intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam

Chia sẻ: NGUYEN BIEN | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

134
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam giúp người đọc hình dung được tình hình nợ xấu ở Việt Nam hiện nay, trình bày một số giải pháp đã và đang thực hiện để giảm thiểu nợ xấu, đề xuất một số giải pháp để xử lý nợ xấu từ kinh nghiệm quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam

  1. Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam Thứ hai 03/12/2012 07:00 TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH - VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG (Tài chính) Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai. Với Vi ệt Nam, tình hình n ợ xấu ch ưa t ới mức báo động song rất cần xử lý quyết liệt để không gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Khái quát tình hình nợ xấu ở Việt Nam hiện nay Việt Nam là một trong những nước tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay cao nhất trong khu vực, trong đó, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực với thị phần tín dụng chiếm tới xấp xỉ 95% của toàn hệ thống các t ổ ch ức tín dụng (TCTD). Trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh thị tr ường v ốn còn ch ưa phát triển, tín dụng ngân hàng (TDNH) luôn đóng vai trò là kênh dẫn vốn chủ đ ạo trên thị trường tài chính, b ảo đ ảm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần quan trọng thúc đ ẩy tăng tr ưởng kinh tế.TDNH đã tăng trưởng bình quân trên 30%/năm trong giai đoạn 2001-2010, tỷ l ệ tín d ụng/GDP đã tăng từ 40,1% vào năm 2000 lên tới 125% vào năm 2010. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế trong thời gian v ừa qua, ho ạt động TDNH cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng mà nổi bật và luôn được quan tâm nhi ều là vấn đ ề nợ xấu. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì vậy sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao hoặc bối cảnh kinh tế, tình hình tài chính hiện tại của các chủ th ể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai. Sau khi khối lượng nợ tồn đọng từ những năm 1990 được xử lý thì tỷ lệ nợ xấu từ năm 2000 với mức 2 con số đã giảm xuống còn ở mức thấp 1 con số. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng.
  2. Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các TCTD chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125,8 nghìn t ỷ đ ồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; nợ x ấu c ủa nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng th ương m ại c ổ phần. Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ nợ xấu hiện tại của Việt Nam (8,6%) là lo đáng ngại, nhưng chưa đến mức bi kịch. So với thời điểm khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nợ xấu của các quốc gia khác còn lên đến mức 30-40%. Tuy nhiên, nếu không có một cơ chế để xử lý nợ xấu, khi tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đ ối với n ền kinh tế. Thực tế cho thấy, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 - 1998 và khủng ho ảng toàn c ầu hi ện nay cũng có nguyên nhân từ các khoản nợ xấu. Đặc biệt khi nhìn vào đi ều ki ện kinh tế nói chung và đi ều ki ện kinh doanh của các ngân hàng và doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay trong bối cảnh tái cấu trúc toàn n ền kinh t ế đang được đặt ra thì nợ xấu nếu không được xử lý triệt để có thể sẽ bùng phát lên mức nguy hiểm. Một số giải pháp đã và đang thực hiện Không để môi trường tín dụng bị đẩy đi xấu hơn nhằm ngăn chặn những diễn biến tiêu cực có thể xảy ra tr ước mắt, NHNN đã kịp thời ban hành nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn cho cả phía DN và ngân hàng. Các bi ện pháp này tập trung vào hai nội dung chính: thứ nhất, tăng cường khả năng tiếp cận TDNH cho các DN thông qua việc cho phép điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nhưng không chuyển nhóm nợ, giúp các DN gặp khó khăn có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai, từng bước điều chỉnh giảm lãi suất (bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) nhằm giảm chi phí lãi vay cho các DN. Bên cạnh đó, NHNN đã đưa ra một số giải pháp xử lý nợ xấu đồng bộ như sau: Một là, chỉ đạo các TCTD thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng, không cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ; Hai là, yêu cầu các TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để thực hiện vi ệc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý phù hợp, như: Cơ cấu lại nợ một cách cách hợp lý đ ể gi ảm khó khăn tài chính tạm thời cho DN, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy đ ịnh, thực hi ện t ốt vi ệc mua bán nợ; Ba là, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất tiền vay đối với cả lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác; Bốn là, rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử d ụng d ự phòng rủi ro phù h ợp h ơn v ới thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đ ổi, bổ sung các quy đ ịnh v ề cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng; Năm là, tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đ ảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng. Ngoài ra, NHNN cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác, như: triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đ ổi mới và c ơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này; Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh...
  3. Trên thực tế, Việt Nam đã thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn động của DN (DATC) thuộc Bộ Tài chính để thực hiện sứ mệnh giúp lành mạnh hóa tài chính của DNNN, đồng thời thúc đ ẩy quá trình sắp xếp và chuy ển đổi DNNN. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến nợ xấu hiện nay, thì chủ của các món n ợ x ấu không còn gi ới h ạn trong khu vực DNNN, dù đây là thành phần cần được xử lý chính yếu. Do đó, vi ệc xây d ựng m ột công ty theo hướng AMC, dù là thuộc cơ quan nào, đơn vị nào, thì cần phải nghiên cứu cơ chế xử lý th ực sự có hi ệu quả và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi DN. Mặc dù những biện pháp này đã giúp làm dịu đi những căng thẳng trên thị trường tín dụng, nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu đang tồn đọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không phải do riêng bản thân ngân hàng gây ra nên đ ể xử lý dứt đi ểm n ợ x ấu c ần ph ải có những giải pháp tích cực cơ cấu lại DN, nâng cao năng lực tài chính, khả năng kinh doanh, mở r ộng th ị tr ường của DN... Đề xuất một số giải pháp từ kinh nghiệm quốc tế Một là, vai trò của Nhà nước và nguồn vốn thực hiện việc xử lý nợ xấu . Quan sát quá trình xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới, thì dù ở hình thức nào và dù thành công hay thất bại đều có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ dưới dạng trái phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu hay tiền mặt. Chẳng hạn, ở Hàn Quốc, nguồn vốn để Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) sử dụng để xử lý nợ xấu là khoản tiền trong Quỹ quản lý tài sản xấu (NPA) với quy mô lên tới 21,6 nghìn tỷ won trong đó 20,5 nghìn tỷ won là từ nguồn tiền phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo đảm; còn công ty xử lý nợ của Hoa Kỳ (RTC) được Quốc hội thành lập vào năm 1989 đã được cấp 50 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu. Sau đó Quốc hội Mỹ tiếp tục cấp thêm vốn cho tổ chức này hoạt động. Tính chung trong cả giai đoạn 1989-1995, tổ chức này đã nhận 105 tỷ USD để giải quyết vấn đề nợ xấu. Tại Trung Quốc, mỗi AMC được tổ chức như một DNNN, đ ược Bộ Tài chính c ấp cho nguồn vốn ban đầu là 10 tỷ NDT (1,2 tỷ USD), ngoài ra, các AMC còn được quyền huy động vốn từ 3 nguồn khác là vay từ Ngân hàng Trung ương, vay từ các TCTD và cuối cùng phát hành trái phiếu. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để xử lý nợ xấu, Chính phủ và Nhà nước còn đóng vai trò tạo điều kiện để xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đ ến vi ệc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt. Hai là, AMC phải được hình thành có định hướng và quyền lực rõ ràng . Nhiệm vụ, sứ mệnh của AMCs cần được nêu rõ ràng. Quyền lực của AMCs cần được giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định gắn với một thời hạn cụ thể.Các AMCs ra đời đều thực hiện chung một sứ mệnh là giúp xử lý các khoản nợ xấu đang tồn đọng ở mức lớn trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, việc thành lập các AMCs cần phải được làm rõ rằng đây là các công ty qu ản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính. Có nghĩa là sứ mệnh của các AMCs không chỉ là làm trong sạch bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các t ổ chức tài chính mà còn ph ải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản này ở mức cao nhất có thể. Bên cạnh những ưu điểm trong cơ cấu hoạt động như trường hợp của KAMCO thì việc phát huy tính độc lập, chủ động của các AMC trong việc thu hồi và xử lý nợ là rất quan trọng. Tại Thái Lan, hầu hết nợ xấu của các ngân hàng chuyển sang Công ty quản lý tài sản Thái Lan (TAMC) xuất phát từ các DN bất đ ộng s ản và s ản xu ất. Đ ối với các khoản vay có thế chấp không còn khả năng trả nợ, TAMC thực hiện tịch thu tài sản thế chấp và bán thanh lý để hoàn phần vốn vay dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời-lỗ giữa TAMC và các TCTD bán nợ. Đ ối v ới các kho ản vay mà TAMC nhận thấy còn khả năng trả nợ, TAMC chủ động phối hợp với cơ quan đại diện các khu vực kinh tế để đưa ra các giải pháp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực đó, tạo nguồn vốn trả nợ. Ba là, xây dựng một cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch . Quy trình xử lý nợ xấu qua các AMC gồm 2 khâu chính quan trọng là khâu thu mua các khoản nợ xấu và khâu xử lý các khoản nợ xấu đã được mua lại. Trong khâu thu mua các khoản nợ xấu thì công việc khó khăn nhất chính là phân lo ại và đ ịnh giá các khoản nợ xấu. Tại Hàn Quốc, việc định giá các khoản nợ xấu được KAMCO công khai khá minh bạch. Trên
  4. cơ sở phân loại nợ xấu và tiêu chí lựa chọn nợ xấu được công khai rõ ràng, chính sách định giá của KAMCO cũng được đưa ra cụ thể. Chính sách định giá các khoản nợ xấu của KAMCO không phải được hoàn thi ện t ừ đ ầu mà phát triển theo thời gian. KAMCO chào mua các tài sản với một mức giá cụ thể được tính toán trên cơ sở sử dụng công thức có phản ánh các đặc trưng và điều khoản cụ thể của từng kho ản vay. Bên bán n ợ x ấu đ ược quy ền quyết định có chấp nhận mức giá đưa ra hay không. Mức giá cuối cùng có thể đ ược quyết đ ịnh thông qua đàm phán nhưng không được sai biệt quá lớn so với mức giá chào ban đầu. Bốn là, các giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu cần được l ựa chọn phù hợp với trình đ ộ phát tri ển c ủa th ị trường tài chính. Trong khâu xử lý các khoản nợ xấu đã mua về để thu hồi vốn, hay phục hồi giá trị các tài s ản xấu, AMC của các quốc gia muốn thành công phải lựa chọn cơ chế xử lý phù hợp với trình đ ộ phát tri ển c ủa th ị trường tài chính quốc gia đó. - Phương pháp chuyển nợ thành vốn cổ phần, thường được sử dụng tại các nước thực hiện đ ồng th ời chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng và khu vực DN đ ặc bi ệt là các DN thu ộc s ở h ữu nhà n ước (SOE). Ph ương pháp này thường được áp dụng khi các cơ hội tăng trưởng của các DN thuộc sở hữu nhà nước vẫn còn t ồn t ại. Khi áp dụng phương pháp này, các AMC thường được Chính phủ bảo đảm về quyền ưu tiên hàng đ ầu khi các SOE thực hiện niêm yết rộng rãi hoặc khi có sự thay đổi quyền kiểm soát. Việc hoán đổi nợ thành vốn cổ phần là phương pháp được Trung Quốc sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nợ xấu và g ặt hái đ ược khá nhi ều thành công. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này cũng phải đối mặt với một số khó khăn nhất đ ịnh. T ỷ tr ọng c ổ phần sở hữu của các AMC trong phần lớn các trường hợp không đủ quyền để biểu quyết cho các quyết định liên quan đến việc đổi mới công tác quản trị của doanh nghiệp. - Phương pháp chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đ ảm bảo bởi dòng ti ền m ặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Do đó, các nhà đ ầu t ư mua ch ứng khoán n ợ ch ấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa. Phương pháp này cho phép phát hành đa dạng các chứng khoán với các kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Để thực hiện thành công phương pháp này đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện về chứng khoán hóa; Thị trường vốn phát tri ển và s ự ưa chuộng các sản phẩm chứng khoán hóa của các nhà đầu tư; Hệ thống dữ liệu lịch sử về các khoản tín d ụng, tài sản thế chấp phải đầy đủ và minh bạch; Áp dụng các biện pháp bảo đảm cho chứng khoán phát hành. Ph ương pháp này được áp dụng phổ biến trong việc xử lý nợ xấu tại Mỹ. Nghiệp vụ chứng khoán hóa cũng mở ra một thị trường mới cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường có thêm những cách thức mới để tái vốn hóa các khoản nợ có bảo đảm. - Bán trực tiếp cho nhà đầu tư, thường được thực hiện dưới 3 hình thức bán nhóm (spooled/bulk sales), bán riêng lẻ, và liên doanh hợp tác thông qua thương lượng hoặc bán đấu giá. Các tài sản đ ược bán bao g ồm các kho ản nợ, cổ phần (chuyển từ các khoản nợ), các tài sản thế chấp và cổ phần. Việc lựa chọn phương thức nào là phụ thuộc vào quy mô và bản chất của từng món nợ xấu. Chẳng hạn hình thức bán nhóm được sử dụng kết hợp với phát hành chứng khoán và thực hiện đấu giá quốc tế với mục đích xử lý sớm các khoản nợ xấu và thu hồi tiền nhanh. Các khoản bán nhóm thường tập trung vào vi ệc c ố đ ịnh giá c ủa t ừng nhóm tài sản, trong khi giá của từng món tài sản không quá quan trọng. Ng ược lại, các kho ản bán riêng l ẻ t ập trung vào tìm hiểu giá trị thị trường của từng món tài sản. Các khoản bán riêng l ẻ g ồm đ ấu giá công khai các tài sản thế chấp, đấu giá các tài sản bị tịch thu, và bán các khoản cho vay riêng lẻ. Các hình thức hợp tác liên doanh được sử dụng để thực hiện việc hợp tác với các công ty đầu tư trong nước và nước ngoài – là nh ững đ ối tác có công nghệ chuyên biệt và hiểu biết trong việc quản lý tài sản và tái cơ cấu DN. Phương pháp này có một ưu điểm nổi bật đó là ngay lập tức đem lại dòng thanh khoản cho các AMC. Tuy nhiên để phương pháp này thu đ ược các kết quả khả quan cần thiết phải có các chính sách đủ sức hấp d ẫn đ ối với các nhà đ ầu t ư. Theo kinh nghi ệm nghiên cứu thì Hàn Quốc là quốc gia khá thành công trong việc áp dụng phương pháp bán trực ti ếp cho nhà đ ầu tư nước ngoài, đặc biệt là hình thức bán nhóm.
  5. Như vậy, dù là nợ xấu được xử lý theo cơ chế nào thì muốn thành công đều cần có sự tham gia và chia s ẻ tích cực của DN có nợ, ngân hàng chủ nợ và Chính phủ. Chính phủ tạo đi ều ki ện cho thị trường tài chính phát tri ển đúng mức, kịp thời; Xây dựng môi trường kinh tế, chính trị ổn định với những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Trong khi đó thì DN và ngân hàng là những đối tượng trực tiếp tham gia và có ảnh hưởng lớn tới quá trình đ ịnh giá các kho ản nợ xấu, thỏa thuận mua bán lại nợ, và đặc biệt là giai đoạn phục hồi/thu hồi lại giá trị của các tài sản xấu đã mua lại. Phương pháp chứng khoán hóa hay phương pháp chuyển nợ thành vốn cổ phần hay bán tr ực ti ếp cho nhà đầu tư muốn thành công để thu hồi vốn đều đòi hỏi sự phục hồi tốt của các DN có nợ xấu cần bán hiện tại. Nguồn: http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Lua-chon-mo-hinh-xu-ly-no-xau- o-Viet-Nam/16333.tctc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2