intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn màu sắc, mẫu định dạng font cho Thương hiệu-phần2

Chia sẻ: Nguyễn Bá Trung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'lựa chọn màu sắc, mẫu định dạng font cho thương hiệu-phần2', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn màu sắc, mẫu định dạng font cho Thương hiệu-phần2

  1. Lựa chọn màu sắc, mẫu định dạng font cho Thương hiệu - phần2 Bên cạnh mẫu logo, doanh nghiệp còn sở hữu một vài yếu tố hình ảnh quan trọng khác giúp hình thành nên “bản sắc nhận diện thương hiệu cốt lõi”. Đó là màu sắc thương hiệu, kiểu chữ thương hiệu và mẫu format chuẩn của thương hiệu. Ngày nay, số lượng các kiểu dáng phông chữ dưới dạng kỹ thuật số đã vượt xa rất nhiều con số các kiểu chữ mà chúng ta biết đến từ thời còn sử dụng khuôn chữ bằng kim loại. Phông chữ phổ biến thường sử dụng trên các website như Font Haus (www.fonthaus.com) cũng có thể có đến hơn 15.000 dáng chữ khác nhau. Quả là ngán ngẩm khi nhiệm vụ là cần thu hẹp phạm vi rộng này để chốt được một hoặc hai họ phông chữ để sử dụng trong các hoạt động truyền thông cho thương hiệu. Tại sao chỉ nên sử dụng ít kiểu dáng chữ như vậy? Thực tế là, cũng giống như giọng nói của con người, mỗi một kiểu dáng chữ đều thể hiện một “âm điệu” riêng và có thể chuyển tải một tính cách nhất định. Nếu giọng điệu thay đổi liên tục, thì khó có thể thể hiện được sự chân thành. Nhiều thương hiệu thành công chỉ sử dụng duy nhất một họ kiểu chữ và rất ít thương hiệu sử dụng nhiều hơn hai họ kiểu chữ.
  2. Xét về mặt chức năng, kiểu chữ thương hiệu cần phải hiển thị rõ ràng ở mọi kích cỡ và bao gồm ít nhất 4 dáng chữ sau: chữ thường, chữ thường in nghiêng, chữ bôi đậm và chữ bôi đậm in nghiêng. Nếu lựa chọn kiểu chữ thứ hai để sử dụng riêng cho các tiêu đề và hàng tít đậm, thì khi đó chỉ cần bổ sung thêm một kiểu chữ với các dáng chữ bôi đậm và bôi đậm in nghiêng là đủ. Các nhà thiết kế cân nhắc kỹ lưỡng khi sáng tạo ra các kiểu dáng chữ khác nhau. Họ phải xem xét không chỉ hình dáng của từng chữ cái riêng biệt và các kiểu dấu thể hiện âm thanh của con chữ, mà họ còn phải cân nhắc xem từng chữ cái trông sẽ ra sao khi được đặt bên cạnh những chữ khác trong bảng chữ cái khi tạo nên các từ ngữ. Bên cạnh đó, các nhà thiết kế cũng phải cân nhắc đến sự liền mạch về mặt hình ảnh thể hiện của những hàng chữ nối tiếp nhau khi hình thành nên các đoạn văn bản và thậm chí cả trang văn bản với sự kết hợp riêng của những câu chữ khác nhau. Những người có tài sáng tạo phông chữ như thế giúp chúng ta rất nhiều sau khi có sự xuất hiện của quá nhiều công nghệ áp dụng các kiểu gõ chữ khác nhau sử dụng trên máy vi tính. May mắn là với sự ra đời của Unicode, các đặc tính chữ viết riêng biệt của nhiều ngôn ngữ khác nhau (chẳng hạn tiếng Anh và tiếng Việt) giờ đây đều có thể nằm trong cùng một bộ phông chữ. Tuyệt hơn nữa là hai hãng Adobe và Microsoft đã cùng hợp tác phát triển một bộ format phông chữ mới dựa trên nền Unicode có tên là Opentype. Opentype cho phép cùng một phông chữ có thể sử dụng được cả trên hệ điều hành Windows và hệ điều hành Macintosh. Tất cả các kiểu chữ thương hiệu mà chúng tôi đề xuất sử dụng đều là phông chữ có format Opentype. Khía cạnh thách thức nhất đối với việc lựa chọn kiểu chữ thương hiệu là làm sao cho phù hợp với tính cách thương hiệu mà bạn mong muốn thể hiện. Như đã đề cập trong bài viết trước, những tính cách thương hiệu thực sự hiệu quả rất hiếm khi bao gồm nhiều hơn ba nét tính cách. Một kiểu chữ thường chỉ có khả năng thể hiện tốt một nét tính cách duy nhất và đây cũng chính là lý do giải thích tại sao nhiều thương hiệu sử
  3. dụng hai họ kiểu chữ tuy khác nhau, song lại cần phải tương thích với nhau. Rốt cục, mỗi yếu tố hình ảnh góp phần tạo nên bản sắc nhận diện thương hiệu – từ mẫu logo, màu sắc, kiểu chữ hay mẫu định dạng của thương hiệu đều sẽ thể hiện một nét tính cách nhất định rõ ràng hơn các nét tính cách còn lại. Do đó, khi lựa chọn các yếu tố và kết hợp chúng cho hệ thống nhận diện thương hiệu, nên lựa chọn theo cách bạn sáng tạo ra một công thức nấu ăn, cần phải có sự chu đáo và cân nhắc hương vị cẩn thận để đảm bảo sự cân đối hài hòa cho tổng thể. Cũng giống như khi nấu một món ăn ngon, việc này đòi hỏi phải có chút tài khéo léo và kinh nghiệm. 3. MẪU ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN Bất kỳ phương tiện truyền thông dạng in ấn nào cũng cần có một mẫu định dạng rõ ràng, để giúp người đọc dễ dàng lướt qua các thông tin trình bày. Trên trang này cũng như các trang khác trong số báo này, bạn đều có thể tìm thấy sự kết hợp đa dạng của tiêu đề chính, tiêu đề phụ, hàng chữ thuyết minh, cách đánh số trang, ảnh minh họa, tranh vẽ, hay thậm chí cả các yếu tố đồ họa khác như quy tắc dùng chữ bôi đậm trên tiêu đề ở đầu trang. Mẫu định dạng tốt không những mang lại ích lợi cho người đọc, mà bên xuất bản cũng có thể soạn thảo thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn so với khi phải soạn thảo riêng cho từng trang một
  4. Trong quá trình sử dụng mẫu định dạng chuẩn nhất quán như vậy cũng sẽ có những yếu tố dung hòa nhất định, bởi có trường hợp sẽ cần phải hy sinh một số yếu tố nhằm đạt được bố cục trình bày tiêu chuẩn. Chẳng hạn, nội dung trong vài bài viết trong số báo này đã được cắt ngắn đi, thay vì sử dụng cỡ chữ nhỏ hơn cho vừa với khuôn khổ của tờ báo, hoặc một hình minh họa được điều chỉnh kích thước to lên hay nhỏ đi so với ban đầu để có thể gióng hàng ngay ngắn với các cột nội dung. Nhưng bù lại, vượt xa hơn nhiều các lợi ích nho nhỏ như vậy chính là những thuận lợi của việc sắp xếp bố cục nội dung tin tức sao cho nhất quán, để bạn có thể nhanh chóng, dễ dàng tiếp nhận thông tin. Bên cạnh những cân nhắc mang tính kỹ thuật kể trên, thì mẫu định dạng format chuẩn được tạo dựng cẩn thận cũng có thể giúp chuyển tải một tính cách nhất định. Một lần nữa các cơ quan báo chí lại là những ví dụ giúp chúng ta minh họa sức mạnh thể hiện của các mẫu định dạng chuẩn. Chẳng hạn, nếu bạn xem những bức hình dưới dạng đen trắng chụp các trang tạp chí khác nhau được thiết kế cho các đối tượng khán giả rất khác nhau như tạp chí Đẹp, PC World, hay Hoa Học Trò 2!, nhờ có mẫu định dạng format rất riêng của từng tạp chí, bạn có thể nhận ra từng cuốn tạp chí chuyển tải một cảm giác tương đối phù hợp với đối tượng độc giả riêng của họ. Thương hiệu của bạn cũng có thể có được những lợi ích chức năng và lợi ích cảm tính này, giống như nhiều ấn phẩm xuất bản đã tạo được từ hơn một thế kỷ qua. Song để làm được như vậy, bạn phải có một mẫu định dạng chuẩn cho thương hiệu. Nhà thiết kế có rất nhiều lựa chọn về bố cục kết hợp, để có thể tạo ra mẫu định dạng format chuẩn cho thương hiệu. Những yếu tố này có thể là số cột trên một dàn trang, cách lựa chọn định dạng nội dung văn bản căn đều hai bên, căn trái hay căn giữa; khoảng cách giữa các hàng chữ; kích cỡ chữ và tiêu đề; những lựa chọn về định dạng đoạn văn bản như khoảng cách đầu dòng; tỷ lệ cân đối giữa các phần nội dung, hình ảnh và khoảng trống trên dàn trang; cách sử dụng các yếu tố đồ họa để tổ chức bố cục
  5. như đường kẻ dóng; các yếu tố đồ họa khác có thể xuất hiện dưới dạng ẩn trên hình nền và còn nhiều, rất nhiều yếu tố khác nữa. Để bất kỳ sự lựa chọn kết hợp các yếu tố trên mang lại lợi ích cho thương hiệu, nhà thiết kế không những phải ghi nhớ những yêu cầu về mặt thẩm mỹ, mà còn phải cân nhắc xem liệu hiệu quả mang lại sẽ góp phần thể hiện hay làm lu mờ tính cách của thương hiệu. Hơn nữa, khi định dạng format cho một phương tiện truyền thông nhất định, ví dụ như biểu mẫu giao dịch, thì nhà thiết kế cũng cần cân nhắc xem nó sẽ liên hệ về mặt hình ảnh như thế nào với các phương tiện truyền thông khác, như tài liệu giới thiệu sản phẩm hay bản tin nội bộ. Các mẫu định dạng format cho các phương tiện truyền thông khác nhau cần phải điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật đặc thù. Tuy vậy, chúng cần phải có diện mạo tương tự nhau, để cùng giúp thương hiệu tạo được ấn tượng tối đa một cách nhất quán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2