intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đã lựa chọn được 5 test, 25 bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm bài tập mà đề tài lựa chon tỏ rõ hiệu quả trong việc phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

  1. Physical Education and School Sports LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN TỐC ĐỘ CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI ThS. Mai Thị Ngoãn, ThS. Nguyễn Thị Thúy Ngân Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu đã lựa chọn được 5 test, 25 bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm bài tập mà đề tài lựa chon tỏ rõ hiệu quả trong việc phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Từ khóa: Bài tập, phát triển, sức bền tốc độ, cầu lông, test, sinh viên, chuyên sâu, Đại học. Summary: The research has selected 5 tests, 25 exercises to develop speed endurance for male students specializing in badminton, course 49 of Hanoi University of Sports and Education. Through the process of pedagogical experimentation, the selected exercise is clearly effective in developing speed endurance for male students specializing in badminton class 49 of Hanoi University of Sports and Education. Keyword: Exercise, Develop, Speed endurance, Badminton, Test, Student, intensive, university. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ngành Thể dục thể thao là cần phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp đào tạo Đại học, để nhanh chóng tiếp cận trình độ giáo dục đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới, trong những năm qua, trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội nói chung và bộ môn cầu lông nói riêng thường xuyên triển khai các mặt công tác đổi mới về nội dung, cũng như phương pháp đào tạo, trong đó phương pháp kiểm tra đánh giá, cũng như phương tiện giảng dạy, huấn luyện trình độ thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lônglà vấn đề được bộ môn hết sức quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà công tác đào tạo sinh viên chuyên sâu cầu lông đã đạt được như kỹ thuật, chiến thuật… thì còn một nhược điểm rất lớn cần phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực chuyên môn còn hạn chế đặc biệt là sức bền tốc độ. Điều này được thể hiện qua những động tác di chuyển, phông cầu, đập cầu, đặc biệt là khả năng thi đấu của các sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội thông qua một số giải nghiệp vụ sư phạm và các giải thi đấu khu vực và toàn Quốc, đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa trong trận đấu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội sẽ góp phần phát triển sức bền tốc độ, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phân tích và tổng hợp tài liệu; phỏng vấn, tọa đàm; quan sát sư phạm; kiểm tra sư phạm; thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 373
  2. Physical Education and School Sports 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Lựa chọn Test đánh giá sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâucầu lông Trường ĐHSP TDTT Hà Nội Qua tham khảo các tài liệu liên quan, các công trình nghiên cứu về các Test đánh giá tố chất thể lực VĐV cầu lông, đề tài đã xác định được 10 test được các chuyên gia sử dụng để đánh giá sức bền tốc độ trong cầu lông. Đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi để lựa chọn các test đánh giá. Đối tượng phỏng vấn là 20 chuyên gia, các cán bộ quản lý, các giảng viên, các HLV. Kết quả được trình bày tại bảng 1. Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá SBTĐ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông K49 trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n=20) Không tán Tán thành TT Test thành n % n % Di chuyển lùi và tiến giữa 2 góc đánh cầu dài trái tay và 1 12 60 8 40 phải thuận tay 10 lần (s) 2 Di chuyển tiến lùi 14 lần (s) 19 95 1 5 3 Di chuyển ngang sân đơn 40 lần (s) 18 90 2 10 Di chuyển lùi và tiến theo 2 góc đánh cầu trái tay và 4 14 70 6 30 thuận tay 10 lần (s) 5 Di chuyển đánh cầu tại 4 vị trí trên sân 6 lần (s) 20 100 0 0 6 Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân 5 lần (s) 18 80 2 10 7 Bật nhảy tại chỗ đập cầu liên tục 40 lần (s) 13 65 7 35 8 Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s) 20 100 0 0 9 Di chuyển bật nhảy đánh cầu trên lưới 2 phút (lần) 10 50 10 50 10 Nhảy dây 2 phút (lần) 12 60 8 40 Từ kết quả ở bảng 1, đề tài lựa chọn được5 testđánh giá sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội, có ý kiến tán thành từ 90% trở lên.Sau khi kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của các test đã lựa chọn, đề tài đã chọn ra được 5test đánh giá SBTĐ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông đảm bảo độ tin cậy và có tính thông báo cần thiết đưa vào đánh giá SBTĐ của nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.. 2.2. Lựa chọn bài tập nhằm phát triển SBTĐ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội Bằng phương pháp tổng hợp và tham khảo các nguồn tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, cũng như qua quá trình khảo sát thực trạng công tác huấn luyện VĐV cầu lông ở các câu lạc bộ, tỉnh, thành, các trung tâm thể thao mạnh... đề tài thu thập được 47 bài tập phát triển sức bền tốc độ cho VĐV cầu lông đã và đang được sử dụng trong thực tế, thuộc các nhóm bài tập không cầu,có cầu,trò chơi và thi đấu. Để đảm bảo lựa chọn được các bài tập một cách khoa học, khách quan và chính xác, đề tài tiến hành phỏng vấn 20 HLV, các chuyên gia, các cán bộ quản lý, các giảng viên đang công tác huấn luyện cầu lông tại các trung tâm huấn luyện mạnh ở khu vực phía Bắc, để lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Kết quảđược trình bày tại bảng 2. Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam SV chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội (n=20) PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 374
  3. Physical Education and School Sports Tán thành Không tán thành TT Bài tập n % n % Nhóm bài tập không cầu 1 Chạy 60m xuất phát cao 20 100 0 0 2 Chạy 1500m 7 35 13 65 3 Chạy 800m 5 25 15 75 4 Nằm sấp chống đẩy 2 phút 11 55 9 45 5 Nhảy dây đơn 2 phút 19 95 1 5 6 Cầm vợt sắt 0,5kg mô phỏng động tác đập cầu 1’ 10 50 10 50 7 Di chuyển tiến lùi dọc sân 18 90 2 10 8 Di chuyển ngang sân đơn 20 100 0 0 9 Lò cò 7 bước 5 25 15 75 10 Bật bục liên tục 2 phút 20 100 0 0 11 Bật nhảy tại chỗ thực hiện đập cầu liên tục 12 60 8 40 Di chuyển lên lưới bỏ nhỏ và lùi về cuối sân bật nhảy 12 17 85 3 15 đập cầu 13 Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân 20 100 0 0 14 Lăng tạ Ante 1,5 kg 1 phút 19 95 1 5 Di chuyển lùi về 2 góc cuối sân thực hiện động tác 15 17 85 3 15 đập cầu 16 Di chuyển bật nhảy 6 góc sân đánh cầu mô phỏng 10 50 10 50 17 Di chuyển 4 góc sân đánh cầu mô phỏng 2 phút 18 90 2 10 Di chuyển tam giác thực hiện động tác đánh cầu trên 18 14 70 6 30 lưới 19 Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 13 65 7 35 20 Di chuyển nhặt cầu 6 góc sân 7 35 13 65 21 Di chuyển 8 góc sân x 15 lần 12 60 8 40 Di chuyển bật nhảy đập cầu mô phỏng 2 góc cuối sân 22 6 30 14 70 2 phút Nhóm bài tập có cầu 23 Phông cầu liên tục 18 60 12 40 24 Di chuyển 4 góc bỏ nhỏ và đập cầu 20 100 0 0 25 Di chuyển bật nhảy đánh cầu trên lưới 2 phút 10 50 10 50 Di chuyển bật nhảy bạt cầu 2 góc cuối sân dọc biên 2 26 17 85 3 15 phút Di chuyển đánh cầu trên lưới, lùi về cuối sân bật nhảy 27 19 95 1 5 đập cầu 28 Di chuyển bật nhảy 2 góc lưới đánh cầu trên lưới 20 100 0 0 29 2 người thực hiện phông cầu liên tục 2 phút 18 90 2 10 Di chuyển bật nhảy ngang sân bạt cầu thuận tay và 30 18 90 2 10 trái tay 31 Di chuyển đánh cầu thấp tay phải trái liên tục 2’ 20 100 0 0 32 Bạt cầu vào trái tay đối phương và di chuyển lên lưới 12 60 8 40 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 375
  4. Physical Education and School Sports đánh cầu Treo cầu sát lưới và di chuyển lên lưới đánh cầu trên 33 13 65 7 35 lưới 34 Di chuyển lùi 2 góc cuối sân bật nhảy đập cầu 18 90 2 10 Di chuyển tiến 1 bước lùi 3 bước lên lưới bỏ nhỏ 20 35 8 40 12 60 quả qua lưới 36 Nhảy đập cầu liên tục trong 1 phút 13 65 7 35 37 Di chuyển lùi đánh cầu cao sâu, lên lưới đặt cầu 18 90 2 10 38 Đập cầu liên tục 2’ 18 90 2 10 Di chuyển lùi chém cầu thẳng và chéo trên lưới kết 39 11 55 9 45 hợp đánh cầu cao sâu 40 Phối hợp đập cầu cuối sân lên lưới bỏ nhỏ 3’ 19 95 1 5 41 Phối hợp phông cầu cuối sân lên lưới bỏ nhỏ 3’ 7 35 13 65 Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu 42 Trò chơi phản xạ 20 100 0 0 43 Thi đấu trong vạch phát cầu 12 60 8 40 44 Thi đấu đơn trong sân đôi 18 90 2 10 45 Thi đấu đôi 20 100 0 0 46 Thi đấu đơn 20 100 0 0 47 Thi đấu 30 điểm 13 65 7 35 Qua bảng 2 đề tài đã lựa chọn được 25 bài tập thuộc 03 nhóm bài tập không cầu, bài tập với cầu, bài tập trò chơi và thi đấu có tỷ lệ số người tán thành cao từ 75% trở lên để phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội. Các bài tập và cách thực hiện cụ thể như sau: Bài tập 1: Chạy 60m XPC: 5 lần, nghỉ giữa: 1 phút. Bài tập 2: Nhảy dây đơn 2 phút: 3 tổ, nghỉ giữa: 1phút Bài tập 3: Di chuyển tiến lùi dọc sân: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 4: Di chuyển ngang sân đơn: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 5: Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 6: Lăng tạ Ante 1,5 kg 1 phút: 3 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 7: Bật bục liên tục 2 phút: 3 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 8: Di chuyển lên lưới bỏ nhỏ và lùi về cuối sân nhảy đập cầu: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 9: Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 10: Di chuyển 4 góc sân đánh cầu mô phỏng 2 phút: 3 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 11: 2 người thực hiện phông cầu liên tục 2 phút: 3 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 12: Di chuyển 4 góc bỏ nhỏ và đập cầu: 3 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 13: Di chuyển bật nhảy bạt cầu 2 góc cuối sân dọc biên 2 phút: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 14: Di chuyển đánh cầu trên lưới, lùi về cuối sân bật nhảy đập cầu: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 15: Di chuyển bật nhảy 2 góc đánh cầu trên lưới: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 16: Di chuyển bật nhảy ngang sân bạt cầu thuận tay và trái tay : 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút Bài tập 17: Di chuyển đánh cầu thấp tay phải trái liên tục 2 phút: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút Bài tập 18: Di chuyển lùi về 2 góc cuối sân bật nhảy đập cầu: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 376
  5. Physical Education and School Sports Bài tập 19: Di chuyển lùi đánh cầu cao sâu, lên lưới đặt cầu: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút Bài tập 20: Phối hợp đập cầu cuối sân lên lưới bỏ nhỏ 2 phút: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút Bài tập 21: Đập cầu liên tục 2 phút: Số lần lặp lại: 2 tổ, nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 22: Trò chơi phản xạ: Thời gian nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 23: Thi đấu đôi: Thời gian nghỉ giữa: 2 phút. Bài tập 24: Thi đấu đơn: Thời gian nghỉ giữa: 2 phút, nghỉ ngơi tích cực. Bài tập 25: Thi đấu đơn trong sân đôi: Thời gian nghỉ giữa: 2 phút 2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển SBTĐ cho nam SV chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 2.3.1. Tổ chức thực nghiệm * Đề tài tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song. * Thời gian thực nghiệm: từ tháng 8/2019 tới tháng 01/2020 * Đối tượng thực nghiệm:12 nam sinh viên chuyên sâu cầu lông, được chia thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên. - Nhóm thực nghiệm: Gồm 6 nam sinh viên - Nhóm đối chứng: Gồm 6 nam sinh viên * Địa điểm thực nghiệm: Tại trường ĐHSP TDTT Hà Nội Nội dung thực nghiệm là 25 bài tập phát triển SBTĐ cho đối tượng nghiên cứu. Các bài tập này được sắp xếp theo tổ hợp hai nhóm các bài gồm các bài tập không cầu và có cầu. Bên cạnh đó bài tập trò chơi và thi đấu được coi là bài tập tổng hợp nên không xếp thành tổ hợp mà được tổ chức theo kế hoạch chung nhưng chỉ cho nhóm thực nghiệm. Kế hoạch thực nghiệm được xây dựng trong 01 học kỳ năm học 2019-2020, với số giáo án và tiến độ trong chương trình giảng dạy chuyên sâu cầu lông. Thời khóa biểu học tập theo quy định chung của Nhà trường (mỗi tuần 02 buổi), mỗi buổi dành 20 phút đến 22 phút để tập các bài tập sức bền tốc độ. Kết quả như trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Tiến trình thực nghiệm Tháng/tuần T Nội dung bài tập 8 9 10 11 T 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 Chạy 60m xuất phát cao x x x 2 Nhảy dây đơn 2 phút x x 3 Di chuyển tiến lùi dọc sân x x 4 Di chuyển ngang sân đơn x x 5 Bật bục liên tục 2 phút x x 6 Di chuyển lên lưới bỏ nhỏ và lùi về cuối sân bật x x x nhảy đập cầu 7 Di chuyển nhặt đổi cầu 6 điểm trên sân x x 8 Lăng tạ Ante 1,5 kg 1 phút x x x 9 Di chuyển lùi về 2 góc cuối sân thực hiện động x x x tác đập cầu 10 Di chuyển 4 góc sân đánh cầu mô phỏng 2 phút x x 11 Di chuyển 4 góc bỏ nhỏ và đập cầu x x x 12 Di chuyển bật nhảy bạt cầu 2 góc cuối sân dọc x x biên 2 phút PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 377
  6. Physical Education and School Sports 13 Di chuyển đánh cầu trên lưới, lùi về cuối sân bật x x x nhảy đập cầu 14 Di chuyển bật nhảy 2 góc lưới đánh cầu trên lưới x x x 15 2 người thực hiện phông cầu liên tục 2 phút x x x 16 Di chuyển bật nhảy ngang sân bạt cầu thuận tay x x x và trái tay 17 Di chuyển đánh cầu thấp tay phải trái liên tục 2’ x x 18 Di chuyển lùi 2 góc cuối sân bật nhảy đập cầu x x 19 Di chuyển lùi đánh cầu cao sâu, lên lưới đặt cầu x x x 20 Đập cầu liên tục 2’ x x 21 Phối hợp đập cầu cuối sân lên lưới bỏ nhỏ 3’ x x 22 Trò chơi phản xạ x x 23 Thi đấu đơn trong sân đôi x x x 24 Thi đấu đôi x x 25 Thi đấu đơn x x x 2.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tậpphát triển SBTĐ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội Trước thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra sức bền tốc độ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. Kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm Kết quả kiểm tra ( x   ) TT Test ttính tbảng p TN (n =6) ĐC (n =6) 1 Di chuyển tiến lùi 14 lần (s) 77.18±4.41 76.69±4.32 0.79 2.228 >0.05 Di chuyển ngang sân đơn 40 2 78.34±5.23 77.74±5.21 1.15 2.228 >0.05 lần (s) Di chuyển đánh cầu tại 4 vị 3 62.61±2.52 62.83±2.59 0.73 2.228 >0.05 trí trên sân 6 lần(s) Di chuyển nhặt đổi cầu 6 4 86.35±4.44 85.91±4.71 0.87 2.228 >0.05 điểm trên sân 5 lần(s) Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy 5 89.44±4.36 89.33±4.18 0.81 2.228 >0.05 đập cầu 20 lần(s) Từ kết quả bảng 5 cho thấy: kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền tốc độ giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự khác biệt với ttính 0.05. Nói cách khác ở thời điểm trước thực nghiệm sức bền tốc độ của 2 nhóm tương đương nhau. Sau 01 học kỳ thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra trên cả 2 nhóm bằng các test đánh giá đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 01 học kỳ thực nghiệm Kết quả kiểm tra ( x   ) TT Test ttính tbảng p TN (n =6) ĐC (n =6) 1 Di chuyển tiến lùi 14 lần (s) 71.92±3.19 74.42±3.28 2.63 2.228
  7. Physical Education and School Sports (s) Di chuyển đánh cầu tại 4 vị trí trên 3 58.57±2.44 61.28±2.61 2.78 2.228
  8. Physical Education and School Sports Kết quả cho thấy: Sau thực nghiệm thành tích đánh giá SBTĐ của cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng ở cả 5 test, tuy nhiên sự tăng trưởng ở các Test đánh giá của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Qua đó có thể đánh giá các bài tập mà đề tài lựa chọn áp dụng cho nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. 3. KẾT LUẬN *Qua nghiên cứu Đề tài lựa chọn được 25 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường ĐHSP TDTT Hà Nội thuộc 03 nhóm: Nhóm bài tập không bóng: 10 bài tập Nhóm bài tập có bóng: 11 bài tập Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu: 04 bài tập Sau 01 học kỳ thực nghiệm, đề tài đã xác định được hiệu quả rõ rệt của hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng dụng huấn luyện phát triển sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu (ttính>tbảng ở ngưỡng xác xuất p< 0.05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện, (Trương Anh Tuấn, Nguyễn Thế Hiển dịch), Nxb TDTT Hà Nội. 2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXBTDTT HN 3. Hướng Xuân Nguyên - Mai Thị Ngoãn (2010), Giáo trình cầu lông trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Phương pháp NCKH TDTT, Nxb TDTT Hà Nội 5. Nguyễn Hạc Thúy - Nguyễn Quý Bình (2000), Huấn luyện thể lực cho VĐV cầu lông, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) - “Lý luận và phương pháp TDTT” - Nxb TDTT Hà Nội 7. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguồn bài báo: Từ đề đề tài cấp cơ sở Mai Thị Ngoãn: “Nghiên cứu hệ thống bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội”, đơn vị: Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, bảo vệ năm 2020. Ảnh minh họa PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 380
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0