu quả là bạn đã thành công lớn trong công việc. *) Đừng xem thường việc cần biết đọc, biết nghe và biết phát biểu: Xem qua thì t- ưởng như ba việc trên là rất bình thường nhưng không phải mọi ứng viên mà David đã phỏng vấn qua đều là những con người thực sự biết làm những điều đó. Các công việc này là tối cần thiết để bạn có thể hiểu được những việc gì đang và sẽ diễn xung quanh bạn. *) Hãy chứng tỏ rằng bạn là người dễ hoà nhập: Đừng từ chối một sự thuyên chuyển, một sự đề bạt. Khi “sếp” tìm đến bạn tức là “sếp” đã vấp phải chuyện khó khăn và “sếp” tin vào bạn. *) Hãy lập cho bạn một mạng lưới thông tin việc làm: David kể lại có những ứng viên mà ông được biết luôn có sẵn bên mình một danh sách gồm hàng trăm các nguồn thông tin việc làm khác nhau. Đó có thể là từ những bạn vè, người thân, báo chí, Internet hay những mối quen biết xã giao. Hãy nhớ đến các mối quan hệ của bạn, đôi khi bạn sẽ có được thông tin công việc thích hợp.
- *) Biết cách nghĩ ngợi tìm cho ra một công việc mà mình có thể làm tốt trong khi nhiều người khác không thể làm được: Nên nhớ là một công việc bị nhiều người chê không chịu làm, đó là công việc hái ra tiền và khởi điểm của nhiều thành công lớn. *) Đáp ứng đúng lúc những yêu cầu cấp bách của nhà tuyển dụng: Bạn cần biết gợi ý cho nhà tuyển dụng biết rõ những việc cần làm mà họ chưa kịp nghĩ ra. Điều này thường đem lại những thành công bất ngờ, đồng thời giúp bạn có được sự tin tưởng của nhà tuyển dụng. *) Phối hợp tốt với đồng nghiệp: Đây là yếu tố thể hiện sự thành công của một nhân viên chuyên nghiệp. Được đồng nghiệp ủng hộ và cộng tác, bạn như được chắp thêm đôi cánh. Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm,… vẫn chưa đủ tạo nên một tác phong chuyên nghiệp. Bạn cần biết cách phối hợp cùng với các đồng nghiệp. Tựa như những viên gạch, sự phối hợp ăn ý giữa các đồng nghiệp sẽ tạo nên một ngôi nhà vừa đẹp vừa bền. Ngoài gia đình và bạn bè, các đồng nghiệp chính là lực lượng quan trọng có thể giúp bạn giải tỏa stress, chống lại bệnh tim và huyết áp. Căng thẳng do áp lực của công việc là điều bạn không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tận hưởng “liều thuốc đồng nghiệp” một cách triệt để. Được đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác cũng có nghĩa là bạn được chắp thêm đôi cánh. Sau cùng, “người Nhật từng có cách ví von rất hay về các nhân viên trong công ty. Họ cho rằng, mỗi nhân viên là một viên ngọc. Thế nhưng, những viên ngọc ấy chưa thực sự toả sáng cũng như chẳng chịu tìm cách kết dính vào nhau. Kết quả là
- “chúng” không tạo nên một kết quả nổi bật nào cả. Họ cũng lấy làm tự hào khi nhìn nhận mỗi người Nhật chỉ là một hạt cát rất nhỏ. Điểm đặc biệt là nhiều hạt cát biết làm nên vương miện đính ngọc trai. Bạn hãy là một hạt ngọc trai như vậy”, David Thompson nhận định.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn