intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lời nói dối dễ thương

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Anh đang thao thao bài giảng về so sánh hơn của tính từ trong tiếng Anh với cái cổ họng khát khô, cái bụng đói cồn cào. Trời thì nắng chang chang như thiêu, như đốt của ba mươi phút cuối của tiết thứ năm. Hai cái đầu chụm lại ở bàn chót làm anh tức muốn điên lên. .- Thành, Thư hai em làm gì đó? Đứng lên cho thầy!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lời nói dối dễ thương

  1. Lời nói dối dễ thương Với tính từ ngắn thì các em thêm đuôi “er” vào sau tính từ, còn với tính từ dài thì các em thêm “more” vào trước tính từ nhé! Minh họa: Nguyễn Thanh Anh đang thao thao bài giảng về so sánh hơn của tính từ trong tiếng Anh với cái cổ họng khát khô, cái bụng đói cồn cào. Trời thì nắng chang chang như thiêu, như đốt của ba mươi phút cuối của tiết thứ năm. Hai cái đầu chụm lại ở bàn chót làm anh tức muốn điên lên.
  2. - Thành, Thư hai em làm gì đó? Đứng lên cho thầy! - Dạ thưa thầy! - Hai em cho thầy biết, cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn. - Dạ thưa thầy! Hai đứa cứ mãi ngập ngừng làm anh cáu gắt: - Nãy giờ hai đứa làm gì hả? - Dạ thưa thầy, bạn Thư coi tay cho em ạ! Câu trả lời thẳng như ruột ngựa của Thành làm anh muốn bật cười, nhưng vì đang làm mặt nghiêm nên anh cố kìm nén.
  3. - Coi tay? Vậy Thư coi tay em thế nào, nói thầy nghe! Thành lấm lét nhìn Thư rồi rụt rè: - Dạ thưa thầy, bạn Thư nói chỉ tay của em tốt lắm, nếu cố gắng học sau này nhất định em sẽ là giám đốc. Cả lớp đang im phăng phắc bỗng cười rộ lên, có đứa còn tếu táo: - Thành “giám đốc” bây ơi! Sau này kêu “giám đốc Thành” nghe bây. - Có đúng vậy không Thư? Thư - lớp phó học tập - mặt xanh như tàu lá chuối, lập bà lập bập: - Dạ thưa thầy! Em… em…
  4. - Em là lớp phó học tập, đã không động viên bạn cố gắng học thì thôi, còn rủ rê bày trò mê tín dị đoan trong giờ học. Hai em về viết tự kiểm, ngày mai nộp cho tôi. Có lẽ tôi phải báo với giáo viên chủ nhiệm xem lại chức lớp phó học tập của em nữa đó. Thôi, hai em ngồi xuống, cả lớp tiếp tục. Nhìn Thành và Thư ngồi cuối lớp đang chăm chú nhìn lên bảng, anh vừa giận, vừa thương. Một thoáng ký ức của ngày xưa bỗng ùa về trong anh như cơn mưa dạt dào mùa nước lũ... oOo Ngày đó, anh có biệt danh “Thiện ve chai”. Cái biệt danh xuất phát từ xe ve chai của ba mẹ anh hằng ngày mua đồ mủ, đồ bể bán lại vựa để đổi lấy chén cơm cho cả gia đình. Cái xe ấy không những nuôi sống gia đình, còn mang về cho anh những món đồ chơi tuổi thơ mà con nhà giàu đã vứt vào sọt rác. Khi thì mẹ anh mua được con siêu nhân bằng nhựa sứt mất cánh tay, khi thì con khủng long không khẹt ra được lửa, cụt mất cái đuôi, chỉ còn một khúc ngắn ngủn như đuôi con cút. Có lần, ba anh mua được cái bàn học bằng nhựa nhưng sứt hết hai chân, hộc tủ bị bể ngăn, sứt tay cầm, ba cần mẫn lấy ván cũ đóng lại hộc tủ, chỗ hai cái chân bị gãy ba đóng luôn vào cột nhà rồi mua sơn phủ lên cho cái bàn một bộ xiêm y mới. Tuổi thơ êm đềm, bình dị của anh gắn bó với những món đồ “cũ người, mới ta” ấy với một niềm hạnh phúc vô bờ. Cho đến một ngày…
  5. - Ủa, Thiện! Đôi dép này của tao! Mẹ tao mới bán cho bà ve chai ngày hôm qua mà? - Của mẹ tao cho tao. - Á! Mẹ thằng Thiện là bà ve chai bây ơi! Đôi dép này mẹ tao mới bán bả hôm qua mà hôm nay thằng Thiện nó mang. Thằng Thiện ve chai. Ba ngày liền, anh đi học nhưng không đến trường mà nằm ở gầm cầu gần sân vận động. Đến giờ về, anh cũng xách cặp ra về. Đến ngày thứ tư, lúc anh và ba mẹ đang ăn cơm thì cô chủ nhiệm cùng Như Mai đến nhà. Anh ngồi im ở mâm cơm khi cô chủ nhiệm nói chuyện cùng ba mẹ. Anh thấy Như Mai lại gần bàn học của anh, kéo cái ngăn có hộc tủ bị bể và nhìn cái chân bàn bị mất được đóng dính chặt vào cột nhà đầy ngạc nhiên thích thú. - Tao đi làm cực khổ nuôi mày ăn học sao mày trốn học hả? Trời ơi là trời! - Ba ơi, đau quá ba ơi! - Đau sao? Sao mày trốn học, nói tao nghe xem?
  6. - Hu hu, con không nói đâu. - Nói không? Không nói tao đập cho mày chết. - Tụi nó chọc con là thằng Thiện ve chai. Nó nói con mang đôi dép cũ mà mẹ nó đã bán cho bà ve chai. Cây roi trên tay ba rơi xuống bộ ngựa một cái cốp. Ba ngồi xuống bộ ngựa thẫn thờ. Mẹ đến đỡ anh dậy. - Xin lỗi ba rồi rửa mặt, rửa tay đi ngủ đi con. Hai giờ chiều nay Như Mai đến chép bài cũ tiếp con đó. Như Mai ngồi chung với anh trên chiếc bàn cũ gãy chân, anh có cảm giác cô ấy cũng nâng niu chiếc bàn như anh vậy. Những hôm Như Mai đến, mẹ hay mua sẵn khi thì bắp nổ, khi thì khúc mía, khi thì vài trái ổi để hai đứa ăn lúc giải lao. “Thiện ve chai” gắn liền với anh suốt những năm trung học cơ sở mặc dù Như Mai đã trợn mắt, bặm môi dọa sẽ méc cô chủ nhiệm nếu ai còn gọi anh là Thiện ve chai. Cuối năm lớp chín, các bạn cùng lớp bận rộn cho kỳ thi tốt nghiệp, rồi lo học ôn để thi
  7. tuyển vào trường chuyên này, trường công lập nọ. Duy chỉ có anh là “bình chân như vại”. - Thiện tính thi tuyển vào trường cấp ba nào? Mình sẽ thi vào trường chuyên tỉnh đấy! - Thiện không học nữa - Anh trả lời cộc lốc rồi bỏ ra ngoài hành lang mặc cho Như Mai đứng đó quê một cục. Chiều, anh đang phụ ba mẹ chuyển đồ ra vựa ve chai thì Như Mai đến. Là tiểu thư con nhà giàu nhất nhì phố huyện nhưng Như Mai rất bình dị, hòa đồng. - Hai bác cho con đẩy xe phụ nha! Rồi cô đẩy xe tiếp mẹ Thiện đến tận vựa ve chai. Xong việc, hai đứa đi dọc bờ sông, có hàng bạch đàn vi vu trong gió. Như Mai cầm bọc bắp nổ mẹ Thiện cho, nhai rôm rốp làm Thiện phát thèm. Bất chợt, Như Mai nắm lấy tay trái của anh, giở ra xem làm tim anh đập thình thịch như muốn nhảy ra ngoài.
  8. - Trời ơi, chỉ tay của Thiện tốt lắm nghe, lần đầu tiên Mai thấy đó. Mặc dù tuổi thơ cơ cực, nhưng sau này chắc chắn Thiện sẽ thành tài. Trời ơi, Thiện sẽ giàu lắm đó! - Mai biết coi tay à? - Ừ, ông nội Mai học chữ Nho mà. Nội có dạy Mai chút đỉnh, công nhận đường chỉ tay của Thiện tốt thật nhưng mà đáng tiếc quá! - Sao đáng tiếc hả Mai? - Thì Thiện sẽ nghỉ học đó! Ngày đó, đối với anh lời tiên tri của Như Mai như một liều thuốc hữu hiệu chữa lành vết thương đang mưng mủ cho con tim và tâm hồn non nớt của anh vừa bị cuộc đời làm trầy xước. Nó đã giúp anh vượt qua nghịch cảnh, vừa phụ giúp ba mẹ, vừa cố gắng để tiếp tục đến trường, vì anh tin vào tài coi chỉ tay của Như Mai, tin vào tương lai tươi sáng của mình. Trước ngày lên tỉnh học, Như Mai đến nhà anh thêm lần nữa:
  9. - Ráng học nghe Thiện, bạn sẽ là nhân tài đó. Còn nữa, đừng bỏ cái bàn này nhé, Mai thích cái bàn này lắm, giữ lại giùm Mai nghe Thiện. - Ừ, Thiện sẽ giữ nó mà. Như Mai đi rồi, phố huyện buồn hiu hắt. Biệt danh “Thiện ve chai” cũng dần chìm vào quên lãng vì bạn bè thời cấp hai đứa học trường này, đứa học lớp khác, đứa lao vào vòng xoáy của cuộc mưu sinh khi tuổi đời còn bé bỏng. Mới đây mà mười mấy năm đã trôi qua, Như Mai giờ ở nơi nào ? Đôi lần, anh đạp xe gần mười mấy cây số chỉ để ngang qua nhà của Như Mai. Căn biệt thự kín cổng cao tường có giàn hoa giấy rợp bóng cả góc sân, làm anh ngần ngại không dám bấm chuông. oOo Giờ chơi, anh ngồi ở phòng giáo viên thì Thư đến tìm. - Thưa thầy, em nộp tự kiểm ạ! Em xin lỗi thầy.
  10. - Ừ! Em biết lỗi rồi thì tốt, lần sau đừng làm thế nữa nhé! Bói toán chỉ là trò mê tín dị đoan, phản khoa học thôi, biết không? Thành muốn trở thành giám đốc thì phải phấn đấu học tập ngay từ bây giờ chứ không nhờ chỉ tay, chỉ chân gì hết. - Thưa thầy, em biết thế, nhưng Thành nói với em bạn ấy định đi làm công nhân kiếm tiền đó thầy. - Thành muốn nghỉ học à? - Dạ! Em giả bộ xem chỉ tay nói rằng bạn ấy có số làm giám đốc, để bạn ấy tin vào tương lai rồi cố gắng học. - Sao em biết bày ra trò này? - Cô Út em chỉ đó thầy. Cô kể hồi đó cô cũng nói dối thế mà một người bạn thân của cô đã thành tài. - Vậy à? Hay vậy? Cô Út em tên gì?
  11. - Cô Út em tên Mai, Trần Thị Như Mai. Thôi, trống vào học rồi, em chào thầy ạ! - Ừ, em vào lớp đi. oOo Anh lên kho trên gác sắp xếp lại đồ đạc. Chiếc bàn học bằng nhựa ngày nào anh vẫn giữ theo yêu cầu của Như Mai. Anh phủi lớp bụi dày bám trên mặt bàn, lộ hàng chữ xiêu vẹo “Như Mai lớp 2C”, được khắc bằng mũi dao hiện lên rõ ràng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2