intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lỗi thường gặp khi nâng cấp phần cứng

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bạn cần : Trong loạt bài viết nâng cấp máy tính trước đây, chúng tôi đã cùng chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm trong việc chọn mua linh kiện phần cứng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân. Để quá trình nâng cấp được suôn sẻ đòi hỏi bạn đọc phải tuân thủ những khuyến cáo của nhà sản xuất khi lắp ráp. Thông tin trong bài viết không mới và cũng không khó để thực hiện, tuy nhiên đôi khi do chủ quan mà chúng ta lại bỏ qua một số nguyên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lỗi thường gặp khi nâng cấp phần cứng

  1. Lỗi thường gặp khi nâng cấp phần cứng Nhiều bạn cần : Trong loạt bài viết nâng cấp máy tính trước đây, chúng tôi đã cùng chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm trong việc chọn mua linh kiện phần cứng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân. Để quá trình nâng cấp được suôn sẻ đòi hỏi bạn đọc phải tuân thủ những khuyến cáo của nhà sản xuất khi lắp ráp. Thông tin trong bài viết không mới và cũng không khó để thực hiện, tuy nhiên đôi khi do chủ quan mà chúng ta lại bỏ qua một số nguyên tắc cơ bản này. 1. Khử tĩnh điện Khử tĩnh điện luôn là việc phải thực hiện trước khi “đụng” đến phần cứng. Đeo vòng khử tĩnh điện theo đúng hướng dẫn của NSX hoặc thường xuyên chạm vào thùng máy để cân bằng tĩnh điện trong người.
  2. Để bảo vệ các linh kiện phần cứng khỏi nguy hiểm, hãy để chúng trong túi bảo vệ chống tĩnh điện cho đến khi bạn sử dụng chúng. Cầm giữ bo mạch chủ (BMC), bộ xử lý (BXL), RAM và các phần cứng khác ở các cạnh của chúng, không được chạm vào các đế cắm, chân cắm. Ngoài ra, bạn cũng tránh đặt thùng máy trên thảm khi lắp ráp. 2. Đọc kỹ hướng dẫn Điều không thể thiếu trước khi bắt tay vào việc, bạn nên đọc kỹ tài liệu đi kèm với phần cứng (user guide). Lưu ý những ghi chú, hướng dẫn quan trọng để tránh trả giá cho những sai lầm (đôi khi rất đắt). 3. Lắp đặt đúng cách Bạn phải chắc chắn đã nắm vững cách tháo lắp thiết bị phần cứng, tham khảo tài liệu hướng dẫn đi kèm hoặc tìm thông tin tại website NSX trong trường hợp cần thiết. Với ổ cứng, chọn đúng loại ốc và gắn đủ cả 2 cạnh bên. Điều này rất quan trọng vì quá trình hoạt động có thể gây ra sự mất cân bằng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ cứng.
  3. Với RAM, lưu ý vị trí rãnh của thanh RAM ứng với khe cắm, ấn chặt xuống cho đến khi nghe tiếng “tách” và chốt gài ở hai đầu khe cắm “bập” vào vị trí cũ. Với BXL, bạn nên xoay nhẹ tản nhiệt cho đến khi có thể tháo rời nhẹ nhàng. Trường hợp sử dụng lại tản nhiệt cũ khi nâng cấp BXL, bạn cần làm sạch lớp keo tản nhiệt cũ trên bề mặt tiếp xúc với BXL của bộ tản nhiệt. Ngoài ra, tùy thuộc thiết kế của thùng máy, hãy cân nhắc tháo hẳn BMC khỏi thùng máy trước khi nâng cấp. Việc này có thể làm bạn mất nhiều thời gian hơn nhưng thao tác lắp ráp sẽ chính xác hơn, hạn chế những sai sót có thể làm hỏng BMC, BXL, RAM, v..v.. 4. Cập nhật BIOS Trừ trường hợp thay mới bo mạch chủ (BMC), trước khi nâng cấp các thiết bị phần cứng khác, bạn nên cập nhật BIOS mới để giải quyết vấn đề tương thích giữa bo mạch chủ, phần cứng và HĐH tốt hơn; nhất là với BMC cũ cách đây vài năm. Tham khảo cách cập nhật BIOS tại www.pcworld.com.vn/A0708_148 hoặc sử dụng những tiện ích mà NSX BMC cung cấp trong những đĩa CD/DVD đi kèm.
  4. Bạn cũng cần gỡ cài đặt trình điều khiển (driver) thiết bị phần cứng cũ; nhất là với card đồ họa. Trong mục Device Manager (System Properties. Hardware. Device Manager), nhấn phải chuột trên phần cứng cần nâng cấp, chọn Uninstall và thực hiện các bước gỡ cài đặt theo hướng dẫn hiển thị trên màn hình. 5. Công suất nguồn bộ Kiểm tra công suất bộ nguồn đang sử dụng để đảm bảo công suất đáp ứng cho toàn hệ thống sau khi nâng cấp. Có thể dựa vào thông số kỹ thuật của phần cứng hoặc sử dụng tiện ích như extreme.outervision.com/psucalculatorlite.jsp, thermaltake.outervision.com/index.jsp hoặc antec.outervision.com để tính được tổng công suất mà bộ nguồn cần đáp ứng. Bạn cũng cần lưu ý khả năng hỗ trợ của bộ nguồn với thiết bị phần cứng mới, chẳng hạn với dòng card đồ họa phổ thông thường không yêu cầu hoặc chỉ cần 1 đường cấp nguồn bổ sung trong khi dòng card tầm trung cần từ 1 đến 2 đường +12V PCIe (loại 6 chân và 8 chân). Với BMC, cần xác định tuyến cáp cấp nguồn chính 20 hoặc 24 chân, đường cấp nguồn EPS +12V là 4 hoặc 8 chân để có sự lựa chọn phù hợp.
  5. 6. Bó cáp gọn gàng Ngoài việc tạo sự thông thoáng bên trong thùng máy, đảm bảo khả năng tản nhiệt của linh kiện phần cứng thì việc bó cáp gọn gàng sẽ tránh trường hợp quạt tản nhiệt của BXL, card đồ họa bị mắc kẹt với cáp, gây hỏng hóc. Ngoài ra, trước khi kết thúc quá trình nâng cấp và chạy thử, hãy kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo tất cả cáp nguồn, cáp dữ liệu đã gắn đầy đủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0